Tài liệu Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến
Tóm tắt Tài liệu Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến: ...hau, điều này được gọi là Mặt nạ mạng con có độ dài biến đổi (VLSM – Variable-Length Subnet Masking). Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến Nguyễn Thế Xuân Ly, Bộ môn Mạng và Truyền thông, Khoa CNTT, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Page 15 7. Điểm khác nhau giữa RIPv1 và RIPv2 RIPv1...thể là mạng ở xa hoặc một cổng kết nối trực tiếp của Router được up lên. Router thay đổi giá trị successor trong bảng topology và bảng định tuyến trong các tình huống như bảng topology nhận được một trả lời hoặc một truy vấn từ các Router láng giềng. Hoặc trong một tình huống khác là có m... phòng trong bảng topo. Show ip eigrp traffic Xem thông tin về các lưu lượng dữ liệu được gửi và nhận từ quá trình EIGRP. Debug eigrp packet Xem thông tin về những packet eigrp được gửi và nhận. Lệnh này cần thiết trong phân tích các bản tin giữa các Router láng giềng. Debug...
tiến trình trao đổi các gói tin DBD. Link State Update Gói tin này dùng để gửi các gói tin LSA đến Router cận kề yêu cầu gói tin này khi nhận thông điệp Request. Link State Acknowledge Gói tin này dùng để báo hiệu đã nhận gói tin Update. Bảng V.3 – Mô tả các gói tin OSPF Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến Nguyễn Thế Xuân Ly, Bộ môn Mạng và Truyền thông, Khoa CNTT, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Page 42 Bảng V.4 – Nội dung của 1 gói tin OSPF 7. Các loại thông điệp LSU hoặc LSAs (Link – State Advertisements) Loại LSU/LSAs Chức năng 1 Router Mô tả trạng thái, chi phí của kết nối đến Router hàng xóm và IP Prefix của các kết nối dạng điểm – điểm. 2 Network Mô tả số lượng Router và subnet mask trên phân đoạn mạng. 3 Summary Network Mô tả đích đến ở ngoài vùng nhưng cùng miền OSPF. Thông tin tóm tắt của một vùng sẽ được gửi đến vùng khác. 4 Summary ASBR Mô tả thông tin của ASBR (router tại biên kết nối với hệ tự trị). Không có sự tóm tắt LSA Type 4 này trong cùng một vùng. 5 External Mô tả các tuyến đường đi đến các đích ở ngoài miền OSPF (các hệ tự trị - Autonomous Systems) Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến Nguyễn Thế Xuân Ly, Bộ môn Mạng và Truyền thông, Khoa CNTT, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Page 43 6 Group Membership Mô tả quan hệ thành viên nhóm multicast OSPF (MOSPF). 7 NSSA Mô tả các tuyến đường đến các đích trong Not – So – Stubby Area 8 Unused Không sử dụng 8-11 Opaque Được sử dụng để tính toán các tuyến đường sử dụng cho kĩ thuật quản lý lưu lượng của công nghệ MPLS Bảng V.5 – Mô tả chức năng các gói tin OSPF 8. Metric của OSPF: OSPF sử dụng Metric là chi phí (cost). Cost của toàn tuyến được tính theo cách cộng dồn cost dọc theo tuyến đường đi của gói tin. Cách tính cost được IETF được đưa ra trong RFC 2328. = 10 ℎ ( ) ℎ ặ = 10 ℎ ( ) Tuy nhiên, ta có thể thay đổi giá trị của cost. Nếu Router có nhiều đường đến đích bằng nhau thì Router sẽ cân bằng tải trên các tuyến đường đó (mặc định là 4 đường, tối đa là 16 đường). Những tham số bắt buộc phải giống nhau đối với các Router chạy OSPF trong một Area đó là khoảng thời gian gửi Hello/Dead, định danh vùng (Area – ID), mật khẩu xác thực (authentication password) và stub area flag nếu có. Bảng V.6 – Chi phí đối với các băng thông tiêu biểu Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến Nguyễn Thế Xuân Ly, Bộ môn Mạng và Truyền thông, Khoa CNTT, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Page 44 9. Các loại Router trong OSPF Hình V.2 – Phân loại OSPF router 10. Chi tiết về vùng (Area) trong OSPF OSPF hỗ trợ hai mức độ phân cấp qua khái niệm vùng (area). Mỗi vùng là một số 32 bit biểu diễn ở dạng IP (vùng a.b.c.d) hay dạng thập phân (vùng x). Vùng 0 là vùng xương sống (backbone), do đó các vùng đều phải kết nối trực tiếp với vùng 0 hay thông qua kết nối ảo (virtual link). OSPF có một số loại vùng sau: normal area, stub area, totally stubby area, not-so-stubby area (NSSA) và totally NSSA. Vùng bình thường (Nomal Area) Mặc định, vùng mang những đặc tính sau: Nhận các thông tin tóm tắt (summary LSA) từ các vùng khác. Nhận các thông tin từ bên ngoài (external LSA). Nhận các thông tin mặc định từ bên ngoài (external default LSA). Hình V.3 – Phân loại vùng OSPF Stub Area Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến Nguyễn Thế Xuân Ly, Bộ môn Mạng và Truyền thông, Khoa CNTT, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Page 45 Hình V.4 – Hoạt động của stub area Vùng Stub không nhận các thông tin từ bên ngoài (external LSA). Vùng Stub nhận các thông tin tóm tắt (Summary LSA) từ các vùng khác và nhận các thông tin mặc định. Totally Stubby Area Hình V.5 – Hoạt động của Totally Stubby Area Totally Stubby Area là vùng bị hạn chế nhất. Router trong loại vùng này chỉ tin tưởng vào các thông tin tóm tắt mặc định (default summary route) từ Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến Nguyễn Thế Xuân Ly, Bộ môn Mạng và Truyền thông, Khoa CNTT, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Page 46 ABR. Không tồn tại thông tin từ bên ngoài của OSPF (external route) hay thông tin tóm tắt (summary) trong bảng định tuyến. Đây là một mở rộng của vùng stub nên mang đầy đủ các các đặc tính của vùng Stub. Những đặc tính của vùng Totally Stub: Không nhận các thông tin tóm tắt (summary LSA). Không nhận các thông tin từ bên ngoài (external LSA). Chỉ nhận các thông tin về tuyến mặc định. Không tạo ra các summary LSA. Not – So – Stubby - Area: Hình V.6 – Hoạt động của Totally NSSA Totally Not-So-Stubby Area Loại vùng này là một mở rộng của NSSA, nếu vùng 1 là totally NSSA thì sẽ mang những đặc tính sau: Không chấp nhận external LSA. Không chấp nhận các thông tin tóm tắt summary LSA. 11. Các loại môi trường OSPF: Có 3 kiểu mạng được định nghĩa trong OSPF là Đa truy cập quảng bá (Broadcast Multi-Access/BMA), Đa truy cập không quảng bá (Non-Broadcast Multi-Access/NBMA) và Điểm – Điểm (Point-to-Point) BMA BMA sử dụng kiến trúc mạng (cấu trúc liên kết hình học và cách thức truy cập mạng) tương tự như ETHERNET. Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến Nguyễn Thế Xuân Ly, Bộ môn Mạng và Truyền thông, Khoa CNTT, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Page 47 Quá tải là hậu quả xảy ra với BMA khi có nhiều router được kết nối thực hiện quá trình thiết lập mối quan hệ và trao đổi thông tin trạng thái. Giải pháp cho vấn đề trên là bầu ra một router làm đại diện cho BMA. Router đó được gọi là Designated Router (DR). DR sẽ thiết lập mối quan hệ với mọi router khác trong mạng quảng bá. Các router còn lại sẽ chỉ gửi thông tin về trạng thái liên kết cho DR. Sau đó DR sẽ gửi thông tin này cho mọi router khác trong mạng sử dụng địa chỉ multicast 224.0.0.5. Rõ ràng DR đóng vai trò như một người phát ngôn chung. Việc bầu ra DR rất có hiệu quả nhưng cũng có một nhược điểm. DR trở thành một tâm điểm nhạy cảm đối với sự cố. Do đó, cần một Router thứ hai được bầu ra để làm đại diện dự phòng – Backup DR (BDR), Router này sẽ đảm trách vai trò của DR nếu DR bị sự cố. Địa chỉ multicast 224.0.0.6 được sử dụng để truyền thông giữa các DR và BDR. Lựa chọn DR và BDR: quá trình bầu chọn DR và BDR được tiến hành ngay sau khi cổng của Router đầu tiên được kết nối vào mạng đa truy cập và được cấu hình giao thức OSPF. Quá trình này có thể mất vài phút, sau khi tất các Router được bật, Router có chỉ số ID lớn nhất có thể là DR. Quá trình lựa chọn DR và BDR sẽ theo qui tắc sau: DR: Router có chỉ số Priority lớn nhất. BDR: Router có chỉ số Priority lớn thứ hai. Trong trường hợp các Router có chỉ số Priority bằng nhau thì Router nào có chỉ số ID (Router ID) cao nhất làm DR. Hình V.7 – Bầu chọn DR và BDR Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến Nguyễn Thế Xuân Ly, Bộ môn Mạng và Truyền thông, Khoa CNTT, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Page 48 Trong hình trên RouterC được chọn làm DR vì có độ ưu tiên cao nhất. RouterB được chọn làm BDR vì có độ ưu tiên cao thứ hai và có Địa chỉ ID cao hơn RouterA. Router ID: dùng để chọn DR và BDR trong mạng. Router ID đơn giản là Địa chỉ IP, nó là duy nhất với mỗi Router. Nó được chọn như sau: Người quản trị mạng cấu hình trực tiếp. Nếu không được cấu hình, sẽ chọn địa chỉ IP lớn nhất của cổng ảo (Loopback interface) Nếu không có Loopback interface, Địa chỉ IP lớn nhất của cổng vật lí (đang hoạt động) sẽ được chọn làm Router ID. Khi DR được chọn, nó sẽ vẫn là DR cho đến khi các điều kiện sau xảy ra: Router ID bị lỗi. OSPF trên DR bị lỗi. Cổng (interface) trên DR bị lỗi. Thay đổi DR và DBR: Trong trường hợp DR bị lỗi, BDR sẽ làm DR và sẽ có tiến trình lựa chọn để chọn ra Router mới làm BDR. Khi Router có Địa chỉ IP lớn nhất tham gia vào mạng thì DR và BDR vẫn không thay đổi (không chọn lại DR và BDR). Hình V.8 – Trường hợp 1 – Không bầu lại DR/BDR Nếu DR cũ hết lỗi, tham gia vào mạng thì vẫn coi là Router Other (Router thành viên). Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến Nguyễn Thế Xuân Ly, Bộ môn Mạng và Truyền thông, Khoa CNTT, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Page 49 Hình V.9 – Trường hợp 2 – Không bầu lại DR/BDR Khi BDR bị lỗi, một tiến trình sẽ lựa chọn các Router còn lại trừ DR để làm BDR (với Router ID lớn nhất). Hình V.10 – Bầu lại DBR Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến Nguyễn Thế Xuân Ly, Bộ môn Mạng và Truyền thông, Khoa CNTT, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Page 50 Chỉ khi cả DR và BDR bị lỗi, OSPF sẽ tiến hành tính toán lựa chọn lại DR và BDR. Hình V.11 – Bầu lại DR và BDR Point-to-Point Môi trường điểm đến điểm là môi trường truyền dẫn được đóng gói HDLC/PPP, Frame Relay/ATM point-to-point subinterface. Không có sự bầu chọn DR/BDR trong môi trường này. Các gói tin OSPF được gửi đi ở dạng multicast. Hình V.12 – Minh họa về mạng Point – to - Point NBMA Kết nối các mạng chứa hơn 2 router nhưng không có khả năng quảng bá. Hình V.13 – Minh họa về mạng NBMA Tương tự như BMA, NBMA cũng bầu DR/BDR để giải quyết tình trạng quá tải trong mạng. NBMA có 5 chế độ làm việc là quảng bá, không quảng bá, điểm – đa điểm, điểm – điểm không quảng bá và điểm – điểm. Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến Nguyễn Thế Xuân Ly, Bộ môn Mạng và Truyền thông, Khoa CNTT, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Page 51 Chế độ làm việc OSPF Cấu trúc liên kết trong NBMA Địa chỉ mạng con Thời gian gửi Hello (giây) Thiết lập mối quan hệ hàng xóm Định nghĩa bởi RFC hoặc Cisco Quảng bá Lưới hoặc lưới từng phần Như nhau 10 Tự động, bầu DR/BDR Cisco Không quảng bá Lưới hoặc lưới từng phần Như nhau 30 Người quản trị cấu hình, bầu DR/BDR RFC Điểm – Đa điểm Lưới từng phần hoặc sao Như nhau 30 Tự động, không bầu DR/BDR RFC Điểm – đa điểm không quảng bá Lưới từng phần hoặc sao Như nhau 30 Người quản trị cấu hình, không bầu DR/BDR Cisco Điểm – điểm Lưới từng phần hoặc sao, sử dụng cổng logic (subinterface) Khác nhau trên từng cổng logic 10 Tự động, không bầu DR/BDR Cisco Bảng V.7 – Tóm tắt các chế độ làm việc của NBMA 12. Chi tiết về thiết lập quan hệ hàng xóm (Adjacency) OSPF thiết lập quan hệ Adjacency giữa các Router láng giềng nhằm mục đích trao đổi thông tin định tuyến. Trong môi trường quảng bá, không phải Router nào cũng có khả năng thiết lập quan hệ Adjacency với tất cả các router khác. Gói tin Hello chịu trách nhiệm thiết lập và duy trì mối liên hệ này. Hình V.14 – Thiết lập và duy trì mối quan hệ bằng gói tin Hello Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến Nguyễn Thế Xuân Ly, Bộ môn Mạng và Truyền thông, Khoa CNTT, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Page 52 Quá trình trong hình V.14 được mô tả như sau: Đầu tiên Router OSPF sẽ gửi gói tin Hello đến Địa chỉ multicast 224.0.0.5. Gói tin này sẽ định kì gửi đến tất cả các cổng giao tiếp có hỗ trợ OSPF với khoảng thời gian tùy thuộc vào từng loại cổng giao tiếp. Trong môi trường broadcast như Ethernet hay dạng Point-to-Point, thời gian là 10 giây. Trong môi trường non-broadcast như Frame Relay hay ATM, khoảng thời gian này là 30 giây. Gói tin Hello sẽ định kì gửi đi đến tất cả các cổng giao tiếp của Router có chạy OSPF. Khi Router phát hiện thấy có Router láng giềng nhờ vào gói tin Hello nhận được, truyền thông hai chiều được thiết lập. Trong môi trường broadcast và NBMA, gói tin Hello còn được sử dụng để chọn ra các Router chỉ định DR/BDR. Sau khi đã thiết lập truyền thông hai chiều, sẽ thiết lập quan hệ liền kề adjacency, việc ra quyết định thiết lập quan hệ adjacency dựa vào trạng thái của Router láng giềng và công nghệ mạng dùng để kết nối hai Router. Nếu kiểu network là broadcast hay non-broadcast, quan hệ adjacency sẽ được thiết lập giữa các Router láng giềng. Để thiết lập quan hệ adjacency, đầu tiên Router sẽ tiến hành đồng bộ hóa cơ sơ dữ liệu bằng cách gửi gói tin DBD mô tả cơ sở dữ liệu cho nhau. Tiến trình này gọi là tiến trình trao đổi cơ sở dữ liệu. Khi đó hai Router sẽ thiết lập quan hệ master/slave. Mỗi gói tin mô tả cơ sở dữ liệu được gửi đi bởi master sẽ chứa số tuần tự đánh dấu gói tin. Router slave sẽ báo nhận gói tin này bằng cách gửi gói tin chứa số thuần tự này để hồi đáp. Router ở trạng thái sau khi thiết lập quan hệ liền kề adjacency: Down State, Attemp State, Init State, 2-way State, Exstart State, Exchange State, Loading State, Full State. Các trạng thái được mô tả vắn tắt trong bảng V.8 dưới đây: Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến Nguyễn Thế Xuân Ly, Bộ môn Mạng và Truyền thông, Khoa CNTT, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Page 53 Trạng thái Giải thích Down State Router không nhận được các thông tin về Router kế cận. Attemp State Trạng thái này chỉ tồn tại trong mạng NBMA. Ở trạng thái này, Router sẽ không nhận được thông tin từ các Router hàng xóm nhưng vẫn nỗ lực tạo mối quan hệ với chúng bằng cách gửi các gói tin Hello theo định kỳ đến chúng. Init State Tiến trình gửi gói tin Hello một chiều. 2-way State Khi thiết lập quan hệ hai chiều, Router sẽ đặt ở trạng thái 2-way State. Khi đó, sẽ bắt đầu thiết lập quan hệ liền kề, các Router chỉ định DR/BDR sẽ được chọn. Exstart State Trạng thái này là sự bắt đầu tiến trình đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu. Master và slave được chọn trong trạng thái này. Exchange State Ở trạng thái này, Router mô tả trạng thái cơ sở dữ liệu trạng thái liên kết thông qua gói tin DBD (Database Descriptor). Mỗi gói tin DBD được đánh số thứ tự để phân biệt. Tại mỗi thời điểm chỉ cho phép gửi đi một gói tin DBD. Gói tin request cũng được gửi đi để yêu cầu cập nhật các gói tin LSA. Loading State Ở trạng thái này, gói tin LS Request được gửi đi để yêu cầu trạng thái mới nhất của LSA Full State Sau khi nhận gói tin LS Update, cơ sở dữ liệu của hai Router đã đồng bộ hóa và Router sẽ chuyển sang trạng thái Full. Các trạng thái 2 – way và Exstart được minh họa bởi Hình V.15 và V.16 dưới đây: Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến Nguyễn Thế Xuân Ly, Bộ môn Mạng và Truyền thông, Khoa CNTT, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Page 54 Hình V.15 – Mô tả hoạt động của trạng thái 2 - way Hình V.16 – Mô tả hoạt động của trạng thái Exstart 13. Lab 4 – Cấu hình OSPF cơ bản Hình V.17 – Sơ đồ mạng Lab 4 Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến Nguyễn Thế Xuân Ly, Bộ môn Mạng và Truyền thông, Khoa CNTT, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Page 55 Yêu cầu: Sử dụng Cisco Packet Tracer để xây dựng mạng như sơ đồ đã cho i. Đặt tên, gán địa chỉ IP cho các router và các cổng tương ứng ii. Chú ý: các cổng Austin – S0/0 và Houston – S0/0 đóng vai trò DCE nên cần có câu lệnh clock rate trên các cổng này iii. Kích hoạt OSPF để định tuyến giữa các mạng con iv. Các router phải ping được tất cả các địa chỉ trong mạng và ngược lại Cấu hình: Bước 1: Thực hiện yêu cầu (i), (ii) và (iii) Austin Router Router>enable Moves to privileged mode. Router#configure terminal Moves to global configuration mode. Router(config)#hostname Austin Sets the host name. Austin(config)#interface fastethernet 0/0 Moves to interface configuration mode. Austin(config-if)#ip address 172.16.10.1 255.255.255.0 Assigns an IP address and netmask. Austin(config-if)#no shutdown Enables the interface. Austin(config-if)#interface serial 0/0 Moves to interface configuration mode. Austin(config-if)#ip address 172.16.20.1 255.255.255.252 Assigns an IP address and netmask. Austin(config-if)#clock rate 64000 DCE cable plugged in this side. Austin(config-if)#no shutdown Enables the interface. Austin(config-if)#exit Returns to global configuration mode. Austin(config)#router ospf 1 Starts OSPF process 1. Austin(config-router)#network 172.16.10.0 0.0.0.255 area 0 Any interface with an address of 172.16.10.x/24 is to be put into area 0. Austin(config-router)#network 172.16.20.0 0.0.0.3 area 0 Any interface with an address of 172.16.20.x/30 is to be put into area 0. Austin(config-router)#end Returns to privileged mode. Austin#write memory Saves the configuration to NVRAM. Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến Nguyễn Thế Xuân Ly, Bộ môn Mạng và Truyền thông, Khoa CNTT, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Page 56 Houston Router Router>enable Moves to privileged mode. Router#configure terminal Moves to global configuration mode. Router(config)#hostname Houston Sets the host name. Houston(config)#interface fastethernet 0/0 Moves to interface configuration mode. Houston(config-if)#ip address 172.16.30.1 255.255.255.0 Assigns an IP address and netmask. Houston(config-if)#no shutdown Enables the interface. Houston(config-if)#interface serial0/0 Moves to interface configuration mode. Houston(config-if)#ip address 172.16.40.1 255.255.255.252 Assigns an IP address and netmask. Houston(config-if)#clock rate 64000 DCE cable plugged in this side. Houston(config-if)#no shutdown Enables the interface. Houston(config)#interface serial 0/1 Moves to interface configuration mode. Houston(config-if)#ip address 172.16.20.2 255.255.255.252 Assigns an IP address and netmask. Houston(config-if)#no shutdown Enables the interface. Houston(config-if)#exit Returns to global configuration mode. Houston(config)#router ospf 1 Starts OSPF process 1. Houston(config-router)#network 172.16.20.0 0.0.0.3 area 0 Any interface with an address of 172.16.20.x/30 is to be put into area 0. Houston(config-router)#network 172.16.30.0 0.0.0.255 area 0 Any interface with an address of 172.16.30.x/24 is to be put into area 0. Houston(config-router)#network 172.16.40.0 0.0.0.3 area 0 Any interface with an address of 172.16.40.x/30 is to be put into area 0. Houston(config-router)#end Returns to privileged mode. Houston#write memory Saves the configuration to NVRAM. Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến Nguyễn Thế Xuân Ly, Bộ môn Mạng và Truyền thông, Khoa CNTT, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Page 57 Router>enable Moves to privileged mode. Router#configure terminal Moves to global configuration mode. Router(config)#hostname Galveston Sets the host name. Galveston(config)#interface fastethernet 0/0 Moves to interface configuration mode. Galveston(config-if)#ip address 172.16.50.1 255.255.255.0 Assigns an IP address and netmask. Galveston(config-if)#no shutdown Enables the interface. Galveston(config-if)#interface serial 0/1 Moves to interface configuration mode. Galveston(config-if)#ip address 172.16.40.2 255.255.255.252 Assigns an IP address and netmask. Galveston(config-if)#no shutdown Enables the interface. Galveston(config-if)#exit Returns to global configuration mode. Galveston(config)#router ospf 1 Starts OSPF process 1. Galveston(config-router)#network 172.16.40.0 0.0.0.3 area 0 Any interface with an address of 172.16.40.x/30 is to be put into area 0. Galveston(config-router)#network 172.16.50.0 0.0.0.255 area 0 Any interface with an address of 172.16.50.x/24 is to be put into area 0. Galveston(config-router)#end Returns to privileged mode. Galveston#write memory Saves the configuration to NVRAM. Kiểm tra lại cấu hình dùng lệnh show running-config và show ip interface brief để đảm bảo cấu hình đúng, giải quyết sự cố nếu cần. Cơ bản về định tuyến và các giao thức định tuyến Nguyễn Thế Xuân Ly, Bộ môn Mạng và Truyền thông, Khoa CNTT, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Page 58 Bước 2: Kiểm tra bảng định tuyến bằng câu lệnh show ip route, đảm bảo tất cả các mạng con đều được hiển thị trong bảng định tuyến (5 mạng con). Ví dụ: Bước 3: Thực hiện yêu cầu (iv) Ví dụ:
File đính kèm:
- tai_lieu_co_ban_ve_dinh_tuyen_va_cac_giao_thuc_dinh_tuyen.pdf