Phương pháp grap trong dạy học sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh (Phần 1)

Tóm tắt Phương pháp grap trong dạy học sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh (Phần 1): ... liệu giáo khoa bằng một grap là đã trực quan hoá được những mối liên hệ, quan hệ bản chất trong các khái niệm tạo nên tài liệu giáo khoa đó. Grap giúp học sinh cấu trúc hoá một cách dễ dàng nội dung tài liệu giáo khoa và hiểu bản chất, nhớ lâu hơn, vận dụng hiệu quả hơn. Như vậy, A.M.Xokh... riêng rộng” và đã được một số nhà lý luận dạy học cải biến theo những quy luật tâm lý và lý luận dạy học để sử dụng vào dạy học với tư cách là một phương pháp dạy học. Chuyển hoá grap toán học thành grap dạy học dựa trên cơ sở toán học (lý thuyết grap); cơ sở triết học (tiếp cận lý th...à phân tích đối tượng nghiên cứu thành các yếu tố cấu trúc và tổng hợp các yếu tố đó lại trong một chỉnh thể trọn vẹn theo những quy luật tự nhiên. a. Phương pháp phân tích cấu trúc coi đối tượng nghiên cứu là một hệ thống, tức là một tổng thể gồm nhiều yếu tố (thành phần – cấu tạo) quan h...

pdf90 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 281 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Phương pháp grap trong dạy học sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh (Phần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
lôgic. Mô hình “mã hoá” là công cụ quan trọng để diễn ra 
những hành động tinh thần (trí óc), để phát triển tư duy trừu 
tượng. 
Việc dạy cho học sinh có khả năng mô hình hoá các mối 
quan hệ đã phát hiện, cũng như có khả năng sử dụng mô 
hình đó để tiếp tục phân tích đối tượng là việc làm cần thiết 
nhằm phát triển trí tuệ học sinh. 
Sử dụng grap trong dạy học thực 
chất là hành động mô hình hoá, 
tạo ra những đối tượng nhân tạo 
tương tự về một mặt nào đó với 
 73 
đối tượng hiện thực để tiện cho 
việc nghiên cứu. 
Có thể nói grap thuộc loại mô hình 
“mã hoá” về các đối tượng nghiên 
cứu. Loại mô hình này có ý nghĩa 
trong việc hình thành các biểu tượng 
(giai đoạn thứ nhất của tư duy), nó 
cũng có ý nghĩa quan trọng trong các 
thao tác tư duy trừu tượng hoá - khái 
quát hoá. Đặc biệt mô hình grap có ý 
nghĩa trong việc tái hiện và cụ thể hoá 
khái niệm. 
Về mặt tâm lý nhận thức, grap có những ý nghĩa sau : 
1. Grap giúp học sinh có một điểm tựa tâm lý rất quan trọng trong 
sự lĩnh hội đề tài dạy học. Từ những hình ảnh trực quan hoặc lời 
nói của giáo viên mô tả về đối tượng nghiên cứu, bằng các thao 
tác tư duy học sinh sẽ chuyển những thông tin đó sang “ngôn ngữ 
grap”, tức là học sinh tự thiết lập các grap trong não. Học sinh sẽ 
dễ dàng hiểu sâu được cái bản chất nhất, chủ yếu nhất, quan trọng 
nhất của nội dung học tập. Theo tâm lý học nhận thức, mọi hình 
ảnh (kể cả âm thanh) học sinh tri giác được đều được mô hình 
hoá bằng các thao tác tư duy, do đó grap đã giúp cho học sinh 
thuận lợi hơn trong khâu khái quát hoá. 
Grap là loại mô 
hình "mã hoá" 
 74 
2. Hình ảnh trực quan là điểm tựa quan trọng cho sự ghi nhớ và 
tái hiện tri thức của học sinh về nội dung bài học. Ngôn ngữ grap 
ngắn gọn súc tích chứa đựng nhiều thông tin sẽ giúp cho học sinh 
xử lý thông tin nhanh chóng và chính xác hơn. Đối với việc ghi 
nhớ, học sinh không phải học thuộc lòng mà chỉ cần ghi nhớ 
những dấu hiệu cơ bản của đối tượng nghiên cứu và các quy luật 
về mối quan hệ của các yếu tố trong một hệ thống nhất định. Còn 
đối với việc vận dụng tri thức HS phải thực hiện một thao tác tư 
duy là chuyển từ “ngôn ngữ grap” sang ngôn ngữ “ngữ nghĩa” 
việc làm này giúp cho học sinh vận dụng kiến thức chính xác và 
hiệu quả hơn. 
3. Sử dụng grap trong dạy học còn có tác dụng rèn luyện cho học sinh 
năng lực tư duy khái quát (tư duy hệ thống). Đây là một hoạt động có 
hiệu quả lâu dài, ảnh hưởng đến khả năng tư duy và hoạt động trong 
suốt cuộc đời của mỗi học sinh. 
3.4. CƠ SỞ LÝ LUẬN DẠY HỌC CỦA VIỆC SỬ DỤNG 
PHƯƠNG PHÁP GRAP DẠY HỌC 
Trong những năm gần đây, đã 
có những công trình khoa học 
xét quá trình dạy học dưới góc 
độ định lượng bằng những công 
cụ của toán học hiện đại. Việc 
này có tác dụng nâng cao hiệu 
quả của hệ dạy học cổ truyền, 
Theo lí thuyết thông tin 
quá trình dạy học tương 
ứng với một hệ thông báo 
gồm 3 giai đoạn: 
1. Truyền và nhận thông 
tin; 
2. Xử lý thông tin ; 
3. Lưu trữ và vận dụng 
thông tin. 
 75 
đồng thời mở ra những hệ dạy 
học mới tăng cường tính khách 
quan hoá (vạch kế hoạch chi tiết 
có tính algorit), cá thể hoá (nâng 
cao tính tích cực, tự lực và sáng 
tạo) 
ruyền thông tin không chỉ từ thày đến trò mà còn truyền 
từ trò đến thày (liên hệ ngược) hoặc giữa trò với các 
phương tiện dạy học (sách, đồ dùng dạy học...) hoặc 
giữa trò với trò. Như vậy, giữa thày và trò; giữa phương tiện 
học tập với trò; giữa trò với trò đều có các đường (kênh) để 
chuyển tải thông tin đó là: kênh thị giác (kênh hình); kênh 
thính giác (kênh tiếng); kênh khứu giác Trong đó, kênh thị 
giác có năng lực chuyển tải thông tin nhanh nhất, hiệu quả 
nhất. 
Grap có tác dụng mô hình hoá các đối tượng nghiên cứu và 
mã hoá các đối tượng đó bằng một loại “ngôn ngữ” vừa trực 
quan vừa cụ thể và cô đọng. Vì vậy, dạy học bằng grap có tác 
dụng nâng cao hiệu quả truyền thông tin nhanh chóng và 
chính xác hơn. 
ử lý thông tin là sử dụng các thao tác tư duy nhằm phân 
tích thông tin, phân loại thông tin và sắp xếp các thông 
tin vào những hệ thống nhất định (thiết lập mối quan hệ 
giữa các thông tin). Hiệu quả của những thao tác đó phụ 
thuộc vào chất lượng thông tin và năng lực nhận thức của 
T 
X 
 76 
từng học sinh. Tuy nhiên, nhờ các grap mã hoá các thông tin 
theo những hệ thống logic hợp lý đã làm cho việc sử lý thông 
tin hiệu quả hơn rất nhiều. 
ưu trữ thông tin là việc ghi nhớ kiến thức của học sinh. 
Những cách dạy học cổ truyền thường yêu cầu học sinh 
ghi nhớ một cách máy móc (học thuộc lòng) vì vậy học 
sinh dễ quên. Grap sẽ giúp học sinh ghi nhớ một cách khoa 
học, tiết kiệm “bộ nhớ” trong não học sinh. Hơn nữa việc ghi 
nhớ các kiến thức bằng grap mang tính hệ thống sẽ giúp cho 
việc tái hiện và vận dụng kiến thức một cách linh hoạt hơn. 
Tóm tắt chương 3 
Việc chuyển hoá grap toán học thành grap dạy học dựa trên 
các cơ sở khoa học là: Lý thuyết grap, lý thuyết hệ thống, tâm 
lý học nhận thức và lý luận dạy học. 
Một số khái niệm cơ bản 
 Chuyển hoá grap toán học thành grap dạy học. 
 Grap có hướng. 
 Grap vô hướng. 
 Grap phẳng. 
 Đường đi. 
 Cây - Cây nhị phân - Cây đa phân. 
 Phép duyệt cây. 
 Duyệt cây từ gốc. 
 Duyệt cây từ giữa. 
L
 77 
 Duyệt cây từ ngọn. 
 Hệ thống - cấu trúc. 
 Tiếp cận hệ thống - cấu trúc. 
 Mô hình. 
 Mô hình hoá. 
 Nhận thức. 
 Quá trình nhận thức. 
Câu hỏi thảo luận 
1. Hãy trình bày những hiểu biết về lý thuyết grap. 
2. Tóm tắt nội dung chính của lý thuyết hệ thống. 
3. Hãy trình bày những điểm chính của lý thuyết nhận thức. 
4. Hãy trình bày và cho ví dụ minh hoạ về các khâu của quá 
trình dạy học theo thuyết thông báo. 
Chương 4 
CÁC NGUYÊN TẮC 
 78 
XÂY DỰNG GRAP DẠY HỌC 
MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG 
- Hiểu và giải thích được các nguyên tắc xây dựng grap dạy 
học. 
- Trình bày được việc quán triệt các nguyên tắc đó trong dạy 
học sinh học 
NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG 
 - Nội dung của các nguyên tắc xây dựng grap. 
ác nguyên tắc xây dựng grap dạy học là những nguyên 
lý, phương châm chỉ đạo việc thiết kế grap nội dung và 
grap hoạt động dạy học. Dựa vào các nguyên tắc này để 
xác định nội dung, phương pháp, cách tổ chức, tính chất và 
tiến trình của việc thiết kế grap nhằm thực hiện mục đích dạy 
học phù hợp với những quy luật khách quan. 
Chuyển hoá grap toán học thành grap dạy học là vận dụng lý 
thuyết grap toán học để thiết kế grap dạy học. Quá trình đó 
được thực hiện theo những nguyên tắc sau: 
4.1. Nguyên tắc thống nhất giữa mục tiêu - nội dung – 
phương pháp dạy học 
Nguyên tắc này đòi hỏi khi thiết kế grap dạy học phải thống 
nhất được ba thành tố cơ bản của quá trình dạy học là mục 
tiêu – nội dung và phương pháp dạy học. Ba thành tố đó tác 
C 
 79 
động qua lại với nhau một cách hữu cơ, giải quyết tốt mối 
quan hệ này quá trình dạy học sẽ đạt kết quả cao. 
Quá trình dạy học gồm 6 thành tố cơ bản: Mục tiêu - nội 
dung - phương pháp - phương tiện - hình thức tổ chức - đánh 
giá, xét trong mối quan hệ giữa thày và trò. Nhiệm vụ của các 
nhà lý luận dạy học là nghiên cứu tìm ra những quy luật của 
sự tương tác giữa các thành tố này để điều khiển hợp lý quá 
trình dạy học nhằm đạt hiệu quả cao nhất. 
Trong việc chuyển hoá grap toán học 
thành grap dạy học sinh học nói 
chung, cần chú ý tới mối quan hệ 
giữa mục tiêu, nội dung và phương 
pháp dạy học. 
Mục tiêu dạy - học là những tiêu chí về mặt nhận thức và kỹ 
năng phải đạt được khi thực hiện một hoạt động dạy - học, có 
thể là cho một bài hoặc một chương cụ thể. Logic của mối 
quan hệ giữa mục tiêu - nội dung - phương pháp dạy học là: 
dựa vào nội dung sách giáo khoa đã được biên soạn, giáo 
viên phải phân tích nội dung, căn cứ vào đối tượng cụ thể để 
xác định những mục tiêu mà học sinh phải đạt được sau khi 
học một bài hoặc một chương. Để đạt được mục tiêu cần phải 
tập trung vào nội dung nào, sử dụng phương pháp dạy học 
nào, phương tiện dạy học nào để đạt hiệu quả cao nhất. 
 80 
Như vậy, mục tiêu bài học được xác 
định chủ yếu dựa vào nội dung bài học, 
đặc điểm tâm lý nhận thức của học sinh 
và năng lực sư phạm của giáo viên. 
Mục tiêu và nội dung kiến thức là cơ sở 
để xác định phương pháp dạy học phù 
hợp, theo hướng phát huy cao độ óc tư 
duy tìm tòi khám phá của học sinh để 
đạt được những mục tiêu đã đề ra. 
Thống nhất giữa mục tiêu – nội dung – phương pháp dạy học 
trong việc thiết kế grap dạy học, phải trả lời các câu hỏi sau: 
a. Thiết kế grap để làm gì ? 
- Học sinh phải đạt những gì sau khi kết thúc bài học? 
- Các kiểu dạy học nào phù hợp với mục tiêu đặt ra ? 
- Cần đặt các tình huống học tập nào để đạt được các mục 
tiêu đề ra? 
- Có cách nào biết được học sinh đã đạt hay không đạt 
những mục tiêu đã đề ra ? 
b. Grap được thiết kế như thế nào ? 
- Nội dung cần lập grap thuộc loại kiến thức nào ? 
- Xác định các yếu tố cấu trúc trong một tổng thể nhất định 
? 
- Các đơn vị cấu trúc trong nội dung đó liên hệ với nhau 
như thế nào? 
 81 
c. Việc thiết kế grap liên quan với việc sử dụng grap như 
thế nào? 
- Nội dung đó liên quan đến “kiểu dạy học nào” ? 
- Thuộc loại nghiên cứu tài liệu mới hay hoàn thiện tri thức 
hay kiểm tra đánh giá ? 
- Cần lựa chọn phối hợp những phương pháp dạy học nào 
để tổ chức quá trình dạy học bằng grap ? 
Thống nhất mục tiêu nội dung và phương pháp dạy học trong 
quá trình thiết kế và sử dụng grap là đặt ra và trả lời được các 
câu hỏi trên. Làm như vậy, chúng ta sẽ thiết kế được những 
grap đạt yêu cầu của nội dung một bài học không những về 
logic khoa học mà còn đảm bảo mục đích và cách sử dụng 
các grap đó. 
4.2. Nguyên tắc thống nhất giữa toàn thể và bộ phận 
Giải quyết mối quan hệ giữa toàn thể và bộ phận, thực chất là 
quán triệt tư tưởng tiếp cận cấu trúc hệ thống trong thiết kế 
grap nội dung và grap hoạt động dạy học. 
Quán triệt tư tưởng tiếp cận cấu trúc hệ thống trong việc thiết 
kế grap dạy học sinh học, cần phải trả lời được các câu hỏi 
sau : 
a. Thiết kế grap dạy học cho hệ thống nào? 
b. Có bao nhiêu yếu tố thuộc hệ thống? đó là những yếu tố 
nào? 
b. Các yếu tố trong hệ thống liên hệ với nhau như thế nào? 
 82 
c. Quy luật nào chi phối mối quan hệ của các yếu tố trong 
hệ thống? 
Trả lời các câu hỏi này, chúng ta sẽ xác 
định được các đỉnh của grap và các mối 
liên hệ giữa các đỉnh. Đặc biệt xác định 
mối quan hệ về mặt cấu trúc và chức 
năng giữa các đỉnh theo quy luật nhất 
định của tự nhiên. 
Ví dụ, Theo nguyên tắc thống nhất giữa toàn thể và bộ phận, 
khi thiết kế grap về “Xương đầu, thân và xương chi” có thể 
xác định bộ xương người là một hệ thống (toàn thể), trong đó 
các yếu tố cấu trúc (bộ phận) là xương đầu, xương thân và 
xương chi. Các yếu tố cấu trúc này quan hệ với nhau tạo nên 
chức năng nâng đỡ và bảo vệ các nội quan. 
 Ở cấp độ khác, có thể quan niệm mỗi yếu tố cấu trúc trong 
hệ thống lớn đó là một hệ thống nhỏ hơn, chẳng hạn cột sống 
và lồng ngực là các yếu tố cấu trúc của hệ thống xương thân. 
Cứ xét như vậy chúng ta sẽ xác định được vị trí các đỉnh của 
grap theo một hệ thống logic hợp lý. 
4.3. Nguyên tắc thống nhất giữa cụ thể và trừu tượng 
Con đường nhận thức thế giới khách quan của nhân loại mà 
V.Lênin đã nêu ra là: “Từ trực quan sinh động đến tư duy 
 83 
trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con 
đường biện chứng của việc nhận thức hiện thực khách quan ”. 
Cái cụ thể là hệ thống của toàn bộ 
những thuộc tính, những mặt, 
những quan hệ tác động qua lại lẫn 
nhau giữa chúng của sự vật hay 
hiện tượng khách quan. 
Cái trừu tượng là bộ phận của cái toàn bộ, được tách ra khỏi 
cái toàn bộ và được cô lập với mối liên hệ và với sự tương tác 
giữa các thuộc tính, các mặt, các quan hệ khác của cái toàn bộ 
ấy. 
Sự khác nhau giữa cái cụ thể và cái trừu tượng chỉ là tương 
đối. Trong mối liên hệ này, một vật có thể là cụ thể, nhưng 
trong mối liên hệ khác nó lại là trừu tượng. 
Ví dụ, phân tử là cái cụ thể so với nguyên tử, nhưng nó lại là 
trừu tượng so với chất hoá học. 
Tiêu chuẩn cơ bản để phân biệt 
cái cụ thể với cái trừu tượng là ở 
sự đối lập giữa tính toàn bộ với 
tính bộ phận của đối tượng mà ta 
so sánh, cái này là cụ thể so với 
cái 
kia, nếu cái thứ nhất là cái toàn bộ, cái đã phát triển so với cái 
kia. 
Mối quan hệ giữa cái 
cụ thể và cái trừu 
tượng 
Phân biệt giữa cái cụ 
thể với cái trừu tượng 
 84 
Theo thuyết nhận thức duy vật biện 
chứng, con đường nhận thức bao 
gồm 3 giai đoạn kế tiếp nhau là: Giai 
đoạn tri giác cảm tính về hiện thực; 
Giai đoạn tư duy trừu trượng; Giai 
đoạn tái sinh cụ thể trong tư duy. 
Nhận thức chỉ có thể bắt đầu từ cái cụ thể hiện 
thực, có thể tri giác trực tiếp bằng giác quan. 
Đây là giai đoạn phản ánh cảm tính - vật thể 
của hiện thực vào ý thức con người dưới dạng 
những tri giác, biểu tượng, mà cơ sở là hệ 
thống tín hiệu thứ nhất. 
Nguyên tắc trực quan trong dạy 
học sinh học nhằm làm cho giai 
đoạn nhận thức này thực hiện dễ 
dàng hơn. Những phương tiện trực 
quan sẽ tạo ra những hình ảnh cụ 
thể giúp cho học sinh thực hiện tốt 
các thao tác tư duy để nhận thức 
đối tượng. 
Những đối tượng có tính cụ thể (ví dụ hình dạng ngoài của 
sinh vật ...) thì những hình ảnh của đối tượng sẽ tạo ra những 
biểu tượng trong nhận thức. Còn những đối tượng mang tính 
trừu tượng (không nhận biết trực tiếp được bằng các giác 
Ba giai đoạn của 
quá trình nhận 
thức 
Vai trò của nguyên 
tắc trực quan trong 
dạy học sinh học 
 85 
quan) có thể thông qua các mô hình để tạo ra những biểu 
tượng cụ thể hơn của đối tượng. 
 Grap là một trong những loại mô hình có thể 
mô hình hoá các đối tượng cụ thể và cụ thể 
hoá các đối tượng trừu tượng trở thành mô 
hình cụ thể trong nhận thức. 
Một trong những thao tác tư duy là trừu tượng hoá, cái cụ thể 
hiện thực cần phải được soi sáng bằng tư duy để phát hiện ra 
cái bản chất, cái cơ sở chung có 
 tínhquy luật của đối tượng. 
Đồng thời gạt bỏ những cái 
thứ yếu, không bản chất của 
đối tượng, tức là tách cái bản 
chất ra khỏi cái không bản 
chất của đối tượng nghiên cứu. 
Trong giai đoạn này, sự nhận 
thức đi từ cái cụ thể cảm tính 
lên cái trừu tượng bản chất. 
Đó là sự phản ánh trừu tượng - khái quát hoá dưới dạng 
những khái niệm quy luật, học thuyết dựa vào cơ sở sinh lý 
học là hệ thống tín hiệu thứ hai. 
Khi nhận thức đã đạt tới trình độ trừu tượng hoá cần thiết, tới 
một khái niệm hay quy luật, tức là tới bản chất của hiện 
tượng thì sự nhận thức bắt đầu vận động theo hướng ngược 
Trong giai đoạn trừu tượng 
hoá, grap có ý nghĩa là 
phương tiện để mô hình 
hoá các mối quan hệ bản 
chất của đối tượng, làm cho 
những vấn đề vốn trừu 
tượng trở nên cụ thể hơn 
trong tư duy. 
 86 
lại: từ trừu tượng, tư duy tiến lên cụ thể nhằm phản ánh được 
cái cụ thể vào trong tư duy một cách bản chất hơn, sâu sắc 
hơn, có tính quy luật. 
Trong quá trình nhận thức, ở giai đoạn đầu grap có tác dụng 
chuyển từ cái cụ thể thành cái trừu tượng và nó trở thành cái 
trừu tượng xuất phát. Còn trong giai đoạn tái sinh cụ thể, grap 
có tác dụng chuyển từ cái trừu tượng thành cụ thể. Như vậy, 
dùng grap thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng trong 
tư duy sẽ làm cho hoạt động tư duy hiệu quả hơn. Cụ thể đối 
lập với trừu tượng, tính chất đó cũng chỉ là tương đối. 
Ví dụ, trong dạy học GP-SLN, nếu coi “kiến thức giải phẫu” 
là cái cụ thể thì “kiến thức sinh lý” là cái trừu tượng. Trong 
loại kiến thức về sinh lý thì “hiện tượng sinh lý” là cái cụ thể, 
còn “quá trình sinh lý” là cái trừu tượng... 
Khi thiết kế grap dạy học, cần xác định rõ mối quan hệ giữa 
cụ thể và trừu tượng của từng đối tượng riêng biệt, từ đó đề ra 
những giải pháp hữu hiệu. 
Ví dụ, khi dạy về cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn. 
Chúng ta có thể coi cấu tạo hệ tuần hoàn là cái cụ thể, nên từ 
những mô hình (mẫu vật, tranh ảnh) dùng grap để trừu tượng 
hoá và khái quát các thành phần cấu tạo của hệ tuần hoàn 
gồm có : tim và hệ mạch. Còn các kiến thức về hoạt động của 
hệ tuần hoàn được coi là cái trừu tượng nên dùng grap để cụ 
 87 
thể hoá thành mô hình giúp cho học sinh dễ hiểu hơn (hình 
4.1). 
Như vậy, thực hiện nguyên tắc thống nhất giữa cụ thể và trừu 
tượng trong việc thiết kế và sử dụng grap dạy học, chúng ta 
cần xác định rõ cái cụ thể và cái trừu tượng trong từng đối 
tượng, để định hướng nhận thức cho học sinh. Thống nhất 
được hai mặt này sẽ hình thành tư duy hệ thống, phát triển 
năng lực sáng tạo của học sinh nhằm phát triển tư duy cụ thể 
và phát triển tư duy trừu tượng. 
Ví dụ, mô hình hóa cấu tạo và sự hoạt động của hệ tuần hoàn 
bằng grap sau sẽ giúp cho học sinh hiểu bài nhanh hơn và ghi 
nhớ lâu bền hơn. 
Tâm thất 
phải 
Van tổ 
chim 
ĐM 
phổi 
Tâm nhĩ 
phải 
TM 
chủ 
Van tim 3 lá 
TM 
phổi 
Tâm thất 
trái 
Van tổ 
chim 
ĐM 
chủ 
Nửa tim 
trái 
Tim 
Nửa tim 
phải 
Tâm nhĩ 
trái 
MM 
phổi 
Mao 
mạch 
các 
cơ 
quan 
Van tim 2 lá 
 88 
Hình 4.1. Cấu tạo và hoạt động của hệ tuần hoàn 
4.4. Nguyên tắc thống nhất giữa dạy và học 
Quán triệt nguyên tắc này có ý nghĩa chỉ đạo việc thiết kế 
grap nội dung và grap hoạt động dạy học phải thống nhất với 
nhau. Nội dung cơ bản của nguyên tắc này là đảm bảo sự 
thống nhất giữa hoạt động dạy của thày và hoạt động học của 
trò nhằm phát huy cao độ tính tự giác, tính tích cực, tính tự 
lực lĩnh hội tri thức của trò dưới sự chỉ đạo của thày. 
Thống nhất giữa dạy và học trong dạy học bằng 
rap tức là trong khâu thiết kế và sử dụng grap phải 
thể hiện rõ vai trò tổ chức, chỉ đạo của thày để phát 
huy tính tích cực, tự lực của trò trong quá trình lĩnh 
hội tri thức. 
Đối với giáo viên, sử dụng grap để truyền thụ kiến thức cho 
học sinh, hoặc tổ chức học sinh tự thiết lập các grap để rèn 
luyện cho học sinh những thói quen của tính tích cực và tự 
lực. 
Đối với học sinh sử dụng grap trong học tập như một phương 
tiện tư duy qua đó hình thành những phẩm chất tư duy như: 
tính tích cực, tính độc lập trong suy nghĩ, trong hoạt động, 
trong nghiên cứu và tính tự lực tu dưỡng. Hình thành được 
tính tích cực và tính tự lực qua đó sẽ hình thành tính sáng tạo 
trong học tập và trong cuộc sống. 
 89 
Thực hiện nguyên tắc thống nhất giữa dạy và học, giáo viên 
không phải là sử dụng grap như một sơ đồ minh họa cho lời 
giảng, mà phải biết tổ chức học sinh tìm tòi thiết kế grap phù 
hợp với nội dung học tập. 
Thống nhất giữa dạy và học bằng grap là dựa trên cơ sở lý luận 
“dạy học khám phá”, một kiểu dạy học bao gồm các định hướng 
(dismensions of learning) của Marzano. Cách dạy - học này 
được xây dựng trên 4 giả thuyết : 
 Học trong hành động. 
 Học là vượt qua trở ngại. 
 Học trong sự tương tác. 
 Học thông qua giải quyết vấn đề. 
Để học sinh vừa nắm vững tri thức vừa phát triển tư 
duy thông qua hoạt động dạy học bằng grap, cần thực hiện 
theo các định hướng sau: 
 Tạo bầu không khí học tập tích cực. 
 Phát triển tư duy thông qua tổ chức tiếp thu và tổng 
hợp kiến thức. 
 Phát triển tư duy thông qua việc mở rộng và tinh lọc 
kiến thức. 
 Phát triển tư duy qua việc sử dụng kiến thức có hiệu 
quả. 
 Tạo thói quen tư duy. 
 90 
Tóm lại, những nguyên tắc cơ bản trên đây định hướng cho 
việc thiết kế grap dạy học. Kết quả của việc thiết kế grap dạy 
học là lập được các grap nội dung và grap hoạt động 
Tóm tắt chương 4 
Các nguyên tắc chỉ đạo việc thiết kế grap dạy học dựa vào 4 
nguyên tắc cơ bản là: Nguyên tắc thống nhất giữa mục tiêu - 
nội dung – phương pháp dạy học; Nguyên tắc thống nhất giữa 
toàn thể và bộ phận; Nguyên tắc thống nhất giữa cụ thể và 
trừu tượng; Nguyên tắc thống nhất giữa dạy và học 
Một số khái niệm cơ bản 
 Các thành tố của quá trình dạy học. 
 Mục tiêu dạy học. 
 Cái cụ thể - cái trừu tượng. 
 Tính tích cực, tính tự lực, tính sáng tạo. 
 Dạy học khám phá. 
Câu hỏi thảo luận 
Hãy trình bày các nguyên tắc của việc thiết kế grap dạy học 

File đính kèm:

  • pdfphuong_phap_grap_trong_day_hoc_sinh_hoc_nguyen_phuc_chinh_ph.pdf