Rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 1 trong môn Tiếng Việt – nhìn từ chương trình, sách giáo khoa sau 1975

Tóm tắt Rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 1 trong môn Tiếng Việt – nhìn từ chương trình, sách giáo khoa sau 1975: .... Quyển Tiếng Việt 1 (theo chương trình Phổ cập) gồm 3 phần: 1) Phần chữ cái và âm, 2) Phần vần, 3) Phần Tập đọc (không có câu hỏi tìm hiểu ở phía bên dưới, có bài chỉ yêu cầu HS tập chép vài câu hoặc vài dòng thơ ngắn). Nội dung trong SGK này chỉ chú trọng rèn kĩ năng đọc - viết, kh... thì không nên tách chúng riêng rẽ mà cần luyện tập đồng thời với các KN đọc - viết. Việc hình thành và phát triển các KN một cách đồng bộ sẽ tận dụng những tác động tích cực của nhau đồng thời phù hợp với tâm lí nhận thức cũng như quá trình hình thành phát triển tư duy của HS. - HTBT ...75 đến 2000 như sau: Về mục tiêu, quan niệm về dạy tiếng Việt chưa đầy đủ, chưa làm rõ được việc dạy tiếng Việt nhằm mục đích chính là dạy cho HS biết sử dụng tiếng Việt hiệu quả trong giao tiếp; chương trình Tiếng Việt chưa quan tâm đúng mức tới yếu tố văn hóa truyền thống của dân tộc...

pdf8 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 1 trong môn Tiếng Việt – nhìn từ chương trình, sách giáo khoa sau 1975, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HCM Số 6(71) năm 2015 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
82 
dung của một số chương trình, SGK 
Tiếng Việt lớp 1 mà tác giả sưu tầm 
được. 
2. Chương trình và sách giáo khoa 
Tiếng Việt sau 1975 với việc rèn kĩ 
năng nói cho học sinh 
Cứ liệu phân tích trong bài viết này 
chủ yếu dựa vào một số chương trình, 
SGK Tiếng Việt 1 trong giai đoạn từ sau 
1975 đến nay: 1) Quyển Tập đọc 1 
(1980) do tác giả Trần Thị Ngọc Bảo - 
Nguyễn Có biên soạn, Nhà xuất bản Giáo 
dục; 2) Chương trình Tiếng Việt 1 Công 
nghệ giáo dục của Hồ Ngọc Đại (1984) ; 
3) Quyển Tiếng Việt 1 - Sách cấp I phổ 
cập (1990) do Trịnh Mạnh – Trần Mạnh 
Hưởng biên soạn dưới sự chỉ đạo của Vụ 
Giáo dục Phổ thông và Bộ Giáo dục; 4) 
Bộ Tiếng Việt 1 do Phạm Bích Hợp – 
Nguyễn Ngọc Bảo biên tập lần đầu và 
được Trần Mạnh Hưởng chỉnh lí năm 
1994; 5) Bộ Tiếng Việt 1 theo chương 
trình Tiếng Việt mới (2000) do Đặng Thị 
Lanh chủ biên. 
2.1. Tập đọc 1 (1980) 
Quyển sách này không có mục 
Luyện nói như chương trình SGK hiện 
hành. Nội dung rèn KNN chỉ được tích 
hợp, lồng ghép trong 2-3 câu hỏi tìm hiểu 
ở cuối mỗi bài (không có nội dung này 
đối với Bài đọc thêm). 
Ví dụ: Ở tuần lễ thứ năm có bài 
“Quê em” [1, tr.44] 
Quê em đồng lúa, nương dâu 
Bên dòng sông nhỏ nhịp cầu bắc ngang 
Dừa xanh tỏa mát đường làng 
Ngân nga giọng hát, rộn ràng tiếng thoi. 
(Nguyễn Hồ) 
Có 3 câu hỏi tìm hiểu bài, đó là: 
1) Theo bài này, quê em có những 
cảnh gì tươi đẹp? 
2) Em tìm những từ cho biết quê 
em rất vui, rất nhộn nhịp? 
3) Em đặt câu với từ “rộn ràng”. 
Qua 59 bài văn, bài thơ mà HS học 
trong 7 tuần lễ, có thể thấy nội dung rèn 
kĩ năng nói cho HS đã được quan tâm. 
Tuy nhiên những câu hỏi tìm hiểu bài chủ 
yếu chỉ mang tính tái hiện, đôi lúc còn 
lồng ghép thêm một bài tập nhưng vẫn 
còn đơn điệu, chỉ có kiểu bài chọn từ ngữ 
điền vào chỗ trống hoặc đặt câu với từ 
cho sẵn. 
2.2. Chương trình Tiếng Việt 1 Công 
nghệ giáo dục (1984) 
Việc hình thành và phát triển các kĩ 
năng (KN) sử dụng tiếng Việt luôn được 
đặt bên cạnh mục tiêu cung cấp tri thức 
tiếng Việt cho HS. Đặc biệt, chương 
trình Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục 
đã xem xét các KN trong mối quan hệ 
chặt chẽ không thể tách rời. KN nghe nói 
là KN cơ bản, tạo tiền đề vững chắc cho 
KN đọc và viết. Cả bốn KN nghe - nói - 
đọc - viết được tổng hợp và kiểm soát 
trong quy trình hình thành và phát triển 
KN viết. Chính vì vậy, ngoài việc tự 
chiếm lĩnh các kiến thức qua hoạt động 
tự trải nghiệm, HS còn được hình thành 
các KN tương ứng một cách tự nhiên. Tư 
tưởng đó đã được thể hiện ngay trên tên 
gọi hệ thống việc làm, cụ thể: 
Việc 1 - Chiếm lĩnh ngữ âm: giúp 
HS có KN phân tích, KN khái quát hóa. 
Việc 2 - Viết: HS dùng kí tự để mã 
hóa âm thanh dưới dạng chữ viết và củng 
cố các KN khác. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Võ Thị Tuyết Mai 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
83 
Việc 3 - Đọc: Dựa trên kết quả đã 
được hình thành một cách vững chắc từ 
việc 1 và việc 2, HS đọc và phân biệt 
chính tả một cách chính xác. 
Việc 4 - Viết chính tả: Thông qua 
quy trình viết chính tả, HS không chỉ 
được luyện tập củng cố kiến thức và KN 
đã được học trong quá trình hoạt động 
mà GV còn kiểm soát được kết quả cuối 
cùng của HS qua sản phẩm. 
Tóm lại, chương trình Tiếng Việt 1 
Công nghệ Giáo dục không chỉ giúp trẻ 
nắm chắc kiến thức ngữ âm, hình thành 
các KN ngôn ngữ như một công cụ đắc 
lực trong học tập mà còn giúp HS phát 
triển khả năng phân tích và tư duy ngôn 
ngữ một cách chắc chắn thông qua hệ 
thống việc làm khoa học, tường minh. 
Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ ngôn 
ngữ trong thực tiễn giao tiếp chưa được 
quan tâm nhiều. 
2.3. Tiếng Việt 1 - Sách cấp I phổ cập 
(1990) 
Chương trình phổ cập tiểu học (100 
tuần) áp dụng cho hai đối tượng từ 9 - 14 
tuổi (chương trình Phổ cập1) và từ 15 - 35 
tuổi (chương trình Bình dân học vụ2). 
Quyển Tiếng Việt 1 (theo chương trình 
Phổ cập) gồm 3 phần: 1) Phần chữ cái và 
âm, 2) Phần vần, 3) Phần Tập đọc (không 
có câu hỏi tìm hiểu ở phía bên dưới, có 
bài chỉ yêu cầu HS tập chép vài câu hoặc 
vài dòng thơ ngắn). Nội dung trong SGK 
này chỉ chú trọng rèn kĩ năng đọc - viết, 
không hề đề cập đến nội dung rèn KNN 
cho HS. 
2.4. Tiếng Việt 1 (chỉnh lí năm 1994) 
Chương trình này đặc biệt chú 
trọng đến kĩ năng đọc, viết. Điều này 
được thể hiện rõ trong những hướng dẫn 
chung về dạy học môn Tiếng Việt 1. 
Theo đó, SGK chủ yếu yêu cầu HS đọc, 
viết. Sang phần Tập đọc, SGK mới có 
thêm từ 3 đến 4 câu hỏi tìm hiểu hoặc bài 
tập. 
Ví dụ: Trong bài tập đọc “Tay mẹ” 
[2, tr.104] có 3 câu hỏi tìm hiểu bài: 
1) Tìm và đọc những tiếng trong bài 
có âm tr, ch đứng đầu. 
2) Tìm những tiếng trong bài có vần 
anh, ach, ươc, uông. 
3) Vì sao em yêu quý đôi tay mẹ? 
Có thể thấy những câu hỏi tìm hiểu 
bài cũng đã đòi hỏi thêm yếu tố suy luận, 
buộc HS diễn đạt theo cách hiểu của 
mình, tuy nhiên các bài tập đọc khác, một 
số câu hỏi tìm hiểu vẫn còn mang tính tái 
hiện như trong sách Tập đọc (1980). Xem 
ra, việc rèn KNN cho HS vẫn chưa được 
chú trọng nhiều. Yêu cầu cần đạt của 
KNN chỉ dừng lại ở khả năng trả lời được 
những câu hỏi trong bài tập đọc; biết kể 
lại một đoạn ngắn trong truyện đã nghe 
giáo viên (GV) kể. 
2.5 SGK Tiếng Việt 1 theo chương 
trình Tiếng Việt mới (2000) 
Chương trình Tiếng Việt năm 2000 
được biên soạn dựa trên những định 
hướng: dạy Tiếng Việt thông qua hoạt 
động giao tiếp; tận dụng những kinh 
nghiệm sử dụng tiếng Việt của HS; vận 
dụng quan điểm tích hợp trong dạy tiếng 
Việt; kết hợp dạy tiếng Việt với dạy văn 
hóa và dạy Văn. Đối với HS tiểu học, nói 
là kĩ năng được rèn qua tất cả các giờ học 
nhưng tập trung nhất là ở các giờ Kể 
chuyện và Tập làm văn. Riêng ở lớp 1, 
HS chủ yếu được rèn kĩ năng nói thông 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 6(71) năm 2015 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
84 
qua luyện nói theo chủ đề ở cuối mỗi bài 
Học vần, các bài Luyện tập tổng hợp và 
trong các tiết Kể chuyện. 
2.5.1. Sách giáo khoa môn Tiếng Việt 
đang áp dụng đại trà hiện nay tạo ra 
nhiều cơ hội cho HS luyện nói. Ngay từ 
những bài học đầu tiên của lớp 1, HS đã 
được luyện nói theo chủ đề. Những chủ 
đề này tương đối gần gũi: Bố mẹ ba má; 
Nhà trẻ; Bé và bạn bè; Người bạn tốt; 
Điểm 10; Bữa cơm do đó GV có thể 
cho HS sắm vai nhân vật, thể hiện tình 
cảm của ông bà, ba mẹ đã yêu thương, 
quan tâm, chăm sóc em, hoặc những tình 
cảm, việc làm của em thể hiện sự hiếu 
thảo của một người cháu, người con đối 
với ông bà, cha mẹ của mình. Điều này 
phù hợp với tâm lí HS lớp 1 và thuận lợi 
cho việc dạy học theo nguyên tắc giao 
tiếp. 
Mức độ yêu cầu và hình thức thể 
hiện của hệ thống bài tập (HTBT) đi từ 
đơn giản đến phức tạp. Nếu như trong 
phần luyện âm vần chỉ yêu cầu HS nói 
một câu hay nhiều câu gắn với âm vần 
mới học thì trong phần Luyện tập tổng 
hợp lại yêu cầu HS có KNN ở mức độ 
cao hơn như nói trong hội thoại, nói độc 
thoại, nói các câu liên kết với nhau tạo 
thành ý. Nội dung các bài tập thể hiện 
thông qua các hình thức khác nhau: hình 
thức sử dụng nghi thức lời nói, hình thức 
đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi, hình thức 
thuật việc và kể chuyện, hình thức nhận 
xét, đánh giá. 
2.5.2. Dù rằng đã xác định những mục 
tiêu, nội dung dạy học theo định hướng 
giao tiếp nhằm nâng cao năng lực và KN 
sử dụng ngôn ngữ của HS, nhưng sau 
một thời gian dài triển khai, ta thấy 
chương trình tiếng Việt 2000 vẫn còn bộc 
lộ một số vấn đề cần được xem xét, điều 
chỉnh, bổ sung và nghiên cứu lại cho phù 
hợp với thực tiễn dạy học và đáp ứng tốt 
nhất cho mục tiêu chương trình đã đề ra: 
Thứ nhất, chương trình hiện tại chưa chú 
trọng vào phần luyện ngữ âm, đặc biệt là 
phần luyện KN phát âm phân biệt các âm 
- vần khó. Thứ hai, hình thức rèn KNN 
còn đơn điệu, chủ yếu thông qua hình 
thức quan sát tranh, nói từ, câu chứa âm - 
vần được học. Nội dung rèn KNN thông 
qua giao tiếp còn hạn chế. Thứ ba, các 
biện pháp rèn KNN chưa phong phú và 
đa dạng nên chưa thực sự hấp dẫn đối với 
HS lớp 1. 
Những vấn đề đó được thể hiện cụ 
thể trong SGK Tiếng Việt 1 (2000) như 
sau: 
- Việc luyện nói thường được sắp 
xếp ở phần cuối mỗi bài học. Điều đó có 
những thuận lợi nhất định trong việc tận 
dụng những kiến thức đã học của HS. 
Tuy nhiên, để rèn KNN có hiệu quả hơn 
thì không nên tách chúng riêng rẽ mà cần 
luyện tập đồng thời với các KN đọc - 
viết. Việc hình thành và phát triển các 
KN một cách đồng bộ sẽ tận dụng những 
tác động tích cực của nhau đồng thời phù 
hợp với tâm lí nhận thức cũng như quá 
trình hình thành phát triển tư duy của HS. 
- HTBT chưa phong phú, chủ yếu là 
các bài tập tạo lập ngôn bản nói (nói theo 
chủ đề), chưa tập trung vào vào loại bài 
tập rèn KNN theo nghi thức lời nói và 
đặc biệt là luyện nghe - nói trong hoạt 
động giao tiếp cụ thể. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Võ Thị Tuyết Mai 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
85 
Bảng 1. Bài tập rèn KNN trong phần Luyện nói và Kể chuyện 
Kiểu bài Nhóm bài Số lượng 
Luyện 
nói 
Phần 
Học vần 
Nói theo chủ đề tranh 6 
Nói theo chủ đề liên quan đến âm – vần mới học 80 
Nói theo nghi thức lời nói 2 
Phần 
Luyện 
tập tổng 
hợp 
Nói câu chứa tiếng có vần cho trước 21 
Nói theo đề bài 26 
Nói theo nghi thức lời nói 2 
Kể chuyện 
Quan sát tranh, nghe kể và nói theo tranh 15 
Kể từng đoạn hoặc cả câu truyện theo tranh 11 
Phân vai kể toàn bộ câu truyện 1 
- Số lượng bài tập nói theo chủ đề 
nhiều, nhưng chủ yếu là bài độc thoại 
(đối với HS lớp 1, dạng bài này khó hơn 
so với bài hội thoại). 
- Một số chủ đề còn khó và xa lạ đối 
với HS (Bài 8 có chủ đề là “le le”; Bài 9 
có chủ đề là “vó bè”). Bên cạnh đó, cách 
đưa ra yêu cầu bài tập còn đơn điệu (đưa 
ra từ ngữ nêu chủ đề hoặc tranh minh họa 
cho mỗi chủ đề). 
- Quy trình tổ chức luyện nói cho HS 
còn chung chung. Đa số các bài luyện nói 
trong sách giáo viên được thực hiện như 
sau: Bài luyện nói trong phần Học vần: 
Một HS (hoặc GV) đọc (hoặc nêu) yêu 
cầu chủ đề luyện nói  GV đưa ra hệ 
thống câu hỏi gợi mở, HS trả lời. Bài 
luyện nói trong phần Luyện tổng hợp: HS 
(hoặc GV) nêu yêu cầu bài tập  HS 
khá, giỏi thực hiện bài tập để làm mẫu 
cho các bạn  HS cả lớp luyện nói về đề 
tài đó  GV (hoặc HS) nhận xét bài nói 
của HS. 
- Các biện pháp vận dụng rèn KNN 
cho HS chưa tường minh và không có 
hướng dẫn cách thực hiện cụ thể: Bước 1: 
HS đọc tên bài luyện nói; Bước 2: GV 
tùy trình độ lớp để có các câu hỏi gợi ý 
theo tranh cho thích hợp, sau đó đưa ra 
một loạt các câu hỏi gợi ý. (Phần Học 
vần từ bài 7  82, Sách giáo viên Tiếng 
Việt 1, tập 1). Chính vì những điều đó 
GV đã không áp dụng được nhiều và cảm 
thấy lúng túng khi dạy luyện nói cho HS. 
Tóm lại, nội dung dạy học của các 
phân môn Tiếng Việt có nhiều thay đổi 
nhằm tạo điều kiện cho HS được luyện 
nói. Tuy nhiên, cần chú ý hơn trong việc 
lựa chọn chủ đề, cân đối số lượng các bài 
tập; làm rõ hơn quy trình tổ chức hoạt 
động rèn KNN, cụ thể hóa việc làm thành 
các hoạt động nhỏ dễ thực hiện; hướng 
dẫn cách vận dụng các biện pháp tổ chức 
nội dung luyện KNN sao cho phù hợp với 
tâm lí nhận thức, tạo hứng thú đối với HS 
lớp 1. 
2.5.3. Một bước tiến mới trong việc rèn 
KNN cho HS lớp 1 được thể hiện cụ thể 
trong phân môn Kể chuyện (KC). Trước 
đây, các truyện kể dùng trong giờ KC 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 6(71) năm 2015 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
86 
được tập hợp thành một quyển sách riêng 
có tên là Truyện đọc 1. Văn bản truyện 
khá dài, không tương ứng với chủ điểm 
của từng tuần. Các kiểu bài tập khá ít, 
hầu hết chỉ là kể lại từng đoạn và toàn bộ 
câu chuyện. Đặc biệt là không có nhiều 
tranh minh họa để làm điểm tựa giúp HS 
nhớ cốt truyện. 
Nội dung phân môn KC trong SGK 
mới gắn bó chặt chẽ với phân môn Tập 
đọc và chủ điểm của từng bài học. Ở giai 
đoạn Học vần, cuối mỗi tiết Ôn tập, HS 
được nghe kể những câu chuyện đơn giản 
có tên gọi gắn với các vần mới học và tập 
kể một vài câu về nội dung câu chuyện 
dựa theo tranh minh họa. Từ phần Luyện 
tập tổng hợp trở đi, KC trở thành một 
phân môn độc lập, các văn bản truyện 
không được in trong SGK mà được in 
trong sách giáo viên làm cho giờ KC thực 
sự là giờ học rèn kĩ năng nghe nói cho 
HS. Có thể thấy, theo phương pháp dạy 
KC theo SGK mới thì GV luôn tạo điều 
kiện cho mọi HS ở các trình độ khác 
nhau ít nhiều đều được thực hành KC, 
nói về nội dung câu chuyện. Bên cạnh đó, 
SGK mới cũng có nhiều tranh minh họa 
sinh động và các câu hỏi gợi ý làm điểm 
tựa cho HS thực hành KC. 
3. Một vài nhận xét thêm 
Những điểm chung sau khi chúng 
tôi rà soát sơ lược chương trình, SGK 
Tiếng Việt ở tiểu học từ 1975 đến 2000 
như sau: Về mục tiêu, quan niệm về dạy 
tiếng Việt chưa đầy đủ, chưa làm rõ được 
việc dạy tiếng Việt nhằm mục đích chính 
là dạy cho HS biết sử dụng tiếng Việt 
hiệu quả trong giao tiếp; chương trình 
Tiếng Việt chưa quan tâm đúng mức tới 
yếu tố văn hóa truyền thống của dân tộc 
để dạy văn hóa ứng xử trong giao tiếp. Về 
nội dung, các chương trình Tiếng Việt 
trước 2000 coi nhẹ việc rèn KNN tiếng 
Việt. Quan niệm về các KN sử dụng 
tiếng Việt chưa toàn diện, bỏ qua một số 
KN cần thiết như KNN trong hội thoại, 
trong giao tiếp ở gia đình, nhà trường, xã 
hội Bên cạnh đó, quan niệm cũ chưa 
khai thác vốn tiếng Việt sẵn có của HS 
trong quá trình dạy học tiếng Việt. Quan 
niệm về các văn bản dùng làm ngữ liệu 
dạy học chưa toàn diện, thiên về các văn 
bản mang tính nghệ thuật, chưa coi trọng 
các loại văn bản khác cần sử dụng trong 
đời sống. Về phương pháp, các phương 
pháp dạy học theo quan điểm giao tiếp 
chưa được sử dụng trong dạy và học 
Tiếng Việt. Việc luyện tập các KN chưa 
được đảm bảo độ thành thạo, thuần thục 
nên đã hạn chế đến kết quả học tiếng Việt 
nói chung. 
Ở Việt Nam những năm gần đây, 
SGK dạy học tiếng Việt có nhiều đổi mới 
đáng kể. Nội dung dạy học không còn 
thiên về cung cấp tri thức Việt ngữ học 
nữa mà đã chú ý đến rèn kĩ năng sử dụng 
ngôn ngữ. Nhưng nhìn chung, yêu cầu về 
rèn luyện kĩ năng (nhất là kĩ năng nói) 
vẫn còn thấp hơn so với nội dung trong 
SGK dạy ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ của các 
nước phát triển và số tiết dạy liên quan 
đến kĩ năng này cũng ít hơn. “SGK Tiếng 
Pháp từ lớp 1 đã dành 30 phút/ tuần để 
dạy HS tranh luận về cuộc sống của các 
em trong tập thể lớp học hoặc dạy “diễn 
kịch”. SGK tiếng Anh cho HS người Anh 
từ lớp 1 đã chú trọng dạy HS “diễn kịch, 
thể hiện tình huống kịch và nhân vật bằng 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Võ Thị Tuyết Mai 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
87 
ngôn ngữ và hành động, bộc lộ cảm xúc, 
cá tính”; dạy “thảo luận nhóm, nói theo 
lượt lời, có lí lẽ, trình bày quan điểm cá 
nhân”. Trẻ em Mĩ ở tuổi mới đến trường 
đã biết diễn kịch, thực hiện nghi thức đặt 
tay lên ngực nói lời tuyên thệ của công 
dân” (dẫn theo Nguyễn Minh Thuyết, 
2012). Như vậy, nhìn chung, nội dung 
SGK Tiếng Việt 1 (2000) đặt yêu cầu rèn 
luyện KNN thấp hơn so với nội dung 
trong SGK dạy ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ của 
các nước phát triển như Pháp, Anh, Mĩ. 
4. Thảo luận và đề xuất 
Việc rèn KNN cho HS được xem 
xét từ các bình diện ngữ âm, từ vựng và 
cú pháp. Nói cách khác, HS được luyện 
cách phát âm, tăng cường vốn từ, luyện 
cách diễn đạt câu và vận dụng năng lực 
ngôn ngữ vào các hoạt động giao tiếp 
hàng ngày. Việc lệ thuộc vào SGK, sách 
giáo viên một cách cứng nhắc tạo nên 
những hệ lụy đáng tiếc. Chúng tôi thật sự 
kì vọng chương trình SGK sau 2015 sẽ 
có những bước tiến mới, thông qua việc 
rà soát nội dung chương trình SGK hiện 
tại, bổ sung những nội dung mới phù hợp 
với tình hình phát triển của đất nước, 
đồng thời cân đối nội dung KNN để 
mang lại hiệu quả cao nhất. Bên cạnh 
những ý kiến về nội dung chương trình 
SGK, chúng tôi xin phép đề xuất thêm 
một số biện pháp cần phải tiến hành đồng 
bộ như sau: 
Thứ nhất, cần đổi mới phương pháp 
và hình thức tổ chức dạy học theo hướng 
phát huy năng lực HS. Điều này phù hợp 
với nội dung đề án đổi mới chương trình, 
SGK giáo dục phổ thông do Bộ giáo dục 
và Đào tạo xây dựng năm 2014. Về 
phương pháp, GV cần khai thác tối đa 
nội dung trong phân môn Kể chuyện. 
Thực tế cho thấy không phân môn nào 
chỉ rèn luyện một kĩ năng, tuy nhiên, kể 
chuyện giúp rèn luyện kĩ năng nói ở trình 
độ cao, kĩ năng nói mang tính nghệ thuật 
(vì kể chuyện là lời độc thoại mang tính 
nghệ thuật nhằm truyền đến người đọc 
không phải những thông báo khô khan, 
nhạt nhẽo mà là một văn bản nghệ 
thuật) Về hình thức, GV cần phối hợp 
nhịp nhàng các hoạt động ngoại khóa 
khác để phát triển kĩ năng nói cho HS, 
thường xuyên tổ chức cho HS trao đổi, 
tranh luận ý kiến trong các giờ học chính 
thống và hoạt động ngoài giờ lên lớp 
trong khi chờ đợi một bộ SGK mới thật 
sự theo hướng tiếp cận năng lực. 
Thứ hai, cần có những hướng dẫn 
cụ thể để GV có thể mạnh dạn, linh hoạt 
thay thế nội dung chương trình SGK 
(nhất là phần Luyện nói) để các em có 
thể tiếp thu một cách dễ dàng, hiệu quả 
hơn phù hợp với từng vùng miền, để 
tránh cách dạy “vừa thừa lại vừa thiếu”. 
Thứ ba, phần lớn GV vẫn chưa 
quen dạy những kĩ năng như thuyết trình 
– tranh luận, giới thiệu địa phương, đối 
thoại phù hợp với mục đích, đối tượng và 
hoàn cảnh giao tiếp, kể chuyện đã chứng 
kiến và tham gia thậm chí còn khá yếu 
kém về những kĩ năng này. Vì vậy, 
thường xuyên tổ chức các lớp chuyên đề 
rèn kĩ năng nói cho GV là điều hết sức 
cần thiết. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 6(71) năm 2015 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
88 
_____________________ 
1 Dành cho đối tượng chưa được đến trường, có thể học để kịp theo học chương trình trung học. 
2 Dành cho những người dân có nhu cầu học tập, có thể linh hoạt thời gian và địa điểm. Do giới hạn thời gian 
nghiên cứu, tác giả vẫn chưa tìm được quyển này. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1991), Tập đọc 1, tái bản lần thứ mười một, Nxb Giáo dục. 
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1999), Tiếng Việt 1, Tập 1-2, tái bản lần 10, Nxb Giáo dục. 
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tiếng Việt 1, Tập 1-2, tái bản lần năm, Nxb Giáo 
dục. 
4. Hồ Ngọc Đại, Phạm Toàn (1994), Công nghệ giáo dục và công nghệ dạy Tiếng Việt 
tiểu học, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy theo phương án công nghệ giáo dục ở tiểu 
học, Vụ Giáo viên. 
5. Nguyễn Thị Ly Kha (2014), “Mô hình sách giáo khoa Việt ngữ bậc tiểu học ở miền 
Nam trước 1975”, Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM, (56), tr.179-190. 
6. Trần Thị Hiền Lương (2008), Một số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng nói 
cho học sinh tiểu học ở môn tiếng Việt, Đề tài nghiên cứu khoa học của Viện Khoa 
học Giáo dục Việt Nam. 
7. Lê Phương Nga, Đỗ Xuân Thảo, Lê Hữu Tỉnh (2001), Giáo trình Phương pháp dạy 
học Tiếng Việt 1 (dành cho hệ đào tạo cử nhân giáo dục tiểu học tại chức từ xa), tái 
bản lần thứ nhất, Nxb Giáo dục. 
8. Nguyễn Minh Thuyết (2012), Phương pháp dạy học Tiếng Việt nhìn từ tiểu học, Nxb 
Giáo dục. 
9. Nguyễn Trí (2007), Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới, 
Nxb Giáo dục. 
10. Ngô Hiền Tuyên (2013), Rèn kĩ năng nghe – nói cho học sinh lớp 1 trong dạy học 
tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 10-02-2015; ngày phản biện đánh giá: 15-4-2015; 
ngày chấp nhận đăng: 05-6-2015) 

File đính kèm:

  • pdfren_ki_nang_noi_cho_hoc_sinh_lop_1_trong_mon_tieng_viet_nhin.pdf