Phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Khánh Hòa
Tóm tắt Phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Khánh Hòa: ...ảo tàng sống về biển, thích hợp với loại hình tham quan, vui chơi giải trí Trên đảo còn có khu Bãi Sạn, là khu bãi tắm thu hút lượng khách quốc tế và nội địa lớn. Hòn Chồng: Thuộc phường Vĩnh Phước, Nha Trang. Hòn Chồng là một quần thể khối đá lớn với đủ loại hình thù, xếp chồng lên ...Doanh thu hàng ăn uống 57.065 179316 372.327 450.053 599.118 Doanh thu khác 24.445 96.661 190.481 226.308 234.125 Nguồn: Niên giám thống kê Khánh Hòa năm 2011 Bảng 2 cho thấy cơ cấu doanh thu du lịch chủ yếu từ những dịch vụ lưu trú và ăn uống, chiếm trung bình 78,68% (năm 2010). Doanh t... phải có những chính sách thích hợp và đầu tư thỏa đáng nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, đồng thời có chính sách giá cả phù hợp để khuyến khích việc sử dụng sản phẩm du lịch. - Chiến lược sản phẩm cũ - thị trường mới: Là tiếp tục phát triển các sản phẩm đã khai thác cho...
2.2. Lượng khách du lịch đến Khánh Hòa Lượng khách du lịch đến với Khánh Hòa tăng nhanh (cả nội địa và quốc tế), trong 12 năm từ năm 2000 - 2012, tốc độ tăng trưởng trung bình của thị trường khách du lịch đạt gần 18%/năm, doanh thu du lịch tăng trưởng trung bình 26,48%/năm. Đây thực sự là một tín hiệu đáng mừng đối với du lịch Khánh Hòa nói riêng và cả vùng duyên hải Nam Trung Bộ nói chung (xem bảng 1). Bảng 1. Lượng khách du lịch đến Khánh Hòa giai đoạn 2000 – 2011 Đơn vị tính: Lượt người Năm Tổng số khách du lịch Khách quốc tế Khách nội địa Lượt Khách Tốc độ tăng trưởng (%) Lượt khách Tốc độ tăng trưởng (%) Lượt khách Tốc độ tăng trưởng (%) 2000 397.510 15,37 118.830 16,64 278.680 14,84 2001 495.000 24,53 141.650 19,2 353.350 26,79 2002 539.820 9,06 194.990 37,66 344.830 -2,41 2003 584.130 8,21 183.470 -5,91 400.660 16,19 2004 699.420 19,74 210.150 14,54 489.270 22,12 2005 900.280 29,03 249.050 18,29 651.230 33,65 2006 1.086.590 20,45 255.320 2,58 831.270 27,24 2007 1.363.540 25,44 282.050 10,69 1.081.480 29,96 2008 1.594.260 17,14 422.050 11,8 1.172.210 18,53 2009 1.579.570 -1,07 341.010 -10,9 1.238.560 1,35 2010 1.843.150 16,47 385.210 36,9 1.457.940 12,04 2011 2.179.990 18,46 440.390 14,39 1.739.600 19,53 Nguồn: Niên giám Thống kê Khánh Hòa 2011 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Thân Trọng Thụy và tgk _____________________________________________________________________________________________________________ 61 * Khách du lịch quốc tế đến Khánh Hòa tăng nhanh, tốc độ tăng trung bình 17,81%/năm. Cá biệt năm 2009, lượng khách du lịch có giảm 1% so với năm 2008, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Đáng chú ý là từ khi Nha Trang được công nhận là thành viên của Câu lạc bộ những Vịnh đẹp nhất thế giới, khách du lịch quốc tế đến Khánh Hòa tăng 15,37% (2000/1999); năm 2005 tăng 29,03% so với năm 2004 và gấp 2,27 lần so với năm 2000; năm 2010 tăng 16,47% so với năm 2009. Khánh Hòa hiện nay vẫn là điểm du lịch được du khách nhiều nước lựa chọn. * Khách du lịch nội địa liên tục tăng trong suốt 10 năm trở lại đây. Đăc biệt từ năm 2003 đến nay, ngành du lịch Khánh Hòa đã tổ chức hàng loạt sự kiện thể thao văn hóa tầm cỡ quốc gia, như: Festival biển (2 năm 1 lần), thi hoa hậu Việt Nam, hoa hậu thế giới, vòng chung kết Sao mai điểm hẹn, chương trình ca nhạc thời trang Duyên dáng Việt Nam đã thu hút một lượng lớn du khách. Năm 2011 đạt 1.739.600 lượt khách, tăng gần 20% so với năm 2010. Khách chủ yếu đến từ TP Hồ Chí Minh (50,5%), Đông Nam Bộ (9,0%), các tỉnh Vùng đồng bằng sông Cửu Long (5,5%), Hà Nội, Hải Phòng (27,8%), các tỉnh miền Bắc (12,5%) 2.3. Doanh thu du lịch Doanh thu của ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa trong những năm qua đã có sự tăng trưởng đáng kể, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 22,43% (xem bảng 2). Bảng 2. Doanh thu ngành du lịch Khánh Hòa giai đoạn 2000 – 2011 Đơn vị: Triệu đồng Năm 2000 2005 2009 2010 2011 Tổng doanh thu 199.015 643.136 1.562.561 1.877.254 2.255.220 Chia theo các khoản thu: - Cho thuê phòng 89.727 282.055 853.216 30.464 1.217.017 - Lữ hành 2.436 10.553 20.196 27.612 38.226 - Vận chuyển khách 1.484 16.520 30.464 37.370 44.870 Doanh thu bán hàng hóa 23.858 58031 95.947 108.902 121.864 Doanh thu hàng ăn uống 57.065 179316 372.327 450.053 599.118 Doanh thu khác 24.445 96.661 190.481 226.308 234.125 Nguồn: Niên giám thống kê Khánh Hòa năm 2011 Bảng 2 cho thấy cơ cấu doanh thu du lịch chủ yếu từ những dịch vụ lưu trú và ăn uống, chiếm trung bình 78,68% (năm 2010). Doanh thu từ hoạt động lữ hành và các dịch vụ du lịch khác như bán hàng lưu niệm, vận chuyển, đổi tiền, bưu chính, vui chơi giải trí chỉ chiếm khoảng 9,26% tổng doanh thu, còn lại là doanh thu khác. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, cơ cấu kinh tế Khánh Hòa đã có sự chuyển biến sâu sắc, tỉ trọng các ngành Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 52 năm 2013 _____________________________________________________________________________________________________________ 62 kinh tế thuộc khu vực nông - lâm - thủy sản ngày càng giảm, còn các ngành kinh tế thuộc khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - du lịch ngày càng tăng; trong đó khu vực dịch vụ và du lịch đã và đang đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh khi chiếm đến 45,3% tổng GDP năm 2010, nhưng doanh thu du lịch vẫn chỉ chiếm một tỉ lệ khiêm tốn là 5,56% trong cơ cấu GDP của tỉnh. 2.3. Cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch Cơ sở lưu trú nơi đây không ngừng được nâng cấp, xây mới để phục vụ du khách (xem bảng 3). Bảng 3. Hiện trạng cơ sở lưu trú của Khánh Hòa giai đoạn 2000 – 2011 Hạng mục 2000 2005 2007 2008 2009 2010 2011 Số CSLT 168 314 366 397 409 455 503 Số phòng 3414 7076 8726 9140 10.200 11.730 12.048 Công suất sử dụng phòng(%) 40,2 52,0 56,32 57,79 58,13 61,45 69,48 Bảng 3 cho thấy trong những năm gần đây, số lượng khách sạn, nhà nghỉ tăng nhanh cả về số lượng, quy mô và phương thức hoạt động. Đến cuối năm 2011, toàn tỉnh đã có 503 cơ sở lưu trú phục vụ kinh doanh du lịch, với 12.048 phòng. Về chất lượng cơ sở lưu trú, tính đến 31-12-2011, tỉnh có 487 khách sạn đã được thẩm định xếp hạng, trong đó có 6 khách sạn 5 sao với 1111 phòng; 5 khách sạn 4 sao với 1026 phòng; 24 khách sạn 3 sao với 1753 phòng, số khách sạn xếp từ 1 - 2 sao có 184 cơ sở với 4027 phòng; số khách sạn đạt tiêu chuẩn tối thiểu là 268 cơ sở với 3567 phòng. Xét trên tổng thể, số lượng khách sạn 3 – 5 sao vẫn còn chiếm tỉ lệ thấp, khoảng 32,2% tổng số khách sạn của cả tỉnh. 2.4. Lao động và sử dụng lao động (xem bảng 4) Bảng 4. Số lao động trong ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2000 -2010 Đơn vị tính: Người Năm 2000 2001 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Số lao động 2332 2850 4660 5200 7000 8000 9834 10.348 Số liệu thống kê (2000 – 2010) cho thấy số người lao động trong ngành du lịch Khánh Hòa tăng đều qua các năm. Năm 2000 là 2332 người, sau 5 năm tăng lên gần gấp đôi là 4660 (2005); đến năm 2010, lực lượng lao động du lịch có 10.348 người, chiếm 6,2% so với lao động du lịch cả nước. Về chất lượng lao động, nhìn chung còn nhiều hạn chế cả về chuyên môn lẫn nghiệp vụ nên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng phục vụ. Để khắc phục tình trạng thiếu lao động trình độ cao, Sở Văn hóa, Thể thao Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Thân Trọng Thụy và tgk _____________________________________________________________________________________________________________ 63 và Du lịch tỉnh Khánh Hòa đang phối hợp với các doanh nghiệp, các trường đại học trong và ngoài nước lập kế hoạch đào tạo nguồn lao động trực tiếp như lữ hành, hướng dẫn viên, lễ tân, phục vụ buồng, bàn nhằm đáp ứng cho nhu cầu thực tế của Khánh Hòa hiện nay. 3. Một số giải pháp phát triển du lịch biển đảo Khánh Hòa Đại hội Đảng Bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVI (2010) đã xác định, giai đoạn 2010 - 2015, tỉ trọng dịch vụ, du lịch và công nghiệp - xây dựng cùng chiếm 45,5% GDP, trong đó giá trị dịch vụ - du lịch tăng trung bình 14%/năm. Để đạt được các mục tiêu và định hướng đề ra, ngành du lịch tỉnh cần phải có những giải pháp thực hiện hợp lí. 3.1. Thực hiện quy hoạch phát triển du lịch hợp lí Việc hoàn thiện quy hoạch ngành từ khâu xây dựng quy hoạch đến tổ chức thực hiện, gồm các nội dung sau: - Lập quy hoạch TP Nha Trang theo hướng phát triển đô thị du lịch; lập quy hoạch tổng thể phát triển các khu du lịch quốc gia, các khu chức năng theo quy hoạch phát triển du lịch quốc gia và chiến lược phát triển kinh tế toàn tỉnh. Quy hoạch chi tiết các khu du lịch đã định hướng quy hoạch đề ra. 3.2. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch Định hướng phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vẫn xác định tập trung phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch biển đảo làm hướng chủ đạo. Bên cạnh đó cần phát triển du lịch sinh thái núi ở phía Tây và ở các đảo ven bờ, du lịch văn hóa gắn với các lễ hội; đẩy mạnh phát triển du lịch MICE và du lịch tàu biển Vì vậy, cần phải xây dựng trung tâm hội nghị, hội thảo lớn, kết hợp với các công trình dịch vụ và vui chơi giải trí cao cấp; đồng thời cần phát triển các tour du lịch ngắn, gắn liền với du lịch đồng quê thuộc khu vực Nha Trang và các vùng phụ cận. 3.3. Tăng cường xúc tiến, quảng bá, liên kết, tìm kiếm thị trường Đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá du lịch trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng, các lực lượng thông tin đối ngoại, đặt các văn phòng xúc tiến du lịch tại các thị trường trọng điểm, tranh thủ sự hỗ trợ của quốc tế. Thực hiện các chương trình thông tin tuyên tuyền, công bố những sự kiện thể thao, văn hóa, lễ hội lớn của tỉnh trên phạm vi toàn quốc; tổ chức và tham gia hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch trong nước và quốc tế để giới thiệu rộng rãi tiềm năng du lịch tỉnh, kích thích nhu cầu du lịch trong nước và quốc tế. Tích cực thực hiện phối hợp liên kết vùng, với tư cách là một cực của trung tâm du lịch kết hợp với các địa phương phía Bắc, Nam duyên hải miền Trung và các tỉnh Tây Nguyên (Phú Yên, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng, Gia Lai, Đăk Lắk) tạo thành “sân chơi chung” cho du lịch các tỉnh. Xúc tiến mạnh tìm kiếm và mở rộng thị trường, lựa chọn chiến lược sản phẩm Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 52 năm 2013 _____________________________________________________________________________________________________________ 64 phù hợp với một số phương án đã được đưa ra trong chiến lược phát triển du lịch năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 như sau: - Chiến lược sản phẩm cũ, thị trường cũ (khách Đài Loan, Pháp, Nhật, Hồng Kông, Mĩ, Nga và một số nước SNG, nhưng phải có những chính sách thích hợp và đầu tư thỏa đáng nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, đồng thời có chính sách giá cả phù hợp để khuyến khích việc sử dụng sản phẩm du lịch. - Chiến lược sản phẩm cũ - thị trường mới: Là tiếp tục phát triển các sản phẩm đã khai thác cho thị trường khách du lịch mới như Singapore, Hàn Quốc - Chiến lược sản phẩm mới - thị trường cũ: Là phát triển sản phẩm du lịch mới cho thị trường khách du lịch quen thuộc; chiến lược này khả thi hơn cả, vì chỉ có đa dạng hóa sản phẩm du lịch mới làm cho du khách không nhàm chán và không giảm sút thị trường khách cũ, đồng thời có sức hấp dẫn đối với thị trường khách mới. - Chiến lược sản phẩm mới - thị trường mới: Là đồng thời phát triển sản phẩm du lịch mới kết hợp khai thác thị trường khách du lịch chưa đến lần nào. 3.4. Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Trước hết, cần tiến hành điều tra thống kê về số lượng và phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn bộ nhân viên đang công tác và tham gia hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh. Đầu tư cho việc tuyển chọn thu hút các chuyên gia giỏi, lao động có trình độ tay nghề cao từ bên ngoài. Liên kết với các trường để đào tạo và đào tạo lại nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lí, lao động sẵn có. Đồng thời, cần tiếp thu kinh nghiệm, hợp tác trao đổi với các tỉnh lân cận, các TP lớn, các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Thực hiện đa dạng hóa các hình thức đào tạo. 3.5. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường phát triển bền vững Thực hiện nghiêm pháp lệnh bảo vệ tài nguyên môi trường. Đối với các doanh nghiệp khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên, phải giảm thiểu các tác động tiêu cực, gìn giữ môi trường du lịch lành mạnh, đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững. Cần có kế hoạch chi tiết, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ban ngành, các ngành kinh tế khác để cùng gìn giữ bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch. Thực hiện đồng bộ việc giáo dục ý thức, nêu cao trách nhiệm của người dân địa phương và khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường. 3.6. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ Cần tăng cường nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ phục vụ quản lí nhà nước; xây dựng các chiến lược thị trường, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch nhằm đảm bảo các chỉ tiêu đã đề ra trong quy hoạch; tiến tới công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành du lịch, tạo khả năng hội nhập với hoạt động phát triển du lịch cả nước nói riêng, trong khu vực và trên thế giới nói chung. Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Thân Trọng Thụy và tgk _____________________________________________________________________________________________________________ 65 Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin du lịch; mở rộng giao lưu, hợp tác với các tổ chức, cơ quan khoa học trong và ngoài nước; khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, kinh doanh du lịch. 3.7. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức quản lí Nâng cao hiệu lực quản lí nhà nước đối với mọi hoạt động du lịch. Thực hiện triệt để cải cách hành chính, hoàn thiện và nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lí nhà nước về du lịch từ tỉnh đến huyện: hoàn chỉnh hệ thống các cơ quan chuyên môn, quản lí quy hoạch và phát triển du lịch. Xây dựng đội ngũ cán bộ du lịch có năng lực phù hợp với nhu cầu quản lí và phát triển du lịch trong tiến trình hội nhập với khu vực và quốc tế. Tăng cường phối hợp hành động liên ngành và liên vùng trong việc thực hiện điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh để giải quyết những vấn đề có liên quan như đầu tư phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá du lịch, khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường, quản lí sử dụng đất, cơ sở hạ tầng... 3.8. Xúc tiến kêu gọi thu hút vốn đầu tư Để có thể tạo ra được những sản phẩm du lịch độc đáo, đặc sắc, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, thì bên cạnh việc sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cần phải huy động thêm vốn từ nhiều nguồn khác. Để thu hút được nguồn vốn lớn từ doanh nghiệp, cần thực hiện nghiêm túc luật doanh nghiệp, khuyến khích thành lập các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, tạo điều kiện để doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả; tăng cường công tác quảng cáo, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, có nhiều biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp bỏ vốn vào đầu tư du lịch. Đồng thời, cần phải tạo được môi trường tài chính tin cậy, đa dạng hóa các hình thức để huy động vốn từ dân cư thông qua trái phiếu, vốn nhàn rỗi trong và ngoài nước. 3.9. Chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường Trong những năm gần đây, số lượng các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa ngày càng tăng, nhưng chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ, mức độ cạnh tranh thấp. Vì vậy, để các doanh nghiệp cùng tồn tại và có chỗ đứng trên thị trường, thì các doanh nghiệp nên bắt tay hợp tác, cạnh tranh một cách lành mạnh. Các doanh nghiệp du lịch cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông vào hoạt động kinh doanh, nhanh chóng xây dựng trang web với đầy đủ thông tin, khai thác và tận dụng hiệu quả tính năng marketting qua mạng, nhanh chóng xây dựng hệ thống quản lí thông tin hiện đại, đáp ứng được yêu cầu đối với việc quản lí trong thời đại kĩ thuật số ngày nay. 3.10. Đẩy mạnh xã hội hóa trong phát triển du lịch Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch dưới các hình thức khác nhau: thực hiện xã hội hóa đầu tư bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 52 năm 2013 _____________________________________________________________________________________________________________ 66 cảnh, các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế quản lí đầu tư, tạo môi trường thông thoáng về đầu tư phát triển du lịch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ để thu hút các nhà đầu tư. Tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp đầu tư trong và ngoài nước, giữa doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp nhà nước; mở rộng các hình thức thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước như BOT, BTO, BT... 3.11. Thực hiện hiệu quả việc liên kết cộng đồng địa phương phát triển du lịch Các doanh nghiệp hoạt động du lịch cần chú ý chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động du lịch và cùng nhau giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển, để cộng đồng ý thức được trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ tài nguyên, phục vụ cho phát triển du lịch lâu dài. Các doanh nghiệp du lịch cần tăng cường hỗ trợ cộng đồng dân cư địa phương bằng các hình thức như tạo việc làm, hướng dẫn nghiệp vụ, cách ứng xử, đặc biệt là chia sẻ quyền lợi trên tinh thần công bằng và bình đẳng. 3.12. Tăng cường tuyên truyền, quảng cáo và có chính sách khuyến mại Các doanh nghiệp du lịch cần tăng cường tuyên truyền quảng cáo bằng nhiều hình thức với các nội dung cụ thể, thiết thực, dễ hiểu về các sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh, nhằm thu hút sự chú ý của mọi đối tượng du khách. Phải coi việc khai thác, gìn giữ tài nguyên để phát triển du lịch là tài sản sinh lời của mọi người, không chỉ trước mắt mà cho cả lâu dài. Cần phối hợp chặt chẽ với nhau thực hiện nhiều chương trình khuyến mại du lịch để thu hút du khách. Các chương trình khuyến mại phải thường xuyên, liên tục và trải dài suốt năm với nhiều giải thưởng hấp dẫn để tạo ấn tượng, kích thích những du khách đã từng đến Khánh Hòa sẽ tiếp tục trở lại nhiều lần. 4. Kết luận Du lịch biển đảo Khánh Hòa đã và đang không ngừng phát triển với những loại hình du lịch đặc sắc, hấp dẫn, tạo được sự cuốn hút mạnh mẽ đối với du khách nội địa và du khách quốc tế; doanh thu từ du lịch đã đóng góp một tỉ lệ đáng kể vào tổng thu nhập kinh tế quốc dân của tỉnh. Tuy nhiên, về lâu dài, du lịch biển đảo Khánh Hòa phải phát triển mạnh hơn nữa mới tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Nghiên cứu về thực trạng phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa để đưa ra những giải pháp hợp lí sẽ giúp ngành du lịch nơi đây ngày càng phát triển, tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Thân Trọng Thụy và tgk _____________________________________________________________________________________________________________ 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cục Thống kê tỉnh Khánh Hòa (2011), Niên giám thống kê năm 2010. 2. Nguyễn Thị Hoàng Điệp (2007), Phát triển du lịch Khánh Hòa trong xu thế hội nhập, Luận văn Thạc sĩ Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 3. Sở Du lịch - Thương mại Khánh Hòa (2006), Báo cáo tổng hợp “Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”. 4. Sở Văn hóa –Thể thao và Du lịch Khánh Hòa (2011), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh du lịch năm 2011 và kế hoạch phát triển năm 2012. 5. Tỉnh ủy Khánh Hòa (2010), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVI nhiệm kì 2010 -2015. 6. Tổng cục Du lịch (2011), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030, Hà Nội. 7. Thân Trọng Thụy (2012), Du lịch Khánh Hòa: Tiềm năng, thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ Du lịch, Đại học KHXH&NV Hà Nội. 8. Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, Chương trình phát triển du lịch Khánh Hòa (giai đoạn 2006 - 2010). 9. Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa (2012), Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh về kinh tế xã hội năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ năm 2012. 10. 11. 12. (Ngày Tòa soạn nhận được bài: 22-9-2013; ngày phản biện đánh giá: 28-9-2013; ngày chấp nhận đăng: 22-11-2013)
File đính kèm:
- phat_trien_du_lich_bien_dao_tinh_khanh_hoa.pdf