Phương pháp lồng ghép biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Tóm tắt Phương pháp lồng ghép biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương: ... quan trọng cho việc triển khai các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Có 4 nội dung chính của Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, cụ thể là: (1) Đánh giá được mức độ tác động của BĐKH đối với các lĩnh vực, ngành và địa phương trong từng giai đoạn; (2) ...ân sự địa phương, các đại diện nông hộ và đặc biệt là những người lớn tuổi, lão nông có kinh nghiệm. Các bước cần thực hành khi làm PRA như hình 2.4. Thực tế, không hoàn toàn buộc người thực hiện phải lần lược đi đúng theo các bước này nhưng nên cố gắng theo trình tự như vậy. Trong quá trình...công sức, nên ngoài trừ các dự án có nguồn khi phí đầu tư cao, còn đối với các dự án nhỏ, mang tính thí điểm và không có yêu cầu gì cao, có thể bỏ qua bước này và đi thẳng đến bước tiếp theo. 2.7.9 Bước 9: Ghi nhận các kiến nghị cộng đồng về chính sách, thể chế Đây là bước cuối cùng trước kh...

pdf42 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Phương pháp lồng ghép biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n chỉnh như một văn bản chính thức. 
3.2.3 Thời gian thực hiện việc đánh giá 
Việc giám sát có thể được thực hiện định kỳ theo kế hoạch và việc đánh giá có thể thực 
hiện sau mỗi năm hoặc giữa kỳ và cuối kỳ dự án. Tuỳ thời gian kéo dài dự án, việc định thời 
gian thực hiện giám sát và đánh giá có thể tham khảo ở Bảng 3.3. 
Bảng 4.3: Thời gian đề xuất việc giám sát và đánh giá các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu 
TT Thời gian 
thực hiện dự án 
Định kỳ 
giám sát 
Định kỳ 
đánh giá 
Ghi chú 
1 6 tháng - 1 năm Mổi 3 tháng 
Đánh giá giữa kỳ 
và cuối kỳ Đánh giá giữa kỳ có thể vào khoảng giữa 1/2 – 3/5 thời 
gian thực hiện dự án 
Đánh giá cuối kỳ thường vào 
khoảng 2 -3 tháng trước khi kế 
thúc dự án 
2 1 năm - 3 năm Mỗi 6 tháng 
Đánh giá giữa kỳ 
và cuối kỳ 
3 3 năm - 5 năm Mỗi năm Đánh giá giữa kỳ 
và cuối kỳ 
4 Trên 5 năm Mỗi năm Đánh giá giữa kỳ 
và cuối kỳ 
PHƯƠNG PHÁP LỒNG GHÉP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 
VÀO KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG 
Rosa Luxemburg – WARECOD – DRAGON - MekongNet 34 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Dasgupta, S., B. Laplante, C. Meisner, D. Wheeler, and J. Yan. 2009. The impact of 
sea level rise on developing countries: A comparative analysis. Climatic Change 
93:379–388. 
2. Hanh, P.T.T. and Furukawa, M., 2007. Impact of sea level rise on coastal zone of 
Vietnam. Bull. Fac. Sci. Univ. Ryukyus, 84: 45-59. 
3. IPCC (Intergovernmental Panel on Climate Change), 2000. Special Report on 
Emission Scenarios (SRES). 
4. IPCC, 2007. Fourth Assessment Report, Working Group II report. Impacts, Adaptation 
and Vulnerability. 
5. Lê Anh Tuấn, 2010. Đồng bằng Sông Cửu Long: Từ “Sống chung với lũ” đến “Sống 
chung với biến đổi khí hậu”. Tham luận tại Hội thảo Quốc tế về Giải pháp Thích nghi 
với Biến đổi Khí hậu vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, Ngày 24/6/2010, Thành phố 
Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang. 
6. Lê Anh Tuấn, 2010. Các chính sách thích ứng với biến đổi khí hậu và quá trình lồng 
ghép biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển địa phương ở vùng Đồng bằng Sông Cửu 
Long. Tham luận tại Hội thảo Khoa học Cộng đồng Thích ứng với Biến đổi Khí hậu và 
các Chính sách Liên kết, Thành phố Huế, 21/6/2011 
7. Nicholls, R.J., and J.A. Lowe. 2006. Climate stabilisation and impacts of sea-level 
rise. Chapter 20 in Avoiding Dangerous Climate Change. H.J. Schellnhuber, W. 
Cramer, N. Nakicenovic, T.M.L. Wigley, and G. Yohe, eds, Cambridge University 
Press, Cambridge, UK. 
8. Tuan, L.A. and Suppakorn C., 2009, 2011. Climate Change in the Mekong River 
Delta and Key Concerns on Future Climate Threats. Oral presentation in DRAGON 
Asia Summit, Seam Riep, Cambodia, 2009. Book Chapter in: Mart A. Stewart and Peter 
A. Coclanis (Eds), Environmental Change and Agricultural Sustainability in the 
Mekong Delta, Advances in Global Change Research, 2011, 45(3): 207-217, DOI: 
10.1007/978-94-007-0934-8_12, Available connection in web-link: 
9. UNDP (United Nations Development Program), 2007. Human Development Report 
2007/8, Fighting Climate Change: Human Solidarity in a Divided World. Palgrave 
MacMillan, New York. 
10. UNFCCC, 2003. Socialist republic of Viet Nam, Ministry of Natural Resources and 
Environment:”VietNam Initial National Communication” 2003. p. 18, 27-28. Available 
connection in web-link::  
PHƯƠNG PHÁP LỒNG GHÉP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 
VÀO KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG 
Rosa Luxemburg – WARECOD – DRAGON - MekongNet 35 
PHỤ LỤC 1: CÁC THUẬT NGỮ 
• Biến đổi khí hậu (Climate change): thể hiện xu hướng thay đổi các thông số trạng 
thái của khí hậu so với trị trung bình nhiều năm. 
• Các lựa chọn thích ứng (Adaptation options): Các hành động được thực hiện để giảm 
thiểu tính tổn thương đối với các thay đổi khí hậu trên thực tế hay được dự đoán. 
Thích ứng là điều chỉnh trong các hệ thống thiên nhiên và con người để ứng phó với 
các yếu tố thay đổi khí hậu thực tế hay được dự báo hoặc các ảnh hưởng của chúng. 
Thích ứng có thể làm giảm thiểu tác hại và phát huy cơ hội có lợi. Nhiều kiểu thích 
ứng khác nhau có thể phân biệt được như thích ứng chủ động và phòng ngừa, thích 
ứng cá nhân và tập thể, thích ứng tự phát, theo kinh nghiệm bản năng và thích ứng có 
kế hoạch. 
• Giảm thiểu (Mitigation): bao gồm các hoạt động riêng rẻ hoặc tập hợp các biện pháp 
mà con người có thể làm được nhằm giảm bớt mức độ phát thải khí nhà kính hoặc tối 
thiểu các tác hại của thiên tai hoặc biến đổi khí hậu. 
• Hiệu ứng nhà kính (Greenhouse effect): Hiện tượng hấp thu bức xạ nhiệt làm gia 
tăng nhiệt độ của không khí trong một không gian được bao phủ bởi một lớp chắn 
trong suốt hoặc lớp khí nhà kính. 
• Hoạt động sinh kế (Livelihood activities): Các hình thức kiếm sống; nguồn thu nhập. 
Sinh kế bao gồm một loạt các hoạt động và chương trình mà cố hướng đến hay nhằm 
nâng cao sự tự lực bao gồm: các chương trình đào tạo phi chính quy, đào tạo nghề, các 
hoạt động tăng thu nhập, chương trình hỗ trợ lương thực, dự án học nghề, chương 
trình tín dụng nhỏ, chương trình nông nghiệp, chương trình khởi sự doanh nghiệp, dự 
án hỗ trợ giống và nông cụ, dự án vay gia súc, chương trình giới thiệu việc làm và tự 
tạo việc làm. Mục đích của bất kỳ chiến lược sinh kế nào cũng nhằm vào việc nâng 
cao tính tự lực. 
• Khả năng thích ứng (Adaptive capacity): Mức độ mà cá nhân, toàn thể, các loài hay 
một hệ thống có thể điều chỉnh thích ứng với thay đổi khí hậu (như các hiện tượng 
thay đổi thời tiết và các hiện tượng cực đoan); nhằm giảm thiểu các thiệt hại tiềm ẩn, 
và tranh thủ các cơ hội, hoặc để ứng phó với các hậu quả. Khả năng thích ứng bao 
gồm cả năng lực, nguồn lực, các thể chế của một quốc gia hay của một vùng để thực 
hiện các biện pháp thích ứng có hiệu quả. 
• Kịch bản biến đổi khí hậu (Climate change scenarios): Các giả định tình huống trên 
cơ sở phát thải khí nhà kính kết hợp với hành động của con người liên quan đến các hệ 
quả làm thay đổi tính chất khí hậu và nước biển dâng ở khu vực hay toàn cầu. 
• Lồng ghép (Integration): Lồng ghép thích ứng với biến đổi khí hậu là sự cân nhắc để 
kết hợp các vấn đề về biến đổi khí hậu vào quá trình hoạch định chính sách và giải 
pháp trong quy trình lập kế hoạch phát triển nhằm đảm bảo sự bền vững lâu dài cũng 
như hạn chế các hoạt động có tính nhạy cảm đối với khí hậu hôm nay và mai sau. 
• Môi trường (Environment): bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao 
quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con 
người và sinh vật. Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như 
đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật 
chất khác. 
PHƯƠNG PHÁP LỒNG GHÉP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 
VÀO KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG 
Rosa Luxemburg – WARECOD – DRAGON - MekongNet 36 
• Mục tiêu phát triển (Development targets): Các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội 
được đặt ra cho một vùng địa lý trong một thời gian nhất định (ví dụ một xã, huyện, 
tỉnh hay một quốc gia) bao gồm các nội dụng kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, thay 
đổi về cấu trúc xã hội hay cơ cấu chính trị, và /hoặc các quyết định đầu tư để mở rộng 
hay thay đổi một ngành công nghiệp nào đó (ví dụ như công nghiệp khai khoáng, xuất 
khẩu, trồng rừng). 
• Nhạy cảm (Sensitivity): Mức độ mà một hệ thống bị ảnh hưởng cả mặt tiêu cực hay 
tích cực bởi biến đổi khí hậu. Ảnh hưởng có thể là trực tiếp ( ví dụ như thay đổi năng 
suất vụ mùa do thay đổi nhiệt độ) hoặc gián tiếp (ví dụ như thiệt hại do sự gia tăng về 
cường độ của lũ lụt vì hiện tượng nước biển dâng). 
• Nước biển dâng (Sea level rise): Sự dâng mực nước của biển và đại dương cao hơn so 
với cao trình trung bình toàn cầu do sự gia tăng nhiệt độ khí quyển và hiện tượng băng 
tan bất thường. Sự dâng nước biển này không xem xét đến các yếu tố làm thay đổi 
mực nước như dao động thủy triều, nước biển dâng do bão, lốc xoáy, động đất, sóng 
thần,  
• Phân tích rủi ro (Risk analysis): Phân tích rủi ro trong bối cảnh BĐKH, rủi ro được 
định nghĩa như là sự kết hợp giữa hai yếu tố: (1) Khả năng xảy ra hiện tượng/ hiện 
tượng thời tiết cực đoan (ví dụ như lũ lụt, bão, sóng nhiệt...) và (2) hậu quả của hiện 
tượng/ hiện tượng thời tiết cực đoan đó (ví dụ như ngập lụt ở đường cao tốc đã gây 
ngưng hoạt động trong vòng nhiều ngày) (theo NZCCO, 2004). Phân tích Rủi ro sẽ 
giúp lượng hóa các yếu tố phơi diễu và yếu tố dễ bị tổn thương. Trong quá trình xây 
dựng đánh giá nguy cơ rủi ro và chạy các biến rủi ro để làm công cụ xếp hạng ưu tiên 
các rủi ro, rủi ro được định nghĩa chính xác là khả năng xãy ra và hậu quả của một 
hiện tượng nào đó (như vậy, Rủi ro = Khả năng xảy ra hiện tượng X hậu quả của hiện 
tượng đó) (Snover và cộng sự, 2007). 
• Phát thải khí nhà kính (Greenhouse gas emission): Sự thoát ra khí quyển của các 
chất khí có thể gây ra hiệu ứng nhà kính như khí CO2, CH4, N2O, CFCs, O3, hơi 
nước, Các khí này thoát ra do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người 
hoặc do sự phân hủy sinh hóa tự nhiên hoặc do hệ quả của những thiên tai trên Trái 
đất. 
• Phỏng đoán biến đổi khí hậu (Climate change projection): Các phản ứng của hệ 
thống khí hậu được tính toán đối với kịch bản phát thải khí nhà kính và aerosols. Nó 
thường được dựa trên các tính toán xác suất và mô phỏng từ các mô hình khí hậu. Dự 
báo khí hậu phụ thuộc vào kịch bản phát thải nào được sử dụng và chính vì vậy nó 
cũng rất phụ thuộc vào các giả định không chắc chắn về sự phát triển khoa học kỹ 
thuật và kinh tế xã hội tương lai 
• Tác động (Impacts): là các ảnh hưởng và thiệt hại do các rủi ro liên quan đến thời tiết 
và khí hậu hay hệ quả của biến đổi khí hậu lên các hệ thống thiên nhiên và con người. 
Tùy thuộc vào mức độ xem xét đến các biện pháp thích ứng, người ta có thể phân biệt 
được giữa các tác động tiềm tàng và tác động còn lại. Tác động tiềm tàng là tất cả các 
tác động có thể xảy ra khi có thay đổi về khí hậu mà không tính đến các biện pháp 
thích nghi. Tác động còn lại là các tác động của biến đổi khí hậu xảy ra sau khi có các 
biện pháp thích ứng 
• Tổn thương (Vulnerability): khả năng dễ bị ảnh hưởng của các hệ thống tự nhiên hoặc 
xã hội đối với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, xu hướng biến đổi khí hậu và 
các hiện tượng khí hậu cực đoan. Tính tổn thương là một phần của tính chất, cường độ 
PHƯƠNG PHÁP LỒNG GHÉP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 
VÀO KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG 
Rosa Luxemburg – WARECOD – DRAGON - MekongNet 37 
và mức độ của biến đổi khí hậu và sự thay đổi của một hệ thống bị phơi diễu và sự 
nhạy cảm của hệ thống đó cũng như khả năng thích ứng của nó. 
• Thích ứng (Adaptation): chiến lược hoặc phản ứng và hành động đối với những ảnh 
hưởng tiềm năng đang hoặc đã diễn ra của biến đổi khí hậu nhằm giảm bớt rủi ro của 
chúng hoặc tận dụng và hiện thực hóa các lợi ích. 
• Phi thích ứng (Maladaptation): một hành động thích ứng mà dẫn đến việc tăng thêm 
tính tổn thương. Thích ứng sai thường do kế hoạch cập rập với mong muốn lợi ích 
trước mắt vì vô tình hay cố ý. Thích ứng sai gây ra tình hình xấu hơn trong tương lai 
và gây ra thêm nhiều vấn đề hơn. Thích ứng sai cũng do kế hoạch không bao quát mà 
chỉ mang lại lợi ích cho một nhóm người và làm cho nhóm người khác phải trả giá vì 
điều đó. Ví dụ, như các hành động giúp người dân đầu nguồn sông có nước vào thời 
điểm hạn hán có thể là làm cho người dân ở dưới hạ nguồn ít nước hơn. 
• Ứng phó (Response/Copping): bao gồm tất cả những hoạt động của con người nhằm 
giảm nhẹ và Thích ứng các tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu. 
PHƯƠNG PHÁP LỒNG GHÉP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 
VÀO KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG 
Rosa Luxemburg – WARECOD – DRAGON - MekongNet 38 
PHỤ LỤC 2: MẪU PHIẾU PHỎNG VẤN 
PHIẾU PHỎNG VẤN HỘ GIA ĐÌNH 
ĐÁNH GIÁ THIÊN TAI, THỜI TIẾT BẤT THƯỜNG, 
TÌNH TRẠNG DỄ TỔN THƯƠNG 
VÀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 
MÃ PHIẾU* TÊN NGƯỜI PHỎNG VẤN NGÀY PHỎNG 
VẤN 
____/____/2011 
A. THÔNG TIN HỘ GIA ĐÌNH 
1. Tên người được phỏng vấn:_______________________________ [ ] Nam [ ] Nữ 
2. Địa chỉ hộ gia đình (Ghi đầy đủ số nhà/ đường/ ấp / xã/ quận huyện/ tỉnh): 
Số____________Đường/Ấp____________________________Xã/Phường_______________
Quận/Huyện:_______________________ Tỉnh: __________________________________ 
3. Nhân khẩu: 
3.1 Số nhân khẩu:________________ Số người nam _____ Số người nữ _____ 
3.2 Số lao động† :________________ Số người nam _____ Số người nữ _____ 
3.3 Số người phụ thuộc: __________, trong đó: 
Số trẻ em dưới 14 tuổi ______ Số người già trên 65 tuổi______Số người khuyết tật _____ 
4. Trình độ học vấn: 
Người trong hộ Mù chữ Tiểu học Trung học CS Trung học PT Cao hơn 
Chủ hộ 
Vợ/chồng chủ hộ 
Số thành viên khác trong gia đình (con, cháu, dâu, rể, ): 
Nhà trẻ Tiểu học Trung học 
CS 
Trung học 
PT 
Đại học Sau đại học 
Số con không được đi học: _______, 
Lý do:____________________________________________ 
5. Vị trí nhà ở: 
Gần sông rạch [ ] Vùng đồng trũng [ ] Gần đường xe [ ] 
Trong khu dân cư, làng xóm [ ] Gần khu công nghiệp, nhà máy [ ] 
6. Tình trạng đất đai: 
Chủ hộ có đất canh tác riêng hay không? [ ] Có [ ] Không 
Nếu không có đất, xin cho biết lý do:_____________________________________________ 
Nếu có, xin trả lời tiếp: 
- 
*
 Người phỏng vấn tự nhập mã theo ví dụ NNVQ_001 (Ngã Năm – Vĩnh Quới – 001) 
- 
†
 Lao động là những người từ 18 đến 60 đối với nam hoặc từ 18 đến 55 tuổi đối với nữ và có khả năng làm 
việc. 
PHƯƠNG PHÁP LỒNG GHÉP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 
VÀO KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG 
Rosa Luxemburg – WARECOD – DRAGON - MekongNet 39 
Tổng diện tích:______________ (m2 hoặc Công‡), trong đó: 
Diện tích đất trống lúa/ rau/ màu__________ (m2), đất thủy sản:____________ (m2) 
Đất vườn cây ăn trái: _____________ (m2), đất cây công nghiệp: ___________( m2) 
Đất khác (kể cả đất bỏ hoang): _____________ (m2) 
Lý do không sử dụng đất (nếu có): ______________________________________________ 
___________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________ 
7. Tình trạng kinh tế: Nguồn thu nhập gia đình 
 (đánh số theo thứ tự quan trọng, số 1 quan trọng nhất) 
Trồng trọt (làm lúa, rau, màu các loại) [ ] 
Nuôi trồng thủy sản, đánh bắt [ ] 
Chăn nuôi gia súc, gia cầm [ ] 
Tiểu thủ công nghiệp [ ] 
Chế biến nông thủy sản [ ] 
Buôn bán – dịch vụ [ ] 
Làm công cho khu công nghiệp [ ] 
Làm công tự do [ ] 
Công việc liên quan đến rừng [ ] 
Công chức/ Nhân viên hội, đoàn [ ] 
Nguồn thu nhập khác [ ], nêu ra: __________________________ 
 _________________________________________________________________________ 
8. Gia đình được chính quyền địa phương xếp loại: 
Hộ nghèo§ [ ] Hộ cận nghèo [ ] Hộ trung bình [ ] Hộ giàu [ ] 
9. Nguồn nước ăn uống, sinh hoạt: 
[ ] Nước sông, ao hồ [ ] Nước mưa [ ] Nước giếng [ ] Nước máy 
Các vấn đề về nguồn nước, nếu có (thiếu nước mùa khô, ô nhiễm, mặn, phèn, ) 
___________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________ 
10. Thiết bị trong nhà (có thể chọn nhiều món thiết bị): 
[ ] Radio [ ] Tivi [ ] Máy tính [ ] Ghe xuồng [ ] Xe gắn máy 
[ ] Máy bơm nước [ ] Tủ cứu thương [ ] Kho trữ lương thực (bồ lúa,...) 
[ ] Khác**, kể ra: __________________________________________________________ 
__________________________________________________________________________ 
- 
‡
 1 công = 1.000 m2 = 0,1 ha. 
- 
§
 Khu vực nông thôn: hộ nghèo có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng trở xuống, hộ cận 
nghèo nông thôn 401.000 – 520.000 đồng/người/tháng. Đối với khu vực thành thị: hộ nghèo có mức thu 
nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng trở xuống, hộ cận nghèo 501.000 – 650.000 đồng/người/tháng. 
(Theo Quyết định số 9/2011/QD0TTg). 
- 
**
 Các tài sản có giá trị trên 1.000.000 đồng/món 
PHƯƠNG PHÁP LỒNG GHÉP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 
VÀO KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG 
Rosa Luxemburg – WARECOD – DRAGON - MekongNet 40 
B. RỦI RO, THIÊN TAI VÀ ỨNG PHÓ 
11. Theo ông (bà), khoảng 5 năm gần đây, nơi gia đình sinh sống có gặp những thiên tai 
hay thời tiết bất thường nào (đánh dấu X vào các tháng xuất hiện)? 
 T.1 T.2 T.3 T.4 T.5 T.6 T.7 T.8 T.9 T.10 T.11 T.12 
Nhiệt độ cao (nóng) 
Khô hạn 
Nhiễm phèn 
Nhiễm mặn 
Mưa bất thường 
Lũ lụt 
Lốc xoáy 
Bão 
Triều cường 
Sấm sét 
Nhiệt độ thấp (lạnh) 
Xói lở bờ, trượt đất 
Các bất thường khác 
(kể ra ở hàng dưới) 
___________________________________________________________________________ 
___________________________________________________________________________ 
12. Nếu so sánh 5 – 10 năm về trước, theo ông (bà) các bất thường thời tiết này thay đổi 
thế nào? 
 Tăng hơn Ổn định Giảm đi Các ghi nhận riêng của cá nhân 
Nhiệt độ cao (nóng) 
Khô hạn 
Nhiễm phèn 
Nhiễm mặn 
Mưa bất thường 
Lũ lụt 
Lốc xoáy 
Bão 
Triều cường 
Sấm sét 
Nhiệt độ thấp (lạnh) 
Xói lở bờ, trượt đất 
Các bất thường khác 
(kể ra ở hàng dưới) 
___________________________________________________________________________ 
___________________________________________________________________________ 
PHƯƠNG PHÁP LỒNG GHÉP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 
VÀO KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG 
Rosa Luxemburg – WARECOD – DRAGON - MekongNet 41 
13. Các thiệt hại về sản xuất và cuộc sống do bất thường về thời tiết trong khoảng 5 năm 
gần đây. 
___________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________ 
14. Gia đình ông bà có thành viên nào đã tham dự các khóa huấn luyện về phòng chống 
thiên tai hoặc các lớp học liên quan? Có [ ] Không [ ] 
Nếu có, xin cho biết: 
Tên khóa học Nội dung chính Thời gian Ai tổ chức? Ai học? 
15. Trong gia đình ông (bà) có thông tin về thiên tai và biến đổi khí hậu trong tương lai 
không? 
Có [ ] Không [ ] Nếu có, xin cho biết nguồn thông tin: 
Báo chí [ ] Radio [ ] Truyền hình [ ] Chính quyền [ ] Internet [ ] 
Nghe người khác nói [ ] Tham dự tập huấn [ ] 
16. Nếu phải chuyển đổi lịch thời vụ và cơ cấu cây trồng vật nuôi, theo ông (bà) nên 
chuyển đổi như thế nào theo lịch thời vụ sau: 
___________________________________________________________________________ 
___________________________________________________________________________ 
___________________________________________________________________________ 
 T.1 T.2 T.3 T.4 T.5 T.6 T.7 T.8 T.9 T.10 T.11 T.12 
Năng suất giảm 
Mất mùa 
Thiếu nước uống 
Gia súc chết, bệnh 
Bệnh cây trồng 
Bệnh tật ở người 
Hư hại nhà cửa 
Mất việc làm 
Phải di tản chổ ở 
Gián đoạn công việc 
Mất vốn/ lỗ vốn 
Các thiệt hại khác 
(kể ra ở hàng dưới) 
 T.1 T.2 T.3 T.4 T.5 T.6 T.7 T.8 T.9 T.10 T.11 T.12 
Vụ Hè Thu 
Vụ Đông Xuân 
Vụ màu 
Nuôi cá 
Sản xuất khác, 
kể ra bên dưới 
Sản xuất khác, 
kể ra bên dưới 
PHƯƠNG PHÁP LỒNG GHÉP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 
VÀO KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG 
Rosa Luxemburg – WARECOD – DRAGON - MekongNet 42 
17. Ông (bà) có đề xuất gì để làm giảm thiểu tác hại của thất thường thời tiết/khí hậu? 
________________________________________________________________________ 
________________________________________________________________________ 
________________________________________________________________________ 
________________________________________________________________________ 
________________________________________________________________________ 
18. Các đề nghị thêm, nếu có: 
________________________________________________________________________ 
________________________________________________________________________ 
________________________________________________________________________ 
________________________________________________________________________ 
CÁC GHI CHÉP THÊM 

File đính kèm:

  • pdfphuong_phap_long_ghep_bien_doi_khi_hau_vao_ke_hoach_phat_tri.pdf
Ebook liên quan