Tài liệu chuyên đề Mạng căn bản - Bùi Vương Long

Tóm tắt Tài liệu chuyên đề Mạng căn bản - Bùi Vương Long: ...ông để subnet_id chiếm trọn số bit có trong host_id ban đầu, cụ thể là subnet_id ≤ host_id -2. Hình 2.12 Số lượng host trong mỗi mạng con được xác định bằng số bit trong phần host_id; 2x-2 (trường hợp đặc biệt) là số địa chỉ hợp lệ có thể đặt cho các host trong mạng con. Tương tự số bit tr...các nút khác, tại nút cuối người ta phân kênh ghép ra thành các kênh riêng biệt và truyền tới các người nhận. Có hai phương thức ghép kênh chính là ghép kênh theo tần số và ghép kênh theo thời gian, hai phương thức này tương ứng với mạng thuê bao tuần tự và mạng thuê bao kỹ thuật số. Trong thờ... chúng ta không thích kết nối tới, những website nguy hiểm cho dữ liệu . ƒ Network Security: Box này gồm Firewall, Wifi-detection, Network virus Emergency Centre. Chúng ta có thể thiết lập Firewall để bảo vệ cho máy của mình tại chức năng này, chống các truy cập bất hợp pháp từ xa. ƒ Box U...

pdf96 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 235 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu chuyên đề Mạng căn bản - Bùi Vương Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lâu hơn lúc truyền vì lỗi đã không được sửa qua một 
tuyến bên trong. 
Điều cần lưu ý là mô hình OSI không phải các qui luật thông tin, nó là khuôn mẫu để giải thích 
các kiểu thông tin. Vì vậy, bổ sung các thủ tục không kết nối để giảm bớt một số nhược điểm. 
Lưu ý rằng dù phương pháp (hai) tập trung việc giám sát lỗi và điều khiển giao thông nhưng nó 
không kiêm luôn cả hai việc. Việc chọn một trong hai loại này tương quan với các hệ thống khác, 
yêu cầu tốc độ, giá thành thiết bị. 
4. Tầng Vận Chuyển –Transport 
Tầng vận chuyển là tầng thứ tư trong bảy tầng của mô hình OSI. Tầng này chịu tránh nhiệm đáp 
ứng các đòi hỏi về dịch vụ của tầng phiên và đưa ra các yêu cầu dịch vụ đối với tầng mạng. 
Tầng này có thể giảm thủ tục để đưa thông tin đến các thiết bị đích một các tin cậy. Thuật ngữ 
“tin cậy” không có nghĩa là không có lỗi mà lỗi sẽ được kiểm tra. Ví dụ khi có lỗi bị mất dữ liệu, 
tầng vận chuyển có thể yêu cầu phát lại hoặc thông báo đến tầng cao hơn. 
Tầng mạng tạo các thủ tục để giao tiếp với mạng nhưng giấu đi sự phức tạp của hoạt động mạng. 
Một trong những chức năng của lớp vận tải là chia các bản tin dài thành các phần cho phù hợp 
với mạng. 
Dịch Vụ Kết Nối Lớp Vận Chuyển 
Một số dịch vụ được thực hiện trên một tầng trong mô hình OSI. Cùng với tầng liên kết dữ liệu, 
mạng, tầng vận chuyển cũng góp vài chức năng cho dịch vụ kết nối. Nó giao tiếp với dịch vụ kết 
nối định hướng và không kết nối của tầng mạng, cung cấp một số đặc tính điều khiển cần thiết, 
hoạt động lớp này gồm: 
Đóng gói lại (repackaging): Khi bản tin dài được chia thành các phần nhỏ truyền đi. Ở phía thu, 
trước khi khôi phục bản tin gốc thì lớp vận chuyển phải đóng gói lại bản tin. 
Điều khiển lỗi: Trong quá trình truyền các gói bị mất hoặc sao chép các thiết bị tích hợp 
(integrated devices) thì lớp vận chuyển sẽ phát để khôi phục lỗi. Nó kiểm tra các đoạn bị ngắt 
nhờ việc điều khiển lỗi với kỹ thuật tổng kiểm tra. 
Điều khiển luồng (end-to-end flow control) lớp này dùng sự ghi nhận để giám sát việc điều 
khiển luồng giữa hai thiết bị được kết nối. Nó cũng có thể yêu cầu phân đoạn gần nhất phát lại 
thông tin. 
Trung tâm đào tạo Tiên Phong- 52 Quang Trung, TP. Quảng ngãi 89 
Tại tầng vận chuyển này có nhiều kỹ thuật truyền tải một gói tin từ máy nguồn đến máy đích. 
Tầng vận chuyển sẽ phân đoạn khối dữ liệu thành những đoạn nhỏ để truyền đi, và các đoạn dữ 
liệu được chia nhỏ ra gọi là: Segment. 
Các kỹ thuật truyền tải tại lớp này: 
ƒ Phi kết nối (Connectionless transmission) 
ƒ Định hướng kết nối (Connection oriented) 
ƒ Bắt tay 3 chiều (Three way handshake) 
ƒ Kiểm soát dòng (Flow Control) 
ƒ Xác thực khi truyền (Acknowledgement) 
ƒ Thỏa thuận trước khi truyền (Windowing) 
Phi Kết Nối và Định hướng kết nối như đã được trình bày ở trên (ở tầng mạng), ở đây chúng ta sẽ 
tìm hiểu các kỹ thuật khác. 
4.1 Kỹ thuật truyền tải Three Way Handshake: 
Với kỹ thuật này thì, trước khi gửi và nhận thì các máy gửi và nhận phải thỏa thuận với nhau việc 
kết nối như thế nào, nghĩa là máy gửi trước khi gửi đi phải kết nối trực tiếp đến máy nhận bằng 
việc gửi kèm thông điệp cần kết nối, gọi đó là gói Syn (Synchronize) và chờ sự hồi âm, gọi đó là 
Ack (Acknowledgement) từ máy nhận có muốn thiết lập kết nối hay không thì quá trình truyền 
tải mới xảy ra. Và quá trình bắt tay ba chiều được minh họa như sau: 
 Hình trên minh họa quá trình thiết lập kết nối và truyền tải theo kiểu Three Way 
Handshake. 
4.2 Kỹ thuật truyền tải Kiểm Soát Dòng - Flow Control 
Hầu hết các nguyên nhân gây ra thất thoát (mất) gói tin khi truyền tải là do máy nhận không nhận 
được các gói tin bị lỗi trên đường truyền. Các gói tin bị mất khi truyền có thể được hiểu qua 2 
nguyên nhân sau: 
Syn (Can I Talk To You)
Ack (yes), Syn
Ack (Yes)
Data Transfer 
Connection 
Established
Mạng căn bản-Tài liệu sử dụng nội bộ 
 90
ƒ Một, do máy gửi nằm trên dải băng thông rất lớn, có thể gửi đi cùng lúc rất nhiều gói tin, 
tuy nhiên, máy nhận lại nằm trên dải băng thông rất nhỏ, chỉ có thể tiếp nhận gói tin ở một 
giới hạn nào đó, dẫn đến có thể có nhiều gói tin được gửi đi mà không đến được máy 
nhận hay đến được mà không được xử lý nên thất thoát hay gây ra lỗi. Bởi, kỹ thuật này 
chẳng đòi hỏi máy nhận và gửi thỏa thuận đều gì cả. 
ƒ Hai, do cùng một thời điểm có rất nhiều máy gửi cùng gửi đến một máy nhận duy nhất, 
dẫn đến máy nhận tiếp nhận và xử lý không kịp các gói tin mà mình nhận được, dẫn đến 
gói tin cũng có thể bị thất lạc hay bị lỗi. 
Cho nên để đảm bảo được chất lượng của việc gửi-nhận, các máy nhận được trang bị thêm vùng 
nhớ đệm (buffer), nghĩa là thay vì nhận và xử lý các gói tin trực tiếp thì bây giờ đã có bộ đệm 
đảm trách việc nhận trong khi các máy nhận chỉ việc xử lý các gói tin được lấy ra từ bộ đệm và 
máy nhận có trách nhiệm phải kiểm tra quá trình nhận của bộ đệm có quá tải hay không, mà có 
biện pháp xử lý kịp thời. 
Kỹ thuật này có thể được minh họa như sau: 
4.3 Kỹ Thuật Xác Thực Khi Truyền (Acknowledgement) 
Với kỹ thuật này khi máy gửi truyền thông tin cho máy nhận nó luôn chờ máy nhận thông báo lại 
là có nhận được gói tin đó không rồi nó mới gửi tiếp gói tin kế tiếp và lại chờ cho máy nhận xác 
nhậnquá trình sẽ cứ như vậy cho đến khi quá trình truyền tải kết thúc và các gói tin bị lỗi sẽ 
Data 
Data 
Data 
Minh họa trường hợp một 
Minh họa trường hợp hai
Data
Data
Data
Data
Data
Trung tâm đào tạo Tiên Phong- 52 Quang Trung, TP. Quảng ngãi 91 
được máy nhận kiểm tra và có trách nhiệm thông báo để máy gửi gửi lại. Quá trình truyền này có 
nhược điểm không nếu trên đường truyền thông cùng lúc có rất nhiều quá trình giao thông khác 
đang diễn ra cùng lúc? (ý muốn đề cập đến tốc độ và thời gian truyền). 
Xin nói ngay, với kỹ thuật này thì quá trình truyền nhận có độ tin cậy rất cao, bởi máy nhận luôn 
xác nhận lại với máy gửi là gói tin có đến được đích hay không, tuy nhiên chúng ta giả sử nếu 
khối thông tin lớn và tình hình đường truyền không rãnh lắm mà cứ gửi-chờ xác nhận-xác 
nhậnthì quá trình này sẽ diễn ra rất chậm. 
4.4 Kỹ Thuật Thỏa Thuận Trước Khi Truyền (Windowing) 
Kỹ thuật này cũng tương tự vớ kỹ thuật Acknowledgement, tuy nhiên, có cải tiến để đảm bảo 2 
tiêu chí: Nhanh và Chính xác 
Kỹ thuật này có cải tiến nhỏ như sau: Nó yêu cầu trước khi truyền và nhận thì yêu cầu các máy 
gửi và nhận phải thỏa thuận trước một kích cỡ cụ thể của gói tin mà máy gửi sẽ gửi và máy nhận 
sẽ nhận, như thế để tránh việc gửi-chờ xác nhận-xác nhận sẽ làm chậm quá trình truyền, vì kỹ 
thuật này sẽ qui ước máy gửi sẽ gửi đúng số lượng gói tin đã “thỏa thuận” trước đó, rồi máy nhận 
mới xác nhận là nhận được đầy đủ hay không hay thiếu gói nào, nếu thiếu thì sẽ gửi lại sau khi 
gửi hết những gói còn lại. Như vậy, sẽ nhanh hơn, và cũng không kém phần tin cậy, bởi có sự 
xác nhận của máy nhận. 
5. Tầng Phiên –Session 
Tầng này đáp ứng các yêu cầu dịch vụ của tầng trình diễn và gửi các yêu cầu dịch vụ tới tầng vận 
chuyển. 
Tầng phiên cung cấp một cơ chế để quản lý hội thoại giữa các tiến trình ứng dụng của người 
dùng cuối. Tầng này hỗ trợ cả lưỡng truyền (full duplex) và đơn truyền (half-duplex), và thiết lập 
Minh họa Acknowledgemnet 
Data 
Data 
ACK 
Data 
Data 
Zise=1?
Agree
Receive 1 
Ack 2
Receive 2 
Ack 3
Send 1
Send 2
Send 3
Minh họa kỹ thuật Windowing 
Mạng căn bản-Tài liệu sử dụng nội bộ 
 92
các qui trình đánh dấu điểm hoàn thành (checkpointing), trì hoãn (adjournment), kết thúc 
(termination), và khởi động lại (restart). 
Thông thường, tầng phiên hoàn toàn không được sử dụng, song có một vài chỗ nó có tác dụng. Ý 
tưởng là cho phép thông tin trên các dòng (stream) khác nhau, có thể xuất phát từ các nguồn khác 
nhau, được hội nhập một cách đúng đắn. Cụ thể, tầng này giải quyết những vấn đề về đồng bộ 
hóa, đảm bảo rằng không ai thấy các phiên bản không nhất quán của dữ liệu, hoặc những tình 
trạng tương tự. 
Một chương trình ứng dụng trực quan rõ ràng là chương trình hội thoại trên mạng (web 
conferencing). Tại đây, chúng ta cần phải đảm bảo các dòng dữ liệu âm thanh và hình ảnh khớp 
nhau, hay nói cách khác, chúng ta không muốn gặp vấn đề lipsync (sự không đồng bộ giữa hình 
ảnh người nói và âm thanh được nghe thấy). Chúng ta cũng còn muốn "điều khiển sàn" (floor 
control), ví dụ như việc đảm bảo hình ảnh được xuất hiện trên màn ảnh và lời nói được tiếp âm là 
của người phát biểu, hoặc được chọn theo một tiêu chí nào đó khác. 
Một ứng dụng lớn khác nữa là trong các chương trình truyền hình trực tiếp, trong đó các dòng âm 
thanh và hình ảnh, phải được hòa nhập với nhau một cách liền mạch, sao cho ta không có đến 
một nửa giây không phát hình hay nửa giây mà hai hình được phát đồng thời. 
Tóm lại: tầng phiên thiết lập, quản lý, và ngắt mạch (phiên) kết nối giữa các chương trình ứng 
dụng đang cộng tác với nhau. Nó còn bổ sung thông tin về luồng giao thông dữ liệu (traffic flow 
information). 
6. Tầng Trình Bày–Presentation 
Tầng này đáp ứng những nhu cầu dịch vụ mà tầng ứng dụng đòi hỏi, đồng thời phát hành những 
yêu cầu dịch vụ đối với tầng phiên. 
Tầng trình diễn chịu trách nhiệm phân phát và định dạng dữ liệu cho tầng ứng dụng, để dữ liệu 
được tiếp tục xử lý hoặc hiển thị. Tầng này giải phóng tầng ứng dụng khỏi gánh nặng của việc 
giải quyết các khác biệt về cú pháp trong biểu diễn dữ liệu. Chú ý: Ví dụ, một trong những dịch 
vụ của tầng trình diễn là dịch vụ chuyển đổi tệp văn bản từ mã EBCDIC sang mã ASCII. 
Tầng trình diễn là tầng đầu tiên nơi người dùng bắt đầu quan tâm đến những gì họ gửi, tại một 
mức độ trừu tượng cao hơn so với việc chỉ coi dữ liệu là một chuỗi gồm toàn các số không và số 
một. Tầng này giải quyết những vấn đề chẳng hạn như một chuỗi ký tự phải được biểu diễn như 
thế nào - dùng phương pháp của Visual Basic ("13,mohinhOSI") hay phương pháp của C/C++ 
("mohinhOSI\0"). 
Trung tâm đào tạo Tiên Phong- 52 Quang Trung, TP. Quảng ngãi 93 
Việc mã hoá dữ liệu cũng thường được thực hiện ở tầng này, tuy việc đó có thể được thực hiện ở 
các tầng ứng dụng, tầng phiên, tầng vận chuyển, hoặc tầng mạng; mỗi tầng đều có những ưu 
điểm và nhược điểm. Một ví dụ khác, thông thường, việc biểu diễn cấu trúc được chuẩn hóa tại 
tầng này và thường được thực hiện bằng cách sử dụng XML (Extensible Markup Language). 
Cũng như các dữ liệu đơn giản, chẳng hạn chuỗi ký tự, các cấu trúc phức tạp hơn cũng được 
chuẩn hóa ở tầng này. Hai ví dụ thường thấy là các 'đối tượng' (objects) trong lập trình hướng đối 
tượng, và chính phương pháp truyền tín hiệu video theo dòng (streaming video). 
Trong những trình ứng dụng và giao thức được sử dụng rộng rãi, sự tách biệt giữa tầng trình diễn 
và tầng ứng dụng hầu như không có. Chẳng hạn HTTP (HyperText Transfer Protocol), vốn vẫn 
được coi là một giao thức ở tầng ứng dụng, có những đặc tính của tầng trình diễn, chẳng hạn như 
khả năng nhận diện các mã hệ dành cho ký tự để có thể chuyển đổi mã một cách thích hợp. Việc 
chuyển đổi sau đó được thực hiện ở tầng ứng dụng. 
7. Tầng Ứng Dụng–Application 
Tầng này giao tiếp trực tiếp với các tiến trình ứng dụng và thi hành những dịch vụ thông thường 
của các tiến trình đó; tầng này còn gửi các yêu cầu dịch vụ tới tầng trình diễn. 
Những dịch vụ thông thường của tầng ứng dụng cung cấp sự chuyển đổi về ngữ nghĩa giữa các 
tiến trình ứng dụng có liên quan. Chú ý: những ví dụ về các dịch vụ của trình ứng dụng thường 
được quan tâm bao gồm tệp ảo (virtual file), thiết bị cuối ảo (virtual terminal), và các giao thức 
dành cho việc thao tác và thuyên chuyển các tác vụ (manipulation and transfer of batch 
processing jobs). 
Chúng ta không nên nhầm lẫm về tầng ứng dụng rằng, tầng này có nhiệm vụ chạy các chương 
trình ứng dụng của người dùng như xử lý văn bản, điều đó sai. Tuy nhiên, lớp này cũng tạo ra 
một giao diện mà trình ứng dụng có thể giao tiếp với mạng, nó là giao diện ứng dụng API 
(Application Programming Interface). 
Ở trên là phần trình bày các khái niệm của mô hình OSI, tuy nhiên, để dễ hiểu và dễ hình 
dung hơn chúng ta đưa mô hình này vào phối cảnh như sau: 
Giả sử chúng ta đang ngồi trước máy tính của mình, sử dụng Microsoft Word và bạn vừa mới 
chọn thao tác in tài liệu ra một máy in nối với máy tính lân cận. 
Chương trình xử lý văn bản sẽ gửi yêu cầu in ấn tới bộ đổi hướng (Presentation Layer-tầng trình 
diễn). Từ đây nó bắt đầu thu thập dữ kiện về nơi sẽ gửi tới. Thông tin này được chứa trong lớp 
session (phiên làm việc), nơi mà một session đã được tạo ra bởi máy tính lân cận. Ở điểm này các 
dữ liệu được chia thành các phần thông tin nhỏ hơn (Transport Layer-tầng vận chuyển). Từ đây 
nó được đánh địa chỉ để có thể đến được các máy tính khác(Network Layer-tầng mạng). Tiếp 
theo đó, nó được gửi tới card mạng (Data link layer-tầng liên kết dữ liệu) để cho yêu cầu in ấn 
được chuyển thành những tín hiệu truyền qua dây cáp mạng (physical Layer-tầng vật lý) 
Từ lúc này nó có thể sẽ phải qua một số thiết bị lặp nếu dây cáp mạng kéo dài. Các gói dữ liệu 
cũng có thể phải truyền qua các cầu nối khác nhau nếu chúng đang ở trên phân vùng mạng có 
quá nhiều máy tính. Những gói tin chứa yêu cầu in này có thể phải trải qua một số bộ định tuyến 
khác nhau nếu máy in đích nằm trên một phân vùng mạng khác. 
Từ đây các gói tin chứa yêu cầu in sẽ đến card mạng của máy tính đích có gắn máy in. Sau đó 
các tín hiệu từ dây cáp mạng được chuyển đổi lại theo một định dạng mà máy tính có thể hiểu 
được (Data link Layer). Và rồi thông tin về địa chỉ định đến sẽ được xác minh khi chỉ ra máy tính 
nhận dữ liệu (Network Layer). Ở bộ phận này các gói tin được ráp lại để tạo nên một tác vụ hoàn 
thiện (Transport layer). Trong suốt quá trình nhận các gói tin, máy tính đích phải biết được rằng 
Mạng căn bản-Tài liệu sử dụng nội bộ 
 94
nó đã nhận được một công việc in hoàn chỉnh hay chưa (Session layer). Cuối cùng thông tin được 
tới phục vụ in (Application layer). 
Trong thế giới thực tế, chúng ta thường phải lựa chọn đặt các thành phần OSI riêng lẻ ở những 
mức Physical (các loại phương tiện truyền tải), Data link (card mạng, cầu nối mạng và trình điều 
khiển card mạng). Network Layer (bộ định tuyến) và Application (các dịch vụ mà bạn muốn có 
trên mạng của mình). Thông thường các lớp Transport, Session và Presentation được tích hợp 
sẵn trong các thành phần mạng của hệ điều hành hay các chương trình mà được sử dụng và 
không đưa ra các lựa chọn để chúng ta thay đổi. 
8. Đối chiếu mô hình OSI (mô hình bảy lớp) và mô hình TCP/IP (mô hình bốn lớp) 
Với mô hình OSI, chúng ta đã được tham khảo qua ở trên, tuy nhiên ở một khía cạnh nào đó thì 
chúng ta cũng không thể không nói đến mô hình TCP/IP. Bởi mô hình TCP/IP có tính chất quan 
trọng trong lịch sử truyền thông, cụ thể là tầm quan trọng trong môi trường truyền thông Internet, 
trong viễn thông và các dịch vụ truyền thông khác. 
Khái niệm mô hình TCP/IP 
Mô hình TCP/IP được bộ quốc phòng Mỹ nghiên cứu và sáng lập ra, để đáp ứng nhu cầu truyền 
thông mọi lúc mọi nơi ở bất kỳ điều kiện nào kể cả trong thời chiến. 
Khi kiến trúc tiêu chuẩn OSI xuất hiện thì TCP/IP đã trên con đường phát triển. Xét một cách 
chặt chẽ, TCP/IP không tuân theo OSI. Tuy nhiên, hai mô hình này có những mục tiêu giống 
nhau và do có sự tương tác giữa các nhà thiết kế tiêu chuẩn nên 2 mô hình xuất hiện những điểm 
tương thích. Cũng chính vì thế, các thuật ngữ của OSI thường được áp dụng cho TCP/IP. Hình 
sau đây thể hiện mối quan hệ giữa tiêu chuẩn TCP/IP bốn lớp và mô hình OSI bảy lớp. 
TCP/IP là một bộ giao thức, và một giao thức là một hệ thống các quy định và thủ tục. Đại đa số 
phần cứng và phần mềm giúp máy tính tham gia quá trình trao đổi thông tin đều thực hiện các 
quy chuẩn của TCP/IP - người sử dụng không cần phải biết chi tiết các quy chuẩn này. 
Một hệ thống giao thức như TCP/IP phải đảm bảo khả năng thực hiện những công việc sau: 
ƒ Cắt thông tin thành những gói dữ liệu để có thể dễ dàng đi qua bộ phận truyền tải 
trung gian. 
ƒ Tương tác với phần cứng của thiết bị đầu cuối mạng. 
ƒ Xác định địa chỉ nguồn và đích: Máy tính gửi thông tin đi phải có thể xác định được 
nơi gửi đến. Máy tính đích phải nhận ra đâu là thông tin gửi cho mình. 
ƒ Định tuyến: Hệ thống phải có khả năng hướng dữ liệu tới các tiểu mạng, cho dù tiểu 
mạng nguồn và đích khác nhau về mặt vật lý. 
Application
Presentatio
Session
Transport
Network
Data Link
Physical
Application 
Transport
Internet
Network 
Access 
TCP/IP OSI
Trung tâm đào tạo Tiên Phong- 52 Quang Trung, TP. Quảng ngãi 95 
ƒ Kiểm tra lỗi, kiểm soát giao thông và xác nhận: Đối với một phương tiện truyền thông 
tin cậy, máy tính gửi và nhận phải xác định và có thể sửa chữa lỗi trong quá trình vận 
chuyển dữ liệu. 
ƒ Chấp nhận dữ liệu từ ứng dụng và truyền nó tới mạng đích. 
Để có thể thực hiện các công việc trên, những người sáng tạo ra TCP/IP đã chia nó thành những 
phần riêng biệt, theo lý thuyết, hoạt động độc lập với nhau. Mỗi thành phần chịu một trách nhiệm 
riêng biệt trong hệ thống mạng. 
Lợi thế của cấu trúc lớp ở chỗ nó cho phép các nhà sản xuất dễ dàng áp dụng phần mềm giao 
thức cho các phần cứng và hệ điều hành. Các lớp giao thức TCP/IP bao gồm: 
ƒ Lớp truy cập mạng (Internet Access) – Cung cấp giao diện tương tác với mạng vật lý. 
Format dữ liệu cho bộ phận truyền tải trung gian và tạo địa chỉ dữ liệu cho các tiểu 
mạng dựa trên địa chỉ phần cứng vật lý. Cung cấp việc kiểm tra lỗi trong quá trình 
truyền dữ liệu. 
ƒ Lớp truy cập mạng quản lý tất cả các dịch vụ và chức năng cần thiết cho việc chuẩn bị 
đưa dữ liệu sang mạng vật lý. Những trách nhiệm này gồm: 
o - Tương tác với bộ điều hợp mạng của máy tính. 
o - Điều phối quá trình truyền dữ liệu theo các quy ước xác định. 
o - Format dữ liệu thành các đơn vị gọi là khung(frame) và đổi khung đó 
thành dòng điện từ hoặc các xung điện, có khả năng di chuyển qua bộ phận 
truyền trung gian. 
o - Kiểm tra lỗi của các khung dữ liệu gửi tới. 
o - Bổ sung thông tin kiểm tra lỗi cho các khung gửi đi để máy tính nhận có 
thể phát hiện lỗi. 
o - Xác nhận việc nhận khung thông tin và gửi lại dữ liệu nếu như chưa có 
xác nhận của bên kia. 
Lớp truy cập mạng cũng quy định trình tự tương tác với phần cứng mạng và tiếp cận bộ phận 
truyền trung gian. 
Lớp Internet – Cung cấp địa chỉ logic, độc lập với phần cứng, để dữ liệu có thể lướt qua các tiểu 
mạng có cấu trúc vật lý khác nhau. Cung cấp chức năng định tuyến để giao lưu lượng giao thông 
và hỗ trợ việc vận chuyển liên mạng. Thuật ngữ liên mạng được dùng để đề cập đến các mạng 
rộng lớn hơn, kết nối từ nhiều LAN. Tạo sự gắn kết giữa địa chỉ vật lý và địa chỉ logic. 
Lớp vận chuyển (Transport) – Giúp kiểm soát luồng dữ liệu, kiểm tra lỗi và xác nhận các dịch 
vụ cho liên mạng. Đóng vai trò giao diện cho các ứng dụng mạng. 
Lớp ứng dụng (Application) – Cung cấp các ứng dụng để giải quyết sự cố mạng, vận chuyển 
file, điều khiển từ xa, và các hoạt động Internet. Đồng thời hỗ trợ giao diện lập trình ứng dụng 
mạng, cho phép các chương trình được thiết kế cho một hệ điều hành nào đó có thể truy cập 
mạng. 
Khi hệ thống giao thức TCP/IP chuẩn bị cho một khối dữ liệu di chuyển trên mạng, mỗi lớp trên 
máy gửi đi bổ sung thông tin vào khối dữ liệu đó để các lớp của máy nhận có thể nhận dạng 
được. 
Mạng căn bản-Tài liệu sử dụng nội bộ 
 96
So sánh mô hình OSI và TCP/IP 
Ta có một số điểm giống và khác nhau của 2 mô hình như sau: 
Giống nhau: 
ƒ Cả hai mô hình đều có phân lớp(tầng). 
ƒ Cả hai đều có tầng ứng dụng, vận chuyển. 
ƒ Kỹ thuật chuyển mạch gói đều được xác nhận và sử dụng. 
Khác nhau: 
ƒ Tầng ứng dụng của mô hình TCP/IP bao gồm cả tầng trình diễn và tầng phiên của mô 
hình OSI. 
ƒ Tầng truy cập mạng của mô hình TCP/IP bao gồm cả tầng liên kết dữ liệu và tầng vật 
lý của mô hình OSI. 
Tóm lại mô hình TCP/IP là một mô hình cụ thể trên một hệ máy nào đó, còn mô hình OSI là mô 
hình tham chiếu chung cho các hệ máy. 
HẾT./. 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_chuyen_de_mang_can_ban_bui_vuong_long.pdf