Phương pháp giáo dục trẻ từ 1 đến 2 tuổi
Tóm tắt Phương pháp giáo dục trẻ từ 1 đến 2 tuổi: ...ng với đứa trẻ này, có vẻ như khó chơi với món đồ chơi đó. Một lúc sau, đứa bé cầm cái đồ chơi đó, bắt đầu ném văng hết các thanh gỗ của đồ chơi trên bàn đi. Thấy thế người mẹ cuống quít hét lớn “Không được thế!”. Tôi nói với người mẹ “Không làm gì phải nói không được với con thế. Trẻ con t...hi mẹ ở bên con, khi thay quần áo cho con, khi ăn cơm, khi đi dạo... đều phải nói chuyện với con thật nhiều. Khi vào bồn tắm, cố gắng dạy cho con biết các từ về cơ thể, như mắt, tai, mũi, mắt, tay, chân, đầu gối... vv... Cũng tương tự vậy, hãy dạy cho con tên của càng nhiều đồ vật trong nhà...oại ngữ, không chỉ dựa vào kí ức để nhớ. Từ ngữ lọt vào tai trẻ, nằm trong vùng tiềm thức, được phân tích, tổng hợp bằng một bộ máy computer siêu tốc, quản lý theo sự việc và bật ra.”. Trước đây, tôi đã đề cập tới việc, trẻ nhỏ sinh ra đã có sẵn một vùng ngôn ngữ bẩm sinh. Năng lực tiềm tài ...
Phương pháp giáo dục trẻ từ 1 đến 2 tuổi PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TRẺ TỪ 1 ĐẾN 2 TUỔI Khi bé trong độ tuổi này cần đạt được 3 kỹ năng đó là đi, đứng và cằm nắm đồ đơn giản. Ban nghiên cứu giáo dục trẻ nhũ nhi thuộc đại học Havard cho biết rằng những trẻ phát triển kỹ năng cao trong giai đoạn từ sau sinh 1 năm tới 3 năm... Những trẻ em kém phát triển kỹ năng, thường là hàng ngày bị nhốt trong cũi, ngồi trên giường, không được vận động cơ thể một cách tối đa. Trẻ phát triển mà thiếu vận động, hơn nữa, chính vì thế mà lời nói gọi, hỏi, tác động lên chúng cũng ít đi. Còn những trẻ em phát triển kỹ năng cao, vào giai đoạn này, đã được vận động cơ thể một cách thoải mái, tối đa. Đồng thời, tự bản thân trẻ cũng trải nghiệm bằng thân thể và tích lũy được nhiều kĩ năng cơ bản, đơn giản song rất đa dạng. Những trẻ em kém phát triển kỹ năng, ngược lại, là những trẻ đã sống những ngày lặp đi lặp lại, không vận động gì cả. Trẻ sơ sinh được sinh ra cùng với lòng ham tìm hiểu, muốn học thật nhiều từ môi trường xung quanh. Khả năng vận động, khả năng ngôn ngữ, khả năng nhớ các kỹ năng giúp cho trẻ thỏa mãn lòng ham tìm hiểu này. Vì vậy, việc làm của cha mẹ là phải giúp trẻ thỏa mãn lòng ham tìm hiểu này. Đây là công việc đầu tiên của việc giáo dục- dạy- con. Nhiệm vụ của cha mẹ là chuẩn bị sẵn sàng một môi trường trợ giúp để trẻ có thể phát triển tối đa nhiều khả năng ưu tú bẩm sinh sẵn có từ khi trẻ được sinh ra đời. Thế nhưng, những việc thường thấy, lại ngược lại hoàn toàn. Lòng ham tìm hiểu mãnh liệt nơi trẻ nhỏ mãnh liệt là vậy, mà sự nỗ lực của cha mẹ thông thường thường rất hạn chế. Cha mẹ thông minh phải tìm cách tránh rơi vào tình trạng đó mới được. Việc đầu tiên, cha mẹ của trẻ hơn 1 tuổi, là chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho bé được vận động tối đa. Trẻ có trèo ra khỏi cũi của nó, cũng không được la mắng! Nhìn thấy hành động của con, cho ngay đó là trẻ nghịch ngợm, là mắng luôn, là dập tắt lòng ham tìm hiểu của trẻ, tức là thể hiện ngay lòng phản kháng cho trẻ biết. Sự thất bại trong giáo dục trẻ bắt đầu từ đây. Điều quan trọng, là luôn phải nghĩ rằng, làm thế nào để cho trẻ được tự do vận động. Cha mẹ cần có sự tôn trọng những việc trẻ làm, và có thái độ trông nom bé khỏi bị nguy hiểm. Cho trẻ ra chỗ rộng, cho trẻ đi bộ cho thật thoải mái. Với trẻ nhớ được kỹ năng đi bộ, thì việc quan trọng nhất là làm sao cho trẻ đi bộ hết mức có thể. Vào những ngày đẹp trời, dẫn trẻ ra công viên, ra quảng trường, cho trẻ chơi thật là đã. Rồi cho trẻ tập cầm đồ vật vừa tay, giơ lên, hạ xuống, cầm ra chỗ được bảo... đó là những vận động rất tốt cho trẻ. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TRẺ TỪ 1 ĐẾN 2 TUỔI Thời kỳ từ 1 tuổi tới 1 tuổi 8 tháng ở trẻ nhỏ gọi là thời kỳ thích làm thử. Ở thời kỳ này trẻ thích được thử trải nghiệm với trọng lượng, quĩ đạo, quán tính, độ nảy... Phải cho trẻ được trải nghiệm tối đa cái thú thích làm thử này. Trẻ có cầm cái khăn trải bàn mà kéo, cốc chén trên bàn rơi loảng xoảng, đổ vỡ cũng tuyệt nhiên không được mắng. Vì đó là trẻ đang tìm ra “phát minh” mới của mình. Đó là việc hiểu ra với vật ở xa, có thể kéo lại cho gần được; đó là hiện tượng đồ vật rơi từ trên cao xuống, có cái vỡ tan, có cái nguyên lành... Không được vì trẻ làm rơi vỡ món đồ quí giá mà mắng trẻ gay gắt. Vì hành động của trẻ không phải là ác ý, hành động đó cũng không phải thể hiện tính cách đổ đốn, nên tuyệt nhiên không được mắng trẻ khi đó. Mà việc đáng làm là phải tìm chỗ nào đó cất cẩn thận những món đồ quí giá đó thì hơn! Hôm trước, có một người mẹ dẫn đứa con 1 tuổi rưỡi tới hỏi về cách dạy trẻ. Trong khi tôi và người mẹ nói chuyện, tôi đã đưa sẵn cho đứa trẻ món đồ chơi là time-shock. Cũng có trẻ độ tuổi này, chơi mê mải hết công suất món đồ chơi đó. Nhưng với đứa trẻ này, có vẻ như khó chơi với món đồ chơi đó. Một lúc sau, đứa bé cầm cái đồ chơi đó, bắt đầu ném văng hết các thanh gỗ của đồ chơi trên bàn đi. Thấy thế người mẹ cuống quít hét lớn “Không được thế!”. Tôi nói với người mẹ “Không làm gì phải nói không được với con thế. Trẻ con thời kỳ này đều thế, là thời kì thích làm thử. Trẻ hành động vậy là vì nó có mục đích gì đó, đừng có cấm nó, hoặc nói “không được thế” ngay! Mà hãy xem xem con làm gì đã!”. Đứa bé ném hết sạch các thanh gỗ trên bàn xuống đất rồi, nó tụt xuống khỏi ghế, nhặt nhạnh cho bằng hết các thanh gỗ trên sàn nhà, để lên bàn, rồi lại trèo trở lại ghế ngồi, bắt đầu ném từ trên bàn xuống đất. Đứa bé rõ ràng đang hành động một cách có mục đích. Có thể là một thực nghiệm về trọng lực, cũng có thể là một phát minh ra một kiểu chơi mới. Tùy theo lực ném là mạnh hay yếu mà thanh gỗ bay xa hay gần, đó là những điều trẻ trải nghiệm thấy, thấy vui với trò đó. Với kiểu chơi như vậy, trẻ học được rất nhiều điều. Vì vậy, hãy quan sát kỹ hành động của trẻ thì hơn! Hãy quan sát xem, hướng ném của trẻ thế nào, trẻ cầm tay nào để ném, tay phải hay tay trái? tư thế ném của trẻ có thay đổi qua từng lần ném không? độ mạnh yếu của mỗi lần ném có khác nhau không? Qua những cách chơi như vậy, trẻ không chỉ có thêm trí tuệ, mà còn được thỏa mãn lòng thích tìm hiểu của mình, nảy sinh sự tích cực khi được tiếp xúc với sự vật bên ngoài. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TRẺ TỪ 1 ĐẾN 2 TUỔI Vào thời kỳ này, khả năng hiểu ngôn ngữ của trẻ phát triển cực kỳ tập trung. Các cơ quan phát âm phát triển vượt trội, giúp trẻ đã có thể phân biệt và sử dụng âm tiết một cách chính xác... Vào thời kỳ này, khả năng hiểu ngôn ngữ của trẻ phát triển cực kỳ tập trung. Các cơ quan vùng hàm, họng để phát âm phát triển vượt trội, giúp trẻ đã có thể phân biệt và sử dụng âm tiết một cách chính xác. Trẻ cũng có thể nói được những câu kết nối của 2, 3 từ liền nhau. Thời kỳ này mà còn cho trẻ ngậm ti giả sẽ khiến cho các cơ quan vùng vòm họng để điều chỉnh âm tiếng không phát triển, trẻ sẽ chậm biết nói, đây là điều cần hết sức lưu ý. Nên cho trẻ cai sữa, cai ti giả trong khoảng từ 8 tháng tới 1 năm tuổi. Ở cuối giai đoạn này, khả năng bắt chước lời nói dần đi vào hoàn chỉnh. Khoảng 1 tuổi rưỡi, bé mới chỉ nói được khoảng 40, 50 từ đơn, nhưng khi tròn 2 tuổi trẻ sẽ nói được khoảng 300 từ. Đương nhiên, khả năng hiểu lời mẹ nói cũng tiến bộ vượt trội, nhưng để được như vậy, cần có sự trợ giúp của người mẹ. Mỗi khi mẹ ở bên con, khi thay quần áo cho con, khi ăn cơm, khi đi dạo... đều phải nói chuyện với con thật nhiều. Khi vào bồn tắm, cố gắng dạy cho con biết các từ về cơ thể, như mắt, tai, mũi, mắt, tay, chân, đầu gối... vv... Cũng tương tự vậy, hãy dạy cho con tên của càng nhiều đồ vật trong nhà càng tốt. Hãy duy trì cuốn sách từ lúc sơ sinh 5,6 tháng đã cho trẻ xem. Hãy làm một giá sách cho riêng trẻ, trên đó xếp các cuốn sách đã mua cho trẻ lên đó. Khi đó, trẻ sẽ rút một quyển trên giá xuống, đưa cho mẹ, đòi mẹ đọc cho, đúng không? Cha mẹ hãy đọc cuốn đó, say sưa như đọc lần đầu, lặp đi lặp lại biết bao nhiêu lần cũng không được tỏ ra chán nản với việc đó. Thời kỳ này mà đọc thật nhiều sách cho trẻ, sẽ là bí quyết để biến trẻ thành một người yêu thích sách. Đồng thời trí tuệ của trẻ cũng vì thế mà tiến bộ không ngừng. Thời kỳ này, số lượng từ mà trẻ nghe được càng nhiều thì khoảng sau sinh nhật 2 tuổi, trẻ sẽ có một vốn từ cực kỳ phong phú. Như trong chương 1 tôi đã trình bày, có một sự hiểu lầm rất lớn về ngôn ngữ của trẻ thời kỳ này. Đó là cách suy nghĩ rằng chả cần phải dạy trẻ từ ngữ gì mà tự nhiên tới lúc đó trẻ sẽ tự biết nói. Ví dụ, tiếng La tinh hiện nay đang là ngôn ngữ bị diệt vong. Vì vậy, chỉ còn một số ít học giả còn nói được lưu loát ngôn ngữ này. Nhưng ngày xưa, từ gã vô học tới nông dân bách tính ở Rôm đều nói trôi chảy ngôn ngữ này được. Đến cả con trẻ 2,3 tuổi ở Rôm lúc đó cũng dễ dàng nói hiểu cái thứ tiếng khó nghe này. Khi đó nảy sinh quan điểm, cái thần bí là ở chỗ, ngôn ngữ, không phải là thứ để học và nhớ, mà là cái thứ con người buột ra từ bên trong cơ thể. Từ đó, nảy sinh tiếp một quan điểm sai lầm cho rằng, việc giáo dục ngôn ngữ (dạy nói) không phải là việc của các cha xứ nữa. Loài người tiến hóa theo quá trình tự nhiên. Ngôn ngữ của trẻ nhỏ không phải bắt đầu từ việc nghe, mà học một cách tự nhiên từ môi trường bên ngoài. Thế nhưng, trong khi trẻ em ở các nước đang phát triển chỉ học một số lượng ít ỏi từ ngữ, thì các trẻ em sống trong môi trường văn hóa cao lại có thể sử dụng chính xác rất nhiều từ ngữ khó gấp nhiều lần. Cái gọi là môi trường văn hóa cao, thực ra là để chỉ một môi trường giàu ngôn ngữ. Nhìn vào đây ta thấy, khả năng ngôn ngữ của trẻ thực sự là tùy thuộc vào môi trường. Các bậc cha mẹ cần phải hiểu rằng, càng nhập dữ liệu vào đầu cho trẻ càng nhiều từ ngữ, thì lượng từ trẻ nói ra được mới phong phú. Học giả Chom Ski nói “Việc trẻ nhỏ nhớ từ ngữ, cũng như việc người lớn học ngoại ngữ, không chỉ dựa vào kí ức để nhớ. Từ ngữ lọt vào tai trẻ, nằm trong vùng tiềm thức, được phân tích, tổng hợp bằng một bộ máy computer siêu tốc, quản lý theo sự việc và bật ra.”. Trước đây, tôi đã đề cập tới việc, trẻ nhỏ sinh ra đã có sẵn một vùng ngôn ngữ bẩm sinh. Năng lực tiềm tài nơi trẻ nhỏ mới chỉ được sử dụng chút ít, còn lại tới gần 100% nên trẻ có thể tinh thông được với cả những từ rất khó. Người lớn đã mất dần năng lực này, chỉ còn có thể sử dụng 5% đó thôi. Chính vì vậy, khi khả tiềm tàng còn tới gần như 100% này, phải tận dụng dạy cho trẻ được càng nhiều từ càng tốt. Càng dạy nhiều từ ngữ cho trẻ, trí não của trẻ phát triển, thành một em bé thông minh. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TRẺ TỪ 1 ĐẾN 2 TUỔI Tiếng máy ở đây là tiếng TV, radio, băng cát sét, CD, video. Nếu mỗi ngày để trẻ nghe liên tiếp 5,6 tiếng đồng hồ, trẻ sẽ quen với tiếng máy, sẽ không có phản ứng với tiếng người thực một cách chính xác nữa... Không phải là tuyệt đối không cho trẻ nghe băng, CD, nhưng cho trẻ nghe cả ngày thứ tiếng máy đó, sau này sẽ gặp rắc rối khi trẻ giao tiếp thật với người thật. Ví dụ như không biết hội thoại với người khác, hay nói lẩm bẩm một mình. Để chữa những triệu chứng đó, trước tiên là dừng ngay việc cho trẻ nghe nhiều tiếng máy lại, chính người mẹ phải nói chuyện nhiều với con bằng giọng thật của mình, thật nhiều. Cũng qua những câu chuyện, hội thoại giữa mẹ và con này, tình yêu thương của mẹ được truyền tải nhiều nhất, con được mẹ công nhận, con có lòng tự tin, trẻ sẽ trưởng thành hơn nhiều. Việc quan trọng, là để cho trẻ phát âm được nhiều. Sau đó là dạy bé nói đúng, phát âm chuẩn, lặp đi lặp lại. Hãy nghĩ như là mình đang dạy cho trẻ bị khuyết tật não vậy. Dạy trẻ thật nhiều từ ngữ phong phú, cho trẻ nói bật những từ ngữ đó thành tiếng, khen ngợi trẻ, tạo cho trẻ lòng tự tin. Một việc muốn các cha mẹ nên biết, là ở những trẻ khuyết tật não hay 5 giác quan, thường các chức năng đó không bằng được trẻ bình thường, nên các việc kích thích hoạt động như nói trên lại càng cần thiết. Nhưng thực tế, bằng các biện pháp như nói trên, nhiều khả năng trẻ khuyết tật cũng được phục hồi chức năng hơn cả ở trẻ bình thường. Hơn nữa, kể cả trẻ bình thường và trẻ khuyết tật, đến 1 tuổi rưỡi, cũng nên dạy chữ cho trẻ. Trẻ khuyết tật cũng rất thích nhớ chữ, kể cả chữ Hán. Thời kỳ này, việc nhớ chữ của trẻ là do thị giác phát triển, cấu tạo của não có biến đổi, kỹ năng biến đổi. Vì vậy mà trẻ bình thường trở thành thiên tài, trẻ khuyết tật cũng trưởng thành như một trẻ bình thường hoặc hơn thế nữa. Khi trẻ nhớ chữ, trong tế bào não lượng phân tử kí ức RAN được tăng lên nhiều, khác hẳn với chất lượng não của trẻ chưa biết chữ. Chính vì thế, trong giai đoạn này, hãy dạy cho trẻ biết chữ, biết đọc. Ví dụ như khi đang chơi, cho bé ghép tranh với chữ phù hợp, miếng card vẽ tranh con chó ghép với miếng card ghi chữ Chó, bảo bé nhặt card có ghi chữ Chó lên, đọc mẫu cho bé, cứ từng chút một như vậy, dạy bé đọc nhiều từ lên. Dạy bé hết chữ cái trong bảng chữ cái. Nhớ hết bảng 28 chữ cái tiếng Việt, bé có thể ghép vần của từ đơn giản, đọc được những câu đơn giản. Việc dạy và luyện tập cho trẻ, nhớ là phải là công việc thực hiện hàng ngày, mỗi ngày một chút, lặp đi lặp lại nhiều lần, thì trẻ nào cũng có thể nhớ được. Cùng với việc đó, trẻ sẽ hiểu được lòng yêu thương sâu sắc của mẹ dành cho mình, trẻ học được tính nhẫn nại... Nếu không biết nhìn tâm tính con để lựa cho khéo, chắc chắn sẽ thất bại. Không nên bắt trẻ tập trung cho mỗi lần dạy - luyện trong thời gian quá lâu / lần. Hãy bắt đầu khoảng 2, 3 phút / lần đến khoảng 5 phút / lần là được. Dần dần trẻ thích trò chơi với chữ mới kéo dài thời gian dần ra. Nếu ép quá, trẻ thành ra phản ứng tiêu cực với chữ.
File đính kèm:
- phuong_phap_giao_duc_tre_tu_1_den_2_tuoi.pdf