Phát triển thủy điện trân lưu vực sông Hương, những tồn tại và các giải pháp nâng cao hiệu quả

Tóm tắt Phát triển thủy điện trân lưu vực sông Hương, những tồn tại và các giải pháp nâng cao hiệu quả: ...ền và hiện tượng phú dưỡng phát triển rất mạnh. Hậu quả rất rõ ràng với mùi hôi của Sunfua Hidro từ các váng nước, màu sắc và độ đục của nước sông chảy ra. Theo nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng [2] cũng cho thấy nước sông Hương khu vực đập Bình Điền và đoạn sông dài hơn 5 km phần sau đập ...à Phát triển [6] cho thấy chất lượng cuộc sống của người dân tại nơi ở mới đã được cải thiện về nhà ở, điều kiện văn hóa, xã hội, chăm sóc y tế, giáo dục. Tuy nhiên thu nhập bình quân hàng tháng của hộ giảm sút trên các mặt diện tích canh tác, điều kiện canh tác và các nguồn thu nhập chí... Hương. Một số giải pháp khả thi và phù hợp được đề xuất như sau: (1)- Thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật có liên quan và văn bản cam kết trong đánh giá tác động môi trường các dự án thủy điện, kể cả thủy điện nhỏ như cụm Rào La, Rào Trăng 3 và 4 (các dự án này ảnh hưởng đến khu...

pdf8 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 175 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Phát triển thủy điện trân lưu vực sông Hương, những tồn tại và các giải pháp nâng cao hiệu quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nghiệp các xã hạ lưu sông 
Bồ, mặt khác ngay vào mùa cạn cũng đã xuất 
hiện úng ngập cục bộ, ngắn ngày tại các ô trũng 
ở hạ lưu. 
Trong mùa lũ thủy điện Hương Điền vận 
hành tạo ra tình hình ngập úng kéo dài hơn 
trước khi có đập, và xói lở hai bờ sông Bồ sẽ 
nghiêm trọng hơn bởi vì khả năng điều tiết của 
hồ Hương Điền lớn, lại nhận thêm nước xả từ 
hồ thủy điện A Lưới, trong khi đó địa chất bờ 
sông yếu. Sự thay đổi chế độ dòng chảy hạ lưu 
 5 
các tuyến đập làm tăng tốc độ bồi lắng trên sông 
Hương và các chi lưu như sông Đông Ba, sông 
Như Ý, sông La Ỷ, hói 5 xã, hói 7 xã. 
(2)- Suy giảm dòng chảy bùn cát xuống hạ lưu: 
Các hồ chứa thủy điện Bình Điền, Hương 
Điền giữ lại phần lớn bùn cát sông Hương vốn 
đã không nhiều, biểu hiện khá rõ là lượng cát 
sạn khai thác trên sông Hương, sông Bồ ngày 
càng ít, chất lượng cát sạn càng giảm gây ảnh 
hưởng đến hình thái sông và sinh kế của người 
dân làm nghề khai thác cát sỏi trên sông. Trước 
đây khi chưa có đập Bình Điền, người dân còn 
khai thác cát sạn trên sông Hữu Trạch, nhưng 
mấy năm trở lại đây, từ khi có đập Bình Điền, 
người dân hầu như không còn khai thác cát sạn 
trên sông Hữu Trạch nữa. Vì vậy việc khai thác 
cát, sạn trên sông Hương hiện nay tập trung trên 
sông Tả Trạch và sông Hương từ ngã ba Tuần 
đến chùa Thiên Mụ, Kim Long và kéo dài đến 
đập ngăn mặn Thảo Long ở cuối hạ lưu ở các xã 
Phú Mậu, Phú Thanh làm ảnh hưởng nghiêm 
trọng đến công trình, đường sá, nhà cửa của 
người dân sống ven bờ sông. 
Suy giảm trầm tích, bùn cát từ các con sông 
liên quan chặt chẽ với sự mất ổn định bờ biển 
tại khu vực các cửa biển và lân cận, làm suy 
giảm phù sa và dinh dưỡng bổ sung cho vùng 
đầm phá Tam Giang – Cầu Hai. Mặt khác do 
các hồ đập làm nhiệm vụ cắt giảm lũ và điều tiết 
dòng chảy nên tốc độ dòng chảy từ các cửa sông 
vào vùng đầm phá ra biển hạn chế đi rất nhiều. 
(3)- Gia tăng khả năng ô nhiễm và suy giảm 
chất lượng nước: 
Việc làm vệ sinh lòng hồ thủy điện Bình 
Điền trước khi tích nước được đánh giá là chưa 
đạt yêu cầu. Nghiên cứu của tư vấn ADB [1] 
trong dự án cấp nước Thừa Thiên Huế năm 
2009 cho thấy thực vật chết nổi lên từ hầu hết 
phạm vi hồ Bình Điền và hiện tượng phú dưỡng 
phát triển rất mạnh. Hậu quả rất rõ ràng với mùi 
hôi của Sunfua Hidro từ các váng nước, màu sắc 
và độ đục của nước sông chảy ra. Theo nghiên 
cứu của Nguyễn Việt Hùng [2] cũng cho thấy 
nước sông Hương khu vực đập Bình Điền và 
đoạn sông dài hơn 5 km phần sau đập bị ô 
nhiễm mùi khá nghiêm trọng. 
Kết quả quan trắc của Công ty Cấp thoát 
nước Thừa Thiên Huế cho thấy hàm lượng các 
kim loại như sắt, măng-gan trong nước sông 
Hương đoạn sau đập Bình Điền tăng lên, mặc 
dù còn nằm trong giới hạn cho phép của nguồn 
nước cấp, nhưng khi có thêm các hồ chứa Tả 
Trạch, Thượng Nhật, Hương Điền, A Lưới, 
đi vào vận hành thì vấn đề sẽ phức tạp hơn 
nhiều. Các nghiên cứu gần đây của Viện Tài 
nguyên - Môi trường và Công nghệ sinh học 
[3] và Ban Quản lý dự án sông Hương [4] 
cho thấy chất lượng nước sông Hương đang 
có xu hướng giảm, nguy cơ ô nhiễm nguồn 
nước ngày càng tăng đặc biệt là vào các 
tháng mùa khô. 
(4)- Suy giảm đa dạng sinh học và tài nguyên 
sinh vật vùng hạ lưu: 
Tác động của các công trình hồ chứa ở 
thượng lưu sông Hương đến đa dạng sinh học và 
tài nguyên sinh vật thể hiện rõ nhất ở vùng đầm 
phá vùng cửa sông. Theo Võ Văn Phú [5] độ 
mặn nước đầm phá Tam Giang- Cầu Hai sau khi 
có hồ Bình Điền duy trì ổn định ở mức cao và 
tăng lên cao hơn hẳn vào mùa khô, giảm hàm 
lượng mùn bả hữu cơ bổ sung. Cơ sở thức ăn 
trong đầm phá giảm kéo theo giảm sản lượng và 
năng suất khai thác thủy sản. 
Theo số liệu đo đạc cho thấy độ mặn biến động 
theo mùa trong 2 năm 2005 và 2009 là khá lớn, cụ 
thể tại hai vị trí là đầm Thủy Tú và đầm Cầu Hai, 
độ mặn giữa hai năm kể cả mùa khô và mùa mưa 
đều tăng tới trên dưới 1%o như trong bảng 3. 
Bảng 3: Độ mặn đầm Thủy Tú và Cầu Hai năm 2005 và 2009 (đơn vị : %o) 
 Năm 2005 Năm 2009 
Vị trí Mùa khô Mùa mưa Mùa khô Mùa mưa 
Đầm Thủy Tú 17,02 7,04 27,83 16,28 
Đầm Cầu Hai 15,15 5,37 28,24 16,09 
 6 
Sự biến đổi động vật nổi trong các vùng đầm 
phá năm 2008-2009 so với năm 2000 (trước khi 
có khi xây dựng các hồ) là rất rõ, theo kết quả 
nghiên cứu của Võ Văn Phú [5] trong 3 vùng 
thủy vực Tam Giang, Thủy Tú và Cầu Hai cho 
thấy mức giảm khoảng 8 lần ở Tam Giang, 
Thủy Tú, còn ở đầm Cầu Hai còn giảm tới 18 
lần (xem bảng 4). Sự giảm sút này còn có nhiều 
nguyên nhân khác như ô nhiễm xung quanh khu 
vực đầm phá, áp lực đánh bắt thủy sản gia tăng 
lớn cả số lượng và đặc thù của dụng cụ, phương 
tiện đánh bắt,... 
Do độ mặn của đầm phá tăng nên thành phần loài 
có nguồn gốc biển tăng nhưng do lượng mùn bả hữu 
cơ bổ sung giảm, làm giảm mật độ động vật đáy. 
Các công trình đạp hồ chứa thượng lưu làm mất khả 
năng di cư của một số loài cá như cá mòi, cá 
chình, dẫn đến suy giảm tính đa dạng sinh học. 
Bảng 4: Mật độ động vật nổi vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai 
Thủy vực Năm 2000 (con/m3) Năm 2008-2009 (con/m3) Mức giảm (lần) 
Tam Giang 2708 331 8,2 
Thủy Tú 3520 410 8,6 
Cầu Hai 3620 199 18,2 
2.2. Những vấn đề liên quan đến môi trường 
kinh tế, xã hội 
Di dân luôn là vấn đề xã hội lớn và phức tạp 
đối với bất kỳ dự án phát triển nào, đặc biệt là các 
dự án xây dựng hồ chứa thủy lợi, thủy điện. Trong 
số 7 dự án thủy điện đã khởi công tại Thừa Thiên 
Huế có 5 dự án phải di dân và tái định cư, một số 
thông tin cụ thể như bảng 5. 
Qua nghiên cứu, đánh giá công tác đền bù giải 
phóng mặt bằng và di dân tái định canh, định cư 
tại các dự án thủy điện tại Thừa Thiên Huế còn 
tồn tại một số vấn đề như sau: 
- Công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn 
rộng, khối lượng, thời gian thực hiện dài, đơn giá 
địa phương thường thay đổi theo các thời điểm 
khác nhau gây tâm lý thiếu công bằng trong dân 
nên vận động thực hiện gặp nhiều khó khăn. 
- Một số công việc chuẩn bị hạ tầng kỹ thuật của 
nhiều dự án còn rất chậm như thủy điện A Lưới, Thượng 
Nhật, Alin B1 gây mất lòng tin của người dân. Trong khi 
nghiên cứu về văn hóa xã hội trong các dự án di dân tái 
định cư chưa được thấu đáo, nhất là các phong tục tập 
quán văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số. 
Bảng 5: Tình hình di dân tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện tỉnh Thừa Thiên Huế 
Công trình Tổng số hộ 
di dời 
Dân tộc thiểu số 
bị ảnh hưởng 
Tổng kinh 
phí (tỷ ĐVN) 
Phương thức đền bù, năm thực hiện 
Tả Trạch 756 Katu, Bru-Vân 
kiều 
140 Công tác di dân, tái định cư, định canh 
cho dân đã hoàn thành năm 2005. 
Bình Điền 48 Katu 6,7 Xây dựng khu tái định cư, trường học, 
chuyển đổi việc làm, hỗ trợ cuộc sống 
trong 03 năm đầu tiền mua gạo, trâu, bò , 
gia cầm, năm 2007. 
Hương 
Điền 
20 Pa cô 7,5 Xây nhà, định canh, hỗ trợ đời sống 12 
tháng đầu cho các hộ mức 30kg 
gạo/người/tháng. 
A Lưới 198 Tà ôi, Pa cô 141 Hỗ trợ 12 tháng đầu với mức 30kg 
gạo/người/tháng, hỗ trợ tự tái định cư theo 
nguyện vọng, chuyển đổi nghề nghiệp (1644 
nhân khẩu). Cuối năm 2010 hoàn thành. 
Alin B1 35 36 Hiện đang lập phương án tái định cư. 
 7 
Sinh kế của người dân tại vùng tái định cư 
thiếu ổn định, thu nhập giảm sút so với nơi ở cũ. 
Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát 
triển [6] cho thấy chất lượng cuộc sống của người 
dân tại nơi ở mới đã được cải thiện về nhà ở, điều 
kiện văn hóa, xã hội, chăm sóc y tế, giáo dục. Tuy 
nhiên thu nhập bình quân hàng tháng của hộ giảm 
sút trên các mặt diện tích canh tác, điều kiện canh 
tác và các nguồn thu nhập chính. 
2.3. Một số tồn tại trong quản lý nhà nước 
các dự án thủy điện ở Thừa Thiên Huế 
(1)- Về quy hoạch và đầu tư xây dựng các 
công trình thủy điện: Trong quá trình thực hiện 
có sự thay đổi tăng công suất nhà máy thủy điện, 
ví dụ thủy điện A Lưới công suất quy hoạch 120 
MW qua hai lần điều chỉnh nay công suất đầu tư 
là 170 MW, hay thuỷ điện Hương Điền từ 54 MW 
hiệu chỉnh 81 MW. Điều này có nghĩa chất lượng 
quy hoạch còn thấp, gây ảnh hưởng đến tiến độ dự 
án. Công tác kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các 
quy định pháp luật của chủ đầu tư, các đơn vị tư 
vấn và nhà thầu thi công về đảm bảo chất lượng 
công trình, bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát 
triển rừng, tiến độ thực hiện dự án chưa được 
triển khai thường xuyên và đầy đủ. Tiến độ đầu 
tư xây dựng công trình, hầu hết các dự án đều 
chậm so với mục tiêu và yêu cầu do chậm trong 
công tác giải phóng mặt bằng, khó khăn về 
nguồn vốn, năng lực của chủ đầu tư, các đơn vị 
tư vấn và nhà thầu thi công hạn chế, thủ tục đầu 
tư liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực,... 
(2)- Về thực hiện quy trình vận hành hồ chứa 
thủy điện: Công tác dự báo khí tượng thủy văn 
tại các hồ chứa còn nhiều khó khăn. Các thông 
tin dự báo với độ chính xác chưa cao và thời 
gian dự kiến chưa đủ dài, vì vậy vận hành công 
trình thiếu chủ động và hiệu quả chưa cao, đặc 
biệt là khi xả lũ. Việc phối hợp liên lạc, cập nhật 
thông tin để vận hành giữa các hồ chứa với các 
cơ quan liên quan ở địa phương chưa thật sự 
chặt chẽ. Các chủ đầu tư dự án thuỷ điện chưa 
thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ 
theo quy định tại Quyết định số 30/2006/QĐ-
BCN về quản lý đầu tư các dự án điện độc lập. 
Các đơn vị quản lý hồ chứa thiếu tập huấn và 
tuyên truyền cho nhân dân ở những khu vực liên 
quan phía hạ lưu về quy trình xả lũ của công 
trình nhằm chủ động phòng tránh thiệt hại. 
(3)- Về thực hiện các quy định quản lý an 
toàn đập thủy điện: Thiết bị quan trắc nhìn 
chung là đơn giản, đo đạc chủ yếu bằng phương 
pháp thủ công, chưa có thiết bị tự động quan 
trắc về thấm, lún, chuyển dịch. Chưa có phương 
án bảo vệ đập, phòng và chống lũ, lụt cho vùng 
hạ du đập trong tình huống ngập lụt do xả lũ 
khẩn cấp hoặc tình huống vỡ đập. Công tác xây 
dựng, thực hiện phương án cắm mốc giới hành 
lang bảo vệ hồ chứa và bàn giao mốc giới theo 
quy định tại Nghị định số 112/2008/NĐ-CP của 
Chính phủ triển khai còn chậm. 
3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG 
CAO HIỆU QUẢ CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN 
3.1. Khắc phục và giải quyết tốt các vấn đề 
xã hội 
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các vấn đề 
tồn tại và điều kiện hiện nay của các dự án thủy 
điện ở Thừa Thiên Huế, đề nghị thực hiện một 
số giải pháp sau đây: 
(1)- Giải quyết tốt hơn vấn đề sinh kế cho 
người dân tái định cư. Trước hết phải xây dựng 
chương trình dài hạn, trong đó cần đa dạng hóa 
và phát huy mọi nguồn lực, chú trọng việc tạo 
công ăn việc làm, thu hút lao động nhàn rỗi, 
tăng cường chuyển giao khoa học kỹ thuật, 
hướng nghiệp và tạo nghề mới để người dân có 
cuộc sống ổn định. Về chính sách đối với đồng 
bào dân tộc, ở những nơi có điều kiện cần tạo 
điều kiện có rừng để dân có thể sống bằng rừng. 
(2)- Khai thác sử dụng có hiệu quả mặt nước 
hồ chứa thủy điện, tạo điều kiện cho nhân dân 
sống quanh lòng hồ giải quyết việc làm, nâng 
cao thu nhập. Do việc tổ chức quản lý và lập kế 
hoạch đầu tư, khai thác phục vụ các ngành thủy 
sản, du lịch, dịch vụ giải trí của các hồ thuỷ điện 
chưa được chú trọng nên hiệu quả sử dụng nước 
các hồ chứa thuỷ điện trong thực tế còn rất hạn 
 8 
chế. Nếu khai thác, sử dụng tốt mặt nước hồ 
chứa, đời sống của nhân dân khu vực quanh hồ 
chứa sẽ có điều kiện để cải thiện, nâng cao hơn. 
(3)- Triển khai đồng bộ và có hiệu quả các 
chương trình dự án kinh tế - xã hội và bảo vệ 
môi trường. Tập trung đầu tư thực hiện chương 
trình kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang- 
Cầu Hai, dự án di dời dân vạn đò trên sông 
Hương, dự án thoát nước đô thị Huế,... Cơ quan 
quản lý nhà nước về tài nguyên cần nghiên cứu 
ban hành các qui định chặt chẽ về khai thác cát 
sạn trên sông, điều chỉnh qui hoạch khai thác cát 
sạn trên các tuyến sông cho phù hợp với điều 
kiện mới. 
(4)- Tăng cường nghiên cứu và đầu tư xây 
dựng các công trình thoát nước, chống úng 
ngập cho đồng bằng hạ du, đặc biệt là các vùng 
thấp trũng tại các huyện Quảng Điền, Phú Vang, 
Hương Trà, thành phố Huế. Đồng thời tăng 
cường đầu tư xây dựng các công trình bảo vệ 
bờ, chống xói lở, bồi lắng. 
3.2. Tăng cường bảo vệ môi trường tự 
nhiên và giảm lũ hạ lưu 
Môi trường tự nhiên lưu vực đóng vai trò đặc 
biệt quan trọng, do vậy phải có những giải pháp 
tổng thể và toàn diện nhưng cũng cụ thể để đảm 
bảo môi trường tự nhiên toàn lưu vực sông 
Hương. Một số giải pháp khả thi và phù hợp 
được đề xuất như sau: 
(1)- Thực hiện nghiêm túc các quy định pháp 
luật có liên quan và văn bản cam kết trong đánh 
giá tác động môi trường các dự án thủy điện, kể 
cả thủy điện nhỏ như cụm Rào La, Rào Trăng 3 
và 4 (các dự án này ảnh hưởng đến khu Bảo tồn 
thiên nhiên Phong Điền). Giám sát nghiêm túc 
việc thu dọn lòng hồ trước khi tích nước với sự 
tham gia của các tổ chức chính trị xã hội và 
nghề nghiệp, các nhà khoa học để nâng cao 
trách nhiệm xã hội của các chủ đầu tư. Chấm 
dứt tình trạng chủ đầu tư tích nước khi chưa có 
sự cho phép của tỉnh. 
(2)- Tăng cường trồng rừng khu vực thực 
hiện dự án: Tổng diện tích đất thu hồi trong 7 
dự án thủy điện đã và đang thực hiện tại Thừa 
Thiên Huế khoảng 123.140 ha, trong đó dự án A 
Lưới là chủ yếu với 114.258 ha. Đất thu hồi này 
chủ yếu là rừng nghèo, cỏ lau, đất trồng cây tạp, 
đất bồi ven sông, suối, Do vậy cần có kế 
hoạch dài hạn để phục hồi và trồng rừng phòng 
hộ quanh các hồ chứa này để bảo vệ đất, chống 
xói mòn, giảm đỉnh lũ và bùn cát về hồ. 
(3)- Nghiên cứu điều chỉnh giảm mức nước 
trước lũ ở các hồ chứa, tăng dung tích phòng lũ 
của các công trình hồ chứa thủy điện. Các công 
trình thủy điện hiện nay (trừ hồ Tả Trạch) 
thường chỉ chú trọng tới hiệu quả về phát điện 
và lợi nhuận của đầu ra, chưa đưa yêu cầu 
phòng lũ cho hạ du như là một trong những 
nhiệm vụ chính của công trình. Đề nghị cần 
nghiên cứu, ban hành qui định bắt buộc về dung 
tích phòng lũ cho hạ lưu đối với các dự án thủy 
điện. Hiện nay do đã có đập Thảo Long ngăn 
mặn, giữ ngọt ở hạ lưu, đề nghị nghiên cứu điều 
chỉnh giảm mức nước trước lũ ở các hồ chứa, 
phải dành dung tích phòng lũ tương ứng với 
dung tích hồ chứa. Đồng thời giám sát việc thực 
hiện qui trình vận hành hồ chứa thủy điện một 
cách khoa học và thích hợp, bổ sung, điều chỉnh 
quy trình vận hành đập ngăn mặn Thảo Long 
phối hợp với các hồ chứa đầu nguồn để đảm bảo 
dòng chảy cung cấp cho đầm phá, tránh gây 
hiện tượng mặn hóa hay ngọt hóa đầm phá do 
tháo không đủ hay quá mức cần thiết. 
3.3. Tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu 
quả quản lý nhà nước đối với các công trình 
thủy điện 
Trong thời gian qua công tác quy hoạch, thiết 
kế và quản lý, vận hành các công trình thuỷ điện 
về mặt quản lý nhà nước cần có một số kiến 
nghị như sau: 
(1)- Điều chỉnh, bổ sung các qui định pháp 
luật về đầu tư xây dựng các công trình thủy 
điện, ví dụ quy định tại Nghị định số 
83/2009/NĐ-CP thì cơ quan quản lý nhà nước 
chuyên ngành chỉ góp ý kiến về thiết kế cơ sở 
của dự án. Như vậy, chủ đầu tư dự án có thể 
 9 
không tuân thủ hoàn toàn các yêu cầu đảm bảo 
an toàn công trình của cơ quan quản lý nhà nước 
để tiết kiệm chi phí. 
(2) - Cụ thể hóa các qui định phối hợp giữa 
các chủ hồ chứa thủy điện với các ngành dùng 
nước của tỉnh. Hiện nay chưa có sự phối hợp 
nên hiệu quả khai thác các hồ chứa còn hạn chế. 
Phải rà soát lại công tác tổ chức, tăng cường 
năng lực đội ngũ cán bộ chuyên môn quản lý 
nhà nước về thủy lợi, thủy điện. Một tổ chức 
điều phối các hoạt động quản lý tổng hợp lưu 
vực sông Hương trên cơ sở Nghị định 
120/2008/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý lưu 
vực sông được nhiều nhà khoa học đề xuất [7] 
là vấn đề cần được cấp có thẩm quyền của tỉnh 
quan tâm xem xét. 
(3)- Khẩn trương xây dựng Quy trình vận 
hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hương. 
Xây dựng một quy trình vận hành liên hồ chứa 
là điều tất yếu bởi vì có thể giải quyết một số 
mâu thuẫn trong khai thác sử dụng tài nguyên 
nước và phòng chống thiên tai lũ, hạn trên lưu 
vực sông Hương. Trong quy trình cần quy định 
cụ thể việc phối hợp chỉ đạo, thực hiện nhằm 
đảm bảo an toàn và phát huy hiệu ích tổng hợp 
của hệ thống hồ chứa trên lưu vực. 
4. KẾT LUẬN 
Phát triển thủy điện luôn mang lại lợi ích cao 
trong bối cảnh phát triển nhanh của đất nước, 
năng lượng thủy điện rẻ, dễ khai thác và là 
“nguồn năng lượng có khả năng tái tạo”. Ở Việt 
Nam nói chung và trên lưu vực sông Hương nói 
riêng nhiều năm qua đã phát triển thủy điện 
nhanh chóng, dồn dập. Điều này gây ra những 
áp lực rất lớn đối với môi trường tự nhiên và xã 
hội. Phát triển thủy điện trên lưu vực sông 
Hương đã và đang có những vấn đề tồn tại, hạn 
chế cần được nghiêm túc nghiên cứu, đánh giá 
để đưa ra những giải pháp điều chỉnh phù hợp 
và hiệu quả. 
Trong đó những vấn đề lớn là thay đổi dòng 
chảy hạ lưu, thay đổi bùn cát và chất lượng 
nước dẫn tới các hậu quả như mất ổn định lòng 
dẫn, cửa sông, tác động đến sinh thái vùng đầm 
phá, giảm đa dạng sinh học. Đối với xã hội vấn 
đề di dân tái định cư cũng cần được xem xét lại 
một cách nghiêm túc nhằm đảm bảo cho người 
dân có sinh kế bền vững, thu nhập được tăng 
cao. Lợi ích của ngành điện phải được thể hiện 
rõ hơn trong việc nâng cao đời sống cộng đồng 
của các vùng dự án. 
Những giải pháp đề xuất liên quan đến ba 
lĩnh vực môi trường tự nhiên, các vấn đề kinh 
tế, xã hội và công tác quản lý nhà nước đối với 
phát triển, quản lý thủy điện là những nội dung 
quan trọng và cần được từng bước thực hiện 
một cách hiệu quả. 
Tài liệu tham khảo 
[1] ĐỖ NAM, NGUYỄN VĂN CƯ, BÙI THỊ MAI, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 5(76)-
2009, Huế, tháng 10/2009. 
[2] LÊ VĂN THĂNG và nnk, Báo cáo kết quả quan trắc chất lượng nước sông Hương năm 
2003-2004-2006, tài liệu lưu trữ Viện Tài nguyên, Môi trường và Công nghệ sinh học- Đại học Huế 
[3] NGUYỄN VIỆT HÙNG, Đánh giá hiện trạng và dự báo chất lượng nước sông Hương, Tuyển 
tập báo cáo hội thảo khoa học đề tài cấp nhà nước KC.08/06-10, Hà Nội, tháng 5/2010 
[4] NGUYỄN ĐÍNH và nnk, Báo cáo kết quả quan trắc chất lượng nước sông Hương năm 2008, 
tài liệu lưu trữ Ban Quản lý dự án sông Hương, Huế, tháng 12/2008. 
[5] NGUYỄN NHƯ BÌNH và nnk, Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đảm bảo ổn định, 
nâng cao chất lượng cuộc sống người dân vùng di dân, tái định cư thuộc các dự án thủy lợi, thủy 
điện ở Thừa Thiên Huế, Báo cáo Đề tài NCKHCN, Huế, tháng 4/2010 
[6] SEURECA, ADB TA 7089-VIE, Những vấn đề liên quan đến bảo vệ chất lượng nước ở tỉnh 
 10 
Thừa Thiên Huế- Nguy cơ đe dọa và các giải pháp, Báo cáo Tư vấn Dự án cấp nước Thừa Thiên 
Huế, tháng 8/2008 
[7] VÕ VĂN PHÚ, VÕ THÀNH TRUNG, Đánh giá tác động của chế độ thủy văn sông Hương 
đến đa dạng sinh học hệ đầm phá Tam Giang- Cầu Hai và các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu 
cực, Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học đề tài cấp nhà nước KC.08/06-10, Hà Nội, tháng 5/2010 
Abstract 
HYDROPOWER DEVELOPMENT ON HUONG RIVER BASIN, LIMITATIONS AND 
THE MEASURES TO IMPROVE THE BENIFITS 
Nguyen Dinh, 
Institute of Resources, Environment 
and Sustainable Development in Hue City 
Le Dinh Thanh - Water Resources University 
In general, Huong river basin has large potential of water resources for requirements of social 
and economical development in Thua Thien Hue province and the region. In recent years, on the 
basin many projects in irrigation and hydropower have planed and constructed. However, on the 
concepts of the sustainable development and environmental protection, the hydropower projects on 
Huong river basin have shown the limitations and disadvantages which must be studied and 
assessed. This paper provides the picture of planning and implementing status in hydropower 
development, and also mentions about the problems in operation and management of these 
hydropower projects. From these, the study proposes some measures and options to mitigate 
negative problems and improve the effects of the hydropower projects in province. 

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_thuy_dien_tran_luu_vuc_song_huong_nhung_ton_tai_v.pdf