Solutions for the stabilization of lagoonal inlets in the coastal zone of Central Vietnam

Tóm tắt Solutions for the stabilization of lagoonal inlets in the coastal zone of Central Vietnam: ...(đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, Thừa Thiên-Huế). Cửa dài 600 m, rộng 350 m, sâu 2–11 m; nằm giữa hai hệ cồn cát, luồng ép dần về phía tây bắc. Cửa chưa lần nào bị lấp hẳn nhưng thường dịch chuyển đột ngột vị trí theo chu kỳ dài trên đoạn bờ dài 7 km [3]. Cửa hiện ổn định nhờ công trình chỉnh...00 ch/500 cv. Nạo vét định kỳ luồng cửa kết hợp quản lý lưu vực. 12 An Hải Ô Loan, Tuy An, Phú Yên Xây kè mỏ chắn cát hai phía cửa An, kết hợp khu neo trú cấp địa phương và bảo vệ danh thắng. 13 Thủy Triều Thủy Triều, Cam Ranh, Khánh Hòa Nạo vét luồng cửa, kè bờ chống cát trà...à lưu ý bảo tồn đa dạng sinh học. Ưu tiên nạo vét đáy các đầm Lăng Cô, An Khê, Ô Loan và Thủy Triều; Kết hợp nạo vét đáy đầm với nạo vét luồng tàu và cầu tầu tại các đầm phá có cảng biển Tam Giang-Cầu Hai, Trường Giang và Thị Nại; Kết hợp với nạo vét đáy đầm cho mục đích luồng, bến và kh...

pdf13 trang | Chia sẻ: Tài Phú | Ngày: 20/02/2024 | Lượt xem: 180 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Solutions for the stabilization of lagoonal inlets in the coastal zone of Central Vietnam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g; nạo 
vét khôi phục một số khu vực đáy đầm. 
14 Ninh Chữ 
Nại, Ninh Hải, Ninh 
Thuận 
Nâng cấp khu neo trú cho tàu đến 1.000 cv. Kéo dài kè hai phía đến 
độ sâu 6,5 m, bảo vệ bờ biển, tạo dòng thoát lũ, nạo vét đáy đầm. 
Cải tạo mương kênh ven đầm. 
Xây kè chỉnh trị luồng cửa 
Giải pháp phải đảm bảo được ít nhất 3 mục 
đích: Chắn cát, thoát lũ và trao đổi nước giữa 
đầm phá với biển, áp dụng cho 8 cửa: Thuận 
An và Tư Hiền (Tam Giang-Cầu Hai), cửa đầm 
An Khê, cửa Sa Huỳnh (Nước Mặn), cửa Hà 
Ra (Trà Ổ), cửa Đề Gi (Nước Ngọt), cửa An 
Hải (Ô Loan), cửa Ninh Chữ (Nại). 
Lựa chọn vị trí: Luôn đặt vị trí kè ngăn cát 
tại nơi luồng trực diện và ngắn nhất nối đầm 
phá với biển. Nếu các cửa Tư Hiền (Cầu Hai) 
đặt ở vị trí Lộc Thủy, cửa đầm Ô Loan đặt ở vị 
trí Lễ Thịnh, hay cửa đầm Trà Ổ đặt ở làng Phú 
Thứ, thì nước từ đầm phá chảy ra biển phải qua 
một kênh hẹp chạy vòng nhiều km, tốc dòng 
chảy giảm, sa bồi tăng, nên khả năng cửa bị sa 
bồi rất cao; khi gặp lũ lớn, dòng lũ sẽ phá mở 
cồn cát tại Vinh Hiền (Tư Hiền), Hà Ra (Trà Ổ) 
hay An Hải (Ô Loan) và kè ở vị trí chỉnh trị sẽ 
bị vô hiệu hóa. 
Xác định tuyến kè chắn cát: Thực tế cho 
thấy, tất cả các kè chắn cát một phía và phía kia 
lợi dụng mũi nhô đá gốc (hình 5) đều không 
hiệu quả, thậm chí còn sa bồi hơn trước, như ở 
các cửa Sa Huỳnh, Tam Quan và Đề Gi [14]. 
Các mũi nhô có vai trò nhất định cản dòng bồi 
tích dọc bờ từ phía bắc xuống, nhưng khi đã có 
kè ở phía nam cửa, vai trò ấy không còn mấy 
giá trị. Kè phía nam trở thành bẫy tích tụ cát 
cho dòng dọc bờ từ cả hai phía theo hai mùa 
gió. Do tốc độ dòng lũ ra giảm mạnh, đồng thời 
vẫn chịu di chuyển ngang của bùn cát từ ngoài 
biển vào theo một số hướng sóng thích hợp 
trong năm, khu luồng mới chỉnh trị trở thành 
Các giải pháp ổn định cửa đầm phá ven biển 
 9 
túi bẫy hứng bồi tích và càng bị sa bồi nặng nề 
hơn trước. Ngoài ra, độ sâu mũi kè thường chỉ 
đến độ sâu 3–4 m, nằm trong phạm vi hoạt 
động mạnh của đới sóng đổ nhào, bồi tích chưa 
được phân tán ra xa khỏi vùng cửa, như trường 
hợp cửa Ninh Chữ (hình 6), dù đã có kè kép ở 
cả hai phía luồng. Để đảm bảo tàu có công suất 
1.000 cv có thể vào khu neo đậu Ninh Chữ thì 
cần thiết phải nạo vét duy trì độ sâu đáy luồng 
là 4,4 m. Theo kết quả tính toán của chúng tôi, 
với độ cao sóng lựa chọn 4–5 m có suất đảm 
bảo 11,3%, ứng với độ sâu sóng đổ lần cuối (H 
= 1,45 h) 5,8–7,25 m, trung bình 6,5 m. Độ sâu 
này cách mũi kè hiện tại khoảng 900–1.000 m. 
Hình 5. Kè chắn cát phía Nam cửa Đề Gi 
Hình 6. Kè chắn cát hai bên cửa Ninh Chữ 
Để phù hợp với đặc điểm động lực hình 
thái và xu thế biến động cửa, khi xây kè chắn 
cát, cần phải lưu ý các điểm sau: 1- Phải xây kè 
chắn cát ở cả hai phía để ổn định cửa (hình 6); 
2- Độ sâu mũi kè thích hợp bằng khoảng 1,5 
lần độ cao sóng thiết kế; 3- Tùy theo khu vực 
và cấp độ công trình cụ thể, sóng thiết kế có độ 
cao 4–5,5 m có suất đảm bảo 10–13% theo 
hoàn kỳ 100 năm3; 4- Tương ứng, độ sâu mũi 
kè phù hợp khoảng 6–8 m để hạn chế cơ bản sa 
bồi mũi luồng, nạo vét định kỳ là cần thiết và 
có tính hỗ trợ; 5- Khi mũi kè vượt độ sâu 8 m, 
sa bồi sẽ giảm nhiều, nhưng chi phí lớn, với độ 
sâu nhỏ hơn 6 m, khả năng sa bồi cao và phải 
nạo vét định kỳ. 
Đánh giá dự báo vai trò của các tuyến kè 
chắn cát ở khu vực cửa Ninh Chữ (Đầm Nại) 
cho thấy khi kéo dài thêm mỗi bên 165 m so 
với hiện tại, thì trao đổi nước giữa đầm và biển 
thay đổi hầu như không đáng kể. Tuy nhiên 
một tác động tích cực khác là làm giảm nhẹ 
dòng bùn cát từ biển vào đầm Nại trong điều 
kiện bình thường và tăng dòng bùn cát khi có lũ 
từ đầm ra phía ngoài. Đặc biệt ở khu vực kênh 
dẫn vào đầm Nại (lạch Tri Thủy), khi các tuyến 
kè biển kéo dài thêm, dòng bùn cát dọc bờ đi 
vào cửa đầm gây bồi lấp sẽ giảm đáng kể: Từ 
637,3 m
3
/ngày xuống còn 376,4 m3/ngày (giảm 
40,9%). Khi có lũ, dòng bùn cát sau khi kéo dài 
kè cũng giảm mạnh từ 534,6 m3/ngày xuống 
còn 272,2 m
3
/ngày (giảm 49,1%). Như vậy, 
việc kéo dài các tuyến kè biển không làm thay 
đổi nhiều động thái di chuyển của dòng bùn cát 
phía trong đầm Nại, nhưng làm giảm đáng kể 
dòng bùn cát từ biển gây bồi lấp cửa đầm, qua 
đó làm tăng khả năng trao đổi nước, hạn chế 
bồi lắng ở khu vực cửa và đáy đầm [9]. 
Xác định khả năng thoát lũ và trao đổi 
nước qua cửa: Để đảm bảo an toàn cho tàu 
thuyền ra vào cảng, bến cá và neo trú tránh bão, 
việc thiết kế kè và luồng phải tuân theo quy 
trình của Bộ Giao thông Vận tải4. Tuy nhiên, 
việc ổn định cửa và tạo luồng tầu cần phải hài 
hòa với các lợi ích khác như đảm bảo trao đổi 
nước để duy trì, phục hồi hệ sinh thái và thoát 
lũ. Kè ngăn cát hai phía luồng càng kéo dài, 
khả năng trao đổi nước và thoát lũ càng kém, vì 
3Nghiên cứu thiết lập các luận cứ khoa học làm cơ 
sở ban đầu cho việc cải tạo cửa Đề Gi. Đề tài cấp 
tỉnh Bình Định (Trương Đình Hiển và nnk., 2002). 
4Quy trình thiết kế kênh biển do Bộ GTVT ban hành 
kèm theo quyết định số 115-QĐ/KT4 ngày 
12/1/1976. 
Trần Đức Thạnh, Vũ Duy Vĩnh 
 10 
vậy nạo vét bổ sung định kỳ là một giải pháp 
cân bằng và hài hòa các lợi ích ổn định cửa. 
Để đảm bảo trao đổi nước, ổn định sinh thái 
và giảm thiểu ô nhiễm, hệ số trao đổi nước F 
(số ngày cần để thay đổi hoàn toàn nước đầm 
phá) không vượt quá 25% sau khi xây dựng kè. 
Đầm Thị Nại hiện tại có hệ số F từ 2 (mùa khô) 
đến 2,9 (mùa mưa), không nên quá 2,5 vào mùa 
mưa và 3,6 vào mùa khô. Đầm Nại hiện có hệ 
số F từ 2,5 (mùa khô) đến 2,7 (mùa mưa), 
không nên quá 3,1 vào mùa khô và không quá 
3,4 vào mùa mưa. Để tính khả năng thoát lũ, 
cần xác định vai trò phân lũ của cửa trong tổng 
thể khu vực mà thiết kế lưu lượng thoát lũ, ví 
dụ với đầm Nại lưu lượng thiết kế Q10% = 
1.000 m
3
/s [15]. Các cửa đầm phá có vai trò 
quan trọng cho thoát lũ [11], cần phải tính đến 
khi thiết kế kè chắn cát, ví dụ, lưu lượng thoát 
lũ Q5% đã được đề xuất cho kè kép chắn cát cửa 
Tam Quan
5
. 
Nạo vét luồng lạch và đáy đầm phá 
Nạo vét luồng cửa kết hợp với phòng 
chống xói lở bờ biển áp dụng cho 6 cửa: Cửa 
đầm Lăng Cô, các cửa Tam Hải và An Hòa 
(Trường Giang), Thị Nại, Cù Mông và Thủy 
Triều. Do những thuận lợi về điều kiện tự 
nhiên, thực tế các cửa này chưa bao giờ bị bồi 
lấp hẳn và thường có độ sâu ổn định, một số 
cửa có độ sâu lớn. Cũng do yêu cầu sử dụng, 
để duy trì ổn định hiện trạng, các cửa này chỉ 
cần nạo vét định kỳ hoặc không định kỳ, kết 
hợp với giải pháp chống xói lở bờ biển gần 
cửa ngoài đầm phá. 
Các đầm phá có xu hướng bồi cạn nhanh. 
Theo kết quả phân tích đồng vị phóng xạ 
210
Pb and 
137
Cs, tốc độ lắng đọng trầm tích 
đáy đầm phá trong gần một thế kỷ qua 
khoảng 0,2–0,6 cm/năm với Tam Giang-Cầu 
Hai và khoảng 0,1–0,3 cm/năm đối với các 
đầm Lăng Cô, Trường Giang, Nước Mặn, Đề 
Gi, Thị Nại, Ô Loan và Nại [17]. Theo kết 
quả phân tích đồng vị phóng xạ 210Pb và 
226
Ra, tốc độ lắng đọng ở đầm phá Tam 
Giang-Cầu Hai trung bình 0,21 cm/năm trong 
5Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ để 
khắc phục hiện tượng bồi lấp cửa ra vào khu neo trú 
bão của tàu thuyền - áp dụng cho cửa Tam Quan, 
Bình Định. Đề tài độc lập cấp Nhà nước (Đỗ Minh 
Đức và nnk., 2015). 
khoảng thời gian 1871–2013, ở đầm Thị Nại 
là 0,36 cm/năm trong 1856–2013 và ở đầm 
Nại 1,25 cm/năm trong 1896–2013. Tại đầm 
Nại, tốc độ này tăng hơn hai lần từ 
0,84 cm/năm trong khoảng 1896–1960 lên 
1,77 cm/năm khoảng 1991–2013 [18]. Số liệu 
này khá phù hợp với kết quả theo mô hình 
tính toán [19]. 
Để tăng thể tích nước đầm phá, làm tăng 
tốc độ dòng chảy qua cửa, cần nạo vét khôi 
phục luồng lạch và hạ thấp đáy đầm, dù chi phí 
khá lớn. Việc nạo vét chú ý kế thừa các yếu tố 
địa hình tự nhiên, phù hợp với đặc điểm thủy 
thạch động lực và lưu ý bảo tồn đa dạng sinh 
học. Ưu tiên nạo vét đáy các đầm Lăng Cô, An 
Khê, Ô Loan và Thủy Triều; Kết hợp nạo vét 
đáy đầm với nạo vét luồng tàu và cầu tầu tại 
các đầm phá có cảng biển Tam Giang-Cầu Hai, 
Trường Giang và Thị Nại; Kết hợp với nạo vét 
đáy đầm cho mục đích luồng, bến và khu neo 
trú tránh bão cho tàu thuyền cá ở các đầm phá 
Tamg Giang-Cầu Hai, Nước Mặn, Trà Ổ, Đề 
Gi, Cù Mông và Nại. Việc thiết kế và thực hiện 
nạo vét cần tuân theo chuẩn ngành 22TCN 
241:1998 và công trình chỉnh trị luồng chạy tàu 
sông (mục VII: Chỉnh trị luồng vùng cửa sông 
chịu ảnh hưởng của thuỷ triều), kèm theo 
Quyết định số 184/QĐ-KHKT ngày 6/2/1998 
của Bộ GTVT. 
Các kết quả tính toán dự báo bằng mô hình 
cho khu vực đầm Nại cho thấy khi tiến hành 
nạo vét thêm 0,8 m cho toàn bộ lòng đầm và 
khu vực cửa đầm thì lượng nước trao đổi giữa 
vùng lòng đầm và bên ngoài trong điều kiện 
bình thường chỉ còn khoảng 32% (hiện tại 
41%). Nếu tính đến cả ảnh hưởng của lũ thì 
trao đổi nước tăng lên khoảng 34% (hiện tại 
44%). Nguyên nhân của sự suy giảm lượng 
nước trao đổi này chủ yếu do sự tăng lên của 
thể tích nước trong đầm (do tăng độ sâu) lớn 
hơn sự tăng lên của lượng nước vào ra do dao 
động mực nước. Tuy nhiên, sự tăng lên của thể 
tích nước đầm sẽ làm các chất gây ô nhiễm do 
được pha loãng ra hơn, giảm nguy cơ gây ô 
nhiễm nước của đầm [9]. Đối với khu vực đầm 
Nại do dòng bùn cát ở vùng ven biển phía 
ngoài (cửa Ninh Chữ) chủ yếu di chuyển dọc 
bờ từ phía bắc xuống nên các kết quả tính toán 
phân tích cho thấy trường hợp nạo vét khu vực 
cửa đầm kết hợp với kéo dài tuyến đê phía bắc 
Các giải pháp ổn định cửa đầm phá ven biển 
 11 
sẽ cho các kết quả tích cực hơn rất nhiều so với 
nạo vét kết hợp với kéo dài hai bên đê và các 
kịch bản tính toán khác (chỉ kéo dài đê hoặc 
nạo vét). Vì vậy, nếu tính đến một giải pháp 
công trình để giải quyết vấn đề hạn chế bồi 
lắng lòng đầm và bồi lấp khu vực cửa đầm phía 
ngoài thì kéo dài đê phía bắc kết hợp với nạo 
vét khu vực cửa đầm là lựa chọn tốt nhất [9]. 
Phòng chống xói lở để ổn định bờ biển phía 
ngoài đầm phá 
Vật liệu xói lở được giải phóng được vận 
chuyển đến gây bồi cạn, thậm chí bồi lấp cửa 
đầm phá nằm gần. Bờ biển phía ngoài các đầm 
phá ven biển miền Trung nhiều nơi đang bị xói 
lở bờ biển ở các mức độ khác nhau [20]. Vì 
vậy, tăng cường chống xói lở bờ biển để bảo vệ 
các khu dân cư và công trình dân sinh cũng là 
một giải pháp quan trọng góp phần ổn định 
cửa. Để bảo vệ bờ và bãi biển phía ngoài đầm 
phá có thể áp dụng nhóm giải pháp công trình 
cứng: Xây dựng công trình bảo vệ bờ trực tiếp 
như tường kè chống sóng áp bờ, các mũi nhô 
nhân tạo phá sóng, đê chắn sóng cách bờ. 
Nhóm giải pháp công trình phù hợp nhất là xây 
kè mỏ hàn hoặc kè chữ T nuôi bãi, nhằm chống 
xói lở cho bãi, hạn chế cát giải phóng từ xói lở 
được vận chuyển dọc bờ tới bồi lấp cửa đầm 
phá, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu và 
dâng cao mực nước biển. 
Ổn định bờ đầm phá và bề mặt vùng cát ven 
đầm phá 
Hoàn thiện hệ thống đê, kè và đập chống 
sạt lở bờ và trôi cát vào đầm phá, gồm các giải 
pháp công trình hỗ trợ trên và ven bờ đầm phá. 
Đó là các công trình nhằm duy trì, cải thiện thể 
tích vực nước (độ sâu và diện tích), chất lượng 
môi trường nước và trầm tích; phòng chống thu 
hẹp thủy diện, ngăn ngừa nông cạn đáy và cản 
trở hoàn lưu nước, thoát nước. Các giải pháp 
này cần được kết hợp đa lợi ích với các hoạt 
động cấp thoát nước, nông nghiệp, nuôi trồng 
thủy sản và làm muối, giao thông cảng bến, du 
lịch... Có thể độc lập nạo vét tạo luồng lạch, hạ 
thấp mặt đáy đầm, phục hồi đất ngập nước... 
Quá trình sạt lở bờ đầm phá và cát trôi, cát 
chảy từ các cồn đụn bao quanh đã đưa một 
lượng lớn trầm tích xuống bồi nông đáy đầm 
phá. Tổng tải lượng bùn cát đưa vào hệ đầm 
phá Tam Giang-Cầu Hai khoảng 1070 nghìn 
tấn/năm, trong đó từ dòng chảy sông 620 nghìn 
tấn/năm và chảy trôi từ các cồn đụn xung 
quanh khoảng 450 nghìn tấn/năm. Lượng bồi 
tích lưu giữ lại trong đầm phá là 322 ngàn 
tấn/năm gây nông cạn đáy đầm, chủ yếu là vật 
liệu hạt thô cung cấp từ cát chảy trôi nguồn cồn 
đụn [3]. Vì vậy, rất cần xây dựng các kè chắn 
cát trôi, cát lấn để chống cát bay, cát chảy từ 
cồn đụn xuống đầm phá. 
Điều tiết nước trên lưu vực vào đầm phá 
Các công trình phục vụ ngăn mặn và cấp, 
thoát nước: Khi ổn định cửa và tăng cường trao 
đổi đầm phá-biển, độ muối trong đầm phá ở 
mức cao, nhất là về mùa khô có thể gây hại cho 
nông nghiệp và cấp nước ngọt. Vì vậy, cần xây 
mới hoặc nâng cấp các đập ngăn mặn (ví dụ: 
đập Thảo Long-sông Hương, đập Cửa Lác-sông 
Ô Lâu, đập Hòa Tân-sông Châu Trúc...), gia cố 
hệ thống đê bao ven đầm phá để chống thẩm 
mặn các vùng lúa... Hệ thống đê ao nuôi, ruộng 
muối cần được quy hoạch phù hợp với hệ thống 
kênh mương cấp và tiêu nước ngọt, nước mặn 
và được kiên cố hóa để chống rửa trôi, sạt lở 
đất đưa xuống đầm phá. 
Điều tiết hồ đập và dòng chảy trên lưu vực: 
Dòng chảy tự nhiên từ trên lưu vực qua cửa ra 
biển có vai trò quan trọng trong việc duy trì 
cửa, chống xâm thực của nước biển. Các công 
trình cấp và thoát nước, đặc biệt là các hồ chứa 
trên lưu vực đã và đang can thiệp vào dòng 
chảy tự nhiên và gây nhiều biến động lớn cho 
đầm phá ven biển [21]. Vì vậy cần điều tiết 
dòng chảy từ lưu vực vào đầm phá đủ lớn, ví 
dụ, có thể khơi dòng chảy sông Phú Cam đổ 
vào đầm Cầu Hai để duy trì dòng chảy lũ qua 
cửa Tư Hiền và góp phần ổn định cửa này [3]. 
KẾT LUẬN 
Các cửa đầm phá ven bờ miền Trung gồm 3 
nhóm: Nhóm không ổn định gồm 4 cửa: Tư 
Hiền (đầm Tam Giang-Cầu Hai), cửa đầm An 
Khê, Hà Ra (đầm Ô Loan) và An Hải (đầm 
Trường Giang); Nhóm kém ổn định gồm 4 cửa: 
Tam Hải (đầm Trường Giang), Sa Huỳnh (đầm 
Nước Mặn), cửa đầm Đề Gi và Ninh Chữ (đầm 
Nại); Nhóm tương đối ổn định gồm 6 cửa: 
Thuận An (đầm phá Tam Giang-Cầu Hai), cửa 
đầm Lăng Cô, An Hoà (đầm Trường Giang), 
cửa đầm Thị Nại, cửa đầm Cù Mông và cửa 
đầm Thủy Triều. 
Trần Đức Thạnh, Vũ Duy Vĩnh 
 12 
Các công trình ổn định cửa đầm phá cần 
đảm bảo đa mục tiêu và đa lợi ích, nhằm ổn 
định dân sinh, phát triển kinh tế, bảo vệ môi 
trường và phòng chống thiên tai; đặt trong 
khuôn khổ quản lý tổng hợp vùng bờ; duy trì và 
phục hồi các hệ sinh thái đầm phá và góp phần 
ứng phó với BĐKH. Chúng cần được kết hợp 
với các công trình khác để giảm chi phí và tăng 
lợi ích, ví dụ kết hợp với phát triển các cảng 
biển, bến cá và khu neo đậu tránh trú gió bão. 
Căn cứ vào các đặc điểm về điều kiện tự 
nhiên, các giải pháp ổn định cửa đã được đề 
xuất gồm 5 nhóm: Xây kè chỉnh trị luồng cửa; 
nạo vét luồng lạch và đáy đầm phá; phòng 
chống xói lở để ổn định bờ biển phía ngoài đầm 
phá; ổn định bờ đầm phá và bề mặt vùng cát 
ven đầm phá; điều tiết nước trên lưu vực vào 
đầm phá. Kè chắn cát trong hầu hết các trường 
hợp phải được xây dựng ở cả hai phía cửa. Tùy 
theo điều kiện tự nhiên và mức độ tác động 
nhân sinh, giải pháp ưu tiên cần được lựa chọn 
cho từng đầm phá, trong đó có tính đến cả việc 
kết hợp đồng thời nhiều giải pháp khác nhau. 
Lời cảm ơn: Tập thể tác giả xin chân thành 
cảm ơn đề tài cấp Nhà nước KC.08.25/11–15: 
“Nghiên cứu giải pháp phục hồi hệ sinh thái 
đầm, hồ ven biển đã bị suy thoái ở khu vực 
miền Trung” đã cho phép sử dụng số liệu để 
hoàn thành bài báo này. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Trần Đức Thạnh, Nguyễn Chu Hồi, Trần 
Đình Lân, Nguyễn Hữu Cử, 1996. Tiềm 
năng sử dụng và những vấn đề quản lí 
đầm phá ven bờ miền Trung Việt Nam. 
Tạp chí Hoạt động Khoa học, (9), 4–6 . 
[2] Nguyễn Hữu Cử, 1999. Tổng quan tình 
hình nghiên cứu tài nguyên và môi 
trường đầm phá ven bờ Miền Trung Việt 
Nam. Tập IV. Tài nguyên và Môi trường 
biển. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 
Tr. 126–142. 
[3] Trần Đức Thạnh, Trần Đình Lân, Nguyễn 
Hữu Cử và Đinh Văn Huy, 2010. Tiến hoá 
và động lực hệ đầm phá Tam Giang-Cầu 
Hai. Nxb. Khoa học tự nhiên và Công 
nghệ. Hà Nội. 225 tr. 
[4] Trần Đức Thạnh, 1997. Tác động môi 
trường của việc lấp cửa, chuyển cửa ở hệ 
đầm phá Tam Giang- Cầu Hai. Tập IV. Tài 
nguyên và môi trường biển. Nxb. Khoa học 
và Kỹ thuật. Hà Nội. Tr. 185–197. 
[5] Trần Văn Bình, Tống Phước Hoàng Sơn, 
Nguyễn Đình Dần, Phạm Bá trung, 2015. 
Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS 
nghiên cứu quá trình dịch chuyển đường 
bờ và đóng, mở cửa đầm Ô Loan (Phú 
Yên) giai đoạn 1965–2014. Tạp chí Khoa 
học và Công nghệ biển, 15(3), 242–249. 
[6] Trần Đức Thạnh, Nguyễn Chu Hồi, 
Nguyễn Hữu Cử, 2000. Biến động cửa hệ 
đầm phá Tam Giang-Cầu Hai và hậu quả 
môi trường, sinh thái. Tr.31-46. Tạp chí 
thông tin Khoa học và Công nghệ Thừa 
Thiên-Huế. Tr. 31–46. 
[7] Guliani S., Bellucci, L. G., Capodaglio, 
G., Cu, N. H., Thanh, T. D., Fragnani, M., 
Piazza, R., Sprovieri, M., 2007. Sediment 
contamination in Central Vietnam coastal 
lagoons: a disscussion. Vietnam Journal of 
Marine Science and Technology, 
7(Supplement 1), 140–159. 
[8] Nguyễn Văn Quân (chủ biên), 2016. Mức 
độ suy thoái và giải pháp phục hồi một số 
hệ sinh thái đầm phá ven biển miền 
Trung. Nxb. Khoa học Tự nhiên và Công 
nghệ. Hà Nội. 380 tr. 
[9] Vũ Duy Vĩnh, 2017. Đánh giá ảnh hưởng 
của một số giải pháp công trình đến trao 
đổi nước và vận chuyển bùn cát khu vực 
đầm Nại (Ninh Thuận). Tạp chí Khoa học 
và Công nghệ biển, 17(4), 373–385. 
[10] Tran Thanh Tung, 2011. Morphodynamics 
of seasonally closed coastal inlets at the 
central coast of Vietnam. Master of 
Science in Coastal Engineering. 
UNESCO-IHE, Delft geboren te Hanoi, 
Vietnam. 192 p. 
[11] Tran Duc Thanh, Dien, T. V., Chien, D. 
D., 2002. Inlet Change in Tam Giang-Cau 
Hai Lagoon and Coastal Flood. Collection 
of Marine Reaserach Works. Science & 
Technique Publishing House, Hanoi, 12, 
119–128. 
[12] Đặng Trung Thuận, Nguyễn Cao Huần, 
Trương Quang Hải, Vũ Trung Tạng, 2000. 
Nghiên cứu vùng đất ngập nước vùng đầm 
Trà Ổ nhằm khôi phục nguồn lợi thủy sản 
và phát triển bền vững vùng đầm. Nxb. 
Nông nghiệp. Hà Nội. 308 tr. 
Các giải pháp ổn định cửa đầm phá ven biển 
 13 
[13] TrầnVăn Bình, Lê Đình Mầu, 2012. Quá 
trình xói lở-bồi tụ và hiện trạng đóng- mở 
cửa tại khu vực đầm Ô Loan (Phú Yên). 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, 
12(3), 24–33. 
[14] Phạm Bá Trung, Lê Đình Mầu, Lê Phước 
Trình, 2010. Vấn đề bồi lấp các cửa biển 
Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Tam Quan và Đề 
Gi (Bình Định) do tác động của các kè mỏ 
hàn. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. 
10(2), 1–13. 
[15] Đặng Hoài Nhơn, Nguyễn Thị Kim Anh, 
Nguyễn Hữu Cử, Nguyễn Mạnh Thắng, 
Bùi Văn Vượng, 2009. Một số đặc trưng 
môi trường trầm tích đầm Lăng Cô, tỉnh 
Thừa Thiên Huế. Tập XIV. Tài nguyên và 
Môi trường biển. Nxb. Khoa học tự nhiên 
và Công nghệ, Hà Nội. Tr. 115–124. 
[16] Vũ Duy Vĩnh, Nguyễn Văn Quân, 2015. 
Đặc điểm thủy động lực và khả năng trao 
đổi nước khu vực đầm Nại (Ninh Thuận)-
kết quả từ mô hình Delft3D. Tạp chí Khoa 
học và Công nghệ biển, 15(3), 250–256. 
[17] Albertazzi, S., Bellucci, L. G., Frignani, 
M., Giuliani, S., Romano, S., and Cu, N. 
H., 2007. 
210
Pb and 
137
Cs in sediment of 
Central Vietnam coastal lagoons: 
Tentative assessment of accumulation 
rate. Vietnam Journal of Marine Science 
and Technology, 7(Supplement 1), 73–81. 
[18] Đặng Hoài Nhơn, Nguyễn Ngọc Anh, 
Nguyễn Đình Khang, Bùi Văn Vượng, 
Nguyễn Văn Quân, Phạm Sơn Hải, 2015. 
Lắng đọng trầm tích trong các đầm phá: 
Tam Giang-Cầu Hai, Thị Nại và Nại ở ven 
bờ Miền trung Việt Nam. Tạp chí Khoa 
học ĐHQG Ha Nội, 31(3), 15–25. 
[19] Vũ Duy Vĩnh, Đỗ Thị Thu Hương, 
Nguyễn Văn Quân, Nguyễn Ngọc Tiến, 
2016. Đặc điểm vận chuyển bùn cát và 
nguyên nhân gây bồi lắng khu vực đầm 
Nại (Ninh Thuận). Tạp chí Khoa học và 
Công nghệ biển, 16(3), 283–296 
[20] Nguyễn Văn Cư, Phạm Huy Tiến, 2003. 
Sạt lở bờ biển miền Trung Việt Nam. Nxb. 
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 200 tr. 
[21] Vũ Duy Vĩnh, Trần Đức Thạnh, 2009. 
Ảnh hưởng của các hồ chứa đến tài 
nguyên và môi trường đầm phá ven biển 
miền Trung Việt Nam. Tập XIV. Tài 
nguyên và Môi trường biển. Nxb. Khoa 
học Tự nhiên và Công nghệ. Tr. 159–170. 

File đính kèm:

  • pdfsolutions_for_the_stabilization_of_lagoonal_inlets_in_the_co.pdf