Phong trào văn hóa đối kháng

Tóm tắt Phong trào văn hóa đối kháng: ... được xuất bản năm 1962. Cuốn sách này đã cáo buộc rằng các loại thuốc trừ sâu hóa học, đặc biệt là DDT - làm nguyên nhân gây bệnh ung thư và một số căn bệnh nguy hiểm khác. Mối lo ngại của dân chúng về môi trường đã tiếp tục tăng lên trong suốt thập niên 1960 và nhiều người đã nhận thức đượ...quyền lực trong đời sống dân chúng. Trong cuộc Đ ại suy thoái những năm 1930, các cơ quan hành pháp mới đã được thành lập để giải quyết nhiều vấn đề trong cuộc sống thường ngày của người dân. Trong Chiến tranh Thế giới Thứ hai, số lượng người làm việc cho Chính phủ Liên bang đã tăng từ một t...g đã kết luận bằng một lời kêu gọi đầy thuyết phục: "Bạn đừng hỏi đất nước đã làm được gì cho bạn, mà hãy hỏi bạn sẽ có thể làm được gì cho đất nước. Trong suốt thời gian ngắn ngủi trên cương vị tổng thống, sự kết hợp đặc biệt giữa sức hút, trí thông minh và phong thái của Kennedy - những đ...

pdf7 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 279 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Phong trào văn hóa đối kháng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHONG TRÀO VĂN HÓA ĐỐI KHÁNG 
 Sự kích động đòi cơ hội bình đẳng đã làm bùng lên những biến động đột ngột 
khác. Đặc biệt, thanh niên đã phản đối lối sống của tầng lớp trung lưu mà cha mẹ 
họ đã tạo ra vào các thập niên sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai. Một số người đã 
tham gia vào các hoạt động chính trị cấp tiến; nhiều người khác đã chấp nhận 
những chuẩn mực mới về trang phục và hành vi tình dục. 
 Những dấu hiệu rõ rệt của phong trào văn hóa đối nghịch đã lan tỏa khắp xã hội 
Mỹ cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970. Tóc để dài hơn và mốt để râu trở 
nên phổ biến. Quần Jean xanh và áo phông đã thế chỗ cho quần tây, áo vét và cà 
vạt. Việc sử dụng các loại ma túy bất hợp pháp gia tăng. Nhạc Rock and Roll đã 
phát triển, trở nên hết sức phổ biến và biến thể thành nhiều thể loại âm nhạc khác. 
Beatles, Rolling Stones cùng những ban nhạc nước Anh khác đã dấy lên một làn 
sóng say mê trên nước Mỹ. Nhạc Hard Rock trở nên thịnh hành, những ca khúc có 
lời ca đậm tính chính trị xã hội, như những ca khúc của ca sỹ kiêm nhạc sỹ Bob 
Dylan được phổ biến khắp nơi. Phong trào văn hóa đối nghịch đạt được cao điểm 
cực thịnh vào khoảng tháng 8/1969 tại Woodstock, một đại hội tại liên hoan âm 
nhạc kéo dài ba ngày ở vùng nông thôn bang New York với nửa triệu người tham 
dự. ại hội liên hoan vốn được huyền thoại hóa trong phim ảnh và băng đĩa thời kỳ 
này đã được mệnh danh là thế hệ Woodstock. 
 Một sự thể hiện tương tự về tính nhạy cảm của giới trẻ là sự ra đời của phái 
Cánh tả mới, một nhóm thanh niên cấp tiến, tuổi còn đang là sinh viên cao đẳng, 
đại học. Những kẻ cánh tả mới này, với những đối tác gần gũi ở Tây Âu, thường là 
con cái của những người thuộc thế hệ cấp tiến trước đây. Tuy nhiên, họ bác bỏ hệ 
tư tưởng Mác-xít. Thay vào đó, họ coi các sinh viên đại học như họ là tầng lớp bị 
áp bức, những người có những quan điểm đặc biệt về cuộc đấu tranh của những 
nhóm người bị áp bức khác trong xã hội Mỹ. 
 Những người thuộc phái cánh tả mới tham gia các phong trào đòi quyền công 
dân và đấu tranh chống nghèo đói. Thành công lớn nhất của họ - một sự kiện mà 
họ đã kêu gọi được sự ủng hộ rộng rãi - là cuộc đấu tranh phản đối Chiến tranh 
Việt Nam, một vấn đề mà những thanh niên thời thực hiện chế độ quan dịch của 
họ rất quan tâm. Cuối thập niên 1970, nhóm sinh viên Cánh tả mới đã giải thể, 
nhưng nhiều nhà hoạt động của tổ chức này vẫn tiếp tục con đường của họ trong 
đời sống chính trị xã hội Mỹ. 
 CHỦ NGHĨA MÔI TRƯỜNG 
 ĐÃ bùng lên phong trào đòi quyền công dân, phong trào văn hóa đối nghịch, và 
phái Cánh tả mới cũng kích thích sự ra đời của phong trào đấu tranh bảo vệ môi 
trường vào giữa thập niên 1960. Nhiều người đã được giác ngộ sau khi cuốn sách 
“Mùa xuân im lặng" của Rachel Carson được xuất bản năm 1962. Cuốn sách này 
đã cáo buộc rằng các loại thuốc trừ sâu hóa học, đặc biệt là DDT - làm nguyên 
nhân gây bệnh ung thư và một số căn bệnh nguy hiểm khác. Mối lo ngại của dân 
chúng về môi trường đã tiếp tục tăng lên trong suốt thập niên 1960 và nhiều người 
đã nhận thức được về các chất gây ô nhiễm xung quanh họ như: khí thải ôtô, chất 
thải công nghiệp, các vụ tràn dầu, đều là mối đe dọa đối với sức khoẻ của họ và 
cảnh quan môi trường xung quanh. Vào ngày 22/4/1970, lần đầu tiên, các trường 
học và các cộng đồng dân cư trên toàn nước Mỹ đã kỷ niệm Ngày Trái Đất. Các 
cuộc hội thảo đã giúp người Mỹ hiểu được mối hiểm họa to lớn của ô nhiễm môi 
trường. 
 Mặc dù không mấy ai phản đối ô nhiễm là một vấn đề nghiêm trọng, nhưng các 
giải pháp đề xuất đều tốn kém và chưa tiện lợi. Nhiều người tin rằng những giải 
pháp này sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế và từ đó khiến mức sống của người Mỹ 
bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, vào năm 1970, Quốc hội đã sửa đổi Điều luật Không khí 
Sạch năm 1967 nhằm xây dựng những tiêu chuẩn thống nhất trên toàn quốc về 
chất lượng không khí. Quốc hội cũng thông qua Đạo luật Cải thiện Chất lượng 
Nước, buộc những người gây ô nhiễm phải chịu trách nhiệm dọn sạch những vết 
dầu loang ngoài khơi. Cũng vào năm 1970, Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) đã 
được thành lập và hoạt động như một cơ quan liên bang độc lập kiểm soát các 
hành vi vi phạm luật bảo vệ môi trường. Trong suốt ba thập niên sau này, nhờ có 
luật pháp quy định mà quyền lực của EPA ngày càng được tăng cường, và tổ chức 
này đã trở thành một trong những cơ quan chính phủ tích cực nhất, chuyên ban 
hành những quy định về chất lượng không khí và chất lượng nước. 
 KENNEDY VÀ SỰ TÁI NỔI LÊN CỦA CHỦ NGHĨA TỰ DO CÙNG VỚI 
VAI TRÒ LỚN CỦA CHÍNH PHỦ 
 Đến năm 1960, Chính phủ trở thành một lực lượng đầy quyền lực trong đời 
sống dân chúng. Trong cuộc Đ ại suy thoái những năm 1930, các cơ quan hành 
pháp mới đã được thành lập để giải quyết nhiều vấn đề trong cuộc sống thường 
ngày của người dân. Trong Chiến tranh Thế giới Thứ hai, số lượng người làm việc 
cho Chính phủ Liên bang đã tăng từ một triệu người lên 3, 8 triệu người, sau đó 
giữ ở mức ổn định là 2,5 triệu người trong những năm 1950. Chi tiêu của Liên 
bang là 3.100 triệu đô-la năm 1929, tăng lên 75.000 triệu đô-la năm 1953 và lên 
tới 150.000 triệu đô la trong những năm 1960. 
 Đa số người Mỹ đều chấp nhận vai trò ngày càng lớn của Chính phủ, mặc dù lại 
bất đồng ý kiến trong việc xem xét xem phạm vi quyền lực của chính phủ sẽ được 
tiếp tục mở rộng đến mức nào trong tương lai. Nhìn chung, phái Dân chủ muốn 
Chính phủ đảm bảo được tăng trưởng và ổn định. Họ muốn tăng cường hơn nữa 
các hình thức phúc lợi liên bang về giáo dục, y tế và an sinh. Những người theo 
Đảng Cộng hòa thì đồng tình với mức trách nhiệm cao của Chính phủ, đồng thời 
hy vọng hạn chế chi tiêu và khuyến khích các sáng kiến cá nhân. Cuộc bầu cử tổng 
thống năm 1960 đã phản ánh rất rõ nét sự phân chia tương đối cân bằng giữa hai 
khuynh hướng trên trong xã hội Mỹ lúc bấy giờ. 
 John F. Kennedy, người chiến thắng của Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử tổng 
thống năm 1960, 43 tuổi, là người đắc cử tổng thống trẻ nhất trong lịch sử nước 
Mỹ cho tới thời điểm đó. Trên truyền hình, trong một loạt các cuộc tranh luận với 
đối thủ của mình là Richard Nixon, ông đã tỏ ra là người có năng lực, có tài biện 
thuyết, năng nổ và đầy nhiệt huyết. Trong chiến dịch tranh cử, ông đã trình bày rất 
sôi nổi về kế hoạch chuyển mình của nước Mỹ trong thập niên mới, cho một ranh 
giới mới đang tồn tại cho dù chúng ta có tìm kiếm nó hay không. Trong bài diễn 
văn nhậm chức đầu tiên của mình, ông đã kết luận bằng một lời kêu gọi đầy thuyết 
phục: "Bạn đừng hỏi đất nước đã làm được gì cho bạn, mà hãy hỏi bạn sẽ có thể 
làm được gì cho đất nước. 
 Trong suốt thời gian ngắn ngủi trên cương vị tổng thống, sự kết hợp đặc biệt 
giữa sức hút, trí thông minh và phong thái của Kennedy - những điều này còn ấn 
tượng hơn nhiều so với chương trình lập pháp của ông - đã khiến ông giữ được sự 
nổi tiếng và có ảnh hưởng mạnh mẽ tới những thế hệ chính khách kế tiếp. 
 Kennedy mong muốn tăng cường phúc lợi kinh tế cho tất cả công dân Mỹ, tuy 
nhiên, thắng lợi quá sít sao trong cuộc tranh cử đã hạn chế quyền lực của ông. Tuy 
Đảng Dân chủ đã kiểm soát cả hai Viện của Quốc hội, nhưng phe bảo thủ miền 
Nam thuộc Đảng Dân chủ lại thường về cánh với Đảng Cộng hòa trong các vấn đề 
liên quan đến mức độ can thiệp của Chính phủ vào đời sống kinh tế. Họ phản đối 
các kế hoạch tăng trợ cấp liên bang cho giáo dục, cung cấp bảo hiểm y tế cho 
người già và thành lập một Bộ mới - Bộ Vấn đề Đô thị. Vì thế, bất chấp tài hùng 
biện của ông, các chính sách của Kennedy thường bị hạn chế và bị ngăn cản. 
 Một ưu tiên lớn của Kennedy là tìm cách chấm dứt suy thoái, một xu thế đang 
diễn ra khi ông lên nhậm chức, và phục hồi tăng trưởng. Nhưng vào năm 1962, khi 
ông thành công trong việc hạn chế sự tăng giá quá mức trong ngành công nghiệp 
chế tạo thép, theo nhìn nhận của Chính phủ, thì Kennedy không còn chiếm được 
lòng tin của giới lãnh đạo doanh nghiệp nữa. Tuy ông đã thành công trong những 
mục tiêu trước mắt, nhưng ông lại mất dần những nguồn ủng hộ quan trọng. Khi 
được cố vấn kinh tế của mình thuyết phục là việc cắt giảm mạnh các khoản thuế sẽ 
thúc đẩy phát triển kinh tế, Kennedy đã đệ trình lên Quốc hội một dự luật về giảm 
thuế. Tuy nhiên, phái đối lập bảo thủ trong Quốc hội đã dập tắt mọi hy vọng của 
ông về việc dự luật sẽ được thông qua, vì hầu hết các nghị sỹ trong Quốc hội đều 
cho rằng một đạo luật như vậy sẽ chỉ làm cho ngân sách bị thâm hụt trầm trọng 
thêm. 
 Các cải cách lập pháp của chính quyền Kennedy còn nghèo nàn hơn. Tổng 
thống đã có một số hành động thiện ý đối với lãnh tụ của các phong trào đòi quyền 
công dân nhưng không đạt được những mục tiêu của phong trào này cho tới khi 
Martin Luther King Jr. buộc ông phải ra tay năm 1963. Giống như Truman, 
Kennedy không thể thuyết phục được Quốc hội thông qua các khoản trợ cấp liên 
bang cho giáo dục công, chương trình chăm sóc y tế cho người già. 
 Ông chỉ đạt được thành công khiêm tốn trong việc đòi tăng mức lương tối thiểu 
cho người lao động. Tuy nhiên, ông đã đảm bảo được việc cấp vốn cho chương 
trình nghiên cứu vũ trụ và đã lập ra các Tổ chức Hòa bình đưa người Mỹ ra nước 
ngoài để trợ giúp cho các nước đang phát triển và đáp ứng những nhu cầu của họ. 

File đính kèm:

  • pdfphong_trao_van_hoa_doi_khang.pdf
Ebook liên quan