Sổ tay Phóng viên tin phóng sự truyền hình

Tóm tắt Sổ tay Phóng viên tin phóng sự truyền hình: ...phen, đồng hồ Big Ben. · Diễn giải: liên tưởng hình ảnh. Bước chân nặng nề gợi sự mệt mỏi. · Tượng trưng: Quốc kỳ, biểu tượng của các công ty. 5.Thảo luận nội dung tin bài Cuộc thảo luận này là nơi các ý tưởng được đem ra tranh luận gắt gao, được lựa chọn, bị phản đối và đôi khi bị bác b... nhẩy từ nơi này sang nơi khác một cách táo bạo nhưng lạc lõng hòng vẽ lên một bức tranh rộng rãi." Bản ghi nhớ của BBC tiếp tục: "Các phóng viên làm cho các vấn đề có thể tiếp cận được bằng cách kể những câu chuyện thông qua những cuộc đời thực của những con người thực.Angus Roxburgh đưa ... · Hành động gia tăng - xung đột tăng lên. · Đỉnh điểm - quyết định/hành động ngăn cản trở về hiện trạng. (thắt nút) · Hàng động dịu đi - tập trung các chi tiết ; hậu quả của đỉnh điểm (climax) được tiết lộ.(mở nút) · Kết - giải quyết, hiện trạng mới. Và khuôn mẫu đặctrưng của các bộ phim...

pdf35 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Sổ tay Phóng viên tin phóng sự truyền hình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âu chuyện. Số góc 
nhìn vào một câu chuyện chỉ hạn chế bởi thời gian dành cho khảo sát. Hãy tìm một 
khía cạnh, một góc nhìn để phản ánh bức tranh lớn. 
Paul Sampson chuyên viên đào tạo của hãng CBC gọi đó là cuộc săn tìm 
"sợi chỉ" và "vật mang". 
"Sợi chỉ" là một cách nói khác đến đề tài. Một câu chuyện cần hành động, 
hoạt động hay nhân vật mà khán giả có thể nhận biết và theo suốt câu chuyện. 
Còn "vật mang" là phương pháp tiếp cận giúp bạn phương tiện chuyển tải 
nội dung. Khảo sát cho chúng ta những trang ghi chép, những sự thật và các mối 
liên hệ. Chúng có thể được viết tường tận và trình bày dưới dạng kịch bản, phỏng 
vấn (clip) và hình ảnh. Chúng tôi gọi cách này là "phỏng vấn và đưa tin"(clip and 
cover). Một phương pháp khác là lấy kết quả khảo sát và tìm cách trình bày nó 
sinh động và hiệu quả hơn. Hãy tìm một người hay một sự kiện minh hoạ hoàn 
cảnh đó. Hãy sử dụng họ và kinh nghiệm của họ để kể câu chuyện từ nhiều góc độ 
khác nhau. 
Một biên tập viên cao cấp của mạng lưới cung cấp tin của BBC cho lưu 
hành bản ghi nhớ sau trong nhân viên của mình: 
"Thật nguy hiểm khi cố làm quá toàn diện hay quá tinh tế. Hãy làm đơn 
giản. Đôi khi phóng sự thiếu tập trung hay không thể lĩnh hội khi vài địa điểm và 
nhiều ý tưởng chen chúc trong một tin ngắn. 
Một câu chuyện được kể mạch lạc từ một địa điểm mạnh hay hơn là chuyện 
nhẩy từ nơi này sang nơi khác một cách táo bạo nhưng lạc lõng hòng vẽ lên một 
bức tranh rộng rãi." 
Bản ghi nhớ của BBC tiếp tục: 
"Các phóng viên làm cho các vấn đề có thể tiếp cận được bằng cách kể 
những câu chuyện thông qua những cuộc đời thực của những con người 
thực.Angus Roxburgh đưa tin từ Tres-nia về nỗi thống khổ của người đàn bà 
nghèo tìm kiếm chiếc máy khâu , phương tiện kiếm sống duy nhất của mình đã 
mất trong chiến tranh. 
Thông qua hoàn cảnh éo le cá nhân dường như tầm thường này người xem 
có thể tìm thấy đường tới cuộc xung đột rất xa xôi, và hơn thế nữa, hiểu được cuộc 
sống trong vùng có chiến tranh. 
Qua các bài viết về những người thực trong những hoàn cảnh khêu gợi sự 
đồng cảm, sự quan tâm và thậm chí sự thích thú, các phóng viên đã liên kết người 
xem với những sự thật lớn về thế giới mà họ đưa tin về nó. 
Và nhiều khi một phóng sự khác thường giả trang một câu chuyện về lợi 
ích con người "thuần tuý" lại cho biết nhiều hơn về những gì diễn ra dưới bề mặt 
của một xã hội đang thay đổi, hơn là nhiều bài phân tích trực tiếp. 
Những phóng sự đáng nhớ nhất thường có tiếng nói của người đến di dời, 
phá phách và cả người dân thường phải dời đi với cuộc sống bị xáo trộn. Đó là sự 
kết hợp mang tính thuyết phục nhất." 
Một điều trên hết giúp các nhà làm truyền hình thu hút sự chú ý của người 
xem là: Kể một câu chuyện. Danh sách liệt kê các sự kiện thường khó hiểu và dễ 
quên. Nhưng các câu chuyện thường hấp dẫn. 
"Chúng ta đến với cái chung và cái tổng thể thông qua những cái cụ thể và 
chi tiết." (Archibald Macleish - nhà thơ, nhà viết kịch Mỹ) 
Năm 1968 Don Hewitt sáng lập và sản xuất cho đài truyền hình CBS một 
chương trình tạp chí thời sự truyền hình với kinh phí thấp. Tên chương trình là -60 
phút. 
Giờ đây nó trở thành một chương trình phát vào giờ cao điểm dài nhất và 
thu nhiều lợi nhuận nhất trong lịch sử truyền hình. 
30 năm nay, người ta vẫn hỏi Don Hewitt bí quyết thành công của chương 
trình. 
"Đó là bốn từ mà đứa trẻ nào cũng biết:"Mẹ kể chuyện đi." Tôi nhìn những 
thứ trong các phòng chiếu phim và tôi nói các bạn có chàng trai kia thật thú vị và 
những cảnh kia thật tuyệt, nhưng câu chuyện là gì vậy?" 
Bắt tay vào câu chuyện mà không xác định trọng tâm (focus) thì giống như 
lái ô tô chạy bên ngoài bờ rào của một vườn hoa. Màu sắc hiện ra nhờ nhờ và 
chiếc xe tiến nhanh về fía trước. 
Nhưng nếu bạn dừng xe và bước vào vườn, bạn sẽ nhìn thấy những giọt 
sương đọng trên những chiếc lá, ngửi thấy mùi hương của hoa. 
Tìm thấy trọng tâm (focus) là lại gần và được ngửi hoa. Nếu không, việc 
đưa tin của bạn sẽ chỉ là cưỡi "ô tô" xem hoa. 
Trọng tâm là công cụ chuyển tập hợp lộn xộn những sự kiện liên quan với 
nhau một cách mơ hồ thành một câu chuyện rõ ràng. Đó là câu chuyện mà BạN 
muốn chọn để kể trong nhiều sự lựa chọn sau khảo sát. 
Hãy nhớ: 
· Tìm trọng tâm dựa vào kết quả khảo sát tốt. 
· Trọng tâm không phải là chủ đề mà chỉ là (những) điểm nhấn của chủ đề. 
· Trọng tâm luôn hướng tới người dân. 
· Trọng tâm giúp giảm thời gian ghi hình vì bạn không phải quay những gì 
bạn không cần. 
Đừng "phải lòng" ngay với trọng tâm đầu tiên đến trong đầu.Hãy cân nhắc 
kỹ lưỡng. Phải thay đổi trọng tâm nếu hoàn cảnh thay đổi. Trọng tâm là công cụ, 
không phải là qui tắc. 
7.Kết cấu 
Kết cấu là một nguyên nhân khiến nhiều câu chuyện không được hay như ý 
muốn. Những chi tiết của vấn đề hóc búa có thể có ý nghĩa với tác giả đã tiến hành 
khảo sát, đã phải trăn trở và cuối cùng đã ghép nối các chi tiết này với nhau. Tác 
giả hiểu rõ câu chuyện , và chính vì thế mà những ghép nối có hiệu quả. Nhưng 
những đoạn ghép nối chẳng có ý nghĩa gì đối với người nghe thông tin này lần đầu 
tiên. 
Vì vậy bạn phải kết nối những fát hiện sau khảo sát một cách đơn giản dễ 
hiểu nhất. Hầu hết các câu chuyện đều phát triển theo hướng có thể dự đoán trước. 
Trước hết, sự chú ý của người nghe bị thu hút bởi một mẩu tin lý thú, một 
đoạn trích phỏng vấn, hay một âm thanh, hay một hình ảnh. Nguyên tắc vĩnh cửu 
của người rao hàng trong những ngày hội là trước tiên phải đưa được khách hàng 
vào lều của mình. 
Sau đó thông tin mà họ cần biết được truyền đạt một cách đơn giản và 
nhanh nhất. Có thể giới thiệu (các) nhân vật chính, có thể là một chút về bối cảnh 
hoặc có thể là một chút về cả hai yếu tố này. Bối cảnh là nơi các câu chuyện sống 
và chết ở đó. Nếu phần này quá sơ sài thì làm phần còn lại trở nên khó hiểu. Nếu 
quá chú trọng, quá sâu vào bối cảnh, người xem sẽ chuyển sang kênh khác. 
Sau đó, câu chuyện mở ra. Xung đột được bộc lộ. Hầu hết những câu 
chuyện hấp dẫn đều xoay quanh một ai đó cố gắng vượt qua trở ngại khó khăn, 
ngoại cảnh hay nội tâm. Tranh chấp với hàng xóm, đấu tranh chống quan liêu, với 
bệnh tật nghiệt ngã. Trong phần này người viết cần tìm ra cách đưa sự căng thẳng 
đến tột đỉnh. 
Cuối cùng các mâu thuẫn được giải quyết. Trong phim truyện phần này 
được gọi là đoạn kết. Còn trong tin bài thời sự nó có thể là phần tóm tắt các điểm 
chính hay là gợi mở cho giai đoạn tiếp sau. 
Tóm lại ta có 4 phần sau: 
· Câu (sự chú ý). 
· Bối cảnh. 
· Diễn biến (phát triển nội dung câu chuyện) 
· Kết ( tóm tắt điểm chính hoặc gợi mở) 
Việc sắp xếp các thành phần kết nối trên một biểu đồ như thế này giúp tập 
trung sự chú ý vào một số vấn đề sau: 
· Chúng ta cần câu sự chú ý một cách ấn tượng. ở đây âm thanh đóng vai 
trò rất quan trọng. Chính nó làm cho chúng ta quay lại nhìn vào vô tuyến khi tâm 
trí ta không tập trung. 
· Thường thì ảnh hưởng của hình ảnh giảm xuống khi ta vào phần bối cảnh 
. Điều này không tránh được vì bối cảnh thường là tư liệu(những thông tin chuẩn 
bị trước, tư liệu lịch sử hay mô tả những vấn đề). Các nguồn hình ảnh thông 
thường của ta là những thước hình tư liệu hay đồ hoạ. Bối cảnh là phần quan 
trọng. Vì thiếu nó chúng ta không thể hiểu diễn biến câu chuỵện. Nhưng nếu nó 
quá dài hay quá sâu, người xem sẽ tắt máy thu hình. Các câu chuyện sống và chết 
cùng bối cảnh. Vì vậy, hãy cố gắng viết tốt nhất, viết chặt chẽ và chọn hình ảnh 
cẩn thận. 
· Diễn biến là nơi những lý lẽ xung đột (mâu thuẫn) được đưa ra hay là nơi 
chúng ta gặp chủ thể gắng vượt qua những trở ngại. Ơ đây cần tạo dựng sự căng 
thẳng trong quá trình phát triển kịch tính cùng chuyện kể. 
· Kết có thể là tóm tắt các điểm chính hay có thể là sự gợi mở cho phần 
(giai đoạn) tiếp theo của câu chuyện. 
Trình bầy thông tin theo các phần này như thế nào là tuỳ thuộc sự lựa chọn 
của các bạn. Nhưng sẽ là một sự lựa chọn tồi nếu bạn đi thẳng vào phần diễn biến 
mà không xác lập bối cảnh. Chìa khoá để viết tốt một tin bài là nắm vững và xử lý 
tốt thông tin (managing the information.) 
Thật dễ khi thu thập lượng thông tin đáng khảo sát dài đến một giờ đồng hồ 
và ném nó vào kịch bản. 
Nhưng khó hơn là bỏ đi những sự kiện và con số, và thay vào đó là tìm ra 
cách độc đáo giúp người xem liên hệ và hiểu ý nghĩa và hàm ý của câu chuyện. 
Phóng viên thời sự của hãng NBC Roger O'neil nói: 
-"Tôi tự hào kể câu chuyện hơn là đưa ra những sự kiện và con số mà 
không mấy ai nhớ được. Tôi cảm thấy nhiều phóng viên địa phương mà tôi xem ở 
đất nước này đã không thành công vì họ không phải là những người biết kể 
chuyện." 
Những người viết biết cách kể chuyện có một công thức sau: 
· Hiện trạng - giới thiệu nhân vật, nói bóng gió tới xung đột, dựng cảnh. 
· Xung đột - là cái gì, ai bị tác động, ngụ ý. 
· Hành động gia tăng - xung đột tăng lên. 
· Đỉnh điểm - quyết định/hành động ngăn cản trở về hiện trạng. (thắt nút) 
· Hàng động dịu đi - tập trung các chi tiết ; hậu quả của đỉnh điểm (climax) 
được tiết lộ.(mở nút) 
· Kết - giải quyết, hiện trạng mới. 
Và khuôn mẫu đặctrưng của các bộ phim của Hollywood được thể hiện như 
sau: 
"Không gì quan trọng hơn trọng tâm và kết cấu." (Sidney Suissa-cựu đạo 
diễn chính, chương trình y tế, đài truyền hình CBC) 
8.Ghi hình 
Ai cũng có thể hướng máy quay phim vào một cảnh và mang về những 
hình ảnh quay có người và những hoạt động trong cảnh đó. 
Nhưng người cầm máy quay cần có nhiều kỹ năng hơn để có những hình 
ảnh "biết nói", thể hiện nôi dung câu chuyện, những hình ảnh ghi lại địa danh, 
không khí, tâm trạng, tính cách và kể đúng câu chuyện mà bạn muốn kể. 
Cách đầu tiên - quay tản mạn, ghi lại nhiều cảnh toàn. Hầu hết những cảnh 
đó đều cần thêm lời giải thích. 
Cách tiếp cận thứ hai đưa chúng ta gần với cách kể chuyện bằng hình ảnh 
hơn. Ơ đây hình ảnh và tiếng động tự nhiên được lựa chọn cẩn thận và nếu có cần 
đến lời bình thì thường chỉ cần để tạo dựng bối cảnh và phân tích. 
Để đạt được điều này cần phải làm quen với ngôn ngữ khuôn hình và bố 
cục,động tác máy, ý nghĩa của góc quay và cỡ cảnh, và khả năng giao tiếp rõ rành 
với người quay phim. 
Cỡ cảnh - tổng thể 
Viễn cảnh (Long Shot) 
Cảnh xa, không chi tiết. Thường dùng ở đầu các trường đoạn. Toàn cảnh 
tạo lập địa điểm và tâm trạng. Nhưng nó thường tải nhiều thông tin khác và có thể 
làm người xem nhầm lẫn. 
Toàn cảnh (Wide shot) 
Cảnh rộng ghi nhận những hành động thích hợp. 
Cảnh cận (close shot) 
Tập trung vào chi tiết. Cận cảnh được xác định bởi hiệu quả của nó, chứ 
không phải cách thực hiện nó như thế nào. Nên ta có cảnh cận khi đưa máy vào 
gần chủ thể với ống kính góc rộng hay dùng ống kính tele từ đằng xa. Cảnh càng 
cận càng tạo điểm nhấn và giúp người xem dễ nhận biết phản ứng của chủ thể. 
Nhưng nhiều cảnh cận quá sẽ cướp đi sự nhận biết của người xem về không gian 
và thời gian. Một loạt các cảnh cận có thể là cách thể hiện hữu hiệu sự tò mò của 
người xem ở đầu các trường đoạn. Nhưng đừng chờ quá lâu trước khi trả lời câu 
hỏi quen thuộc - chuyện đó xảy ra đâu? 
Cảnh cận : đặc trưng của truyền hình 
Thậm chí một máy thu hình được coi là lớn thì cũng chỉ có màn hình tương 
đối nhỏ khi so với màn hình của một rạp chiếu bóng. Muốn thấy rõ các vật và hiểu 
ý nghĩa của chúng một cách nhanh chóng, thì các vật đó phải tỷ lệ tương đối lớn 
trên màn hình vô tuyến. Như vậy bạn cần có nhiều cảnh cận và trung hơn những 
cảnh toàn. 
Cỡ cảnh - người 
Toàn cảnh(LS): Cảnh quay cả người. 
Trung cảnh(MS) : Cắt trên hoặc dưới thắt lưng. 
Trung cảnh hẹp (MCU): Cắt giữa ngực/túi áo ngực. 
Cận cảnh(CU): Cắt quanh vai. 
Cận đặc tả (BCU): Mép hình phía trên cắt ngang trán, mép phía dưới 
thường cắt như cảnh cận, nhưng có thể cắt ngang cằm. 
Quay cảnh người còn được xác định bởi số người: cảnh đơn, cảnh quay đôi, 
ba, hay nhóm. 
Độ nét sâu 
Bao nhiêu phần của cảnh nằm trong tầm nét. Độ mở ống kính nhỏ (ví dụ: 
f11) cho hình ảnh sắc nét trong phạm vi rộng từ gần đến xa (độ nét sâu), máy dễ 
dàng theo chủ thể mà không lo hình ảnh bị ra khỏi tầm nét (mất nét). Đồng thời, 
nó tạo cảm giác về không gian và chiều sâu, nhưng có thể làm cho ảnh bẹt và 
không hấp dẫn. 
Sử dụng độ mở ống kính rộng hơn sẽ giảm phạm vi nét từ tiền cảnh đến hậu 
cảnh (độ nét nông). Đây là một kỹ thuật tốt để cô lập chủ thể, làm nó nổi bật khỏi 
hậu cảnh mờ nhạt. 
Động tác máy 
Lia máy 
Máy chuyển động ngang quanh một trục cố định tạo lập quan hệ giữa chủ 
thể và vật. Chúng ta cho người xem biết về địa điểm. Nhưng hãy cẩn thận với 
những cú lia mà hình ảnh ở đầu và cuối thì hấp dẫn, nhưng ở giữa lại buồn tẻ hay 
có không gian chết. 
Lia theo chuyển động 
Giống như tất cả các động tác máy, động tác lia chỉ có hiệu quả khi nó có 
nguyên do. Lia máy theo chuyển động như cái tên của nó thực sự cần thiết khi 
phải theo một vật chuyển động. 
Lia khảo sát (tìm tòi) 
Máy quay tìm kiếm một ai đó hay người nào đó trong một cảnh. Bạn phải 
xác định được động cơ của chuyển động này. 
Lia nhanh 
Máy quay chuyển động nhanh đến nỗi hình ảnh bị mờ nhoè. Lạm dụng sẽ 
làm mất giá trị của động tác máy này. Người ta thường dùng lia nhanh khi muốn: 
· Thay đổi trọng tâm của sự chú ý. Con thuyền rời đi, lia nhanh tới nơi 
thuyền đến. 
· Mô tả nguyên nhân và hiệu quả. Khẩu súng nhằm bắn, lia nhanh đến mục 
tiêu. 
· So sánh và tương phản. Mới và cũ, giàu và nghèo. 
Lia dọc 
Chuyển động máy quay dọc theo trục cố định.Lia dọc lên phía trên tạo sự 
mong đợi và cảm giác phấn chấn. 
Lia dọc xuống phía dưới gợi ra sự thất vọng và sự buồn rầu, và tình cảm u 
uất. 
Chuyển động lên thẳng (cần cẩu) 
Chuyển động của máy quay thẳng đứng trên một mặt phẳng. Chuyển động 
này làm nổi bật hành động chính hay giảm sự chú ý vào tiền cảnh. 
Chuyển động xuống thẳng (cần cẩu) 
Ngược lại với chuyển động lên thẳng. Máy chạy dọc xuống trên một mặt 
phẳng. 
Zoom 
Thay đổi cỡ cảnh bằng cách thay đổi tiêu cự ống kính. Động tác zoom máy 
thay đổi quan hệ giữa chủ thể và hậu cảnh. 
Đẩy máy 
Thay đổi cỡ cảnh bằng cách đẩy máy tiến vào gần hoặc ra xa khỏi chủ thể. 
Giữ nguyên quan hệ giữa chủ thể và hậu cảnh. 
Travelling 
Khảo sát một vật hay theo một vật chuyển động bằng cách chuyển máy 
song song với vật. 
Góc quay 
Quay từ dưới lên: chủ thể trông đường bệ hơn, mạnh mẽ hơn, có dáng vẻ đe 
doạ. 
Quay từ trên xuống: chủ thể trông kém đường bệ, thấp bé và có vẻ bất lực. 
Bố cục 
Bố cục là sự sắp xếp thông tin trong một khuôn hình. Bạn tìm cách thu hút 
sự tập trung của người xem vào một vùng nào đó của hình ảnh, và giảm thiểu hay 
loại bỏ những chi tiết làm mất tập trung. 
Nguyên lý một phần ba 
Là một nguyên lý đơn giản, nhưng hiệu quả nhất, nguyên tắc bố cục. 
Nguyên lý này nêu một màn hình được chia đôi hay chia bốn sẽ cho những 
hình ảnh tĩnh và tẻ; một màn hình được chia ba theo chiều ngang và chiều dọc sẽ 
cho bố cục năng động và hấp dẫn hơn. 
Đường chân trời không nên đặt ngang giữa khuôn hình. Nó phải ở 1/3 
khuôn hình phía trên hoặc phía dưới, tuỳ theo ý định nhấn mạnh bầu trời hay mặt 
đất (biển). 
Các chi tiết quan trọng nằm dọc được đặt ở vị trí 1/3 màn hình theo chiều 
dọc. 
Và nếu khu vực 1/3 theo chiều ngang và chiều dọc quan trọng thì các tâm 
điểm nơi chúng giao nhau còn quan trọng hơn. Những giao điểm này dành cho 
những chi tiết quan trọng trong khuôn hình. Ví dụ: đôi mắt trên khuôn mặt. 
 Khuôn hình 
Ơ đây có hai quyết định. Đưa cái gì vào. Loại cái gì ra. Bạn có thể loại bỏ 
những chi tiết làm mất tập trung hay giấu người xem một số thông tin để rồi sẽ tiết 
lộ trong những cảnh tiếp theo. 
Trung tâm màn hình là khu vực ổn định và hiệu quả khi muốn nhấn mạnh 
một đối tượng đơn lẻ (như một phát thanh viên trong một cảnh đơn giản). Nhưng 
khi có những điểm nhấn khác trong khuôn hình thì trung tâm màn hình là khu vực 
yếu, ít duy trì được sự tập trung của người xem. 
Các mép màn hình thì giống như những nam châm. Chúng hút những vật 
đặt quá gần chúng. Các góc của màn hình co xu hướng hút chủ thể ra khỏi khuôn 
hình. 
Hãy tránh để mép khuôn hình cắt ngang các khớp tự nhiên của cơ thể người 
như cắt ngang khuỷu tay, ngang thắt lưng hay ngang đầu gối. 
Không gian thở của hình (Headroom-khoảng cách phía trên đầu đến mép 
màn hình) 
Không nên để hình một người đầy chặt tới đỉnh của khuôn hình. Khoảng 
cách quá ít làm cho hình ảnh bị gò bó và chật hẹp. 
Nếu khoảng cách này lớn khuôn hình sẽ mất cân đối và nặng đáy. 
Không gian thở sẽ thay đổi theo cỡ cảnh. Toàn cảnh (LS) cần nhiều không 
gian hơn trung cảnh (MS), và tiếp đó, trung cảnh (MS) lại nhiều hơn trung cận hẹp 
(MCU). 
(Khoảng cách này khoảng 1/10đến 1/8 chiều dọc khuôn hình .(ghi chép tại 
lớp học kỹ thuật truyền hình -Reuters, Hà nội, 19-23/11/2001. Người dịch) 
Một ngoại lệ duy nhất trong luật " không gian thở của hình" là cận đặc tả 
BCU; với cỡ cảnh này mặt người đầy màn hình, mép hình cắt qua trán và có thể 
qua cằm. 
Không gian "nhìn" (Looking room) 
Người ta thường nhìn sang phải hay trái của khuôn hình trừ phi nhìn thẳng 
vào máy quay. Họ muốn nhìn về phía nào thì cần có một khoảng không gian để 
nhìn vào đó. Đây gọi là "không gian nhìn". ở đây phần màn hình trước mặt họ phải 
lớn hơn phía đằng sau họ. 
Nếu mũi một người sát mép hình, hay gần quá sẽ làm cho cảnh quay gò bó. 
Hình người càng nghiêng (profile) thì khoảng nhìn phải càng lớn để duy trì sự cân 
bằng. 
Cũng tương tự như vậy đối với một người đi bộ, cưỡi ngựa hay lái xe trong 
cảnh. 
Cân bằng 
Sự cân bằng xoay quanh trung tâm hình ảnh. Những hình ảnh đẹp thường 
có sự cân bằng trong khuôn hình.( Nhưng không nhất thiết phải ngay hàng thẳng 
lối hay đối xứng vì hình đối xứng thì tĩnh và buồn tẻ). Một vật hay một tông màu 
(bức tường xám, bóng nặng nề) ở một bên của khuôn hình cần được cân bằng bởi 
một tông màu tương xứng ở phía đối diện của khuôn hình. Sự cân bằng này được 
tạo bởi một vật lớn hay nhiều vật nhỏ hợp lại. 
Hãy ghi nhớ tông màu tối trông nặng nề (phải nhỏ hơn) tông màu sáng. Vì 
vậy một vùng tối nhỏ có thể dùng để cân bằng một vùng sáng lớn hơn. 
Tông màu tối ở đáy khuôn hình tạo sự ổn định. Ơ đỉnh khuôn hình, chúng 
tạo hiệu quả của một không gian đóng kín và ngột ngạt. 
Chuyển động trên màn hình 
Chuyển động vào gần hay ra xa máy quay thì mạnh hơn chuyển động 
ngang. Đối với chuyển động ngang phải lấy khuôn hình cẩn thận, chừa đủ không 
gian nhìn hay không gian thở cho hành động khác(đi,cưỡi ngựa hay lái xe). 
Ánh sáng (một vài thuật ngữ chủ yếu) 
· ánh sáng chủ: nguồn sáng chính chiếu vào chủ thể. 
· ánh sáng chung: nguồn sáng tản để giảm bóng hay sự tương phản tạo ra 
bởi ánh sáng chủ. 
· ánh sáng ngược: nguồn sáng chiếu phía sau hay một bên của chủ thể giúp 
tách đầu, tóc hay vai khỏi phông (tạo khối cho chủ thể). 
· ánh sáng phông: nguồn sáng chiếu để nhận biết một vùng trên phông. 
9. Phương pháp ghi hình 
Nắm được phương pháp ghi hình giúp bạn chớp đúng thời điểm thích hợp 
nhất. Nếu bạn không muốn bị gò bó hãy sử dụng cách quay tường thuật (Verité) 
hơn là quay theo sự sắp xếp các trường đoạn cảnh. Quay theo trường đoạn cảnh 
buộc bạn làm việc theo một trình tự nhất định và giảm thiểu sự hứng trí. 
Quay theo trường đoạn (Sequences) 
Loạt các cảnh quay khác nhau khi dựng cho ấn tượng về hành động. 
· Duy trì sự liên tục. 
· Rút ngắn thời gian. 
· Kể chuyện. 
· Trông có vẻ dàn dựng. 
· Dễ thêm lời bình. 
· Có thể kiểm soát được - an toàn. 
· Bạn biết bạn muốn gì. 
Quay theo trình tự dựng (Montage) 
· Loạt các cảnh chộp hình (snapshots). 
· Không có sự liên tục giữa các cảnh. 
· Tạo tiết tấu. 
· Hữu hiệu với hành động/phản ứng. 
· Đòi hỏi người xem tập trung hơn - hình ảnh phải mang nhiều thông tin 
hơn. 
· ít cần tới lời bình. 
· Có thể kiểm soát nhưng mất nhiều thời gian. 
Quay tường thuật (Verité) 
· Sự kiện diễn ra đúng như trong thực tế cả về mặt thời gian và không gian. 
· Dựng tối thiểu. 
· ấn tượng mạnh. 
· Mất nhiều thời gian. 
· Tỷ lệ thất bại cao. 
· Kết quả khó dự đoán trước. 

File đính kèm:

  • pdfso_tay_phong_vien_tin_phong_su_truyen_hinh.pdf