Quan điểm mác-xít về mối quan hệ giữa khoa học – công nghệ và đạo đức

Tóm tắt Quan điểm mác-xít về mối quan hệ giữa khoa học – công nghệ và đạo đức: ... chống lại cái ác, cái giả, cái xấu... Trong mỗi thời đại lịch sử, phù hợp với sự tiến bộ của xã hội để con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình trong quan hệ giữa con người và con người, giữa con người và xã hội” [8, tr.13]. Đạo đức là sản phẩm của lịch sử xã hội, do cơ sở kinh t...cho các chủ thể đạo đức nhận thức, lựa chọn, đánh giá đúng đắn các giá trị và điều chỉnh các hành vi sao cho hợp lí trong đời sống đạo đức. Ngược lại, đạo đức có vai trò thúc đẩy quá trình tìm tòi chân lí khoa học để phục vụ cho thực tiễn đời sống của xã hội. Mặc dù chân lí khoa học là...iều chỉnh hành vi con người. Chính vì thế, đạo đức đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng cho sự phát triển của khoa học – công nghệ, tạo thành một trong những động lực phát triển của khoa học – công nghệ. Vai trò định hướng của các quan niệm đạo đức đối với sự phát triển của kh...

pdf10 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 180 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Quan điểm mác-xít về mối quan hệ giữa khoa học – công nghệ và đạo đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
013 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 34 
vệ lợi ích của những giai cấp nhất định 
trong xã hội, gắn liền với truyền thống, 
bản sắc của mỗi dân tộc. Không phải 
ngẫu nhiên, khi phê phán Đuyrinh về sự 
thừa nhận có một thứ đạo đức vĩnh cửu 
cho mọi thời đại, thừa nhận những 
nguyên tắc đạo đức đứng trên lịch sử và 
trên cả những sự khác biệt về tính cách 
dân tộc, Ph. Ăngghen đã khẳng định: 
“Xét cho đến cùng, mọi học thuyết về 
đạo đức đã có từ trước đến nay đều là sản 
phẩm của tình hình kinh tế của xã hội lúc 
bấy giờ” [2, tr.137], và do vậy “từ dân 
tộc này sang dân tộc khác, từ thời đại này 
sang thời đại khác, nhưng quan niệm về 
thiện và ác đã biến đổi nhiều đến mức 
chúng thường trái ngược hẳn nhau” [2, 
tr.137]. 
Chuẩn mực đạo đức là phương thức 
thực hiện, là cái cần phải có của đạo đức. 
Việc xác lập các chuẩn mực đạo đức của 
xã hội thông qua các phạm trù thiện – ác, 
lương tâm, danh dự, nghĩa vụ, trách 
nhiệm... Không phải ngẫu nhiên, để xây 
dựng nền tảng đạo đức trong chế độ xã 
hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh đã đưa ra 
chuẩn mực thiện – ác trong các quan hệ 
đạo đức. Người viết: “Thiện và ác là hai 
cái mâu thuẫn luôn luôn đấu tranh gay 
gắt với nhau. Cuộc đấu tranh ấy phải 
trường kì gian khổ, nhưng cuối cùng thì 
ác nhất định thất bại, thiện nhất định 
thắng” [6, tr.136]. Người nhấn mạnh: 
“Thực hành chí công vô tư, cần kiệm, 
liêm chính, thế là thiện. Nếu phạm phải 
quan liêu, mệnh lệnh, tham ô, lười biếng, 
thế là ác” [7, tr.226-227]. 
Sự thống nhất giữa khoa học – công 
nghệ và đạo đức: 
Trong xã hội có giai cấp, đạo đức 
cũng như khoa học – công nghệ đều là 
sản phẩm của một cơ sở kinh tế – xã hội 
nhất định, đều là sự phản ánh tồn tại xã 
hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất 
định. Do đó, giữa đạo đức và khoa học – 
công nghệ có mối quan hệ chặt chẽ với 
nhau, dưới những hình thức khác nhau và 
có chức năng chung là điều chỉnh các 
mối quan hệ xã hội nhằm phát triển xã 
hội. Nhiều khi, các quan hệ đạo đức ẩn 
giấu trong khoa học – công nghệ, ngược 
lại có những quan điểm khoa học – công 
nghệ phản ánh những giá trị đạo đức. 
Sự thống nhất biện chứng giữa 
khoa học – công nghệ và đạo đức được 
thể hiện ở chỗ mục đích chân chính của 
khoa học – công nghệ và đạo đức là tạo 
ra mọi điều kiện để giúp con người cải 
biến tự nhiên, cải biến xã hội, cải biến 
bản thân mình, xây dựng cuộc sống hạnh 
phúc cho cá nhân và làm cho xã hội ngày 
càng tốt đẹp. Chính vì thế, sự thống nhất 
giữa khoa học – công nghệ và đạo đức 
được thể hiện cụ thể thông qua hệ thống 
các giá trị xã hội. 
Mặt khác, đạo đức cũng là một 
trong những quy luật xã hội về mối quan 
hệ giữa con người với con người, vì vậy 
bản thân đạo đức là những chân lí khoa 
học về cuộc sống của cái thiện và cái ác, 
cái chính và cái tà Con người trong 
quá trình nhận thức những tri thức khoa 
học để hình thành thế giới quan thì cũng 
đồng thời hình thành nhân sinh quan. 
Đạo đức là một mặt của nhân sinh quan, 
biểu hiện cụ thể bằng thái độ, hành vi, 
cách ứng xử giữa con người với con 
người, con người với tự nhiên, với xã hội 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Ngọc Khá 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 35 
và với bản thân mình. Vì vậy, thế giới 
quan và nhân sinh quan cũng là hai mặt 
khoa học và đạo đức (tài và đức) của một 
cá nhân. Tuy nhiên, không phải ở đâu, 
bất cứ ở một người nào, hai mặt đó cũng 
phát triển song hành. Từ xa xưa, đã có rất 
nhiều quan điểm khẳng định mối quan hệ 
gắn bó giữa khoa học và đạo đức “Khoa 
học mà không có lương tâm chỉ là sự phá 
hoại tâm hồn” (Ra-bơ-le). Hồ Chí Minh 
nhấn mạnh: “Nếu khoa học mà không có 
đạo đức thì trở nên tàn bạo, nhưng có đạo 
đức mà không có khoa học thì cũng trở 
thành ngu muội” [6, tr.201]. 
Cách đánh giá của khoa học – công 
nghệ là chân lí hay sai lầm, còn cách 
đánh giá của đạo đức là cái thiện hay cái 
ác. Khoa học – công nghệ thường được 
thực hiện thông qua những con người cụ 
thể, còn đạo đức được bảo đảm do lương 
tâm con người, do sự phê phán của dư 
luận xã hội. Khoa học – công nghệ điều 
chỉnh một số mặt của đời sống xã hội, 
còn đạo đức xâm nhập vào tất cả các hoạt 
động xã hội, trong mọi quan hệ, kể cả đối 
với chính bản thân mỗi người. 
Tương quan giữa khoa học – công 
nghệ và đạo đức là mối tương quan giữa 
cái chân và cái thiện. Cái này làm tiền đề 
cho cái kia và bổ sung cho nhau cùng 
phát triển. Đạo đức và khoa học – công 
nghệ phù hợp với nhau khi nội dung và ý 
nghĩa của chúng phù hợp với lợi ích xã 
hội. Khoa học – công nghệ đặt ra cho đạo 
đức một nhiệm vụ quan trọng là giáo dục 
và hoàn thiện nhân cách con người; còn 
đời sống đạo đức là nguồn chất liệu làm 
nền móng cho sáng tạo khoa học – công 
nghệ, định hướng cho sự phát triển của 
khoa học – công nghệ. 
(ii) Vai trò của khoa học - công nghệ 
đối với các nấc thang giá trị đạo đức 
Giữa khoa học – công nghệ và đạo 
đức có mối quan hệ biện chứng, gắn bó 
với nhau, không thể tách rời nhau, vì 
khoa học – công nghệ luôn là cơ sở, nền 
tảng cho đời sống đạo đức thực sự của 
con người. 
Tri thức khoa học – công nghệ giúp 
cho các chủ thể đạo đức nhận thức, lựa 
chọn, đánh giá đúng đắn các giá trị và 
điều chỉnh các hành vi sao cho hợp lí 
trong đời sống đạo đức. Ngược lại, đạo 
đức có vai trò thúc đẩy quá trình tìm tòi 
chân lí khoa học để phục vụ cho thực tiễn 
đời sống của xã hội. Mặc dù chân lí khoa 
học là khách quan, nhưng vấn đề quan 
trọng là: con người phát minh sử dụng 
chân lí đó theo động cơ nào? đem lại lợi 
ích cho ai? đem lại hòa bình, văn minh 
cho nhân loại hay sản xuất ra vũ khí giết 
người hàng loạt? 
Thực tế đã chứng minh sự phát 
triển của cuộc cách mạng khoa học – 
công nghệ hiện đại cùng với việc nó đang 
từng bước trở thành lực lượng sản xuất 
trực tiếp không chỉ làm thay đổi căn bản 
nền sản xuất xã hội, mà còn làm thay đổi 
chính vị trí của con người trong quá trình 
sản xuất. Do đó, khoa học – công nghệ 
cũng tác động mạnh mẽ đến sự phát triển 
của đạo đức, làm thay đổi thang giá trị, 
những nguyên tắc chi phối hoạt động của 
con người và xã hội. 
Khoa học – công nghệ là kết quả 
của lao động tìm tòi, sáng tạo, khám phá 
các quy luật của thế giới khách quan và 
sự vận dụng các quy luật đó phục vụ đời 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 49 năm 2013 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 36 
sống của con người, làm cho con người 
ngày càng có cuộc sống ấm no, tự do, 
hạnh phúc. Chính vì vậy, bản thân khoa 
học – công nghệ đã chứa đựng những lí 
tưởng đạo đức hết sức cao cả. Cũng nhờ 
vào những thành tựu vĩ đại mà khoa học 
– công nghệ mang lại để con người vận 
dụng những quy luật tự nhiên, quy luật xã 
hội chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội 
nhằm thực hiện những ước mơ, khát 
vọng, hoài bão, lí tưởng của mình. Như 
vậy, khoa học – công nghệ không chỉ 
chứa đựng những lí tưởng đạo đức, mà 
còn là phương thức để con người chinh 
phục tự nhiên, cải tạo xã hội nhằm phục 
vụ đời sống của con người. 
So với ý thức đạo đức, ý thức khoa 
học thường mang tính vượt trước, tính 
biến đổi và tính cách mạng. Chính vì thế, 
khoa học – công nghệ không chỉ mang 
trong mình những lí tưởng, ước mơ đạo 
đức, mà còn góp phần làm cho những lí 
tưởng, ước mơ đạo đức biến đổi ngày 
càng gần với cuộc sống, đồng thời loại 
bỏ những nhân tố lạc hậu, bảo thủ trong 
đạo đức, làm cho cái thiện trong đạo đức 
ngày càng gắn liền với cái luân lí trong 
khoa học. 
Con người sáng tạo ra khoa học – 
công nghệ, nhưng một khi đã trở thành 
thực thể độc lập thì bản thân nó vận động 
theo các quy luật nội tại. Điều này khiến 
cho con người, trong những chừng mực 
nhất định, không thể kiểm soát hết được 
mọi tác động, cũng như không thể dự báo 
hết được những hậu quả của tiến bộ khoa 
học – công nghệ đối với các lĩnh vực của 
đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực đạo 
đức. 
Vai trò của khoa học – công nghệ 
đối với các nấc thang giá trị đạo đức 
mang tính lịch sử – cụ thể. Nghĩa là, sự 
tác động đó theo chiều hướng tích cực 
hay tiêu cực, tiến bộ hay lạc hậu tùy 
thuộc vào bản chất của chế độ, tính chất 
của thời đại; tùy thuộc vào lợi ích của các 
giai cấp, tầng lớp trong xã hội; tùy thuộc 
vào bản sắc, truyền thống, phong tục tập 
quán của các dân tộc. 
Một thực tế rõ ràng, dưới chủ nghĩa 
tư bản, giai cấp tư sản đã độc chiếm toàn 
bộ các thành tựu khoa học – công nghệ, 
biến chúng thành những công cụ bóc lột 
nhân dân lao động, phục vụ cho mục đích 
vì lợi nhuận tối đa của mình. Chủ nghĩa 
tư bản hiện đại đã dùng hệ thống công 
nghệ mới để làm tha hóa con người nhiều 
hơn và tiêu diệt con người nhanh hơn. 
Không phải ngẫu nhiên, ngay trong Bản 
thảo kinh tế – triết học 1844, C. Mác đã 
khắc họa: “Con người (công nhân) chỉ 
cảm thấy mình hành động tự do trong khi 
thực hiện những chức năng động vật của 
mình – ăn, uống, sinh con đẻ cái, nhiều 
lắm là trong chuyện ở, chuyện trang sức, 
v.v., – còn trong những chức năng con 
người của anh ta thì anh ta cảm thấy 
mình chỉ còn là con vật. Cái vốn có của 
súc vật trở thành chức phận của con 
người, còn cái có tính người thì biến 
thành cái vốn có của súc vật” [3, tr.133]. 
Đồng thời, C. Mác cũng chỉ ra rằng, 
trong chế độ tư bản chủ nghĩa, cùng với 
sự trỗi dậy của những thành tựu khoa học 
– công nghệ thì người ta cũng thấy lộ ra 
những dấu hiệu của một sự suy sụp về 
đạo đức, vượt rất xa những suy sụp đã 
được ghi vào lịch sử ở thời kì cuối của đế 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Ngọc Khá 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 37 
quốc La Mã. 
Trong chủ nghĩa xã hội, mục đích 
của khoa học – công nghệ và đạo đức 
thống nhất với nhau. Khoa học – công 
nghệ và đạo đức là điều kiện để con 
người cải biến xã hội, xây dựng cuộc 
sống hạnh phúc. Trong xã hội đó, những 
thành quả của khoa học – công nghệ 
được sử dụng như một phương thức giải 
phóng con người, nâng cao các giá trị 
nhân phẩm, đồng thời hạn chế những tác 
động bất lợi mang tính tự phát từ bản 
thân tiến bộ khoa học – công nghệ. 
Như vậy, sự tác động của khoa học 
– công nghệ đối với đạo đức mang tính 
hai mặt. Dựa vào khoa học – công nghệ, 
một mặt, con người nhận thức, đánh giá 
và lựa chọn đúng đắn các giá trị đạo đức, 
từ đó điều chỉnh các hành vi của mình 
nhằm thúc đẩy xã hội phát triển; mặt 
khác, con người có thể sử dụng khoa học 
– công nghệ vì những lợi ích cá nhân, 
làm kìm hãm sự phát triển xã hội. Tính 
chất và mức độ của sự tác động đó như 
thế nào thì vừa phụ thuộc vào các yếu tố 
như chế độ chính trị, nền tảng kinh tế – 
xã hội, nhu cầu và lợi ích giai cấp, dân 
tộc vừa phụ thuộc vào chính bản thân 
các thành tựu khoa học – công nghệ. 
(iii) Vai trò định hướng của các quan 
niệm đạo đức đối với sự phát triển khoa 
học – công nghệ 
Đạo đức là một định chế xã hội 
thực hiện các chức năng điều chỉnh hành 
vi con người. Chính vì thế, đạo đức đóng 
vai trò quan trọng trong việc định hướng 
cho sự phát triển của khoa học – công 
nghệ, tạo thành một trong những động 
lực phát triển của khoa học – công nghệ. 
Vai trò định hướng của các quan niệm 
đạo đức đối với sự phát triển của khoa 
học – công nghệ thể hiện ở những khía 
cạnh khác nhau, như mục tiêu, nội dung, 
phương pháp tiến hành hoạt động khoa 
học – công nghệ, cụ thể là: 
 Đối với mục tiêu của khoa học – 
công nghệ: 
Chân lí khoa học mang tính khách 
quan, tuy nhiên do động lực và mục tiêu 
nằm trong bản chất của nó, nên chân lí 
khoa học bao giờ cũng gắn liền với cái 
thiện. Xu hướng chung của sự phát triển 
khoa học – công nghệ hiện đại là hướng 
tới phục vụ con người ngày càng tốt hơn, 
hiệu quả hơn. Phục vụ con người, vì con 
người vừa là mục tiêu, vừa là chuẩn mực 
đạo đức cao nhất của sự phát triển khoa 
học – công nghệ. 
Nhiều phát minh khoa học vĩ đại, 
nhiều sáng kiến mang ý nghĩa vượt thời 
đại đã được sinh ra từ chính những chuẩn 
mực và lí tưởng đạo đức, từ nhu cầu của 
cuộc sống, nhu cầu cải thiện đời sống của 
con người, nhu cầu bảo vệ con người 
trước thiên nhiên khắc nghiệt, trước bệnh 
dịch thế kỉ, trước những tai họa diễn ra 
trong đời sống xã hội. Nhiều nhà khoa 
học, nhà bác học, nhà tư tưởng, nhà phát 
minh sáng chế trong khoa học – công 
nghệ đã lao động không biết mệt mỏi, sẵn 
sàng cống hiến trọn đời mình, thậm chí hi 
sinh bản thân mình cho việc tìm tòi, 
nghiên cứu, khám phá chỉ với mục đích 
cao cả là mang lại cho nhân loại những 
thành tựu khoa học – công nghệ phục vụ 
đời sống của con người. 
Chẳng hạn, G. Bru-nô với lí tưởng 
đạo đức cao cả bảo vệ chân lí của khoa 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 49 năm 2013 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 38 
học – học thuyết “Nhật tâm” của N. Cô-
pec-nich rằng, trái đất quay xung quanh 
mặt trời, chống lại chủ nghĩa kinh viện đã 
bị tòa án giáo hội Rô-ma kết án bằng 
hình thức thiêu sống. Hay như Men-đen 
phải sống trong cảnh mù lòa ở những 
năm tháng cuối đời vì quãng thời gian 
miệt mài nghiên cứu quy luật di truyền 
với lí tưởng đạo đức cống hiến trí tuệ của 
mình cho khoa học, nhưng không được 
người đương thời công nhận. Rồi Đác-
uyn với tinh thần dũng cảm khoa học đã 
can đảm đưa ra học thuyết tiến hóa, làm 
cho các tín đồ Thiên chúa giáo phẫn nộ, 
gây nên “vụ kiện con khỉ” – được xem là 
“vụ án lớn nhất của thế kỉ XIX” 
Mục tiêu quan trọng của khoa học – 
công nghệ là nhằm mở rộng tri thức của 
con người về các lĩnh vực khác nhau và 
hoạt động khoa học – công nghệ là hoạt 
động sáng tạo nhất, mang tính xã hội sâu 
sắc. Do vậy, các chuẩn mực đạo đức 
khoa học – công nghệ phải được xem như 
là quy ước ứng xử và là mục tiêu xuyên 
suốt của khoa học – công nghệ. 
 Đối với nội dung của khoa học – 
công nghệ: 
Thành tựu phát triển khoa học – 
công nghệ mang lại những kết quả hữu 
ích, nhưng nó cũng có thể lại mang đến 
những hậu quả nguy hại, thậm chí có 
những trường hợp, mức độ nguy hại lại 
lớn hơn gấp nhiều lần so với cái lợi. Để 
khắc phục tình trạng đó, khoa học – công 
nghệ phải được phát triển sao cho phù 
hợp với sự phát triển của xã hội về đạo 
đức và không được phép tách khỏi những 
nhu cầu xã hội của các cộng đồng dân 
tộc. Chỉ có thể làm được điều đó khi có 
sự định hướng giá trị của các quan niệm 
đạo đức. Chuẩn mực đạo đức vừa là mục 
tiêu, vừa là động lực của sự phát triển 
khoa học – công nghệ. 
Chính vì thế, khoa học – công nghệ 
không được tách rời đạo đức. Khoa học – 
công nghệ phải phục vụ xã hội và là một 
bộ phận của xã hội. Nếu không được 
kiểm soát bởi những giá trị đạo đức căn 
bản, chúng có thể phá hủy sự ổn định xã 
hội và nền văn minh của chúng ta. Do 
vậy, khoa học – công nghệ không những 
phải phục vụ các nhu cầu thực sự của xã 
hội, mà còn phải nhạy bén với những yêu 
cầu về luân lí, đạo đức của xã hội. 
Lịch sử đã cho thấy, những thành 
tựu khoa học – công nghệ tiêu biểu, bất 
tử với con người cả về không gian và thời 
gian là những tác phẩm chứa đựng các 
giá trị đạo đức cao cả về con người. Nó là 
biểu tượng kiệt xuất về lí tưởng, về lòng 
nhân ái, về số phận, về sức mạnh tinh 
thần cũng như phẩm chất của con người 
và xã hội loài người trong từng thời đại 
cụ thể. Chính nhân tố đạo đức vừa có giá 
trị định hướng, vừa là một động lực của 
sự phát triển khoa học – công nghệ. 
Khoa học – công nghệ chân chính 
phải lấy đạo đức vừa làm điểm xuất phát, 
vừa làm mục tiêu, vừa làm động lực vì 
chính đạo đức là nguồn cảm hứng sáng 
tạo để khoa học – công nghệ phát triển. 
 Đối với phương pháp tiến hành 
hoạt động khoa học – công nghệ: 
Hoạt động nghiên cứu khoa học – 
công nghệ không thể có được thành tựu 
nào nếu chỉ thuần túy dựa vào lí thuyết 
và phương pháp thuần túy khoa học – 
công nghệ. Trong quá trình hoạt động, 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Ngọc Khá 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 39 
các nhà khoa học – công nghệ đã thiết lập 
một hệ thống chuẩn mực đạo đức chặt 
chẽ gắn bó với tính duy lí khoa học. Đó 
là sự biểu hiện mẫu mực của nhân cách 
khoa học trong xã hội hiện đại. Có thể 
tóm lược chuẩn mực đạo đức khoa học – 
công nghệ bằng các nguyên tắc cơ bản: 
trung thực, khách quan, tự do, công khai, 
phê phán và trách nhiệm. 
Chính những nguyên tắc ấy có ý 
nghĩa định hướng quan trọng, những chỉ 
dẫn rõ ràng đối với việc xác định phương 
pháp tiến hành hoạt động khoa học – 
công nghệ. Nhờ có tính trung thực mới 
phát huy được khả năng độc lập, tự giác 
của nhà khoa học – công nghệ, mới tránh 
được những gian lận trong nghiên cứu 
khoa học – công nghệ; nhờ có tính khách 
quan mới tránh được bệnh chủ quan duy 
ý chí; nhờ có tự do mới phát huy được 
năng lực sáng tạo của người nghiên cứu; 
nhờ có công khai mới phát huy được dân 
chủ và tinh thần hợp tác trong hoạt động 
khoa học – công nghệ; nhờ có tính phê 
phán mới tránh bảo thủ, trì trệ, rập khuôn, 
giáo điều; nhờ có tinh thần trách nhiệm 
mới có thể phát huy lòng say mê, tận tụy, 
làm việc quên mình vì lợi ích của cộng 
đồng. 
Ở đây, môi trường xã hội có tác 
động lớn đến hành vi đạo đức cá nhân 
của những nhà khoa học – công nghệ, 
nhưng môi trường xã hội chỉ có thể quy 
định những khả năng khác nhau của hành 
vi con người, còn việc cá nhân đó lựa 
chọn khả năng nào, hành vi nào là hoàn 
toàn phụ thuộc vào ý thức chủ quan, ý chí 
cá nhân, như C. Mác đã khẳng định rằng, 
chính những con người làm thay đổi hoàn 
cảnh và bản thân nhà giáo dục cũng cần 
phải được giáo dục. 
3. Tóm lại, quan điểm triết học mác-
xít khẳng định giữa khoa học – công 
nghệ và đạo đức có mối quan hệ mật 
thiết, gắn bó, tác động qua lại lẫn nhau. 
Chính quan điểm ấy là cơ sở thế giới 
quan và phương pháp luận chỉ đạo nhận 
thức và thực tiễn của con người. Hiểu 
đúng và vận dụng mối quan hệ này một 
cách phù hợp chính là cơ sở của việc 
hoạch định các chiến lược, sách lược 
trong quá trình phát triển khoa học – 
công nghệ và xây dựng một nền tảng đạo 
đức tốt đẹp. Giải quyết đúng đắn mối 
quan hệ này ở nước ta nhằm: “Phấn đấu 
đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành 
nước công nghiệp theo hướng hiện đại; 
chính trị – xã hội ổn định, dân chủ, kỉ 
cương, đồng thuận; đời sống vật chất và 
tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ 
rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và 
toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế 
của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục 
được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để 
phát triển cao hơn trong giai đoạn sau” 
[4, tr.103]. 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 49 năm 2013 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 40 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. C. Mác, Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, 1995, Hà Nội. 
2. C. Mác, Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị Quốc gia, 1995, Hà Nội. 
3. C. Mác, Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 42, Nxb Chính trị Quốc gia, 1995, Hà Nội. 
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb 
Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
5. Nguyễn Đình Hòa (2009), “Khoa học và đạo đức”, Tạp chí Triết học, (4). 
6. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4 , Nxb Chính trị Quốc gia, 1995, Hà Nội. 
7. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, 1995, Hà Nội. 
8. Nguyễn Chí Mỳ (2004), Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị 
trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lí ở nước ta hiện nay, Nxb 
Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 20-6-2013; ngày phản biện đánh giá: 29-6-2013; 
ngày chấp nhận đăng: 01-7-2013) 

File đính kèm:

  • pdfquan_diem_mac_xit_ve_moi_quan_he_giua_khoa_hoc_cong_nghe_va.pdf