Sử dụng GREENSTONE để xây dựng bộ sưu tập thư viện số

Tóm tắt Sử dụng GREENSTONE để xây dựng bộ sưu tập thư viện số: ...u tập in ấn thường là một công việc đồ sộ và chán nản. Thế nhưng có người cho rằng muốn xây dựng thư viện số thì phải số hoá toàn bộ tài liệu có trong thư viện. Đây là một quan niệm hết sức sai lầm, thực ra đây là một ảo tưởng vì Quét OCR Hình 2: Tiến trình số hoá BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG ...lin là tên của thành phố ở Bang Ohio, Hoa Kỳ, nơi cuộc họp đầu tiên được tổ chức vào năm 1995. Từ đó đến nay đã có 12 lần hội nghị quốc tế tổ chức tại Anh, Canada, Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Phần Lan, Trung Quốc, và Úc để hoàn thiện. Dublin Core được Tổ chức Chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ – ANSI phê chuẩ...heo chỉ mục. Gồm có ba cấp của chỉ mục: tài liệu, phân khu và các đoạn, ứng với các đặc điểm khác nhau mà GML tạo cấu trúc phân cấp phù hợp để tạo chỉ mục. Các chỉ mục có thể là dạng text, metadata hay bất kỳ sự kết hợp nào. Do đó, chúng ta có thể tạo các chỉ mục tìm kiếm theo nhan đề, theo ...

pdf12 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Sử dụng GREENSTONE để xây dựng bộ sưu tập thư viện số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 sáu nguyên tắc được xác định nhằm chọn tài liệu để số hóa hướng đến việc 
phát triển sưu tập thư viện số: 
1. Tính hữu dụng: Hữu dụng là lý do cơ bản trước tất cả mọi quyết định phát triển 
sưu tập. Tài liệu có tần suất sử dụng cao (như giáo trình, tài liệu tham khảo mà 
các giáo viên thường yêu cầu tất cả sinh viên tìm đọc); 
2. Nhu cầu nội bộ: Sưu tập nội bộ được xây dựng để phục vụ nhu cầu nội bộ và 
chi phí cho tài nguyên nội bộ phải được thuyết minh vì lợi ích nội bộ – chẳng 
hạn như đối với thư viện đại học, yêu cầu học tập, giảng dạy, và nghiên cứu là 
ưu tiên; 
3. Tài liệu mới: Mặc dù sưu tập cũ mang tính lịch sử là cần thiết cho nghiên cứu, 
nhưng tài liệu mới vẫn ưu tiên hơn; 
4. Tài liệu liên quan đến bản gốc: Những tài liệu mà người muốn tìm hiểu không 
thể tiếp cận được bản gốc (ví dụ các văn bản viết tay – "manuscript" của các 
nhà thơ, nhà văn, các nhà chính trị, hoặc các bản tuyên ngôn có chữ ký cuả các 
lãnh tụ như bản tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ hiện có tại Thư viện Quốc hội 
Hoa Kỳ, vv). Trên thực tế, còn có rất nhiều thể loại viết tay trên những chất 
liệu khác nhau. Việc số hoá các bản viết tay đó tạo điều kiện tiếp cận thuận lợi 
hơn cho các nhà nghiên cứu; 
5. Tài liệu quý hiếm: Tài liệu quí hiếm, lâu năm, độc giả không thể trực tiếp sử 
dụng, dễ hư hỏng – chẳng hạn như tài liệu chữ Nôm trên giấy bổi; 
6. Chuyển đối nhận thức: Ngày càng có nhiều thông tin chuyển sang dạng số. Tài 
liệu giúp người sử dụng chuyển đổi nhận thức để làm quen việc sử dụng dạng 
thông tin này là ưu tiên. 
 Chúng ta cần phải cân nhắc mức độ ưu tiên đối với những nguyên tắc trên trong 
việc chọn tài liệu để số hóa. 
Siêu dữ liệu - metadata 
Để xây dựng một sưu tập mới ta thường phải đối mặt với cả hai loại tài liệu: tài 
liệu đã ở dạng điện tử rồi và tài liệu in ấn cần phải số hoá. Nếu toàn bộ tài liệu ở dạng 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 01/2006 
27 
điện tử thì công việc hết sức dễ dàng, ngay cả việc sưu tầm, tổ chức tập tin và chuyển đổi 
dạng thức; công việc này rẽ hơn nhiều so với việc số hoá tài liệu. 
Vấn đề là chúng ta phải xác định metadata. Có được metadata cần thiết và chuyển 
đổi qua dạng điện tử thường là công việc chính trong vấn đề xây dựng sưu tập. Khi số 
hoá một thư viện hiện hữu thì metadata có sẵn rồi, nhưng khi xây dựng sưu tập mới việc 
xác định metadata là phức tạp hơn. 
THƯ VIỆN TRUYỀN THỐNG THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ/SỐ 
 Liên biến (Analog) Kỹ thuật số (Digital) 
 Biểu ghi thư tịch Siêu dữ liệu thư tịch 
 (Bibliograhic Record) (Bibliographic Metadata) 
Trong thư viện truyền thống, người ta biên mục để tạo nên những biểu ghi thư tịch 
nhằm xây dựng hệ thống tra cứu qua mục lục phiếu. Biểu ghi thư tịch hay mục lục phiếu 
miêu tả lý lịch của tài liệu: nhan đề, tác giả, đề mục, xuất bản, vv Khi sử dụng máy 
tính, biểu ghi thư tịch này được biểu thị bằng một dạng thức máy đọc được (MARC). 
Cách biên mục này chỉ thể hiện được dạng thư tịch tức lý lịch chứ không có toàn văn và 
đa phương tiện, được gọi là biên mục theo dạng liên liến (analog). 
Trong môi trường số, dữ liệu được đóng gói bằng ngôn ngữ XML. Cách biên mục 
phải thay đổi qua môi trường Web, nghĩa là các dữ liệu thư tịch phải được đóng gói, 
người ta gọi là biên mục theo dạng kỹ thuật số (digital). Các biểu ghi thư tịch trở thành 
siêu dữ liệu thư tịch – metadata. Vậy Metadata chính là phiếu mục lục miêu tả lý lịch tài 
liệu được phát sinh tự động trong môi trường số. 
Hai phương pháp chuẩn trình bày Metadata 
Đã từng có hai phương pháp chuẩn đối nghịch nhau về trình bày siêu dữ liệu tài 
liệu: Dạng biên mục máy đọc được MARC và Dublin Core. Dạng MARC được phát triển 
công phu, kiểm soát chặt chẽ, chi ly và bao hàm đến độ khá phức tạp, được tạo nên bởi 
những nhà biên mục học chuyên nghiệp chủ yếu để sử dụng trong thư viện truyền thống. 
Chuẩn Dublin Core chủ trương đơn giản hóa để có thể áp dụng rộng rãi cho tài liệu thư 
viện số đối với những người không cần được huấn luyện biên mục thư viện. Hai chuẩn 
này không những chú ý đến giá trị đặc thù của mình mà còn lưu tâm đến những triết lý 
căn bản đối nghịch nhau một cách tuyệt đối. 
MARC 21 
MARC-XML 
Dublin 
Core 
Hình 3: Thay đổi biên mục qua môi trường Web 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 01/2006 
28 
Chuẩn MARC được Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ phát triển vào cuối thập niên 1960 
để phục vụ việc trao đổi biểu ghi mục lục giữa các thư viện. MARC được giảng dạy khá 
kỹ lưỡng trong những chương trình đào tạo thư viện học trên thế giới. Chúng ta khá quen 
thuộc với biểu ghi MARC khi tiếp xúc với mục lục trực tuyến ở thư viện đại học. 
Chuẩn Dublin Core là một tập hợp những thành phần metadata được thiết kế đặc 
biệt cho việc sử dụng không chuyên. Được dùng chủ yếu cho việc mô tả tài liệu điện tử. 
Đây là kết quả của một sự hợp tác nhiều người cùng xây dựng. Dublin là tên của thành 
phố ở Bang Ohio, Hoa Kỳ, nơi cuộc họp đầu tiên được tổ chức vào năm 1995. Từ đó đến 
nay đã có 12 lần hội nghị quốc tế tổ chức tại Anh, Canada, Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Phần 
Lan, Trung Quốc, và Úc để hoàn thiện. Dublin Core được Tổ chức Chuẩn Quốc gia Hoa 
Kỳ – ANSI phê chuẩn vào năm 2001. So với dạng MARC, Dublin Core đơn giản một 
cách dễ chịu. Dublin Core chỉ bao gồm 15 thành phần so với hàng trăm của MARC. Như 
cái tên "core – nòng cốt" đã hàm ý rằng Dublin Core là một tập hợp những thành phần 
nòng cốt, ngoài ra còn có thể tăng thêm những thành phần phụ cho mục đích riêng. Hơn 
nữa, những thành phần hiện hữu có thể được cải tiến xuyên qua việc sử dụng. Tất cả 
những thành phần này đều có thể lập lại khi cần thiết. 
Ngày nay sự đối nghịch giữa hai chuẩn không còn tồn tại mà ngày càng nhiều 
chuyên gia tìm những giải pháp để chuyển đổi nhau: MARC sang Dublin Core và Dublin 
Core sang MARC, chẳng hạn như tại website của Văn phòng Chuẩn MARC và phát triển 
mạng lưới của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ có hướng dẫn các phương thức chuyển đổi. 
Thậm chí còn có nhiều phần mềm chuyển đổi được phổ biến rộng rãi, chẳng hạn như 
những phần mềm MarcEdit của Đại học Bang Oregon, Hoa Kỳ mà ta có thể download để 
dùng miễn phí tại website:  
Xây dựng bộ sưu tập với Greenstone. 
Phương thức chung. 
 Thường thì ta dùng công cụ LIBRARIAN INTERFACE để tổ chức một tài liệu, 
công việc này trong nghiệp vụ thông tin - thư viện gọi là biên mục (cataloging) và chỉ 
mục (indexing), còn trong công nghệ kỹ thuật số thì gọi là xác định metadata. Một tài liệu 
sau khi được tổ chức biên mục theo chuẩn Dublin Core (thủ công) và xác định metadata 
(tự động) sẽ trở thành một thư mục chứa năm thư mục con: Import (chứa tài liệu thô); 
Archives (chứa tập tin tự tạo dạng GML), Index (chứa các tập tin cuối cùng phục vụ 
người dùng kèm theo metadata), Building (thư mục trung gian trong quá trình xây dựng 
bộ sưu tập), -etc (thư mục bổ trợ chứa các tập tin điều khiển quá trình kiến tạo bộ sưu 
tập). 
Giao diện INTERFACE LIBRARIAN. 
Giao diện LIBRARIAN INTERFACE trình bày 15 yếu tố của Dublin Core cho ta 
biên mục tài liệu. Quá trình này khiến ta chọn những dẫn mục (entry) hay điểm truy cập 
(access point) của mỗi tài liệu để phục vụ việc truy tìm và lướt tìm sau này. Cũng bằng 
giao diện này, Greenstone sẽ cho ta xác định những dẫn mục và hình thức truy tìm hay 
lướt tìm được trình bày trên giao diện của bộ sưu tập. Chẳng hạn như: Nhan đề (Title), 
Tác gỉa (Author), Từ khoá (Keywork), Đề mục (Subject), vv hoặc Tìm kiếm (Search) 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 01/2006 
29 
Hình 4: Giao diện LIBRARIAN INTERFACE với 15 yếu tố của Dublin Core 
thì tìm kiếm trên những điểm truy cập nào. Trong quá trình tổ chức tài liệu, việc thêm, 
bớt hay thay thế những yếu tố của Dublin Core là rất dễ dàng. Công việc sưu tầm và tổ 
chức tài liệu cứ tiếp diễn liên tục, tài liệu được lưu vào máy tính cá nhân. Greenstone 
hoàn toàn xử lý một cách tự động và nhanh chóng một khi chúng ta muốn xuất bản tài 
liệu như một bộ sưu tập lên Internet hay CD-ROM. Dĩ nhiên chúng ta vẫn có thể cập nhật 
tài liệu vào bộ sưu tập mỗi khi cần thiết; khi đó thì ta phải xuất bản lại bộ sưu tập. 
Mỗi bộ sưu tập được xuất bản lên Internet hay CD-ROM đều có một giao diện 
Greenstone kèm theo. Nếu trên CD-ROM thì giao diện Greenstone có chứa sẳn một phần 
trình duyệt (web browser) Netscape để tải xuống (download) cho những máy cá nhân nào 
không sử dụng web. Như thế cho chúng ta thấy rằng mỗi khi một bộ sưu tập được xuất ra 
CD-ROM thì người sử dụng có thể dùng bất kỳ một máy tính với bất kỳ một hệ điều hành 
nào đều có thể đọc, truy tìm, lướt tìm, in ra những thông tin trên bộ sưu tập với giao diện 
thân thiện của Greenstone. Nếu chúng ta sử dụng và truy cập vào các bộ sưu tập của các 
quốc gia khác nhau khắp nơi trên thế giới thì có thể sử dụng giao diện của nhiều ngôn 
ngữ, trong đó có cả giao diện Tiếng Việt. 
 Giao diện INTERFACE LIBRARIAN cung cấp bốn giao diện tương tác phản ánh 
các bước thực hiện như sau: 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 01/2006 
30 
– GATHER: Dùng để thu gom tài liệu tập trung vào bộ sưu tập; 
– ENRICH: Trình bày 15 yếu tố của Dublin Core để biên mục tài liệu. Động tác 
biên mục được làm thủ công. Người biên mục có thể chọn trên danh sách những 
yếu tố có sẵn hoặc “append” một yếu tố mới vào; cũng có thể “replace” một yếu 
tố hay hơn và “remove” một yếu tố khác đi; 
– DESIGN: Dùng để thiết kế giao diện bộ sưu tập kèm theo những chỉ thị tìm kiếm 
theo những dẫn mục cho ta chọn, chẳng hạn như tác giả, nhan đề, đề mục, năm, 
nguồn, vv; 
– CREATE: Dùng để xuất bộ sưu tập lên Internet hay ra đĩa CD. Đây là một thao tác 
tự động. 
Các bước thực hiện. 
Để tạo được một bộ sưu tập phải thực hiện nhiều bước, cụ thể là: khai báo thông 
tin bộ sưu tập, xác định dữ liệu nguồn, cấu hình và xây dựng bộ sưu tập. Trong đó, bước 
cấu hình đóng vai trò quan trọng nhất vì nó quyết định bộ sưu tập có hoạt động được hay 
không. 
– Bước đầu tiên là khai báo tên của bộ sưu tập và các thông tin liên quan như địa 
chỉ email, thông tin mô tả sưu tập. Bước này sẽ giúp chúng ta quản lý dễ dàng khi 
đã xây dựng được nhiều bộ sưu tập. 
– Bước thứ hai là xác định nguồn dữ liệu để đưa vào bộ sưu tập. 
• Tên thư mục trong cùng hệ thống sẽ bắt đầu bởi "file://" 
• Địa chỉ bắt đầu bằng "http://" các tập tin sẽ được lấy về từ Web. 
• Địa chỉ bắt đầu bằng "ftp://" các tập tin sẽ được lấy về qua FTP. 
Bộ sưu tập sẽ gồm tất cả các tập tin, các thư mục con trong thư mục được chỉ 
định. Đối với “http://” thì bộ sưu tập sẽ ánh xạ đến web site được chỉ định. 
Khi tạo mới một bộ sưu tập hay thêm tài liệu vào sưu tập đã sẵn có, đầu tiên 
tài liệu nguồn được đưa vào hệ thống – importing. Đồng thời tài liệu được chuyển 
sang dạng tương tự HTML, đó là GML (“Greenstone Markup Language”), định 
dạng có kèm theo metadata vào tài liệu. Tài liệu được mang mã Unicode UTF-8. 
Cấu trúc của tài liệu đáp ứng việc tìm kiếm theo chỉ mục. Gồm có ba cấp của 
chỉ mục: tài liệu, phân khu và các đoạn, ứng với các đặc điểm khác nhau mà GML 
tạo cấu trúc phân cấp phù hợp để tạo chỉ mục. Các chỉ mục có thể là dạng text, 
metadata hay bất kỳ sự kết hợp nào. Do đó, chúng ta có thể tạo các chỉ mục tìm 
kiếm theo nhan đề, theo tác giả, theo nơi chỉ định trong tài liệu cũng như nội dung 
tài liệu. 
– Bước thứ ba là cấu hình các tùy chọn, yêu cầu cần người dùng có sự am hiểu nhất 
định. Cấu trúc và hình thức của bộ sưu tập sẽ được định rõ trong tập tin cấu hình. 
Tài liệu được chuyển sang định dạng XML một cách tự động. Các plugin thích 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 01/2006 
31 
hợp sẽ được chọn trong tập tin cấu hình. Sau đó chỉ mục tìm kiếm và cấu trúc trình 
duyệt toàn tài liệu được qui định trong tập tin cấu hình đã tạo. Cuối cùng, kết quả 
của tiến trình xây dựng tạo ra bộ sưu tập hoạt động được. 
Giai đoạn xây dựng có thể tốn nhiều thời gian. Những bộ sưu tập nhỏ mất khoảng 
một vài phút nhưng với những sưu tập lớn thì có thể mất cả giờ hay nhiều hơn. 
Sở hữu trí tuệ và bản quyền. 
 Trong một thư viện truyền thống, quyền sở hữu tài liệu là quan trọng; nhưng trong 
lĩnh vực lưu hành tài nguyên điện tử, quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể là quyền tác giả hay bản 
quyền là quan trọng hơn. 
 Sưu tầm thông tin và làm cho thông tin đó trở nên phổ biến hơn đối những người 
khác là một điều liên quan đến vấn đề xã hội, và những người xây dựng thư viện số phải 
am hiểu quyền sở hữu trí tuệ để hành động một cách có trách nhiệm và đúng luật xung 
quanh những ứng dụng cụ thể của họ. 
 Thư viện số có thể làm cho việc truy cập trở nên rộng rãi hơn thư viện truyền 
thống. Và chính điều này đã nảy sinh ra nhiều vấn đề: truy cập thông tin trong thư viện 
số, nói chung ít bị kiểm soát hơn truy cập sưu tập in ấn trong thư viện thường. Đưa thông 
tin vào thư viện số là có khả năng làm cho thông tin đó trở nên phổ biến ngay đối với một 
số lượng độc giả hầu như vô hạn. 
 Sở hữu một cuốn sách chắc chắn không phải là xác lập được quyền sở hữu đối với 
tài liệu đó theo nghĩa của bản quyền. Mặc dù có nhiều bản của một tài liệu nhưng chỉ có 
một bản quyền. Điều này không chỉ áp dụng cho bản in mà cả cho bản điện tử, dù được 
số hoá từ bản in hay được tạo nên dưới dạng điện tử từ đầu. Khi mua một cuốn sách, ta 
có thể bán lại, nhưng chắc chắn không mua quyền tái phân phối. Quyền đó tùy thuộc vào 
bản quyền. 
 Ai làm chủ một tác phẩm cụ thể? Bản quyền đầu tiên là của người sáng tác trừ phi 
tác phẩm được thuê sáng tác. Trong trường hợp này bản quyền thuộc về cơ quan hay tổ 
chức thuê theo hợp đồng; bản quyền có thể được sang nhượng hay chuyển cho một đơn 
vị khác thông qua một hợp đồng cụ thể, được thực hiện bằng văn bản do người chủ ký 
tên. 
 Luật bản quyền là phức tạp. Tình trạng luật pháp đối với tập tin máy tính và tài 
liệu cụ thể được xuất bản trên World Wide Web lại mù mờ. Muốn xây dựng thư viện số 
thì phải cần số hoá tài liệu. Chúng ta phải làm như thế nào để tránh vi phạm bản quyền? 
Trước hết chúng ta phải xem xét: 
– Nếu tác phẩm được số hoá ở trong miền (domain) công cộng thì chúng ta 
không phải xin phép ai hết. Dĩ nhiên kết quả số hoá của chúng ta cũng không 
được bảo vệ bản quyền, trừ phi kết quả của ta nhiều hơn bản gốc; 
– Nếu tài liệu được tặng cho cơ sở của ta để số hoá và người tặng có bản quyền, 
thì chúng ta tiến hành số hoá, tuy nhiên cần phải yêu cầu người tặng cung cấp 
cho mình quyền được số hoá – có thể bằng một mẫu giấy có ghi "quyền sử 
dụng tác phẩm với bất kỳ mục đích chung của cơ sở, dưới bất kỳ phương tiện 
nào". 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 01/2006 
32 
 Nếu ta muốn số hoá tài liệu mà không rơi vào hai trường hợp trên thì ta phải cân 
nhắc thử việc số hoá của chúng ta có phải là một việc làm có lợi ích chung mà không 
xâm phạm quyền lợi của người khác. Đây là một điều khó về mặt pháp lý. Cuối cùng nếu 
chúng ta không chắc chắn với điều cân nhắc trên thì ta phải tiến hành xin phép để được 
cấp phép thực hiện số hoá. 
 Tóm lại để tiến hành xây dựng thư viện số, ta phải lưu ý đến vấn đề bản quyền. 
Những người thực hiện phải cam kết hiểu biết đầy đủ về bản quyền và nhận thức sâu sắc 
rằng giấy phép là rất cần thiết để chuyển đổi tài liệu số hóa không thuộc trong miền công 
cộng. 
Ứng dụng bộ sưu tập. 
1. Xây dựng Kho tài nguyên học tập. 
 Kho tài nguyên học tập là hình thức tiêu biểu nhất của Thư viện số trong một 
trường đại học. Đây là kho tài nguyên điện tử, tùy theo qui mô và chức năng của Trường 
đại học mà một kho tài nguyên học tập có thể trở nên rất đa dạng. Thường bao gồm: 
• Tài liệu đa phương tiện: Bản đồ, hình ảnh, mẫu vật, đoạn băng hình thí 
nghiệm, băng hình bài giảng, hội nghị khoa học, khối giáo trình (course block), 
vv phục vụ như là công cụ trợ giảng, đào tạo từ xa. 
• Bộ sưu tập chuyên ngành phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, học tập. 
Việc tạo lập những bộ sưu tập chuyên ngành bằng Phần mềm nguồn mở Thư viện 
số Greenstone để đóng góp cho Kho Tài nguyên học tập là công việc do đội ngũ giảng 
viên, nghiên cứu, nói chung là những người sử dụng cùng với đội ngũ nhân viên thư viện 
xây dựng, theo đúng tinh thần "Thư viện số là sự tương tác giữa người sử dụng với thư 
viện để phục vụ chính người sử dụng". Công việc này sẽ trở thành một sinh hoạt bình 
thường trong một trường đại học trong giai đoạn hiện nay; tuy nhiên bước khởi đầu cần 
phải có sự đầu tư và động viên của lãnh đạo nhà trường. 
 Phàm là một cán bộ giảng dạy đại học hay nghiên cứu thì ai cũng tự mình sưu tầm 
một số tài liệu về chuyên ngành của mình, đó là sách tham khảo, photocopy những 
chương sách, bài báo, mẫu vật, hình ảnh minh hoạ, bản thiết kế, băng hình thí nghiệm, 
tập tin trên máy tính hay CD-ROM, vvNgày nay chúng ta đang bước vào kỹ nguyên tri 
thức với công nghệ kỹ thuật số có thể giúp cho công việc sưu tầm tài liệu của người cán 
bộ giảng dạy đại học dễ dàng và phong phú hơn. Với sự hỗ trợ của thư viện, từng cán 
bộ giảng dạy và nghiên cứu sử dụng phần mềm nguồn mở Greenstone để xây dựng 
bộ sưu tập cho chính mình rồi đóng góp vào thư viện để làm phong phú Kho tài 
nguyên học tập. 
2. Tái đóng gói thông tin phục vụ Dịch vụ tham khảo. 
 Dịch vụ tham khảo cung cấp thông tin cho người sử dụng từ mọi nguồn có trong 
và ngoài thư viện. Sử dụng phần mềm Greenstone để tổ chức thông tin thành những bộ 
sưu tập chuyên ngành theo những đề tài được yêu cầu. Những bộ sưu tập này được tái 
đóng gói lên CD-ROM để cung cấp cho người sử dụng. Với giao diện đồ họa thân thiện 
của Greenstone, người sử dụng có thể truy tìm và lướt tìm thông tin theo từ khóa, tác giả, 
nhan đề, đề mục và những điểm truy cập khác trên chính CD-ROM của mình. 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 01/2006 
33 
3. Lưu trữ và quản lý công văn. 
 Trong việc lưu trữ và quản lý công văn, mỗi văn bản được xem như một tài liệu. 
Sử dụng chuẩn Dublin Core linh họat để biên mục từng tài liệu và quản lý theo cấp, đề 
tài, ngày, cơ quan chủ quản, người ban hành và ký công văn, vv Người sử dụng dễ 
dàng truy tìm và lướt tìm Bộ sưu tập công văn cho dù lớn bao nhiêu. 
4. Phục vụ công tác địa chí. 
 Những tài liệu địa chí của địa phương bao gồm đủ mọi hình thức từ những di chỉ, 
mẫu vật đến công trình kiến trúc, tài liệu văn bản cỗ, vv đều có thể số hóa; rồi biên 
mục trên từng tài liệu và tổ chức trong một hay nhiều bộ sưu tập theo đề tài. Thật dễ dàng 
trong việc lưu trữ phục vụ công tác nghiên cứu cũng như quãng bá rộng rãi phục vụ công 
tác du lịch. 
Kết luận 
 Thư viện luôn luôn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ công tác học tập, 
nghiên cứu và giảng dạy trong một trường đại học; cũng như đáp ứng nhu cầu thông tin 
cho quần chúng. Nhu cầu này ngày càng cao do đó giá trị nghiệp vụ thư viện cũng thay 
đổi từ chỗ thư viện là nơi tập trung thông tin chờ người đến sử dụng, người cán bộ thư 
viện đóng vai trò của người giữ sách thụ động; ngày nay thư viện là nơi đáp ứng tức thì 
nhu cầu của người sử dụng, người cán bộ thư viện có vai trò chủ động của người cung 
cấp thông tin và hợp tác với người sử dụng để làm phong phú nguồn tri thức vì lợi ích 
chính người sử dụng. 
 Phần mềm nguồn mở thư viện số Greenstone là một trong những công nghệ mới 
giúp người quản lý thông tin thực hiện được vai trò chủ động trên. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. FOX, Adward A., SULEMAN, Hussein, LUA. Ming. Building Digital Libraries 
Made Easy: Toward Open Digital Libraries. Proccedings. – 5th ICADL 2002. – 
Singapore, 11-14/12/2002. 
2. LOOT, Michel, CAMARZAN, Dan, WITTEN, Ian, BODDIE, Stefan. Từ giấy đến 
bộ sưu tập.  . 
3. PANDIAN, B. Maruthu, SONKER, Sharad Kumar và MOORTHY R. Creating 
Digital Libraries: An Experiment with Greenstone Digital Library Open Source 
Software 
4. WITTEN, Ian H., BAIBRIDGE, David và BODDIE, Stefan J.. Greenstone Open-
Source Digital Library Software, D-Lib Magazine, October 2001, Volume 7, Number 
10 (www.dlib.org) 
5. WITTEN, Ian H. và BAIBRIDGE, David. How to Build a Digital Library. – New 
York : Morgan Kaufmann, 2003. 

File đính kèm:

  • pdfsu_dung_greenstone_de_xay_dung_bo_suu_tap_thu_vien_so.pdf
Ebook liên quan