Quan điểm của F.M.Dostoievsky về tự do tinh thần

Tóm tắt Quan điểm của F.M.Dostoievsky về tự do tinh thần: ... ý thức, luôn ý thức sáng suốt. Hành trình ý thức trải qua sự tự đấu tranh với cái vỏ bọc mưu sinh trở thành sự đối diện “tôi” với cái bản ngã của mình. Bản thân mỗi người là tổng thể vô vàn mâu thuẫn, luôn chứa đựng những yếu tố mâu thuẫn nhau, (2) Dostoievsky (1998), “Bút ký dưới hầm”,...ng hề lên án nó. Ông thừa nhận nó như một cái thứ vốn có trong con người. Ví dụ như sự cáu giận của chàng chuột sau khi bị sỉ nhục rồi cúp đuôi chạy để rồi tự sỉ vả mình, ăn năn; đó chính là cái thói quen chấp nhận do bị cái tập thể lấn át, làm con người không được sống thực với mình... ...chắc, nếu thật như thế, chúng ta sẽ lại tức khắc xin được dắt tay dẫn đi như cũ cho mà coi”(9). Theo Dostoievsky, sự sinh tồn của con người hiện sinh trong xã hội đương đại không phải ở sự tồn tại thể xác, mà là tồn tại tinh thần. Chính sự phức tạp tinh thần ấy mới làm nên nhân cách co...

pdf7 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 102 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Quan điểm của F.M.Dostoievsky về tự do tinh thần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quan điểm của F.M.Dostoievsky... 
 113 
Quan điểm của F.M.Dostoievsky về tự do tinh thần 
Mai Thị Hạnh Lê * 
Tóm tắt: Bài viết phân tích quan điểm của F.M. Dostoievsky về tự do tinh thần, 
một quan điểm có vị trí quan trọng trong hệ thống các quan điểm triết học của ông. 
Theo tác giả, F.M.Dostoievsky là người đề cao tự do tinh thần; lên án lối sống rập 
khuôn, bị đè nén tinh thần, lối sống này sinh ra những con người phi cá tính; con 
người cần phải được tự do cảm xúc; xã hội tốt đẹp hơn thì không thể đi ngược với 
nhân tính con người. 
Từ khóa: Dostoievsky; tự do; tinh thần; hiện sinh; nước Nga. 
Mỗi người đều có quan hệ mật thiết với 
xã hội rộng lớn và có đặc điểm riêng và nhờ 
đó làm nên tính đa dạng của xã hội loài 
người. Con người hết sức đa dạng về đời 
sống tinh thần. Sự phát triển của đời sống 
vật chất làm cho đời sống tinh thần của con 
người được nâng lên. Tuy nhiên, câu hỏi 
“con người có tự do tinh thần không và tự 
do tinh thần là gì?” đã và vẫn đang được 
các nhà triết học quan tâm nghiên cứu. 
F.M.Dostoievsky là một trong những nhà 
triết học quan tâm đến vấn đề tự do tinh 
thần của con người. Quan điểm về tự do 
tinh thần có vị trí quan trọng trong hệ thống 
các quan điểm triết học của ông. Bài viết 
này trình bày nội dung chính trong quan 
điểm của Dostoievsky về tự do tinh thần. 
Fiodor Mikhailovich Dostoievsky (1821 
- 1881) là một nhà văn hiện thực của Nga, 
đồng thời là nhà triết học. Dostoievsky 
được hưởng một nền giáo dục có hệ thống; 
mê văn chương từ nhỏ, mong muốn được 
trở thành nhà văn, am tường lịch sử Nga và 
yêu triết học. Tư tưởng triết học được thể 
hiện qua những tiểu thuyết của ông. 
Dostoievsky giãi bày mục đích trong sự 
nghiệp của mình: “Nghiên cứu cuộc sống 
của con người đó là mục đích cao cả nhất 
và là niềm vui của tôi”(1). Trong suốt cuộc 
đời mình, nhất là từ sau những năm sáu 
mươi thế kỷ XIX, Dostoievsky thể hiện tâm 
trạng về con người ngày càng rõ ràng hơn.(1) 
Tháng 3 năm 1863, Tsernysevsky (một 
nhà văn, nhà tư tưởng, khi đó là môn sinh 
của các tư tưởng xã hội chủ nghĩa không 
tưởng) đăng trên Tạp chí Người cùng thời 
đại tiểu thuyết “Làm gì”, ở đó trình bày 
cương lĩnh cải tạo xã hội, xây dựng con 
người mới, bức tranh tương lai thấm đượm 
một màu hồng tươi sáng của nhân loại. Sau 
đó vài tháng, nhân đọc tiểu thuyết “Làm gì” 
của Tsernysevski, F.M.Dostoievsky viết và 
cho in “Bút ký dưới hầm” (còn có tên dịch 
khác là: “Hồi ký viết dưới hầm”). Tác phẩm 
(*) Thạc sĩ, Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa. 
ĐT: 0982426700. Email: hanhlecdyth@gmail.com. 
(1) L. Gorxman (1993), Dostoievsky - Cuộc đời và sự 
nghiệp , Nxb Văn hóa, Hà Nội, tr.65. 
CHÍNH TRỊ - KINH TẾ HỌC 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8(93) - 2015 
 114 
được viết nhằm mục đích tranh luận với 
Tsernysevsky về con người, thời đại. 
Dostoievsky đã chọn tác phẩm trung tâm 
của đảng đối lập của mình để đả kích. Đây 
là tác phẩm đầu tiên thể hiện sắc thái tư 
tưởng triết học hiện sinh của Dostoievsky. 
Tác phẩm trình bày nhiều vấn đề nóng bỏng 
của xã hội Nga đương đại, trong đó vấn đề 
tự do là trọng tâm của tác phẩm. Với cảm 
nhận về khó khăn của cuộc đời mình, của 
những con người trong xã hội Nga lúc ấy, 
Dostoievsky đau xót, day dứt bàn đến tự do. 
Theo ông, tự do là tự do tinh thần của con 
người. Con người sẽ sống là mình, chứ 
không phải sống cuộc sống đơn điệu, theo 
một môtip nào đó; con người cần có tự do 
để khẳng định nhân cách, cá tính và góp 
phần vào làm phong phú thêm xã hội rộng 
lớn. Tự do không phải là những khuôn 
phép, trật tự. 
Dostoievsky trình bày rất nhiều lần, khi 
thì trực tiếp, khi thì gián tiếp, quan niệm về 
tự do tinh thần. Tự do tinh thần chứ không 
phải tự do công dân, tự do thể xác. Tự do 
tinh thần là được làm những gì theo bản 
năng mình muốn và được tự đánh giá 
những ham muốn đó. Cái cá nhân, cái cá 
thể người, cái làm cho xã hội phong phú và 
đa dạng không chỉ nhờ yếu tố sinh học mà 
chính là nhờ yếu tố tinh thần. Trong đó, 
ngoài những lý lẽ của lý trí còn có lý lẽ của 
lương tâm, của những khát khao chân thực 
vượt qua những chuẩn tắc đạo đức của xã 
hội đương thời. Tự do tinh thần là vấn đề 
nóng bỏng của bản thân mỗi người. Nếu 
“cái tôi”, “cái bản ngã” trong mỗi người bị 
triệt tiêu, nhường chỗ cho cái tập thể, nếu 
con người mình không phải là của mình, 
mình không được là mình thì con người 
không có tự do tinh thần. Dostoievsky nhấn 
mạnh rằng con người phải là mình, phải có 
tự do tinh thần. Tự do tư tưởng là tự do bắt 
nguồn từ trong sâu thẳm cái “bản ngã” đầy 
phức tạp và không ít sóng gió. Tự do là bản 
chất người với sự dung hoà những yếu tố 
của cuộc sống phong phú đa dạng. Chính 
cái đa dạng trong tinh thần cá nhân sẽ làm 
cho đời sống xã hội trở nên phong phú. Tự 
do là cái quý báu nhất, quan trọng nhất, có 
nhân tính nhất trong con người. Ông viết: 
“Trong khi dục vọng mới là cái biểu lộ toàn 
diện cuộc đời, nghĩa là cuộc đời con người 
toàn vẹn, kể cả lý trí lẫn những thúc giục 
của bản năng. Và cuộc đời chúng ta mặc dù 
trong cách biểu hiện ấy nhiều khi có những 
kẻ vô cùng khốn nạn nhưng nó vẫn là đời 
sống chứ không phải là một sự lấy căn một 
cách bình phương!”(2). Khi có tự do, con 
người sẽ tìm hiểu mình, đối diện với chính 
mình (chẳng hạn, tự nhận thức rằng “tôi là 
một người bệnh hoạn”, “tôi là một tên công 
chức quèn”, “tôi là một thằng khốn nạn”, 
“một kẻ độc ác”, “tôi là một tên thư ký 
hạng bét”, “tôi là một thằng hèn, một thằng 
nô lệ”). Con người để đạt đến điều đó thì 
phải tự ý thức, luôn ý thức sáng suốt. Hành 
trình ý thức trải qua sự tự đấu tranh với cái 
vỏ bọc mưu sinh trở thành sự đối diện “tôi” 
với cái bản ngã của mình. Bản thân mỗi 
người là tổng thể vô vàn mâu thuẫn, luôn 
chứa đựng những yếu tố mâu thuẫn nhau, 
(2) Dostoievsky (1998), “Bút ký dưới hầm”, Tạp chí 
Văn học nước ngoài, số 1, tr.26. 
Quan điểm của F.M.Dostoievsky... 
 115 
tương phản nhau, sâu sắc, sự phức tạp đa 
dạng của tinh thần khiến mâu thuẫn thiện - 
ác, tốt - xấu luôn ngự trị trong anh ta. 
Dostoievsky coi tự do là một thành tố 
của tư lợi. Nếu ta coi tư lợi của con người 
gồm có phú quý, tài sản, bình yên, tự do... 
thì tự do là yếu tố quan trọng nhất, đặc biệt 
nhất, cao nhất. “Tự do là được làm theo ý 
mình”, là tự do tinh thần. Chỉ khi được làm 
theo những gì mình muốn thì đó mới là tự 
do. Ông viết: “Con người là vậy đó. Tất cả 
là do một cái rất tầm thường, một cái không 
đáng nhắc tới chút nào cả mà ra, đó là vì 
con người ta, bất cứ hắn là ai, bao giờ và ở 
đâu cũng khát vọng được hành động theo ý 
hắn muốn chứ không theo những mệnh lệnh 
của lý trí và tư lợi”(3). Tự do là tự do tư 
tưởng, tự do cảm xúc. Bởi vì mâu thuẫn 
trong con người bình thường sinh ra từ lòng 
mẹ thiên nhiên, khác con người thông minh 
sinh ra từ sự bóp méo nào đó. Mà chẳng có 
thế lực nào có thể bóp méo con người ngoài 
thế lực xã hội. Sự sống động của cuộc sống 
khiến con người trở nên đa dạng, nhiều 
chiều, chứ không hề tẻ nhạt. Ông viết: “Ta 
mất đi thói quen đến cái độ ta thấy như ghê 
tởm với đời sống thực sự, “đời sống sống 
động”, và chính vì vậy ta không thể chịu 
nổi khi người ta nhắc đến nó”(4). Đáng 
thương thay những con người bình thường 
sinh ra từ trong lòng bà mẹ thiên nhiên, họ 
bị những sự xúc phạm mà họ chỉ biết giả vờ 
khinh bỉ, rồi co núp mình trong bóng tối. Ở 
trong hầm tối tăm, ẩm thấp đó, họ tự đay 
nghiến mình một cách cay độc. Họ tự cho 
mình là thông minh vì suốt đời họ chưa bao 
giờ có thể khởi sự hoặc kết thúc được cái 
gì. Đó là vì con người bị ám ảnh, bị tước bỏ 
khỏi mình những giá trị chân chính. Như 
nhân vật tôi tự nhận thức về mình: “Tôi 
luôn luôn nhận thấy con người tôi chứa đầy 
những yếu tố tương phản nhau kinh khủng. 
Tôi cảm thấy chúng lúc nhúc trong tôi. Tôi 
biết suốt đời chúng vẫn như thế trong người 
tôi và đòi thoát ra ngoài, nhưng tôi không 
cho chúng ra; tôi cố ý không cho chúng 
thoát được ra. Chúng hành hạ tôi đến nhục 
nhã, làm tôi phát điên lên, khiến tôi cuối 
cùng phải chán ngấy. Ôi, tôi mệt mỏi và 
chán chường biết chừng nào!”(5). 
Dostoievsky quan niệm những yếu tố 
tương phản giữa thiện và ác, tốt và xấu luôn 
song hành nhau trong một con người. Chính 
tự do tinh thần trong những điều kiện nhất 
định đã sinh ra cái ác tinh thần, nó là nhân 
của cái ác hình sự. Những ác tính tinh thần là 
rên rỉ, cấu xé bản thân mình, ghen tuông, 
quẫn trí, cáu giận vô lý... Nếu đến một lúc 
nào đó thả lỏng tự do tinh thần thì con người 
có thể phạm tội ác hình sự (các tác phẩm “Tội 
ác và hình phạt”, “Anh em nhà Caramazov” 
đã thể hiện rất rõ điều này). Dostoievsky cho 
rằng, đau khổ là nguyên nhân duy nhất của ý 
thức. Con người vì trú ẩn trong cái hầm tối 
tăm, cách li với xã hội bên ngoài, vì bí bách 
thiếu không gian nên sinh ra đủ thứ ác tinh 
thần. Những cảm xúc phức tạp, xâu xé nhau 
trong tâm hồn mỗi người chính là đặc trưng 
của đời sống tinh thần con người. 
Dostoievsky thừa nhận điều đó, bỏ qua mọi 
(3) Sđd, tr.24. 
(4) Sđd, tr.105. 
(5) Sđd, tr.7 - 8. 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8(93) - 2015 
 116 
thứ lý trí và đạo đức truyền thống, bỏ qua 
những chuẩn tắc đạo đức sách vở. 
Dostoievsky nói đến cái xấu, cái ác mà 
không hề lên án nó. Ông thừa nhận nó như 
một cái thứ vốn có trong con người. Ví dụ 
như sự cáu giận của chàng chuột sau khi bị 
sỉ nhục rồi cúp đuôi chạy để rồi tự sỉ vả 
mình, ăn năn; đó chính là cái thói quen chấp 
nhận do bị cái tập thể lấn át, làm con người 
không được sống thực với mình... Trong 
hầm tối con người nhìn ra xã hội rộng lớn, 
để có được tự do; họ phải li khai với xã hội 
để có được tự do của riêng mình. Một tự do 
trong không gian tù túng chật hẹp nhưng 
phản ứng mạnh mẽ với những quy luật xã 
hội. Ông viết: “Cái ý muốn tự do của tôi, cái 
tự ý của tôi, cái tính khí bất thường của tôi, 
cho dù nó điên khùng đến mấy, cái ngông 
cuồng khích động tới một độ điên loạn đó 
của tôi - vâng, đó chính là cái mà người ta đã 
gạt sang một bên, đó chính là cái tư lợi có lợi 
nhất trong những bảng phân loại”, “là cái nó 
bẻ gãy ra trăm ngàn mảnh vụn mọi hệ thống, 
mọi lý thuyết”(6). 
Để có được tự do, con người phải mâu 
thuẫn với xã hội, với số đông. Dostoievsky 
phê phán con người không được định danh, 
không có cá tính, con người tập thể, đánh 
mất cái riêng, cái bản sắc của tâm hồn 
mình. Trong các quyền con người, con 
người có quyền tự do, trong đó hàng đầu là 
tự do ngôn luận và tự do tư tưởng. Không 
có gì đáng ghét hơn sự đè nén tinh thần và 
cưỡng bức lương tâm không cho con người 
nói lên ý nghĩ thật của nó. Khát vọng tự do 
của con người là hoàn toàn đúng đắn, 
nhưng con đường vươn tới tự do thì không 
dễ, không phải vì xã hội đã bóp nghẹt tự do 
của con người mà là vì cái bản ngã quá bé 
nhỏ trước tập thể xã hội. Cái tự do tinh thần 
của cá thể luôn gắn cùng chuẩn tắc của xã 
hội. Dostoievsky tiếp cận vấn đề cá nhân để 
đặt ra vấn đề xã hội. Ông cũng đưa ra lý 
luận về sản phẩm của xã hội văn minh sinh 
ra: “nhưng dù sao nếu văn minh không làm 
cho con người khát máu hơn thì chắc chắn 
nó cũng làm cho khát máu một cách khốn 
nạn hơn, hèn hạ hơn”(7). 
Theo ông, ở Nga thế kỷ XIX, con người 
thông minh cần phải và có bổn phận đạo 
đức, phải là một sinh vật không có cá tính 
nào hết; còn con người có cá tính, con 
người hành động là một kẻ thấp hèn. Ý thức 
sáng suốt là một bệnh trạng, khi càng sáng 
suốt, càng đối diện và soi mình, anh ta càng 
thấy tinh thần của mình không thể thiếu cái 
ác, cái xấu. Trên con đường đến danh vọng 
họ phải qụy lụy, phải ác, phải chà đạp và 
giả dối để rồi có lúc chính anh ta chùn bước 
trước những cái ác, cái xấu, tự xấu hổ và 
lên án mình. Ông viết: “Tất cả mấu chốt là 
ở chỗ, cái làm tôi điên tiết nhất là ở chỗ, 
ngay cả những lúc cáu giận khủng khiếp 
nhất, tôi luôn cảm thấy xấu hổ nhận ra rằng 
tôi chẳng những không phải là người độc 
ác, mà thậm chí còn không phải là người 
hay cáu giận, và tôi cứ thích bày trò ngáo 
ộp dọa con nít để tự an ủi mình thế thôi”(8). 
Càng ý thức rõ bao nhiêu về cái thiện và cái 
gọi là đẹp và cao thượng, con người càng 
lún sâu vào đống bùn nhơ, lại thấy thích 
(6) Sđd, tr.23. 
(7) Sđd, tr.22. 
(8) Sđd, tr.7. 
Quan điểm của F.M.Dostoievsky... 
 117 
nghi trong việc sa lầy đó, sống chung với 
cái xấu như một quy luật. Những vấn đề đó 
chính là các dạng chấn thương trong tâm 
hồn cá thể hiện sinh. Cái tôi hòa với cái tập 
thể, cái lý trí sáng suốt tồn tại cùng bản 
năng dục vọng thấp hèn. Vì thế, sau khi đối 
diện với chính mình, con người vừa khát 
vọng, đồng thời lại vừa lo sợ tự do. Có lúc 
họ chỉ dám làm một nửa và tự an ủi mình 
bằng những dối lừa, quay lại với những quy 
luật sẵn có kìm hãm năng lực tự ý thức. 
Dostoievsky viết: “Giả sử có ai cho chúng 
ta thêm tự do đi nữa, nới lỏng tay cho 
chúng ta thêm nữa đi, mở rộng môi trường 
hoạt động, thả lỏng dây cương thêm nữa 
đi... tôi dám chắc, nếu thật như thế, chúng 
ta sẽ lại tức khắc xin được dắt tay dẫn đi 
như cũ cho mà coi”(9). 
Theo Dostoievsky, sự sinh tồn của con 
người hiện sinh trong xã hội đương đại 
không phải ở sự tồn tại thể xác, mà là tồn 
tại tinh thần. Chính sự phức tạp tinh thần ấy 
mới làm nên nhân cách con người. Trong 
khi những quy luật hình thành xã hội nhờ 
một tư lợi “trí tuệ” thì con người có một tư 
lợi đặc biệt khác là “tự do”; điều đó xung 
đột với những chuẩn tắc đó. Con người sở 
dĩ là người và phân biệt với động vật là nhờ 
có ý thức, nhưng càng ý thức sáng suốt, 
càng muốn mình bị “bóp méo” phù hợp với 
những lý tưởng của xã hội thì con người lại 
càng đau khổ, điên loạn và không thể làm 
được. Ông viết: “Tôi chẳng những không ác 
nghiệt, mà còn chẳng biết trở thành cái quái 
gì hết: không ác - chẳng hiền, không đểu 
cáng - chẳng tử tế, không là anh hùng cũng 
chẳng thể là một con bọ... Giờ đây tôi đang 
sống cho hết chuỗi ngày của tôi trong cái lỗ 
này, tự huyễn hoặc mình bằng niềm an ủi 
độc ác, vô ích rằng một kẻ thông minh thì 
chẳng tài nào trở thành gì ráo trọi, chỉ có 
đứa ngu si mới trở thành gì đó mà thôi. 
Vâng, một con người thông minh của thế kỉ 
XIX cần và phải có bổn phận đạo đức, phải 
là một sinh vật không cá tính nào hết. Còn 
con người có cá tính, con người hành động, 
nhất thiết phải là một kẻ thấp hèn”(10). 
Tính chất của tự do tinh thần là mâu 
thuẫn với cơ cấu giá trị của văn hoá hiện 
tồn. Dostoievsky lên án cái văn hoá tuyệt 
đối đè bẹp tự do, đồng thời khẳng định tư 
duy đạo đức tự thân, việc tìm những hệ 
thống đạo đức mới đầy khó khăn vì chính 
đạo đức là của con người, nhưng bản thân 
con người đã làm một chỉnh thể phức tạp 
rồi. Theo Dostoievsky ý định xây dựng một 
xã hội tốt đẹp với hệ thống những giá trị tốt 
nhất mà Tserysevsky trình bày trong tiểu 
thuyết “Làm gì” là đi ngược cái nhân tính 
người vốn có, là phi hiện thực. Mô hình xã 
hội “lâu đài pha lê” đã ngăn chặn, khống 
chế gắt gao cá nhân, bắt nó chịu sự chi phối 
một chiều và vô điều kiện tập thể, đồng hoá 
cá nhân với xã hội; thực chất đó là “một tổ 
kiến” được cải tiến mà không có tự do. 
Con người có thể có lúc hạ mình xuống 
cấp độ thú vật với những bản năng dục 
vọng và có lúc lại đưa mình lên làm người 
cao cả với những yếu tố xã hội trách nhiệm. 
Cái tự do tinh thần của con người xảy ra 
ngay cả khi không có khát vọng tự do. Con 
(9) Sđd, tr.105. 
(10) Sđd, tr.8. 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8(93) - 2015 
 118 
người mắc nạn trong tự do tinh thần và tinh 
thần của họ đang ngày càng vươn đến tự 
do, nhưng lại hoảng sợ trước tự do. Vì sao? 
Vì tự do tinh thần gây ra những căn bệnh 
tinh thần. Những trí thức cao ngạo trước xã 
hội nhưng trở nên thấp hèn trước tự vấn của 
cái tôi. Con người hành động trái với con 
người tinh thần, con người hành động được 
Dostoievsky cho là chất phác. Còn con 
người tinh thần thì trải qua các cuộc đấu 
tranh dai dẳng mà chưa có hồi kết. Trong ý 
nghĩ, chúng ta vẫn có tự do (tự do cảm xúc, 
tự do xung đột giữa dục vọng, lý trí, trách 
nhiệm, bản năng). Để tránh những tệ nạn, 
cái ác, cái xấu thì con người cần có trách 
nhiệm song hành với tự do. 
Dostoievsky không có ý định làm triết 
học nhưng cuộc đời và tâm hồn ông (một 
tâm hồn luôn day dứt với con người, với 
cuộc đời) khiến ông trở thành một nhà triết 
học theo trường phái hiện sinh. Dostoievsky 
không phê phán cái ác trong hệ thống thiện 
- ác trong con người, ông vẫn coi nó như 
một yếu tố tồn tại, ông coi thiện - ác là con 
người, đó là nhân cách. Đó chính là triết lý 
của Dostoievsky mà theo chúng tôi có một 
phần yếu tố nhân văn. Ông không chỉ phê 
phán, cảnh báo, mà còn đặt hy vọng vào 
con người. Trong cả cuộc đời đau khổ vật 
lộn với những tư tưởng truyền thống, đấu 
tranh cho lý tưởng, Dostoievsky đã chịu 
nhiều cay đắng. Hình phạt của Sa hoàng đại 
diện cho hệ thống luật pháp và đạo đức xã 
hội Nga thời đó khiến cho Dostoievsky phải 
chịu những năm tháng cơ cực của người tù 
khổ sai thay cho cái chết. Nhưng, được 
sống cũng là một hạnh phúc làm người, bao 
nhiêu khó khăn trong cuộc sống của 
Dostoievsky dường như đã giúp nghị lực và 
tài năng của ông được toàn thể nhân loại 
biết đến. Những điều Dostoievsky nhắc đến 
cũng là điều mà nhân loại chúng ta đang đối 
mặt. Ngày nay, mỗi người đều hối hả với 
biết bao khát vọng, hạnh phúc, niềm tin, 
buồn bực, đau khổ, lo âu. Về mong muốn 
của con người, khoa học tuy đáp ứng được 
một phần nhưng chưa thể đáp ứng đầy đủ 
được. Những thiết bị máy móc hiện đại 
chưa thể xóa hết hay đáp ứng hết nhu cầu 
tinh thần của con người. Quan niệm về tự 
do tinh thần của Dostoievsky tuy còn nhiều 
hạn chế nhưng cũng là lời cảnh báo cho con 
người hôm nay. 
Tài liệu tham khảo 
1. Phạm Vĩnh Cư (2001), “Dostoievsky - Sự 
nghiệp và di sản”, Tạp chí Văn học nước ngoài, số 6. 
2. Đỗ Minh Hợp (2005), “Nhân học triết học 
hiện đại với vấn đề tồn tại người”, Tạp chí Triết học, 
số 2. 
3. Đỗ Minh Hợp (2006), Diện mạo triết học 
phương Tây hiện đại, Nxb Hà Nội, Hà Nội. 
4. Dostoievsky (1998), “Bút ký dưới hầm”, Tạp 
chí Văn học nước ngoài, số 6. 
5. Dostoievsky (2006), Tội ác và hình phạt, Nxb 
Lao động, Hà Nội. 
6. Dostoievsky (2006), Anh em nhà Caramazov, 
Nxb Lao động, Hà Nội. 
7. Dostoievsky (2000), Gã khờ, Nxb Văn hóa 
Đông Tây, Hà Nội. 
8. Dostoievsky (2006), Những đêm trắng, Nxb 
Hội nhà văn, Hà Nội. 
9. L.Gorman (2007), Dostoievsky - cuộc đời và 
sự nghiệp, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 
Quan điểm của F.M.Dostoievsky... 
 119 

File đính kèm:

  • pdfquan_diem_cua_f_m_dostoievsky_ve_tu_do_tinh_than.pdf