Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức phục vụ bạn đọc thiếu nhi tại trường PTDTNT liên huyện Tân Phú- Định Quán
Tóm tắt Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức phục vụ bạn đọc thiếu nhi tại trường PTDTNT liên huyện Tân Phú- Định Quán: ... chuyển để thỏa mãn nhu cầu đọc của giáo viên và học sinh. - Là công tác khác trong thư viện như: bổ sung, đăng ký, phân loại đều có mục đích cuối cùng là phục vụ bạn đọc. - Là công tác để đánh giá hoạt động của thư viện. Để đánh giá đúng phải xem xét bạn đọc được phục vụ như thế nào, sách b... Đồng. Cuốn sách là cẩm nang tốt giúp các em giải đáp nhiều khúc mắc mà lứa tuổi mới lớn thường hay băn khoăn về giới tính. Khi có sự hiểu biết rồi, các em sẽ tự tin trước những thay đổi về tâm sinh lý lứa tuổi và biết tự giải quyết những vấn đề tế nhị có thể xảy ra trong cuộc sống của các e...dụng của sách báo đối với chất lượng giáo dục của nhà trường là phát triển vòng quay của sách. Bên cạnh các hình thức phục vụ truyền thống thư viện sáng tạo ra nhiều hình thức phục vụ bạn đọc hiệu quả: - Tổ chức phục vụ cho các em đọc sách báo tại thư viện trong những giờ đọc sách theo phâ...
ử dụng sách, báo khác nhau. Nắm bắt được nhu cầu của bạn đọc thì người cán bộ Thư viện mới hướng dẫn bạn đọc sử dụng sách phù hợp đáp ứng được yêu cầu của bạn đọc. Với học sinh cán bộ thư viện hướng dẫn các em cụ thể, trực tiếp vào các môn học của các em. Cần phải hiểu rõ được từng đối tượng cụ thể, hiểu rõ được tâm lí của từng đối tượng để giới thiệu sách, báo sao cho phù hợp với từng đối tượng đó. Ví dụ: Đối với học sinh giỏi hướng dẫn các em sử dụng các loại sách tham khảo Đối với học sinh trung bình hướng dẫn các em sử dụng các loại sách bài tập.... Giáo viên cần phải giới thiệu họ những sách tham khảo, sách nghiệp vụ nhằm bổ sung và nâng cao chất lượng chuyên môn dạy và học của giáo viên đó. Thư viện phải kết hợp với giáo viên bộ môn để nắm được yêu cầu và có kế hoạch phục vụ liên tục, chu đáo các đối tượng, cần giúp các em biết sử dụng thư viện, sử dụng hệ thống tra cứu thư viện, biết cách đọc sách, coi sách là người thầy thứ hai của mình. Xây dựng tủ sách lưu động tại lớp hay tại sân trường nhằm giảm bớt tình trạng học sinh đến thư viện quá nhiều mà thư viện không đủ chỗ cho các em ngồi. Để có thêm nguồn sách, báo, truyện phục vụ cho học sinh thư viện cần: Phát động học sinh góp sách. Phân loại sách do học sinh đóng góp, bổ sung những sách còn thiếu và chưa có để làm phong phú thêm cho tủ sách của thư viện. Phân phối sách sao cho phù hợp với từng học sinh, từng khối lớp. Thứ hai hàng tuần chuyển giao sách cho từng lớp. Ví dụ: Khối lớp 6: các em học bài “Thời Nguyên Thủy, Đời Sống Của Con Người Nguyên Thủy”: Thư viện sẽ cho các em mượn cuốn sách “Tìm Hiểu Trái Đất Và Loài Người” của tác giả Nguyễn Hữu Danh. Cuốn sách giúp các em có hệ thống kiến thức về các giai đoạn phát triển trái đất và con người từ thời kỳ sơ khai và làm phong phú thêm sự hiểu biết của mình. Khối lớp 7: các em học bài:“ Cảnh Khuya - Rằm Tháng Giêng”: Thư viện cho các em mượn cuốn sách: “Thơ ca chiến khu” của chủ tịch Hồ Chí Minh do nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành. Để giúp các em có sự hiểu biết về một quãng đời hoạt động của Người, làm phong phú và sinh động bài học của mình. Từ đó, các em thêm yêu kính vị lãnh tụ vĩ đại – Người cha già kính yêu của dân tộc - nhà thơ lớn Hồ Chí Minh. Bước vào chương trình học lớp 8: Các em bắt đầu làm quen với bộ môn mới: môn Hóa học. Với bỡ ngỡ ban đầu, và những thắc mắc tại sao chất này với chất kia lại có thể tác dụng với nhau để tạo ra một chất mới .Tôi sẽ cho các em mượn cuốn sách: Thí nghiệm Hóa học lượng nhỏ ở trường trung học cơ sở của Trần Quốc Đắc. Cuốn sách giúp các em tự tin hơn khi làm các thí nghiệm, và thành công khi học tập môn Hóa, tạo cho các em yêu thích môn Hóa học. Khối lớp 9: Các em học bài “Hiện tượng kinh nguyệt - Sự thụ tinh. Sự phát triển của bào thai”: Thư viện cho các em mượn cuốn sách: “Những câu hỏi về giới tính” của nhà xuất bản Kim Đồng. Cuốn sách là cẩm nang tốt giúp các em giải đáp nhiều khúc mắc mà lứa tuổi mới lớn thường hay băn khoăn về giới tính. Khi có sự hiểu biết rồi, các em sẽ tự tin trước những thay đổi về tâm sinh lý lứa tuổi và biết tự giải quyết những vấn đề tế nhị có thể xảy ra trong cuộc sống của các em. Mỗi tên sách như vậy thư viện chỉ có từ 3 – 6 cuốn, nên khi cho mượn phải xem số lượng học sinh trong từng lớp để từ đó có phương pháp cho mượn thích hợp. Ví như trong một lớp có 40 học sinh được chia làm 4 tổ, mỗi tổ các em giữ 2 ngày, chuyền nhau đọc trên lớp vào giờ ra chơi và chia nhau mang về. Do số lượng đầu sách ít nên các em phải cùng học với nhau. Từ đó giúp các em có thái độ học tập tích cực và cùng nhau đưa ra phương pháp học tập tốt nhất. - Hàng quý thư viện có chương trình giới thiệu sách mới hoặc khi học sinh cần đến người cán bộ thư viện cũng có thể giới thiệu một cuốn sách phù hợp với yêu cầu nội dung của các em. - Vào những ngày lễ lớn: Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (22/12), ngày thành lập Đoàn (26/3), ngày sinh nhật của Bác Hồ. Thư viện tổ chức thi kể chuyện theo sách để tạo thêm hứng thú đọc cho các em. Một số hình ảnh minh họa học sinh hội thi kể chuyện về “TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH” ở trường PT DTNT liên huyện Tân Phú qua các năm học. Tóm lại, trong cùng một tên sách ta phân phối cho các lớp mượn những lúc khác nhau, đảm bảo cho sách được lưu thông và đều khắp. - Ghi nhận vào sổ mượn sách của thư viện. 2.3. Tổ chức phục vụ bạn đọc và các hình thức tuyên truyền giới thiệu sách. * Đối với thư viện trường học cán bộ thư viện đồng thời áp dụng hai hình thức phục vụ bạn đọc: Kín ( đóng) và mở. Kín (đóng): Giáo viên, học sinh tra cứu ở tủ thư mục hoặc yêu cầu trực tiếp, cán bộ thư viện xem trên giá còn tài liệu phù hợp với yêu cầu người mượn, chúng ta lấy cho mượn. Mở: Bạn đọc tự tìm tài liệu trên giá và đưa ra cho cán bộ làm thủ tục cho mượn. * Tuyên truyền giới thiệu sách báo bằng các hình thức sau: + Điểm sách( giới thiệu sách) + Tổ chức các cuộc thi vui trả lời sách ( hái hoa dân chủ ). Biện pháp 1: Nghiên cứu nhu cầu hứng thú đọc cho học sinh để xây dựng vốn tài liệu và tổ chức phục vụ học sinh trong nhà trường. Ngay từ đầu năm học, thư viện trường Phổ thông Dân tộc nội trú liên huyện Tân Phú – Định Quán đã phát phiếu nhu cầu đọc cho học sinh nắm bắt được nhu cầu đọc của học sinh, từ đó cán bộ thư viện đã phân loại hiệu quả và đáp ứng được kịp thời nhu cầu đọc cho học sinh. Không chỉ có vậy cán bộ thư viện còn luôn theo dõi sát sao các hoạt động của Đội cũng như căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của các em học sinh. Thiếu nhi là đối tượng chính của thư viện trường học. Tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú liên huyện Tân Phú – Định Quán đối tượng thiếu nhi là các học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 với lứa tuổi từ 10 đến 15. Lứa tuổi thiếu nhi đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn trưởng thành. - Vị trí của thế hệ thiếu nhi đối với đất nước: Trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, thế hệ sau tiếp bước thế hệ trước “tre già măng mọc” là một truyền thống tự hào của dân tộc ta từ xưa đến nay. Thế hệ thiếu nhi là lực lượng nòng cốt cho tương lai của nước nhà. Ngay từ những ngày đầu thành lập nước, Bác Hồ đã khẳng định “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có tự hào sánh vai các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. - Đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu đọc của lứa tuổi thiếu nhi: Lứa tuổi học sịnh cấp 2 là thời kỳ giữa của tuổi học trò hay là thời kỳ thiếu niên: khoảng từ 11 đến 15 tuổi. Đây là thời kỳ mang tính chất bắc cầu, các em không còn là trẻ con cũng chưa hẳn hoàn toàn là người lớn. Về sinh lý, thời kỳ thiếu niên là thời kỳ hình thành nam tính, nữ tính. Hình dáng của các em thay đổi rõ rệt, mỗi năm trung bình các em cao thêm 5 - 6 phân, trong thời kỳ này các em nữ thường chóng cao hơn các em nam. Cảm xúc của các em dễ biến đổi đột ngột do hoạt động của hệ thần kinh, cơ năng của não ngày một hoàn thiện. Điều này giúp tư duy của các em hoạt động tích cực, tính tò mò của các em trong thời kỳ này có tính khoa học và đi sâu vào bản chất của đối tượng hơn. Trong thời kỳ này yếu tố tư duy trừu tượng trên đà phát triển nhưng yếu tố tư duy cụ thể vẫn còn giữ vị trí trọng yếu. - Nhu cầu đọc và tác dụng của sách đối với thiếu nhi: Do đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi nên nhu cầu đọc của các em cũng rất đa dạng, mỗi lứa tuổi thích ứng với mỗi loại sách khác nhau: Lứa tuổi lớp 6: quan tâm đến các tài liệu tác động đến óc tưởng tượng của các em; Tính bắt trước mở rộng hiểu biết của các em về thế giới xung quanh như: truyện tranh, truyện cổ tích, các gương anh hùng, báo thiếu nhi dân tộc, Đối với lứa tuổi lớp 7, lớp 8: các tác phẩm văn học trong và ngoài nước, sách khoa học kỹ thuật hiện đại, nghệ thuật âm nhạc, báo dưới mái trường,là đề tài yêu thích của các em. Lứa tuổi lớp 9: chú trọng đến tài liệu về các mối quan hệ xung quanh: gia đình, bạn bè, trường lớp, xã hội, sách về các nhân vật nổi tiếng ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách của các em. Sách báo không phải chỉ là một thứ sản phẩm văn hóa vật chất đơn thuần mà là một hình thức vật chất có tính chất đặc trưng, trong đó chứa đựng những giá trị tư tưởng văn hóa, trí tuệ, tình cảm mà mỗi dân tộc trên thế giới đã tích lũy và khẳng định. Những giá trị ấy được truyền lại qua nhiều thế hệ. Bằng phương tiện sách báo, chúng ta giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con người phát triển toàn diện, có lý tưởng và đạo đức, có nhận thức và tư duy khoa học, có khả năng lao động, có thẩm mỹ,có những quyển sách mà nội dung của nó để lại dấu ấn sâu sắc trong các em cho đến tuổi trưởng thành. Những nhân vật tốt xấu ảnh hưởng đến tình cảm yêu ghét của các em, định hình tính cách sống của các em sau này. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch đọc sách cho học sinh - Kế hoạch đọc sách phải nằm trong kế hoạch của nhà trường. Kế hoạch phải nêu lên được từng chủ điểm đọc, các sách tương ứng với chủ điểm, thời gian đọc. - Thư viện xây dựng kế hoạch đọc sách trên cơ sở nghiên cứu chương trình học của từng lớp và nhu cầu đọc của học sinh. - Đến trước thi học kỳ chừng một tháng tôi tiến hành giới thiệu cho các em mượn các loại sách như: Giải bài tập, câu hỏi ôn tập, một số đề kiểm tra...Vì vậy việc đọc sách theo kế hoạch đã giúp học sinh mở rộng vốn kiến thức từ đó các em biết vận dụng vào việc học tập của mình và đạt kết quả cao trong các kỳ thi. Tóm lại: Xây dựng kế hoạch đọc sách là một biện pháp rất tốt để học sinh mở rộng kiến thức đạt hiệu quả cao. Kế hoạch này phải được triển khai từ trước năm học. Biện pháp 3: Đổi mới và mở rộng các hình thức phục vụ bạn đọc nhằm phát huy tác dụng của sách báo đối với chất lượng giáo dục của nhà trường là phát triển vòng quay của sách. Bên cạnh các hình thức phục vụ truyền thống thư viện sáng tạo ra nhiều hình thức phục vụ bạn đọc hiệu quả: - Tổ chức phục vụ cho các em đọc sách báo tại thư viện trong những giờ đọc sách theo phân công thời khóa biểu của nhà trường. Trong những lần đọc sách như thế này cán bộ thư viện dàn xếp thời gian tổ chức ra những câu đố vui cho các em giải với mục đích tạo cho các em có thêm khả năng tư duy. Ví dụ: Sáng thứ hai, cán bộ thư viện phối hợp với cộng tác viên thư viện lớp 6/A, 6/B lên phòng thư viện nhận sách về phát cho lớp mượn và trong vòng một tuần phải đem lên nộp lại cho thư viện, còn nếu đọc chưa song thì phải lên thư viện xin gia hạn lại ngày trả, tiếp theo các lớp khác cũng vậy. Biện pháp 4: Sáng tạo nhiều hình thức trong công tác tuyên truyền giới thiệu sách báo tài liệu. - Trước đây, thư viện chỉ giới thiệu sách trên bảng. Nay đã giới thiệu trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, giới thiệu dưới cờ, thông qua chương trình phát thanh măng non của nhà trường... Nhờ thay đổi hình thức này mà thư viện đã thu hút được rất nhiều giáo viên, học sinh đến mượn sách, báo. Cán bộ thư viện đã gợi mở, hướng dẫn bạn đọc tìm sách, phân tích nội dung từng cuốn sách, nói rõ tác dụng nghệ thuật cũng như tác dụng đạo đức nhằm gây hứng thú trong độc giả, khơi dậy sự tò mò cho người đọc, để giáo viên tích cực tìm tài liệu đọc sách báo ở thư viện nhà trường. - Thư viện thường xuyên tổ chức giới thiệu cho học sinh những cuốn sách có nội dung về các ngày lễ kỉ niệm lớn như: 20/10, 20/11, 22/12, 09/1, 3/2, 26/3, để các em tìm hiểu. Đồng thời qua đó giáo dục cho các em hiểu biết thêm về truyền thống của dân tộc ta qua các ngày lễ. Ví dụ: Ngày 20/10: Có một câu hát làm xúc động bao thế hệ thiếu niên, nhi đồng Việt Nam hơn nửa thế kỉ qua vẫn được các em hát lên, hát mãi để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ vô hạn: "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng..." Bác yêu thiếu niên, nhi đồng và kì vọng rất nhiều ở các em: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em". Chính vì vậy, lúc sinh thời Hồ Chủ tịch luôn coi trọng việc phát triển sự nghiệp giáo dục và những tư tưởng, tình cảm lớn của Người dành cho ngành giáo dục sẽ còn in đậm mãi trong mỗi thế hệ tương lai. Hướng tới chào mừng kỉ niệm 44 năm ngày Bác Hồ gửi bức thư cuối cùng cho ngành giáo dục (15/10/1968 - 15/10/2012), thư viện trường Phổ thông Dân tộc nội trú liên huyện Tân Phú – Định Quán xin giới thiệu đến quý bạn đọc bộ sách "Kể chuyện Bác Hồ" do hai tác giả Nguyễn Phúc Ngọc Lâm và Nguyễn Hoài Thanh tuyển chọn, biên soạn; được NXB Văn học ấn hành năm 2012. Bộ sách gồm hai tập, là tập hợp những câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bộ sách nhằm tuyên truyền sâu rộng tư tưởng, đạo đức cách mạng "cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư" và tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác Hồ đến với độc giả, nhất là với các em học sinh- chủ nhân tương lai của đất nước Ngày 20/11: Nước Việt Nam ta có một nền văn hiến lâu đời. Gây dựng nên và bồi đắp cho nền văn hiến của đất nước mỗi ngày thêm phong phú và rực rỡ có công lao không nhỏ của lớp lớp các nhà giáo Việt Nam. Chính trong quá trình bồi đắp cho nền văn hiến chung của dân tộc, lớp lớp các nhà giáo đã làm vẻ vang truyền thống của giới mình. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, hôm nay thư viện trường Phổ thông Dân tộc nội trú liên huyện Tân Phú – Định Quán sẽ giới thiệu với quý thầy cô và các em những cuốn sách rất hay và thật ý nghĩa viết về tình cảm thầy trò. Đó là tình cảm chân thành ở sâu thẳm đáy lòng của những người thầy thân thương, của những thế hệ học trò đã biểu đạt thành câu, diễn cảm thành lời, đã cô đọng từng trang, từng dòng nên đủ sức lay động mọi con tim, khơi dậy trong chúng ta tình cảm thầy trò thầm kín có dịp trào dâng Hội thi vẽ tranh Ngày 22/12: Hòa chung với không khí cả nước kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, xin giới thiệu đến toàn thể quý thầy cô và các bạn một tác phẩm mang tên “Nhật kí Đặng Thùy Trâm”. Thời chống Mỹ từng có một bác sĩ, một con người, tên là Đặng Thùy Trâm Tác giả những dòng nhật ký bạn đọc sau đây thuộc về một lớp người khá đặc biệt trong đời sống tinh thần xã hội nước ta từ sau 1945. Họ có mặt trong công cuộc chiến đấu chống Mỹ ở miền Nam từ những năm đầu tiên. Và một điều đáng nói nữa: trước đó, họ thuộc lứa thanh niên đầu tiên được đào tạo theo tinh thần của những người đi kháng chiến, cái tinh thần "cuộc sống mới", ấp ủ từ những ngày Việt Bắc gian khổ mà hào hùng Ngày 8/ 3: Để tiến tới kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ thư viện nhà trường xin gửi lời chúc tới toàn thể các cô giáo và các em học sinh nữ toàn trường lời chúc mừng nhân ngày 8/3. Để biết ơn những người phụ nữ, đặc biệt những người mẹ phải chịu đựng mọi khó khăn, gian khổ hy sinh cho gia đình,Thư viện trân trọng giới thiệu tới bạn đọc cuốn truyện ngắn “ Đôi tay của mẹ” của tác giả Hương Lan tuyển dịch từ những mẫu truyện ngắn của nước ngoài. Đây là những mẫu chuyện nói nên những tâm tư tình cảm, những hy sinh, những khó khăn cực khổ của người mẹ để chăm sóc các con của mình "Đọc đi em những cuốn sách trên tay Lúa xanh mượt cánh cò bay lả Tổ quốc vút lên tầm cao rực rỡ Cũng bắt đầu từ trang sách hôm nay". Ngoài các biện pháp trên, cuối năm cán bộ thư viện tham mưu nhà trường khen thưởng cho các cá nhân hoặc tập thể lớp có nhiều đóng góp cho thư viện. Từ đó khích lệ tinh thần đọc sách cho các em. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Qua nghiên cứu lý luận và thực hiện công tác tổ chức phục vụ bạn đọc ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú liên huyện Tân Phú – Định Quán cho thấy: Công tác tổ chức phục vụ bạn đọc đến thư viện là một công tác quan trọng trong hoạt động của thư viện, nhằm phục vụ yêu cầu giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh góp phần nâng cao chất lượng toàn diện từ đó xây dựng thói quen đọc sách cho bạn đọc. Qua thực tế công tác thư viện, qua kết quả của quá trình vận dụng kinh nghiệm, tôi nhận thấy vấn đề giúp bạn đọc tự từ tìm kiếm các thông tin tài liệu, các kiến thức khoa học cần cho việc học tập, gợi tìm những kiến thức thực tế áp dụng trong đời sống là vấn đề then chốt tạo nên hiệu xuất cho việc phục vụ ban đọc. Thực chất của vấn đề này quy lại là nghệ thuật biết ứng xử các tình huống trong đời sống, biết cách hỏi, cách nghe, cách đáp, giao hoà với mọi người và bản thân tôi cũng nhận thấy như vậy bạn đọc rất hứng thú. Bảng số liệu thống kê tỉ lệ bạn đọc thiếu nhi trong toàn trường: Từ khi áp dụng sáng kiến trên hiệu quả công tác tổ chức phục vụ bạn đọc đến với thư viện của trường Phổ thông Dân tộc nội trú liên huyện Tân Phú - Định Quán gần đây được nâng cao rõ rệt. Khảo sát 1: Trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Tổng số bạn đọc thiếu nhi trong toàn trường được khảo sát Không hứng thú đọc sách Bình thường Rất hứng thú đọc sách SL % SL % SL % 278 41 15 139 50 98 35 Khảo sát 2: Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Tổng số bạn đọc thiếu nhi trong toàn trường được khảo sát Không hứng thú đọc sách Bình thường Rất hứng thú đọc sách SL % SL % SL % 273 14 5 68 25 191 70 ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 1. Đề xuất, khuyến nghị: Để nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc trong trường Phổ thông Dân tộc nội trú liên huyện Tân Phú – Định Quán có hiệu quả, tôi có một số kiến nghị như sau: - Đầu tư kinh phí cho hoạt động thư viện. - Thường xuyên mở lớp tập huấn về nghiệp vụ thư viện cho cán bộ chuyên trách thư viện để các cán bộ thư viện giao lưu, học hỏi kinh nghiệm. 2. Khả năng áp dụng: Đề tài đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện. Giúp cho học sinh có sự chuyển biến tích cực về nhận thức và gây được sự hứng thú để các em đến thư viện. Đề tài có thể áp dụng được cho thư viện các trường THCS trong huyện. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ trường phổ thông / Vũ Bá Hòa (chủ biên), Lê Thị Chinh, Ngô Phước Đức,... .- H.: Giáo dục, 2009.- 339 tr.; 20.3 cm. 2. Bảng phân loại tài liệu trong thư viện trường phổ thông - Vũ Bá Hòa(chủ biên), Lê Thị Chinh, Lê Thị Thanh Hồng.- H.: Giáo dục, 2009.- 195 tr.; 20.3 cm. 3. Phương pháp và kinh nghiệm tuyên truyền, giới thiệu sách trong thư viện trường học – Lê Thị Chinh( chủ biên).- H.: Giáo dục, 2008.- 211tr.; 24 cm. NGƯỜI THỰC HIỆN Nguyễn Anh Dũng SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI Đơn vị PTDTNT liên huyện CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tân Phú, ngày thángnăm 2013 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2012 - 2013 ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: TỔ CHỨC PHỤC VỤ BẠN ĐỌC THIẾU NHI TẠI TRƯỜNG PTDTNT LIÊN HUYỆN TÂN PHÚ- ĐỊNH QUÁN Họ và tên tác giả: Nguyễn Anh Dũng Đơn vị (Tổ): Trường PTDTNT liên huyện Lĩnh vực: Quản lý giáo dục Phương pháp dạy học bộ môn: ........................... Phương pháp giáo dục Lĩnh vực khác: Công tác thư viện 1. Tính mới - Có giải pháp hoàn toàn mới - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 2. Hiệu quả - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả 3. Khả năng áp dụng - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt Khá Đạt - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt Khá Đạt - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt Khá Đạt XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN (Ký tên và ghi rõ họ tên) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_phuc_vu_ban_doc_thieu_nhi_tai.pdf