Số tay Mạng máy tính

Tóm tắt Số tay Mạng máy tính: ...ụ file chuyên dụng. Theo cách này, chúng có thể hoạt động như trường hợp đặc biệt của hệ điều hành dựa trên máy chủ. - Các máy dịch vụ file trở thành trung tâm củ hệ thống, cung cấp sự truy cập tới các tài nguyên và cung cấp sự bảo mật. Các máy trạm riêng lẻ (máy khách) được truy nhập tới cá...và dạng biểu diễn dùng bởi ứng dụng đích có thể khác nhau do các ứng dụng được chạy trên các hệ thống hoàn toàn khác nhau (như hệ máy Intel và hệ máy Motorola). Tầng trình bày (Presentation layer) phải chịu trách nhiệm chuyển đổi dữ liệu gửi đi trên mạng từ một loại biểu diễn này sang một loại... vì chúng có thể sẽ làm hàng đợi bị tràn ngay cả khi lưu lượng gói số liệu đến nút mạng nhỏ hơn năng lực vận tải của đường truyền đi ra. Các đường truyền dung lượng thấp cũng có thể gây ra tắc nghẽn. Việc tăng dung lượng đường truyền nhưng không nâng cấp bộ xử lý tại nút mạng, hoặc chỉ nâng cấ...

pdf118 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 170 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Số tay Mạng máy tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
hai gói số liệu sẽ được phát ra: một gói tương ứng với biên nhận (vì mỗi biên nhận cho 
biết rằng đã có một gói số liệu rời khỏi mạng, do đó cần gửi đi một gói thế chỗ cho nó), 
còn gói thứ hai là do biên nhận đã làm tăng cửa sổ lên một đơn vị gói số liệu. Hai gói số 
liệu này được vẽ chồng lên nhau, thể hiện rằng chúng cần được phát đi đồng thời, tuy 
nhiên, trong thực tế chỉ có thể phát chúng đi lần lượt, do đó trong khi một gói số liệu 
đang được phát đi, gói số liệu còn lại trong cửa sổ sẽ phải nằm chờ trong hàng đợi. Khi 
cửa sổ mở rộng đến kích thước W, thì trong hàng đợi có thể có đến 2xW gói số liệu đang 
xếp hàng chờ được gửi đi. 
 Hình 5.7. Sự tăng của cửa sổ trong cơ chế khởi động chậm 
107
5.3.3.2. Tính thời gian khứ hồi một cách thông minh 
Tính thời gian khứ hồi một cách thông minh là cách khắc phục nguyên nhân thứ hai 
dẫn tới việc vi phạm nguyên lý “Bảo toàn các gói số liệu”, đó là việc đưa vào mạng một 
gói tin mới trước khi có một gói tin cũ ra khỏi mạng. Như đã được trình bày tại tiểu mục 
1.3.2.2, có hai sai lầm dẫn đến nguyên nhân thứ hai này, cách giải quyết chúng được trình 
bày dưới đây. 
Cách giải quyết sai lầm thứ nhất: tính ước lượng thời gian khứ hồi bằng một bộ 
lọc dải thông thấp để tránh cho đại lượng này khỏi thăng giáng quá mạnh nhằm duy 
trì sự cân bằng. Đặc tả cho giao thức TCP, RFC-793 gợi ý tính ước lượng thời gian khứ 
hồi như sau: 
RTT ←α.RTT+(1-α).M (1) 
Trong đó RTT là ước lượng thời gian khứ hồi trung bình, M là số đo thời gian khứ 
hồi nhận được từ gói số liệu đã được biên nhận gần nhất và α là hệ số làm trơn của bộ 
lọc, giá trị mà người ta gợi ý nên sử dụng là α=0.9. 
Sau khi ước lượng về RTT đã được cập nhật, thì thời gian hết giờ để phát lại gói số 
liệu tiếp theo, RTO (retransmit timeout) được tính như sau: 
RTO = β.RTT (2) 
Cần phải chọn β sao cho việc phát lại do hết giờ không bị sai lầm do thăng giáng 
của thời gian khứ hồi; nghĩa là làm cho xác suất thời gian khứ hồi của một gói tin lớn hơn 
RTO là rất nhỏ. Chính vì vậy, β cần được chọn không quá nhỏ, có thể sẽ dẫn đến việc 
phát lại vội vàng, khi gói tin vẫn đang ở trong mạng; β cũng không được chọn quá lớn, có 
thể sẽ dẫn đến việc phát lại quá chậm trễ, gói tin bị mất từ lâu, mà bên gửi vẫn chờ cho 
hết giờ rồi mới phát lại. 
Trong các phiên bản TCP được cài đặt đầu tiên, người ta thường chọn β là một số 
cố định bằng 2. Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm sau này cho thấy rằng, RTT 
thăng giáng trong một miền tương đối rộng, vì vậy không nên chọn β theo cách đơn giản 
như trên. Công trình đầu tiên đề xuất việc cải tiến thuật toán tính RTO của Jacobson được 
công bố năm 1988. Ông đã đề xuất cách làm cho β xấp xỉ tỉ lệ với độ lệch chuẩn của hàm 
mật độ xác suất thời gian đến của biên nhận. Cụ thể là, sử dụng độ lệch trung bình như 
một ước lượng rẻ (cheap estimator) của độ lệch chuẩn. Thuật toán này đòi hỏi phải tính 
một biến nữa là độ lệch được làm trơn D, như sau: 
D = α.D + (1-α).|RTT-M| (3) 
Trong đó, các tham số RTT và M hoàn toàn tương tự như trong biểu thức (1), còn α 
ở đây không nhất thiết phải có cùng giá trị như tham số α trong biểu thức đó. Jacobson đã 
chỉ ra rằng, mặc dù D không hoàn toàn giống độ lệch chuẩn, nhưng nó cũng là một xấp xỉ 
đủ tốt. Cách tính D như trên nhằm đạt được tốc độ cao nhất, chỉ sử dụng các phép tính 
cộng, trừ và dịch trên các số nguyên. Ngày nay, các phiên bản TCP đều sử dụng thuật 
toán này và tính thời gian hết giờ để phát lại như sau: 
RTO = RTT + 4.D (4) 
108
Sử dụng hệ số 4 có hai ưu điểm, thứ nhất là việc nhân với 4 sẽ được thực hiện bởi 
phép dịch, có tốc độ thực hiện cao; thứ hai là, xác suất một gói tin được biên nhận chậm 
hơn RTO là rất nhỏ, có thể bỏ qua. 
Cách giải quyết sai lầm thứ hai: rút lui theo hàm mũ. Đây là cách giải quyết duy 
nhất đúng đắn, bởi vì theo cơ chế khởi động chậm, cửa sổ gửi tăng lên theo hàm mũ, cho 
nên cũng cần phải rút lui theo cách này cho đủ nhanh khi đã có dấu hiệu của tắc nghẽn. 
TCP sẽ đặt đồng hồ phát lại bằng khoảng thời gian rút lui và khoảng đó sẽ được tăng gấp 
đôi cứ mỗi lần bị hết giờ liên tiếp. 
5.3.3.3. Tránh tắc nghẽn 
Thuật toán tránh tắc nghẽn (CA, Congestion Avoidance) (hình 4.7) nhằm khắc phục 
nguyên nhân thứ ba dẫn tới việc vi phạm nguyên lý “Bảo toàn các gói số liệu”. Một chiến 
lược ránh tắc nghẽn đã được đề xuất bao gồm hai thành phần: thứ nhất là các chính sách 
của mạng: mạng phải có khả năng gửi tín hiệu đến cho các thực thể cuối của các kết nối 
(endpoint), báo cho chúng biết là tắc nghẽn đang xảy ra hoặc sắp xảy ra; thứ hai là các 
chính sách của endpoint: các endpoint phải có chính sách giảm lưu lượng đưa vào mạng 
nếu nhận được các tín hiệu báo và tăng thêm lưu lượng đưa vào mạng nếu không nhận 
được tín hiệu báo này. 
Chính sách của endpoint đối với tắc nghẽn: thích ứng với đường truyền 
Đó chính là chính sách tăng theo cấp số cộng, giảm theo cấp số nhân, chính sách đó 
được giải thích như sau: 
− Mỗi khi xảy ra sự kiện hết giờ, đặt giá trị cửa sổ tắc nghẽn cwnd bằng một phần hai 
giá trị cửa sổ hiện thời. Đó là sự giảm theo cấp số nhân. 
− Mỗi khi nhận được một biên nhận cho gói số liệu mới, tăng cwnd thêm một lượng 
bằng 1/cwnd, đây là sự tăng theo cấp số cộng. (Trong giao thức TCP, kích thước 
cửa sổ và kích thước gói số liệu được tính bằng byte, vì thế sự tăng nói trên được 
Thuật toán Slow Start (SS): 
− Thực thể phát sử dụng thêm biến: 
+ cwnd (congestion window) - kích thước cửa sổ phát 
+ ssthresh (ss threshhold) - giới hạn trên của cwnd, nếu vượt qua Æ 
tắc nghẽn. 
− Bắt đầu phát, cwnd := 1, đó là tốc độ “an toàn nhất” 
− Nhận được mỗi ack, tăng cwnd lên 1 để thăm dò (Additive Increase) 
+ Không tăng cwnd quá Window Size mà bên nhận thông báo. 
+ Thực chất, cwnd tăng lên theo hàm mũ (theo thời gian). 
− Khi cwnd ≥ ssthresh, chuyển sang CA
Hình 5.8. Thuật toán Slow Start (SS)
109
chuyển thành maxseg*maxseg/cwnd, trong đó maxseg là kích thước gói số liệu cực 
đại và cwnd là cửa sổ tắc nghẽn, được tính bằng bytes). 
− Khi gửi, sẽ gửi đi số gói số liệu bằng số bé hơn trong hai số: kích thước cửa sổ mà 
bên nhận đã đề nghị và cwnd. 
Trong thực tế, các thuật toán Khởi động chậm (SS) và Tránh tắc nghẽn (CA) đã 
được triển khai thực hiện cùng với nhau như là một thuật toán, thuật toán này được cài 
đặt trong Tahoe TCP - một phiên bản của TCP. 
Chính sách của mạng đối với tắc nghẽn 
Đó là các chính sách làm cho mạng, cụ thể là các gateways gửi tín hiệu báo tắc 
nghẽn tới các máy tính trên mạng càng sớm càng tốt, nhưng đừng quá sớm, tránh cho 
mạng khỏi bị thiếu lưu lượng vận chuyển. Gateway chỉ phải làm công việc loại bỏ các 
gói số liệu để báo cho các thực thể đã gửi các gói số liệu rằng: chúng đã sử dụng quá 
phần tài nguyên mạng dành cho chúng. Chính vì thế, các thuật toán tại gateway sẽ làm 
giảm tắc nghẽn ngay cả khi không phải sửa đổi giao thức giao vận ở các máy tính trên 
mạng, để thực hiện việc tránh tắc nghẽn. Đồng thời các máy tính trên mạng có triển khai 
thực hiện tránh tắc nghẽn sẽ nhận được phần dải thông hợp lý dành cho nó và chỉ bị mất 
một số lượng tối thiểu các gói số liệu. 
Bởi vì tắc nghẽn tăng lên theo hàm mũ, cho nên việc phát hiện sớm là quan trọng. 
Nếu tắc nghẽn được phát hiện sớm, thì chỉ cần một vài điều chỉnh nhỏ đối với cửa sổ của 
người gửi cũng có thể giải quyết được vấn đề; ngược lại, sẽ phải điều chỉnh rất nhiều để 
mạng có thể chuyển hết đống gói số liệu tắc nghẽn trong mạng ra ngoài. Tuy nhiên, do 
bản chất luôn thăng giáng mạnh của lưu lượng, phát hiện tắcnghẽn sớm một cách tin cậy 
là một việc khó. 
Thuật toán Congestion Avoidance (CA): 
y Dấu hiệu tắc nghẽn: 
1. RTT tăng quá Timeout, là một giá trị mà thực thể gửi sử dụng để phán đoán là 
gói tin đã bị mất. 
2. Nhận được nhiều (3) Dup Ack (biên nhận lặp), điều đó cho biết đã có nhiều gói 
tin không đúng thứ tự đến đích, nghĩa là đã có gói tin bị mất. 
y cwnd := cwnd + 1/cwnd với mỗi ack. 
y Khi phát hiện dấu hiệu tắc nghẽn: 
+ ssthresh := cwnd/2, cwnd := 1 
+ RTO = RTO * 2 (Exponential backoff) 
+ Æ SS 
Hình 5.9. Thuật toán Congestion Avoidance
110
Nhận xét: 
1. Trong giai đoạn CA, cwnd tăng tuyến tính: 
+ Đảm bảo tận dụng băng thông có thể sử dụng được 
+ Vẫn thăm dò tiếp khả năng sử dụng băng thông nhiều hơn 
2. cwnd bị giảm theo cấp số nhân (Multiplicative Decreased) 
Thuật toán Fast Retransmit (FRTX): 
− Sau khi nhận được Dupack (>=3), TCP thực hiện phát lại nhanh, không chờ bị 
Timeout, sau đó chuyển ngay về SS. 
− Đây là một cách “dự đoán thông minh” rằng, gói tin đã bị mất. 
Hình 5.10. Minh hoạ thuật toán SS và CA 
Hình 5.11. Giao thức Tahoe TCP 
111
Thuật toán Fast Recovery (FRCV): 
Cải tiến FRTX: thực hiện FRTX xong về CA chứ không về SS: 
− ssthresh := cwnd/2, nhưng không nhỏ hơn 2 (gói tin) 
− cwnd := cwnd + 3. Bên gửi “đoán”: 3 dupack ứng với 3 gói tin đã được nhận 
đúng. 
− Với mỗi dupack nhận được thêm, tăng cwnd := cwnd + 1 
5.3.4. Giao thức UDP (User Datagram protocol) 
− Không hướng nối (connectionless) 
− Không bảo đảm (unreliable): không có cơ chế kiểm tra STT phát, thu và kiểm soát 
lỗi. 
Æ Ưu điểm: đơn giản. 
− Dành cho các ứng dụng: 
+ Trong đó việc phân phát tin nhanh chóng là quan trọng hơn việc phân phối tin 
chính xác: Email, v.v. 
+ Muốn tự cung cấp các chức năng flow control và error control 
− Thống kê thực tế cho thấy: 99% các gói tin UDP được vận chuyển đến đích không 
bị lỗi. 
Cấu trúc gói số liệu UDP 
− Tương tự cấu trúc TCP segment 
− “Header giả” giúp thưc thể IP xây dựng IP 
packet. 
− Lenght trong Pseudo header: độ dài toàn bộ 
gói số liệu UDP, kể cả “Pseudo header” 
− Lenght trong UDP segment: độ dài UDP 
segment, min = 8. 
− Checksum: tính cho toàn bộ gói số liệu 
UDP. 
Hình 5.12. Giao thức Reno TCP
Lê Đình Danh - Giáo trình Mạng máy tính 
112
5.4. GIAO THỨC LIÊN MẠNG IP 
5.4.1. Giới thiệu 
Đặc trưng công nghệ: 
Connectionless = Datagram 
− Không phải thiết lập; giải phóng kết nối 
− Packets có thể đi theo các con đường khác nhau 
− Không có cơ chế phát hiện/khắc phục lỗi truyền 
→ Giao thức đơn giản, độ tin cậy không cao. 
Các chức năng chính: 
– Định nghĩa khuôn dạng gói dữ liệu (IP packet) 
– Định nghĩa phương thức đánh địa chỉ IP 
– Chon đường (Routing) 
– Cắt/hợp dữ liệu (Fragmentation/ Reassembly) 
5.4.2. Cấu trúc gói số liệu IP 
• Version (4 bit): IPv4 hoặc IPv6 
• IHL (IP packet Header Length) (4 bit): đơn vị word 32 bit. 
– Min = 5 (không có thêm trường tuỳ chọn) 
– Max = 15 (trường tuỳ chọn là 40 byte) 
– Đối với một số tuỳ chọn, thí dụ để ghi con đường mà packet đã đi qua, 40 byte là 
quá nhỏ, không thể dùng được. 
• Trường Type of service (8 bits): Dịch vụ và mức ưu tiên. 
– Ý nghĩa của nó được người ta thay đổi chút ít trong các năm qua. 
– Có thể có nhiều cách kết hợp khác nhau giữa độ tin cậy và tốc độ. Đối với tiếng 
nói được số hoá, việc phân phát nhanh quan trọng hơn phân phát chính xác. Đối 
với FTP, việc truyền không có lỗi quan trọng hơn việc truyền nhanh. 
– Bản thân chính trường này lại bao gồm một số trường, tính từ trái qua phải như 
sau: 
Hình 5.13. Cấu trúc gói tin IPv4
113
 Precedence (3 bit đầu tiên): quyền ưu tiên; 0 = normal, ... , 7 = network control 
packet. 
+ Cờ D, T và R (3 bit tiếp theo): cho phép host chỉ ra là nó quan tâm (cần) đến gì 
nhất trong tập hợp {Delay, Throughput và Reliability}. 
Trong thực tế, các router hiện nay lờ toàn bộ trường Type of service 
+ 2 bit còn lại hiện nay chưa dùng đến. 
• Trường Total Length (16 bits): Tổng chiều dài packet, kể cả header lẫn data, đơn vị = 
byte. 
– Max = 65535 byte 
– Hiện nay giới hạn trên là có thể chấp nhận được 
– Với các mạng Gigabit trong tương lai sẽ cần đến các datagram lớn hơn. 
• Trường Identification (16 bit): từ định danh của datagram (IP packet) 
– Dùng cho host đích xác định được mảnh (fragment) thuộc về datagram nào. 
– Tất cả các mảnh của một datagram có cùng một giá trị của trường 
Identification. 
• Trường Flags (2 bits): dùng cho quá trình Fragmentation/ Reassembly 
– Sau trường Identification là một bit không dùng đến. Flags gồm 2 trường 1 bit 
là DF và MF. 
– DF (Don't Fragment): lệnh cho các router đừng có phân mảnh datagram. 
• Datagram phải tránh mạng có kích thước packet nhỏ. 
• Tất cả các máy được yêu cầu chấp nhận việc phân mảnh đến 576 byte 
hoặc nhỏ hơn. 
– MF (More Fragments): Tất cả các mảnh của datagram, trừ mảnh cuối cùng 
phải có bit MF=1 → để biết được khi nào tất cả các mảnh của một datagram đã 
đến đích. 
• Trường Fragment offset (13 bits): cho biết khoảng cách tương đối của gói tin IP trong 
gói tin bị phân mảnh. 
– Tất cả các mảnh của một datagram, trừ mảnh cuối cùng phải có chiều dài là bội 
số của 8 bytes - đơn vị cơ sở của mảnh. 
– 13 bit nên số mảnh lớn nhất của một datagram là 8192 
• Trường Time to live – TTL (8 bits): con đếm thời gian sống của một packet 
– Khi TTL= 0, packet bị loại bỏ và một packet cảnh báo được gửi cho bên nguồn 
→ Ngăn chặn các datagram đi lang thang mãi (nếu bảng chọn đường có lúc bị 
hỏng) 
– Giả thiết đơn vị là giây → max = 255s; thường được đặt = 30s 
– Phải được giảm đi một tại mỗi chặng (hop) và được giảm nhiều lần khi đứng 
xếp hàng một thời gian dài trong mỗi router. 
– Thực tế, nó chỉ đếm các chặng. 
• Trường Protocol (8 bits): Chỉ loại số liệu giao thức mức trên nằm trong trường Data. 
– Cho biết cần trao datagram cho quá trình nào của tầng transport. 
+ Một khả năng là TCP 
+ Nhưng cũng có thể là UDP và các quá trình khác. 
– Việc đánh số các giao thức là trên phạm vi toàn cầu, trên toàn bộ Internet, được 
định nghĩa trong chuẩn RFC 1700. 
114
• Trường Header checksum (16 bits): 
– Tính riêng cho header, giúp phát hiện các lỗi phát sinh trong bộ nhớ của router. 
– Được tính lại tại mỗi chặng (hop), bởi vì sau mỗi chặng có ít nhất là một 
trường bị thay đổi (trường TTL). 
– Cách tính: cộng tất cả các 16-bit halfwords sử dụng số dạng bù 1; sau đó lấy bù 
1 của kết quả (phép toán XOR → tốc độ cao). 
• Trường Source address, Destination address (32 bit): 
– Địa chỉ IP của bên gửi và nhận 
– Mỗi địa chỉ bao gồm: địa chỉ mạng và địa chỉ host trong mạng 
• Trường Options: Tạo ra lối thoát cho các version sau: 
– Bổ sung thêm các thông tin không có trong version đầu tiên 
– Thí nghiệm thử các ý tưởng mới và để tránh việc phải dành (allocate) các bit 
của header cho các thông tin hiếm khi cần đến. 
– Chiều dài có thể thay đổi: 0..(15 – 5) x 32 bits 
– Mỗi Option bắt đầu bằng một mã 1 byte chỉ ra tuỳ chọn 
– Hiện thời có 5 tuỳ chọn (option) đã được định nghĩa 
+ Security (an ning): Chỉ ra mức độ bí mật của datagram 
+ Strict source routing: Chỉ ra con đường đầy đủ để đi theo 
+ Loose source routing: Chỉ ra danh sách các router không được bỏ qua 
+ Record route: Buộc mỗi router gắn địa chỉ IP của nó vào 
+ Timestamp: Buộc mỗi router gắn địa chỉ IP và timestamp của nó vào 
– Tuy nhiên không phải mọi router đều hỗ trợ tất cả các tuỳ chọn này. 
– Padding: Được chèn thêm sao cho chiều dài Header = bội của 32 bits 
• Trường Data (32 bits): Số liệu của giao thức tầng trên. 
5.4.3. Các lớp địa chỉ IP 
− Mỗi địa chỉ IP (IPv4) gồm 32 bits, được chia thành 3 vùng, đó là Class + Netid + 
Hostid, mỗi máy nối mạng phải có địa chỉ IP duy nhất trên Internet 
− Những máy nối với nhiều mạng có các địa chỉ IP khác nhau trên từng mạng. 
Hình 5.14. Cấu trúc địa chỉ IP 
115
− Được chia thành 4 lớp: A, B, C, D và E (dự trữ), cấu trúc các lớp địa chỉ được chỉ rõ 
trong hình trên. 
− Cách viết địa chỉ Internet: số thập phân có chấm (Dotted Decimal Notation), tức là 
có dạng x.y.z.t, trong đó x, y, z, t có giá trị từ 0-255 (mỗi số tương ứng với 8 bits). 
− Để tránh đụng độ, các địa chỉ mạng được NIC (Network Information Center) gán. 
Theo cấu trúc trên: 
y Lớp A cho phép định danh tới 126 mạng, với số máy tối đa tới hơn 16 triệu máy trên 
mỗi mạng. Lớp này được dùng cho những mạng có số máy cực lớn. 
y Lớp B cho phép định danh tới 16384 mạng, mỗi mạng có thể cho phép tối đa 65535. 
y Lớp C cho phép định danh tới hơn 2 triệu mạng, với tối đa 254 host mỗi mạng. Lớp 
này được dùng cho những mạng nhỏ. 
y Lớp D dùng để gửi một nhóm các host trên một mạng (địa chỉ broadcast). 
y Lớp E là lớp dự phòng cho tương lai. 
Để nhận dạng các lớp địa chỉ chỉ cần nhìn vào octet đầu tiên của địa chỉ IP (giá trị của x 
trong cấu trúc x.y.z.t). Thật vậy, lớp A có x ∈ 1÷126, lớp B có x ∈ 128÷191, lớp C có x 
∈ 192÷223, lớp D có x ∈ 224÷239, lớp E có x ∈ 240÷255. 
Một số địa chỉ IP đặc biệt 
Dưới đây là một số các địa chỉ đặc biệt, không được dùng để cấp phát cho các host: 
• 0.0.0.0: Dùng cho các host khi mới khởi động 
• Netid = 0: dùng cho các host khi không biết địa chỉ mạng của nó 
• Hostid = 1: là địa chỉ quảng bá trên mạng cục bộ được định danh bởi phần Netid, 
nghĩa là nếu một máy nào đó gửi một gói tin đến địa chỉ có dạng này, thì tất cả các 
máy trong mạng đều nhận được. 
• 127.xx.yy.zz: packet gửi tới địa chỉ này không được đưa lên đường truyền, mà được 
xử lý cục bộ giống như packet đến. Cho phép gửi packet đến mạng cục bộ mà người 
gửi không cần biết địa chỉ của nó. 
5.4.4. Các bước thực hiện của giao thức IP 
(đang tiếp tục bổ sung) 
Hình 5.15. Các địa chỉ IP đặc biệt
116
5.5. PHÂN CHIA MẠNG CON 
Những ích lợi của việc phân chia mạng con 
- Dễ quản lý hơn (vì số trạm ít hơn). 
- Hạn chế miền quảng bá, tăng hiệu quả truyền thông trong mạng. Ví dụ: một mạng 
LAN có 10 máy, nếu dùng mạng lớp C sẽ có miền quảng bá tới 254 host, nếu 
dùng subnet mask thì miền quảng bá sẽ giảm xuống, hiệu quả mạng sẽ tăng lên. 
- Tăng cường mức độ bảo mật mức thấp cho LAN: mỗi mạng có một danh sách truy 
cập, theo danh sách này mạng có thể cho phép hay từ chối truy cập vào nó. 
- Có thể bán hoặc cho thuê các đại chỉ không được dùng đến: các công ty được sử 
hữu các mạng lớn lớp A, B có thể không dùng hết số địa chỉ của họ, họ có thể bán 
hoặc cho thuê chúng. 
Áp dụng: phân chia mạng 132.198.0.0 thành 14 mạng 
Subnet mask được xây dựng từ số bít 1 phần Netid cộng với phần mượn từ Hostid (số 
bit mược tối đa là số bit phần Hostid - 2). Tuỳ theo số lượng mạng con ta sẽ mượn số bit 
tương ứng, mượn n bit từ Hostid thì ta sẽ phân chia được 2n mạng con. 
Ta thấy 132.198.0.0 là một mạng thuộc lớp B. 
Để phân chia thành 14 mạng con, ta cần mượn 4 bit phần Hostid, vậy subnet mask là: 
1111 1111. 1111 1111. 1111 0000. 0000 0000 
Hay 255.255.224.0 
Sau đây là bảng các địa chỉ dùng riêng không được cấp cho các host trên mỗi mạng 
con khi thực hiện việc phân chia như trên: 
Mạng 
con 
Địa chỉ mạng con Địa chỉ broadcast 
1 132.198.16.0 132.198.31.255 
2 132.198.32.0 132.198.47.255 
3 132.198.48.0 132.198.63.255 
4 132.198.64.0 132.198.79.255 
5 132.198.80.0 132.198.95.255 
6 132.198.96.0 132.198.111.255 
7 132.198.112.0 132.198.127.255 
8 132.198.128.0 132.198.143.255 
9 132.198.144.0 132.198.159.255 
10 132.198.160.0 132.198.175.255 
11 132.198.176.0 132.198.191.255 
12 132.198.192.0 132.198.207.255 
13 132.198.208.0 132.198.223.255 
14 132.198.224.0 132.198.239.255 
117
5.6. ĐỊA CHỈ IPV6 
(đang tiếp tục bổ sung) 
5.7. INTRANET VÀ INTERNET 
(đang tiếp tục bổ sung) 
5.8. MỘT SỐ ỨNG DỤNG TRÊN INTERNET 
(đang tiếp tục bổ sung) 
5.9. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 
(đang tiếp tục bổ sung) 
118
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Nguyễn Thúc Hải, “Mạng máy tính và các hệ thống mở”, NXB Giáo dục, 
1999. 
[2]. Nguyễn Đình Việt, Nghiên cứu phương pháp đánh giá và cải thiện hiệu năng 
giao thức TCP cho mạng máy tính, Luận án tiến sĩ, Khoa Công nghệ, Đại học 
Quốc gia Hà nội, 2003. 
[3]. Nguyễn Hồng Sơn, “Giáo trình hệ thống mạng máy tính, CCNA Semester 1”, 
NXB Lao động- Xã hội, 2005. 
[4]. Nguyễn Đình Việt, Slides bài giảng môn học “Truyền số liệu và Mạng máy 
tính”, Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà nội. 
[5]. Đào kiến Quốc, “Bài giảng mạng LAN”, ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà 
nội. 
[6]. Các website: 
..... 
[7]. Một số tài liệu tiếng Anh nữa... 

File đính kèm:

  • pdfso_tay_mang_may_tinh.pdf
Ebook liên quan