Rèn kĩ năng đọc cho trẻ tiểu học thông qua giờ dạy tập đọc lớp 4, 5

Tóm tắt Rèn kĩ năng đọc cho trẻ tiểu học thông qua giờ dạy tập đọc lớp 4, 5: ...Hiểu các kí hiệu, số liệu trên sơ đồ, biểu đồ... Rõ ràng, mức độ yêu cầu rèn kĩ năng đọc cho học sinh Tiểu học tăng dần theo từng khối lớp. Để có thể thực hiện tốt mục tiêu rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4, 5; biến kĩ năng thành kĩ xảo; giúp học sinh học tốt các môn học trong nhà ...u lần lỗi các em mắc phải trong giờ học để tránh các biểu hiện tâm lí tiêu cực cho trẻ. - Hai là, học sinh phát âm sai do không cẩn thận, do lỗi phát âm địa phương hoặc phát âm sai bất thường, cần cố gắng giúp trẻ sửa triệt để. Qua quá trình giao tiếp với trẻ, giáo viên cần nắm vững ...n bài đọc với giọng khoan thai. Đổi giọng linh hoạt, phù hợp với tâm trạng thay đổi của vua Mi–đát (từ phấn khởi, thỏa mãn chuyển dần sang hoảng hốt, khẩn cầu, hối hận). Đọc phân biệt lời các nhân vật: Lời xin, khẩn cầu của vua Mi–đát. Lời phán bảo oai vệ của thần Đi– ô–ni–dốt. Trong...

pdf6 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 190 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Rèn kĩ năng đọc cho trẻ tiểu học thông qua giờ dạy tập đọc lớp 4, 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP HCM Số 29 năm 2011 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO TRẺ TIỂU HỌC 
THÔNG QUA GIỜ DẠY TẬP ĐỌC LỚP 4, 5 
TRỊNH CAM LY* 
TÓM TẮT 
 Bài viết khẳng định tầm quan trọng của dạy học phân môn Tập đọc ở trường Tiểu 
học. Căn cứ vào yêu cầu mức độ cần đạt được đối với việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh 
lớp 4, 5, tác giả đưa ra ba cấp độ rèn kĩ năng tập đọc cho học sinh lớp 4, 5: đọc đúng, đọc 
diễn cảm và đọc sáng tạo. Việc đề xuất hướng dẫn học sinh đọc sáng tạo giúp người học 
đạt được kĩ năng đọc ở các cấp độ khác nhau, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục Tiểu 
học trong giai đoạn mới. 
 Từ khóa: tập đọc, rèn kĩ năng, đọc đúng, đọc diễn cảm, đọc sáng tạo. 
ABSTRACT 
Reading skill training for Primary schools’ pupils 
through grade 4th & grade 5th reading lessons 
 This article emphasizes the importance of teaching Reading skill in Primary schools. 
Based on the required reading skills for pupils of grade 4 and grade 5, the author proposes 
three levels of training reading skill: pronounciation correction in reading, expressive 
reading and creative reading. The creativity in reading would help pupils in acquiring the 
reading skill at different levels, contributing to Primary education’s achievement in the 
new era. 
 Key words: reading, improving skill, correct pronunciation in reading, expressive 
reading, creativity reading. 
1. Đặt vấn đề 
 Đọc là một hình thức tiếp cận thế 
giới. 
 Hoạt động đọc giúp con người thu 
nhận được lượng thông tin nhiều nhất, 
nhanh nhất, dễ dàng, thông dụng và tiện 
lợi nhất để không ngừng bổ sung và nâng 
cao vốn hiểu biết, vốn sống của mình. 
 Trong nhà trường, thông qua hoạt 
động đọc, học sinh được mở rộng hiểu 
biết về thiên nhiên, về đất nước, về cuộc 
sống con người, văn hóa, văn minh, 
phong tục, tập quán của các dân tộc trên 
Tổ quốc mình và trên thế giới. Đọc các 
tác phẩm văn học, học sinh được bồi 
* ThS, Trường Đại học Sài Gòn 
dưỡng về năng lực thẩm mĩ, trau dồi kĩ 
năng sử dụng ngôn ngữ, mở rộng tầm 
hiểu biết về cuộc sống Vì vậy, việc đọc 
mang ý nghĩa giáo dục, giáo dưỡng và phát 
triển rất lớn. 
 Tiếng Việt được dạy ở trường phổ 
thông với tư cách vừa là một bộ môn 
khoa học, vừa là một công cụ để giao tiếp 
và tiếp thu các môn học khác. Ở bậc Tiểu 
học, môn Tiếng Việt trước tiên nhằm 
trang bị cho học sinh một công cụ giao 
tiếp, rèn luyện cho các em những kĩ năng, 
kĩ xảo sử dụng tiếng Việt trong các hoạt 
động nghe, nói, đọc, viết. 
 Nếu hoạt động nghe, nói gắn liền 
với các em từ những năm tháng đầu đời 
thì hoạt động đọc, viết chỉ thực sự trở nên 
 52 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP HCM Trịnh Cam Ly 
_________________________________________________________________________ 
quen thuộc với trẻ khi các em đến tuổi 
cắp sách tới trường. Vì vậy, có thể nói, 
rèn kĩ năng tập đọc cho học sinh Tiểu học 
đóng vai trò vô cùng quan trọng. 
2. Nội dung 
 Việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh 
Tiểu học được thực hiện chủ yếu thông 
qua môn Tập đọc. Phân môn này được 
dạy từ lớp 1 đến lớp 5, song học sinh chỉ 
thực sự hình thành kĩ năng, đạt được kĩ 
xảo đọc ở giai đoạn 2 của cấp học (lớp 4, 
lớp 5). 
 Chương trình giáo dục phổ thông 
cấp Tiểu học (Ban hành kèm theo Quyết 
định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 
tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ 
Giáo dục và Đào tạo) xác định kĩ năng 
đọc cần đạt được với học sinh: 
 Lớp 4: Đọc các văn bản nghệ thuật, 
khoa học, hành chính, báo chí. 
- Đọc thầm. 
- Đọc diễn cảm đoạn văn, bài thơ, 
màn kịch ngắn. 
- Tìm hiểu ý nghĩa của bài văn, bài 
thơ và một số chi tiết có giá trị nghệ thuật 
trong bài văn, bài thơ. 
- Đọc thuộc một số bài thơ, đoạn văn. 
- Dùng từ điển học sinh hoặc các 
sách công cụ để tra cứu, ghi chép thông 
tin. 
 Lớp 5: Đọc các văn bản nghệ thuật, 
hành chính, khoa học, báo chí. 
- Đọc thầm, đọc lướt để nắm thông 
tin. 
- Đọc diễn cảm bài văn, bài thơ, màn 
kịch ngắn. 
- Tìm hiểu ý nghĩa của bài văn, bài 
thơ và một số chi tiết có giá trị nghệ thuật 
trong bài văn, bài thơ. 
- Tìm hiểu ý nghĩa của bài văn, bài 
thơ; một số chi tiết có giá trị nghệ thuật. 
Nhận xét về nhân vật, hình ảnh, cách sử 
dụng từ ngữ và tình cảm, thái độ của tác 
giả. 
- Đọc thuộc một số đoạn văn, đoạn 
thơ, bài thơ. 
- Tra từ điển học sinh, sổ tay từ ngữ, 
ngữ pháp để tìm và ghi chép thông tin. 
Hiểu các kí hiệu, số liệu trên sơ đồ, biểu 
đồ... 
 Rõ ràng, mức độ yêu cầu rèn kĩ 
năng đọc cho học sinh Tiểu học tăng dần 
theo từng khối lớp. Để có thể thực hiện 
tốt mục tiêu rèn kĩ năng đọc cho học sinh 
lớp 4, 5; biến kĩ năng thành kĩ xảo; giúp 
học sinh học tốt các môn học trong nhà 
trường Tiểu học, đồng thời chuẩn bị tốt 
cho việc học Ngữ văn và các môn học 
khác ở các cấp học tiếp theo, người giáo 
viên cần có những giải pháp sư phạm 
hiệu quả. 
 Thực tế cho thấy, giáo viên Tiểu 
học hiện nay chưa thực sự chú trọng 
đúng mức đến việc rèn kĩ năng đọc cho 
học sinh lớp 4, 5. 
 Chủ yếu các thầy giáo, cô giáo đều 
dựa vào kết quả của việc rèn luyện kĩ 
năng đọc giai đoạn đầu cấp của các em 
để tiến hành dạy các giờ Tập đọc lớp 4, 5 
theo quy trình có sẵn mà ít quan tâm đến 
việc tạo hứng thú cho trẻ trong giờ học 
Tập đọc, hứng thú với văn bản đọc, dạy 
cho học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm tiến 
tới đọc sáng tạo văn bản tập đọc. Chúng 
ta quên mất rằng hiệu quả của việc rèn kĩ 
năng đọc không chỉ đơn thuần dừng lại ở 
việc giúp trẻ đọc đúng, đọc diễn cảm, đọc 
sáng tạo văn bản tập đọc mà thông qua 
quá trình rèn kĩ năng đọc cho học sinh 
theo từng cấp độ, người giáo viên đã gián 
tiếp bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học, 
 53
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP HCM Số 29 năm 2011 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
dạy các em rung cảm trước vẻ đẹp của 
ngôn ngữ văn chương. 
 Ở Tiểu học, các mức độ yêu cầu về 
chất lượng của việc đọc thành tiếng là 
đọc đúng và đọc diễn cảm. Tuy nhiên, ở 
bài viết này, chúng tôi đề cập đến yêu cầu 
đọc sáng tạo văn bản tập đọc với mục 
đích phát huy cá tính sáng tạo của các 
em. 
Rèn kĩ năng tập đọc cho học sinh lớp 4, 5 
trải qua 3 cấp độ: 
a. Đọc đúng 
 Ở bậc Tiểu học, yêu cầu đọc đúng 
là: 
- Đọc rõ tiếng, rõ lời, đúng chính âm 
(đọc đúng từng âm vị và âm vị siêu đoạn 
tính – các dấu thanh trong tiếng Việt); 
- Biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ theo 
dấu câu và ngữ nghĩa của văn bản; 
- Tái hiện chính xác văn bản viết 
bằng âm thanh, giọng đọc. 
 Với học sinh lớp 4, 5, các em hầu 
hết đều thực hiện tốt nhiệm vụ này. 
 Trong giờ Tập đọc ở lớp 4, 5, rèn 
đọc đúng được thực hiện chủ yếu ở phần 
Luyện đọc đầu tiết học. Giáo viên cần 
quan tâm đến việc sửa lỗi phát âm và 
luyện đọc từ khó cho học sinh. 
 Thứ nhất, việc sửa lỗi phát âm giáo 
viên cần phân biệt rõ 2 trường hợp: 
- Một là, học sinh phát âm sai do có 
tật ở một trong các cơ quan của bộ máy 
phát âm (ngắn lưỡi, dài lưỡi, dính tăng 
lưỡi, sứt môi, hở hàm ếch). Trường 
hợp này giáo viên mặc dù rất cần thiết 
sửa cho học sinh, song chúng ta cần hiểu 
rằng việc làm này không thể thực hiện 
một ngày một buổi mà cần có sự kiên trì, 
bền bỉ, thậm chí có thể kết hợp với bài 
tập, phẫu thuật hoặc dùng phương tiện hỗ 
trợ để đạt được hiệu quả mong muốn. 
Không nên bắt học sinh đọc đi đọc lại 
nhiều lần lỗi các em mắc phải trong giờ 
học để tránh các biểu hiện tâm lí tiêu cực 
cho trẻ. 
- Hai là, học sinh phát âm sai do 
không cẩn thận, do lỗi phát âm địa 
phương hoặc phát âm sai bất thường, 
cần cố gắng giúp trẻ sửa triệt để. 
Qua quá trình giao tiếp với trẻ, giáo viên 
cần nắm vững điểm mạnh, yếu của từng 
em để có hướng giúp đỡ phù hợp trong 
mỗi giờ học. 
 Thứ hai, đối với việc luyện đọc từ 
khó, cần chú ý nhiều đến đọc các từ 
phiên âm tiếng nước ngoài và các từ khi 
đọc học sinh thường mắc lỗi phát âm địa 
phương. Giáo viên cần xác định cụ thể 
những lỗi phát âm của từng địa phương 
để làm tiêu chí chọn từ khó cho học sinh 
luyện đọc. 
 Thông thường, học sinh miền Bắc 
hay phát âm sai các tiếng có phụ âm đầu 
s – x (đi săn – đi xăn), tr – ch (cây tre – 
cây che), r – d – gi (rực rỡ - dực dỡ, giục 
giã – dục dã); vần iêu – ươu (con hươu – 
con hiêu) , iu – ưu (quả lựu – quả lịu) 
Học trò miền Nam hay mắc lỗi ở phụ âm 
đầu v – dz (vui vẻ - dzui dzẻ), q – g (thảo 
quả - thảo gủa); vần ênh – ên (chênh 
vênh – chên vên), vần êch –êt (con ếch – 
con ết) 
 Nắm được một vài vấn đề mang 
tính thực tiễn trên, việc rèn đọc đúng cho 
học sinh lớp 4, 5 sẽ trở nên đơn giản hơn 
rất nhiều. 
b. Đọc diễn cảm 
 Đọc diễn cảm là hình thức đọc 
thành tiếng không những đạt được yêu 
cầu đọc đúng mà còn có yêu cầu về ngữ 
điệu đọc truyền cảm và sự kết hợp giữa 
 54 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP HCM Trịnh Cam Ly 
_________________________________________________________________________ 
ngữ điệu đọc với các yếu tố phi ngôn ngữ 
(nét mặt, cử chỉ, điệu bộ,) góp phần 
diễn tả nội dung bài đọc. 
 Ngữ điệu đọc bao gồm những dấu 
hiệu biến đổi về ngữ âm trong khi đọc, cụ 
thể: 
- Tiết tấu của giọng đọc (kĩ thuật 
ngắt giọng); 
- Nhịp điệu đọc (dồn dập hay chậm 
rãi); 
- Cường độ đọc (giọng đọc to hay 
nhỏ, nhấn giọng hay lướt qua); 
- Cao độ (giọng trầm hay bổng, lên 
cao hay xuống thấp); 
- Sắc thái giọng đọc (vui, buồn, lo 
lắng, hóm hỉnh, chế giễu, bực bội, trang 
trọng). 
 Hiểu theo nghĩa rộng, ngữ điệu đọc 
là sự hòa đồng của chỗ ngừng giọng, chỗ 
nhấn giọng, cường độ, cao độ, tạo nên 
âm hưởng của bài đọc. Vì vậy, muốn đọc 
diễn cảm, người đọc không những phải 
nắm vững kĩ thuật đọc đúng mà còn phải 
cảm thụ được nội dung văn bản đọc và 
biết hướng tới người nghe để giọng đọc 
trở nên truyền cảm, tạo cảm xúc cho 
người nghe. 
 Ví dụ: Để đọc diễn cảm bài tập đọc 
Điều ước của vua Mi–đát (Tiếng Việt 4, 
tập 1, trang 90), ngoài việc đọc đúng văn 
bản, để đọc diễn cảm, học sinh cần xác 
định: 
 Đoạn 1: Từ đầu sung sướng hơn 
thế nữa! 
Nhấn giọng các từ ngữ: tham lam, hóa 
thành, ưng thuận, biến thành, sung 
sướng. 
 Đoạn 2: Bọn đầy tớ cho tôi được 
sống! 
 Nhấn giọng các từ ngữ: sung 
sướng, khủng khiếp, cồn cào, cầu khẩn, 
tha tội, lấy lại, cho tôi được sống. 
 Đoạn 3: Phần còn lại. 
 Nhấn giọng các từ ngữ: hiện ra, 
phán, thoát khỏi, hiểu rằng. 
 Toàn bài đọc với giọng khoan thai. 
Đổi giọng linh hoạt, phù hợp với tâm 
trạng thay đổi của vua Mi–đát (từ phấn 
khởi, thỏa mãn chuyển dần sang hoảng 
hốt, khẩn cầu, hối hận). Đọc phân biệt lời 
các nhân vật: Lời xin, khẩn cầu của vua 
Mi–đát. Lời phán bảo oai vệ của thần Đi–
ô–ni–dốt. 
 Trong giờ Tập đọc lớp 4, 5, nội 
dung đọc diễn cảm được thực hiện sau 
khi học sinh tìm hiểu bài. Chất lượng của 
phần luyện đọc diễn cảm phụ thuộc vào 
hiệu quả của phần hướng dẫn tìm hiểu 
bài. Có nghĩa là, dạy tập đọc phải quan 
tâm đến mặt kĩ thuật đọc bài và mặt 
thông hiểu nội dung bài đọc. Lúc này, tập 
đọc được nâng lên một bước trở thành 
đọc hiểu. Sản phẩm của đọc hiểu một 
phần chính là giọng đọc diễn cảm của các 
em khi đọc mỗi văn bản tập đọc. 
c. Đọc sáng tạo 
 Theo TS Nguyễn Trọng Hoàn: Đọc 
sáng tạo là khả năng liên hệ những gì 
đang đọc với những gì đã được đọc, lấy 
đó làm cơ sở để tiếp tục mở rộng biên độ 
của sự hiểu biết – thậm chí với văn bản 
nghệ thuật, đọc sáng tạo còn có thể xác 
định nghĩa mới cho hình tượng. Mức độ 
hiểu này tương ứng với khả năng đọc 
“vượt ra những dòng chữ”. [1] 
 Khả năng liên tưởng, tưởng tượng 
của học sinh Tiểu học là vô cùng phong 
phú. Hơn nữa, công việc dạy học luôn 
luôn đòi hỏi giáo viên phải giúp học sinh 
có sự xâu chuỗi kiến thức giữa những nội 
 55
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP HCM Số 29 năm 2011 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
dung đã học, nội dung đang học và nội 
dung sẽ học, kích thích sự phát triển tư 
duy của trẻ. Đó chính là lí do tại sao cần 
dạy đọc sáng tạo cho học sinh Tiểu học. 
 Khi viết bài tập làm văn tả mẹ, một 
em học sinh trích dẫn ở mở bài Mẹ là đất 
nước, tháng ngày của con (Mẹ ốm - 
Trần Đăng Khoa, Tiếng Việt 4, tập 1, 
trang 10), và ở kết bài, một lần nữa em 
lại sử dụng câu kết trong bài Mẹ của nhà 
thơ Trần Quốc Minh Mẹ là ngọn gió của 
con suốt đời để thể hiện cảm xúc dào dạt 
với đấng sinh thành. 
 Lại có những em học sinh giỏi lớp 
5 đã rất tinh tế khi nhận xét, cũng là làm 
thơ cho con nhưng thơ Xuân Quỳnh dịu 
dàng như vòng tay mẹ còn thơ Huy Cận 
lại luôn thể hiện mong ước muốn con biết 
tự mình vươn lên trong cuộc sống. 
 Không phải học trò nào cũng có 
khả năng đọc “vượt ra những dòng chữ” 
nhưng chúng ta hoàn toàn có thể làm 
được điều đó nếu chúng ta có kế hoạch 
và giải pháp bồi dưỡng cho học sinh đọc 
sáng tạo. Học sinh chỉ có thể đọc sáng 
tạo, liên hệ những gì đang đọc với những 
gì đã được đọc, mở rộng biên độ của sự 
hiểu biết trên cơ sở các em có kĩ năng 
đọc hiểu tác phẩm. Giáo viên cũng chỉ có 
thể đánh giá được mức độ sáng tạo của 
trẻ khi đọc văn bản thông qua hệ thống 
câu hỏi hoặc bài tập. 
 Ví dụ: Trong các bài tập đọc đã 
học ở chương trình lớp 4, 5, có những bài 
nào viết về mẹ? Cách viết của các tác giả 
khác có gì giống và khác nhau? 
 Học sinh chỉ có thể trả lời câu hỏi 
khi các em nhớ bài, hiểu bài. Đây cũng 
chính là một gợi ý cho sự liên tưởng và 
cũng là tiền đề cho việc cảm thụ văn học. 
 Tùy từng nội dung bài học mà giáo 
viên có câu hỏi và bài tập phù hợp, kích 
thích khả năng đọc sáng tạo của các em. 
3. Kết luận 
 Nói tóm lại, rèn kĩ năng đọc cho 
học sinh lớp 4, 5 cần quan tâm sâu sắc 
đến khả năng đọc hiểu của các em, tạo 
tiền đề cho dạy đọc sáng tạo, hình thức 
đọc kích thích sự phát triển tư duy của 
trẻ. 
 Rèn kĩ năng đọc cho trẻ Tiểu học 
thông qua giờ dạy tập đọc lớp 4, 5 theo 3 
cấp độ: đọc đúng, đọc diễn cảm, đọc sáng 
tạo là việc làm cần thiết, đáp ứng mục 
tiêu đào tạo con người mới phù hợp với 
xu thế phát triển của xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Thị Hạnh (2002), Dạy học đọc hiểu ở Tiểu học, Nxb Đại học Quốc gia Hà 
Nội, Hà Nội. 
2. Nguyễn Trọng Hoàn (2002), Rèn kĩ năng cảm thụ thơ văn cho học sinh Tiểu học, 
Nxb Hà Nội, Hà Nội. 
3. Nguyễn Trọng Hoàn (2003), “Một số vấn đề về đọc hiểu văn bản ngữ văn”, Tạp chí 
Giáo dục, (56). 
4. Nguyễn Thanh Hùng (2008), Đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường, Nxb 
Giáo dục, Hà Nội. 
5. Trần Mạnh Hưởng (2011), Luyện tập về cảm thụ văn học ở Tiểu học, Nxb Giáo dục 
Việt Nam. 
6. Lê Phương Nga (2001), Dạy Tập đọc ở Tiểu học, Nxb Giáo dục. 
 56 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP HCM Trịnh Cam Ly 
_________________________________________________________________________ 
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 07-6-2011; ngày chấp nhận đăng: 27-6-2011) 
 57

File đính kèm:

  • pdfren_ki_nang_doc_cho_tre_tieu_hoc_thong_qua_gio_day_tap_doc_l.pdf