Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện - Tập 8: Quy chuẩn kỹ thuật điện hạ áp

Tóm tắt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện - Tập 8: Quy chuẩn kỹ thuật điện hạ áp: ...p bảo vệ khác bị hư hỏng hoặc trong trường hợp bất cẩn của người sử dụng. 5.2 Sử dụng các thiết bị này không được coi là biện pháp bảo vệ duy nhất và không được loại bỏ qua các yêu cầu áp dụng một trong các biện pháp quy định trong bảo vệ tiếp xúc trực tiếp. Điều 13. Bảo vệ chống tiếp xúc ...nhất hoặc thấp nhất có thể xuất hiện trong vận hành bình thường. b) Về dòng điện Trang thiết bị phải được lựa chọn theo điều kiện dòng điện liên tục lâu dài trong điều kiện vận hành bình thường. Trang thiết bị phải có khả năng mang được dòng điện trong các điều kiện không bình thường có ... - Các công tắc tơ; - Các ổ cắm và phích cắm dưới 16 A; c) Các cầu dao cách ly, cầu chì và thanh nối không được dùng làm thiết bị điều khiển chức năng; 5.3. Mạch điện điều khiển Các mạch điều khiển phải được thiết kế, bố trí và bảo vệ để hạn chế mọi nguy hiểm khi có sự cố giữa các mạch...

pdf68 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện - Tập 8: Quy chuẩn kỹ thuật điện hạ áp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 vệ chống các hư hại về cơ, hoá và điện hoá; 
- Độ dẫn điện tối thiểu phải bằng độ dẫn điện khi áp dụng Điều 47; 
- Trừ khi có các biện pháp bù trừ, còn thì phải có biện pháp chống tháo bỏ; 
- Các phần tử này phải được nghiên cứu trước khi sử dụng vào việc nối đất, nếu cần thiết 
thì phải có biện pháp bổ sung, cải tạo. 
Có thể sử dụng các đường ống nước kim loại, nếu có sự đồng ý của người hoặc cơ quan 
quản lý hệ thống nước. Không được sử dụng các đường ống khí, nhiên liệu làm dây dẫn 
bảo vệ. 
3. Bảo đảm an toàn dây dẫn bảo vệ 
a) Các dây dẫn bảo vệ phải được bảo vệ chống các hư hại về cơ học, hoá học và các lực 
điện động; 
b) Không được đặt thiết bị đóng cắt trên dây dẫn bảo vệ; 
c) Các phần hở có tính dẫn điện của thiết bị không được dùng làm một phần của dây dẫn 
bảo vệ cho các thiết bị khác; 
d) Các mối nối của dây dẫn bảo vệ phải có thể tiếp cận được để kiểm tra và thử nghiệm, 
trừ các mối nối được bọc kín hoặc điền kín bằng các chất độn phù hợp. 
Điều 46. Trang bị nối đất sử dụng cho mục đích bảo vệ 
Dây dẫn nối đất và dây dẫn bảo vệ cho các thiết bị bảo vệ tác động bằng điện áp sự cố 
phải đảm bảo các điều kiện sau : 
1. Phải có cực (cọc) nối đất phụ, độc lập về điện đối với tất cả các phần tử kim loại được 
nối đất khác, ví dụ như các phần tử cấu trúc kim loại, các ống dẫn bằng kim loại, các vỏ 
bọc kim loại của cáp. Điều này được coi là thoả mãn nếu cực (cọc) nối đất phụ được đặt 
ở khoảng cách đủ xa với tất cả các phần tử kim loại nối đất khác. 
2. Dây nối đất dẫn đến cực (cọc) nối đất phụ phải được cách điện để tránh tiếp xúc với 
dây dẫn bảo vệ hoặc bất kỳ một phần hở có tính dẫn điện nào đó đã tiếp xúc hoặc có thể 
tiếp xúc. 
3. Dây dẫn bảo vệ chỉ được nối vào các vỏ của các thiết bị điện mà việc cấp điện cho 
thiết bị điện sẽ bị ngắt khi thiết bị bảo vệ làm việc trong các điều kiện sự cố. 
Điều 47. Trang bị nối đất nhằm mục đích vận hành 
Các trang bị nối đất cho các mục đích vận hành phải thực hiện sao cho đảm bảo thiết bị 
vận hành tốt và cho phép trang thiết bị vận hành chính xác và tin cậy. 
Điều 48. Trang bị nối đất cho mục đích bảo vệ và vận hành 
Khi cần nối đất cho mục đích kết hợp bảo vệ và vận hành, thì các yêu cầu về biện pháp 
bảo vệ phải được ưu tiên hơn. 
Điều 49. Các dây nối liên kết đẳng thế 
Tiết diện tối thiểu của dây nối đẳng thế phải thoả mãn điều kiện sau: 
1. Dây dẫn đẳng thế chính 
Dây dẫn đẳng thế chính phải có tiết diện không nhỏ hơn một nửa tiết diện dây dẫn bảo vệ 
lớn nhất của hệ thống trang thiết bị và ít nhất là 6 mm2. Tuy nhiên tiết diện này không 
quá 25 mm2 nếu là đồng hoặc thiết diện tương đương nếu là một kim loại khác. 
2. Dây dẫn đẳng thế phụ. 
Nếu có dây dẫn đẳng thế phụ nối hai vỏ thiết bị, thì tiết diện của dây đẳng thế phụ có thể 
có tiết diện không nhỏ hơn dây dẫn bảo vệ nhỏ hơn trong hai dây dẫn bảo vệ nối vào hai 
phần hở đó. 
Nếu dây dẫn đẳng thế phụ nối các vỏ thiết bị với một yêu tố có tính dẫn điện ngoại lai thì 
tiết diện của nó không được nhỏ hơn một nửa tiết diện dây dẫn bảo vệ tương ứng. 
Mục V: MỘT SỐ THIẾT BỊ KHÁC 
Điều 50. Thiết bị phát điện hạ áp (MFĐ) 
1. Phạm vi áp dụng 
Áp dụng cho các hệ thống điện hạ áp đi kèm theo các tổ máy phát điện nhằm cung cấp 
liên tục hoặc gián đoạn cho tất cả hay một phần hệ thống trang thiết bị hoặc cung cấp cho 
các thiết bị lưu động không đấu nối thường xuyên vào một hệ thống trang thiết bị cố 
định. Thiết bị phát điện hạ áp có thể bao gồm các thành phần như : Động cơ máy nổ, Tua 
bin, Động cơ điện, Pin mặt trời, Ac quy, các nguồn khác... 
Áp dụng cho các máy phát đồng bộ có kích thích chính hoặc kích thích độc lập, máy phát 
không đồng bộ có kích thích hoặc tự kích thích, máy đổi điện. 
Áp dụng cho các dạng cung cấp sau: 
a) Cung cấp điện cho một hệ thống trang thiết bị không đấu nối với lưới điện phân phối 
công cộng; 
b) Cung cấp cho một hệ thống trang thiết bị, thay thế lưới phân phối công cộng; 
c) Cung cấp cho một hệ thống trang thiết bị đấu song song với một lưới phân phối công 
cộng; 
d) Kết hợp các dạng trên. 
2. Các yêu cầu chung 
a) Các biện pháp kích thích và đổi nối phải phù hợp với mục đích sử dụng thiết bị phát; 
độ an toàn và từng chức năng riêng của các loại nguồn khác nhau không bị ảnh hưởng 
bởi thiết bị phát này; 
b) Dòng ngắn mạch và dòng chạm đất dự kiến phải được xét đến cho từng loại nguồn 
cung cấp hoặc với từng tổ hợp các loại nguồn có thể hoạt động độc lập hoặc kết hợp với 
các nguồn khác. Thiết bị bảo vệ bằng dòng ngắn mạch định mức ở bên trong hệ thống 
trang thiết bị, nối vào mạng lưới công cộng, phải chịu đựng được trong mọi phương thức 
vận hành của các nguồn; 
c) Khi thiết bị phát chỉ cung cấp cho một hệ thống trang thiết bị không nối vào lưới phân 
phối công cộng, thì khả năng và đặc tính vận hành của thiết bị phát này không được gây 
nguy hiểm hoặc làm hư hại cho thiết bị sau khi đấu nối hoặc cắt ra do sự sai lệch về điện 
áp và tần số khỏi mức quy định. Phải có các biện pháp để tự động cắt một phần hệ thống 
trang thiết bị khi cần thiết nếu công suất của tổ máy phát bị quá tải. 
Ghi chú : 
- Phải tính đến hệ số khởi động của phụ tải lớn. 
- Phải chú ý đến hệ số công suất quy định cho các thiết bị bảo vệ. 
- Lắp đặt thiết bị phát bên trong toà nhà đã có sẵn có thể làm thay đổi điều kiện môi 
trường, thí dụ như đưa vào các phần động, các phần có nhiệt độ cao hoặc có khí độc. 
3. Bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp với nguồn hoặc tổ hợp nguồn phát điện 
Yêu cầu phải có biện pháp chống tiếp xúc trực tiếp hoặc ngắt mạch điện ra khỏi nguồn 
cung cấp khi người tiếp xúc trực tiếp với dây dẫn mang điện hoặc thiết bị đang mang 
điện. 
4. Bảo vệ chống tiếp xúc gián tiếp với nguồn cung cấp hoặc tổ hợp nguồn cung cấp 
Phải có bảo vệ chống tiếp xúc gián tiếp trong hệ thống trang thiết bị đối với nguồn cung 
cấp hoặc tổ hợp các nguồn cung cấp có thể làm việc độc lập đối với các nguồn khác. 
4.1 Bảo vệ bằng cách tự động cắt khỏi nguồn cung cấp. 
Cần tự động cắt nguồn cung cấp khi có nguy cơ điện áp tiếp xúc tác hại đến cơ thể con 
người. 
Biện pháp bảo vệ này cần có sự phối hợp giữa các kiểu sơ đồ hệ thống nối đất và các đặc 
tính của dây dẫn bảo vệ và thiết bị bảo vệ. 
a) Cắt nguồn cung cấp 
Thiết bị bảo vệ phải tự động cắt nguồn cung cấp sao cho khi có sự cố về cách điện giữa 
một bộ phận có điện với vỏ thiết bị hoặc với một dây dẫn bảo vệ, điện áp tiếp xúc có trị 
số vượt quá 50V không được tồn tại trong một thời gian đủ để gây ra hậu quả có hại cho 
người. Trong một số trường hợp tuỳ theo loại sơ đồ nối đất thời gian cắt nguồn cho phép 
có thể tối đa là 5 giây. 
Ghi chú : Thuật ngữ “vỏ thiết bị” dùng ở đây được hiểu là vỏ hoặc giá đỡ thiết bị có tính 
dẫn điện. 
b) Nối đất 
Các vỏ thiết bị phải được đấu nối vào dây dẫn bảo vệ theo các điều kiện quy định với loại 
sơ đồ nối đất có dây bảo vệ. 
Các vỏ thiết bị có thể tiếp cận đồng thời phải cùng được đấu nối vào một trang bị nối đất 
riêng rẽ, nhóm hoặc tổng thể. 
Máy phát điện hạ áp phải có hệ thống nối đất làm việc riêng, không được đấu nối vào hệ 
thống nối đất của nguồn công cộng. 
4.2 Yêu cầu bổ sung cho hệ thống trang thiết bị kèm theo với các bộ chỉnh lưu tĩnh. 
a) Khi việc bảo vệ chống tiếp xúc gián tiếp cho các bộ phận của hệ thống trang thiết bị 
được cung cấp từ một bộ chỉnh lưu tĩnh dựa trên việc đóng cắt tự động và thao tác của 
thiết bị bảo vệ về phía phụ tải không nằm trong phạm vi thời gian đòi hỏi bởi bảo vệ bằng 
cách ngắt nguồn tự động, thì phải có vành đẳng thế giữa các phần hở có tính dẫn điện có 
thể bị xâm nhập đồng thời và các phần hở có tính dẫn điện từ ngoài tới ở phía sau của bộ 
chỉnh lưu tĩnh phù hợp với vòng đẳng thế phụ. 
Điện trở của các dây dẫn vành đẳng thế phụ giữa các phần có tính dẫn điện có thể tiếp 
xúc đồng thời phải thoả mãn các điều kiện sau đây: 
R
aI
50
 
trong đó 
Ia: là dòng điện chạm đất cực đại có thể do bộ chỉnh lưu cung cấp đơn độc trong thời gian 
tối đa tới 5 giây. 
b) Phải có các biện pháp hay phải lựa chọn thiết bị sao cho thiết bị bảo vệ làm việc đúng, 
hư hại do bộ đảo điện hoặc thiết bị lọc gây ra. 
5. Bảo vệ chống quá dòng đối với MFĐ 
5.1. Đối với các hệ thống trang thiết bị mà máy phát được cung cấp thay thế cho lưới 
phân phối, Cần có các thiết bị cách ly sao cho máy phát không thể làm việc song song với 
nguồn công cộng (kể cả dây trung tính). 
5.2. Đối với các hệ thống trang thiết bị mà các máy phát có thể làm việc song song với 
nguồn công cộng : 
a) Khi lựa chọn và sử dụng máy phát chạy song song với lưới phân phối công cộng, cần 
chú ý để tránh các tác dụng ngược đến mạng lưới cung cấp và các hệ thống trang thiết bị 
khác về mặt hệ số công suất, biến đổi điện áp, sóng điều hoà, mất cân bằng, khởi động, 
đồng bộ và các trào lưu điện áp; 
b) Phải có bảo vệ để cắt máy phát ra khỏi khỏi nguồn công cộng trong trường hợp mất 
nguồn này hoặc khi sai lệch điện áp hay tần số ở đầu cung cấp lớn hơn các giá trị định 
mức; 
Loại bảo vệ, độ nhậy và thời gian tác động phụ thuộc vào bảo vệ của nguồn và phải được 
thoả thuận với cơ quan quản lý vận hành nguồn công cộng. 
c) Phải có các biện pháp để ngăn chặn đấu nối máy phát điện vào nguồn công cộng khi 
điện áp và tần số của nguồn công cộng nằm ngoài giới hạn cho phép vận hành; 
d) Phải có các biện pháp để có thể cách ly máy phát khỏi nguồn công cộng. Các biện pháp 
cách ly này phải dễ tiếp cận bởi người quản lý vận hành của nguồn công cộng trong mọi 
lúc. 
Điều 51. Các trang thiết bị an toàn 
1. Yêu cầu chung 
Trang thiết bị phục vụ cho công tác an toàn phải được lựa chọn và lắp đặt phù hợp với các 
yêu cầu của phụ tải. 
Điều này bao gồm các yêu cầu tổng quát về các dịch vụ công tác an toàn, lựa chọn và lắp 
đặt các hệ thống cung cấp cho các công tác an toàn và các nguồn an toàn. Các hệ thống 
cung cấp điện thay thế nằm ngoài phạm vi của điều này. Điều này cũng không áp dụng 
trong lắp đặt hệ thống đặt tại các vùng nguy hiểm. 
2. Với các hệ thống trang thiết bị an toàn vận hành trong điều kiện có hoả hoạn phải : 
a) Nguồn cung cấp an toàn phải được lựa chọn theo thời gian duy trì cấp nguồn phù hợp 
với yêu cầu cấp của phụ tải; 
b) Các thiết bị, hoặc được chế tạo hoặc được lắp đặt chịu được hoả hoạn trong thời gian 
quy định 
3. Bố trí thiết bị 
Thiết bị phải được bố trí để dễ dàng kiểm tra, giám sát, thử nghiệm và bảo dưỡng. 
4. Các nguồn an toàn 
a) Phải lắp đặt các nguồn an toàn phục vụ cho các dịch vụ an toàn như là các thiết bị cố 
định và sao cho không thể gây ra các hậu quả xấu khi mất nguồn an toàn; 
b) Phải lắp đặt các nguồn an toàn phục vụ cho tác vụ an toàn ở những chỗ thích hợp và 
dễ dàng tiếp cận đối với các nhân viên lành nghề; 
c) Vị trí các nguồn an toàn phải sạch sẽ, thoáng mát để không cho khí độc, khói từ các 
nguồn an toàn có thể lọt vào nơi làm việc; 
d) Không cho phép dùng các nhánh độc lập, riêng rẽ từ nguồn công cộng đến trừ khi đảm 
bảo là hai nguồn cung cấp không phát sinh hư hỏng đồng thời. 
5. Các mạch chức năng 
a) Các mạch phục vụ cho các công tác an toàn phải độc lập với các mạch khác; 
b) Các mạch cho các công tác an toàn không được đi qua các chỗ có nguy cơ cháy trừ khi 
chúng chịu được lửa. Trong mọi trường hợp, các mạch không được đi qua các vùng có 
nguy cơ cháy nổ cao; 
c) Các máy cắt, cầu dao, trừ các thiết bị báo động, phải được định danh rõ ràng và nhóm 
lại ở những chỗ chỉ có thể tiếp cận bởi các nhân viên lành nghề. Các thiết bị báo động 
cũng phải được ghi danh rõ rệt. 
6. Sử dụng các thiết bị 
a) Trong các hệ thống chiếu sáng, các loại đèn phải thích hợp với thời gian gián đoạn để 
duy trì được mức ánh sáng quy định; 
b) ở các thiết bị được cung cấp bởi hai mạch khác nhau, khi có sự cố xảy ra ở một mạch 
không được gây hư hại đến bảo vệ chống điện giật và đến hoạt động chính xác của mạch 
kia. Các thiết bị như trên phải được nối vào các dây dẫn bảo vệ của cả hai mạch, nếu cần 
thiết. 
c) Phải đảm bảo bảo vệ chống ngắn mạch và chống điện giật do tiếp xúc gián tiếp trong 
trường hợp sự cố cho từng nguồn; 
d) Phải bảo đảm bảo vệ chống ngắn mạch và chống điện giật trong trường hợp sự cố dù 
hệ thống trang thiết bị được cung cấp riêng rẽ bởi hai nguồn hoặc cả hai làm việc song 
song. 
Điều 52. Thiết bị chiếu sáng cho dịch vụ an toàn 
1. Mục đích 
Điều này dùng để lựa chọn và lắp đặt các đèn và các thiết bị chiếu sáng, thuộc hệ thống 
trang thiết bị cố định. 
Các yêu cầu của điều này không áp dụng cho các dàn chiếu sáng tạm thời. 
2. Các yêu cầu chung 
Phải lựa chọn và lắp đặt các bộ đèn theo các hướng dẫn của nhà chế tạo và theo các quy 
định chung. 
3. Bảo vệ chống tác động nhiệt 
a) Để lựa chọn các bộ đèn về mặt tác động nhiệt đối môi trường xung quanh quanh, cần 
chú ý đến các điểm sau đây: 
- Năng lượng cực đại cho phép toả ra từ các bảng đèn; 
- Khả năng chịu nhiệt của các vật xung quanh, ở điểm lắp đặt, ở các vùng chịu ảnh hưởng 
của nhiệt độ. 
Khoảng cách tối thiểu đến các vật liệu dễ cháy. 
b) Phụ thuộc vào khả năng chịu lửa của các vật liệu tại nơi lắp đặt và tại các vùng chịu 
ảnh hưởng về nhiệt, cần tuân thủ theo các hướng dẫn của các nhà chế tạo. Phải lựa chọn 
và lắp đặt các bộ đèn theo các quy định chung. 
4. Các hệ thống đi dây. 
a) Nếu sử dụng bộ đèn treo, bộ phận giữ phải chịu được tải trọng bằng 5 lần khối lượng 
của bộ đèn. Dây cáp và dây dẫn giữa bộ phận treo và đèn phải được lắp đặt sao cho không 
có ứng suất căng và soắn tại mối nối; 
b) Khi dây cáp và dây dẫn cách điện được luồn qua đèn khi lắp đặt, phải lựa chọn dây dẫn 
và cáp thích hợp như quy định và chỉ sử dụng các bộ đèn chế tạo có luồn dây qua. 
5. Bảo vệ chống điện giật đối với các giá đèn 
Phải có bảo vệ chống điện giật bằng cách : 
a) Hoặc dùng nguồn cung cấp điện áp an toàn, hoặc; 
b) Dùng thiết bị bảo vệ tác động bằng dòng điện dư, tự động cắt nguồn cung cấp, có giá 
trị dòng điện dư định mức không vượt quá 30 mA; 
c) Các biện pháp khác. 
BẢNG PHỤ LỤC 
Phụ lục 1 : Điện áp ứng suất xoay chiều cho phép 
Điện áp ứng suất xoay chiều cho phép trên thiết bị của thiết trí hạ Thời gian cắt (s) 
áp (V) 
Uo+ 250 V > 5s 
Uo + 1200 V  5s 
Ghi chú 
Trong các trường hợp đặc biệt (thí dụ như khi một dây pha bị chạm đất), điện áp định 
mức của hệ thống hạ áp với đất không phải là Uo, điện áp này phải được quy định rõ. 
Dòng trên cùng của bảng liên quan đến hệ thống có thời gian cắt dài, thí dụ hệ thống cao 
áp nối đất qua cuộn cảm. Dòng thứ hai trên bảng liên quan đến hệ thống có thời gian cắt 
ngắn, thí dụ hệ thống cao áp nối đất trực tiếp. Cả hai dòng đều liên quan đến tiêu chuẩn 
thiết kế cách điện của thiết bị hạ áp khi có quá áp tạm thời. 
Phụ lục 2 : Các điều kiện ngoại lai 
A 
AA:Nhiệt độ (0C) 
AA1 -60 +5 
AA2 -40 +5 
AA3 -25 +5 
AA4 -5 +40 
AA5 +5 +40 
AA6 +5 +60 
AB: nhiệt độ và độ ẩm 
AC: Độ cao (m) 
AC1  2000 
AC2 > 2000 
AD: Nước 
AF: ăn mòn 
AF1: không đáng kể 
AF2: trong khí quyển 
AF3: thỉnh thoảng 
AF4: thường xuyên 
AG: va đập 
AG1: nhẹ 
AG2: trung bình 
AG3: nặng 
AH: Rung 
AH1: nhẹ 
AH2: trung bình 
AM: Bức xạ 
AM1: không đáng kể 
AM2: dòng... 
AM3: điện từ 
AM4: ion hoá 
AM5: tĩnh điện 
AM6: cảm ứng 
AN: Nắng 
AN1: yếu 
AN2: trung bình 
AN3: mạnh 
AP: Động đất 
 N
hi
ệt
 đ
ộ 
xu
ng
 q
ua
nh
AD1: không đáng kể 
AD2: nhỏ giọt 
AD3: tưới nước trên 
mặt 
AD4: nước hắt vào 
AD5: tia nước 
AD6: dội nước 
AD7: ngập nước 
AD8: dìm trong nước 
AE: Vật rắn 
AE1: không đáng kể 
AE2: nhỏ 
AE3: rất nhỏ 
AE4: bụi ít 
AE5: bụi trung bình 
AE6: bụi nhiều 
AH3: nặng 
AJ: Các ảnh hưởng 
cơ học khác 
AK: Thực vật và mốc 
AK1: không đáng kể 
AK2: có nguy cơ 
AL: động vật 
AL1: không đáng kể 
AL2: có nguy cơ 
AP1: không đáng kể 
AP2: yếu 
AP3: trung bình 
AP4: mạnh 
AQ: Sét 
AQ1: không đáng kể 
AQ2: gián tiếp 
AQ3: trực tiếp 
AR: Chuyển động không 
khí 
AR1: yếu 
AR2: trung bình 
AR3: mạnh 
AS :Gió 
AS1: yếu 
AS2: trung bình 
AS3: mạnh 
B 
BA:Năng lực 
BA1: bình thường 
KV: Thoát hiểm 
KV: bình thường 
BE: Vật liệu cất kho hoặc 
chế biến 
BE1: không đáng kể 
Phụ lục 3 : Nhiệt độ vận hành cực đại với các kiểu cách điện 
Kiểu cách điện 
Giới hạn nhiệt độ 
oC 
Polyvinyl-chloride (PVC) 70 ở dây dẫn 
Lưới polyethylene (XLPE) và ethylene propylene cao su 90 ở dây dẫn b 
Kiểu khoáng chất (có vỏ bọc PVC hoặc không và tiếp cận 
được) 
70 ở vỏ 
Kiểu khoáng chất (không có vỏ bọc, không tiếp cận được 
và không tiếp xúc với vật liệu dễ cháy) 
105 ở vỏ b, c 
Đ
iề
u 
ki
ện
sử
 d
ụn
g 
C 
CA: Vật liệu 
CA1: không cháy 
CA2: cháy nhà 
CB: Kết cấu 
CB1: không đáng kể 
CB2: lan truyền cháy 
CB3: Có chuyển động 
CB4: mềm uốn 
a Nhiệt độ dây dẫn cực đại cho phép cho trong bảng, là căn cứ để tính dòng điện tải. 
b Khi dây dẫn làm việc ở nhiệt độ quá 70 oC thì phải xác định xem thiết bị nối vào đó có 
phù hợp với nhiệt độ chỗ đấu nối không. 
c Với một vài loại cách điện đặc biệt, có thể cho phép nhiệt độ vận hành cao hơn tuỳ 
theo loại cáp, đầu cáp, và các điều kiện môi trường chung quanh và các ảnh hưởng bên 
ngoài. 
Phụ lục 4 Tiết diện tối thiểu các dây dẫn 
Kiểu hệ thống dây dẫn Sử dụng mạch 
Dây dẫn 
Vật liệu Tiết diện mm2 
Các 
trang 
thiết bị 
cố định 
Cáp hoặc các 
dây dẫn cách 
điện 
Các mạch động lực và thắp 
sáng 
Đồng 
Nhôm 
1,5 
2.5 (xem ghi chú 
1) 
Các mạch tín hiệu và điều 
khiển 
Đồng 
0,5 (xem ghi chú 
2) 
Dây dẫn trần Các mạch động lực 
Đồng 
Nhôm 
10 
16 
Các mạch tín hiệu và điều 
khiển 
Đồng 4 
Các liên hệ mềm bằng các 
dây dẫn cách điện hoặc 
các cáp 
Đối với một thiết bị đặc biệt 
Đồng 
Theo tiêu chuẩn 
tương ứng 
Đối với tất cả các thiết bị 
khác 
0,75 (xem ghi 
chú 3) 
Các mạch có điện áp rất thấp 
đối với những áp dụng đặc 
biệt 
0,75 
Ghi chú: 
1. Các dây đấu nối được dùng ở đầu những dây dẫn nhôm phải được thử nghiệm và được 
chấp nhận cho việc sử dụng đặc biệt này. 
2. Một tiết diện tối thiểu là 0,1 mm2 được chấp nhận trong những mạch tín hiệu và điều 
khiển dùng cho những thiết bị điện tử 
a) Trong những cáp mềm nhiều sợi chứa bảy hoặc nhiều hơn, áp dụng ghi chú 2. 
Phụ lục 5 : Điện áp chịu xung theo điện áp định mức 
Điện áp định mức của công trình 
Điện áp chịu đựng xung của thiết bị cách ly 
kV 
Hệ thống ba pha 
V 
Cấp quá áp III Cấp quá áp IV 
220/380 5 8 
Ghi chú 1 - Về quá điện áp do sét không phân biệt giữa hệ thống có nối đất hay không. 
Phụ lục 6 : Các tiết diện quy định của các dây dẫn nối đất 
 Bảo vệ cơ khí Không có bảo vệ cơ khí 
Có bảo vệ chống rỉ Như điều 46 đòi hỏi 
16 mm2 đồng 
16mm2 sắt 
Không có bảo vệ cơ chống rỉ 
25 mm2 đồng 
50mm2 sắt 
Phụ lục 7 : Các giá trị của k đối với các dây dẫn bảo vệ được cách điện không đi liền 
với Cáp hoặc các dây dẫn bảo vệ trần tiếp xúc với các vỏ cáp 
Bản chất cách điện của dây dẫn bảo vệ hoặc vỏ cáp 
PVC 
PRC 
EPR 
Cao su 
Nhiệt độ cuối 1600C 2500C 2200C 
Vật liệu dây dẫn k 
Đồng 
Nhôm 
Thép 
143 
95 
52 
176 
116 
64 
166 
11 
60 
Ghi chú : nhiệt độ ban đầu của dây dẫn gỉa thiết bằng 300C 
Phụ lục 8 : Các giá trị của k đối với các dây dẫn bảo vệ là một ruột trong một cáp 
nhiều ruột 
 Vật liệu cách điện 
PVC 
XLPE 
EPR 
Cao su 
Nhiệt độ ban đầu 700C 900C 850C 
Nhiệt độ cuối 1600C 2500C 2200C 
Vật liệu dây dẫn k 
Đồng 
Nhôm 
115 
76 
143 
94 
134 
89 
Phụ lục 9 : Các giá trị của k đối với các thanh dẫn trần ở đó không có rủi ro hư 
hỏng tới các vật liệu bên cạnh bởi nhiệt độ phát ra. 
Điều kiện 
Vật 
liệu dây dẫn 
Trong khu vực 
trông thấy và dành 
riêng 
Điều kiện bình 
thường 
Có rủi ro cháy 
Đồng Nhiệt cao nhất 
k 
5000C 
228 
2000C 
159 
1500C 
138 
Nhôm Nh.độ cao nhất 
k 
3000C 
125 
2000C 
105 
1500C 
91 
Thép Nh.độ cao nhất 
k 
5000C 
82 
2000C 
58 
1500C 
50 
Phụ lục 10 Tiết diện tối thiều của dây dẫn bảo vệ 
Tiết diện của dây dẫn pha của hệ thống 
S (mm2) 
Tiết diện tối thiều của dây dẫn bảo vệ 
S (mm2) 
S16 
16<S35 
S>35 
S 
16 
S/2 

File đính kèm:

  • pdfquy_chuan_ky_thuat_quoc_gia_ve_ky_thuat_dien_tap_8_quy_chuan.pdf