Tài liệu 7 thói quen hữu ích mẹ nên dạy bé
Tóm tắt Tài liệu 7 thói quen hữu ích mẹ nên dạy bé: ...hỉ cần con quan sát và chắc chắn con sẽ tham gia cùng bạn. Luyện tập cùng con không những giúp cho chính bạn có cơ thể khỏe mạnh, nó còn tạo cho con bạn thói quen sống lành mạnh. 6. Thấu hiểu Dạy con biết thương cảm và thấu hiểu chính là bạn đã mang lại cho con món quà cuộc sống. Trẻ cần đ...ờ nghe thấy chim mẹ nói với con của nó rằng: “Con cứ ở trong tổ này. Ở ngoài kia nhà cửa nhiều lắm, con sẽ rất khó bay và chẳng kiếm được thức ăn. Con cứ ở mãi trong tổ càng lâu càng tốt". Dù bạn cố bao bọc trẻ thế nào thì cũng không thể đi theo con suốt cuộc đời, vì thế bạn cần dạy con khả ...c nuôi dưỡng. Lòng tự trọng thực sự xuất phát từ làm những việc cho chính mình. 7. Trẻ sẽ đánh giá bạn cao hơn. Sau một lần tự sửa đồ hoặc nấu ăn, bé sẽ nhận ra công việc đó khó khăn như thế nào. 8. Bé sẽ có đủ lòng can đảm và tự tin để thử làm những điều mới hay những việc khó khăn hơn. ...
7 thói quen hữu ích mẹ nên dạy bé Trẻ học từ mọi điều diễn ra xung quanh, đặc biệt từ cha mẹ. Để giáo dục trẻ thật tốt, cha mẹ cần thể hiện là những tấm gương mẫu mực. Bạn cần chú ý tới lời ăn tiếng nói cũng như cách cư xử của chính mình, và đặc biệt bạn nên dạy bé những thói quen hữu ích sau: 1. Cách cư xử Điều đầu tiên bạn nên dạy con chính là thói quen cư xử. Xung quanh bé có biết bao người, người tốt có, người xấu có, mỗi người một cách cư xử. Cha mẹ cần thể hiện cách cư xử nhã nhặn, lịch thiệp để bé noi theo. Bạn có thể bắt đầu bằng việc dạy bé nói “xin lỗi” và “cảm ơn” đúng nơi, đúng lúc. Và tin chắc bé của bạn ngày mai sẽ trở thành một người lịch thiệp. 2. Tấm lòng Bé cần biết rằng mọi người đều xứng đáng được đối xử bằng lòng tốt, bạn hãy thể hiện cho bé thấy bằng hành động thật. Hãy cho bé thấy rằng dù chúng ta có thể không thích một người, nhưng thay vì thói quen nói xấu họ, chúng ta vẫn đối xử tốt với người đó bởi chính chúng ta cũng muốn được mọi người đối xử tốt. Ảnh: amerikanki. 3. Vệ sinh Mọi cha mẹ đều hiểu việc dạy bé thói quen vệ sinh khó thế nào. Đó là công việc rất tốn thời gian, bé cần biết rằng thói quen tắm, đánh răng rửa mặt và chải đầu là rất quan trọng. Và khi bạn kiên nhẫn, thành công sẽ tới, bé của bạn sẽ thiết lập được thói quen giữ vệ sinh hằng ngày. 4. Thực phẩm lành mạnh Ngày nay trẻ gặp rất nhiều vấn đề về sức khỏe, trong số đó có bệnh béo phì. Bạn muốn con khỏe mạnh, vậy hãy tạo cho bé thói quen ăn uống lành mạnh bằng cách chọn cho chính mình những thực phẩm tốt cho sức khỏe. Hãy dùng các thức ăn tươi thay vì đồ ăn nhanh, và chắc chắn bé sẽ hiểu, ghi nhớ và làm theo bạn. 5. Luyện tập thể dục Lời khuyên tốt nhất là hãy cùng bé luyện tập, theo cách đó bạn sẽ có thêm thời gian sinh hoạt cùng con và đồng thời dạy cho con cách sống lành mạnh. Bạn có thể cùng bé chơi bóng đá, bóng rổ hay cùng bé luyện tập. Bạn không cần phải bắt con làm theo, chỉ cần con quan sát và chắc chắn con sẽ tham gia cùng bạn. Luyện tập cùng con không những giúp cho chính bạn có cơ thể khỏe mạnh, nó còn tạo cho con bạn thói quen sống lành mạnh. 6. Thấu hiểu Dạy con biết thương cảm và thấu hiểu chính là bạn đã mang lại cho con món quà cuộc sống. Trẻ cần được thấu hiểu và từ đó chúng sẽ học được cách biết mọi người xung quanh cần gì và hành động ra sao. Hãy trò chuyện cùng con, tìm hiểu các cảm xúc và dạy con cách cảm nhận vấn đề từ nhiều khía cạnh, theo cách nhìn của những người khác. Nếu bạn dạy cho con biết thấu hiểu và cảm thông, con sẽ biết cách giúp đỡ mọi người và ngược lại, bé sẽ nhận được nhiều tình yêu trong cuộc sống. 7. Trách nhiệm Một điều quan trọng con cần học chính là trách nhiệm. Bạn nên dạy bé từ từ, và một lần nữa, chính bạn phải là tấm gương sáng. Bạn muốn dạy con phải tự rửa bát hay làm việc nhà, hãy thể hiện cho con thấy bạn luôn hoàn thành trách nhiệm đó. Lý do bạn nên dạy con tính tự lập Dạy con tự lập chính là bạn đang truyền cho con thông điệp: "Con có giá trị, hữu ích và có khả năng". Không làm hộ trẻ những gì bé có thể làm. Ảnh: Parentmap Giống như chim mẹ dạy chim con biết bay và tự đi kiếm mồi, việc chúng ta đào tạo cho con khả năng độc lập cũng rất quan trọng. Chắc chắn bạn chẳng bao giờ nghe thấy chim mẹ nói với con của nó rằng: “Con cứ ở trong tổ này. Ở ngoài kia nhà cửa nhiều lắm, con sẽ rất khó bay và chẳng kiếm được thức ăn. Con cứ ở mãi trong tổ càng lâu càng tốt". Dù bạn cố bao bọc trẻ thế nào thì cũng không thể đi theo con suốt cuộc đời, vì thế bạn cần dạy con khả năng độc lập ngay từ bé để con có thể trở thành người trưởng thành không phụ thuộc. Ngoài ra, còn có 10 lý do sau đây bạn nên dạy bé độc lập, theo liệt kê của trang web familyshare: 1. Dạy trẻ độc lập chính là trao cho bé thông điệp: "Con có giá trị, hữu ích và có khả năng". 2. Bạn sẽ nhận được sự giúp đỡ trong tất cả công việc bọn trẻ có thể làm: Bọn trẻ cần tự dọn dẹp phòng của chúng, tự giặt quần áo của mình và làm một số việc khi gia đình chuẩn bị bữa ăn. 3. Bạn sẽ trở thành những bậc phụ huynh tốt hơn: Bạn muốn con mình sẽ trở thành những người lớn có khả năng độc lập. 4. Đó chính là lời nhắc nhở bọn trẻ: “Con có thể làm việc này”. Bọn trẻ sẽ làm nhiều việc nhanh chóng hơn và tốt hơn. 5. Bé học cách tự lập cũng có ích cho việc học các kiến thức học thuật. Những điều bé đang học sẽ có thể được áp dụng vào những việc bé đang làm. Ví dụ, khi bé tìm hiểu việc nướng bánh, sự hiểu biết các phép đo lường trong toán học sẽ có ích nhiều hơn. 6. Lòng tự trọng của bé sẽ được nuôi dưỡng. Lòng tự trọng thực sự xuất phát từ làm những việc cho chính mình. 7. Trẻ sẽ đánh giá bạn cao hơn. Sau một lần tự sửa đồ hoặc nấu ăn, bé sẽ nhận ra công việc đó khó khăn như thế nào. 8. Bé sẽ có đủ lòng can đảm và tự tin để thử làm những điều mới hay những việc khó khăn hơn. 9. Sự nghiệp làm cha mẹ của bạn sẽ có nhiều ý nghĩa hơn. Bạn đang đào tạo cho con mình trở thành một người lớn độc lập và tất cả những gì bạn làm đều hướng tới mục tiêu đó. 10. Bọn trẻ có thể sẽ ra ở riêng khi chúng lớn. Nhiều bậc phụ huynh không hiểu được tầm quan trọng của việc đào tạo con cái thành người độc lập. Như trường hợp của Freida (sống tại Mỹ), vốn lớn lên trong một gia đình mà mẹ rất căn cơ. Vì thế, khi có con, Freida tự hứa rằng sẽ không bao giờ nói “Không” với bé. Và bây giờ con trai cô đã 35 tuổi nhưng anh chàng vẫn không biết tự lo cho bản thân, thậm chí Freida vẫn phải quản lý tài khoản ngân hàng và tài chính cho anh ta. Anh chàng này có hạnh phúc không? Chắc chắn là không. Nhiều bậc cha mẹ có thể cho rằng việc cố bắt con tự làm là khắc nghiệt. Họ vẫn yêu cầu con làm nhưng nếu bé rên rỉ, họ sẽ đổi ý, xắn tay vào làm thay trẻ. Ngược lại, về phía những bậc phụ huynh đã hướng đến mục tiêu nuôi dạy con độc lập, họ hiểu rằng việc dạy con độc lập có thể khiến bé không hài lòng và yêu quý cha mẹ trong một thời gian ngắn, nhưng về lâu dài, bé sẽ hiểu bạn đủ yêu con để không can thiệp nếu như bé tuân theo các quy định của bố mẹ. Các bậc cha mẹ này hiểu rằng, nếu họ tiếp tục kiểm tra những việc con làm và tập trung vào việc dạy con độc lập, sau đó họ sẽ nhận được những phần thưởng xứng đáng. Đầu tiên là hướng dẫn con cách làm, làm chung với con, sau đó để con tự làm một mình, và kiên quyết không làm hộ những gì bé có khả năng tự làm. Khi được đào tạo tốt, trẻ sẽ có thể tự bay trên đôi cánh của riêng mình và tự chăm sóc được bản thân. Đó mới chính là mục tiêu của những bậc cha mẹ chân chính.
File đính kèm:
- tai_lieu_7_thoi_quen_huu_ich_me_nen_day_be.pdf