Tài liệu Đại Việt sử lược
Tóm tắt Tài liệu Đại Việt sử lược: ...sai tên hề10 là Liêu Thủ Tâm cầm con dao cùn nhụt mà xả vào người phạm tội để cho lâu chết. Như thế, phạm nhân phải kêu la ai oán thống thiết đến vài ngày. Liêu Thủ Tâm thấy vậy cợt rằng: "Mày không quen chịu chết". 1 Hành Quân Vương tức là Lê Long Đề, có sách chép là Minh Đề, con thứ 11 của L...ng khó nhọc của mẹ già. Cù Lao tức là Cửu tự cù lao nghĩa là chín chữ cao sâu trong Kinh thi (thơ lục nga) chín chữ ấy là: sanh (đẻ), cúc (cho bú), phủ (ẳm), súc (cho ăn), trưởng (mong cho mau lớn), dục (nuôi), cố (trông nom), phục (săn sóc), phúc (nâng niu). 55 Đại Việt Sử Lược - Quyển II V... cương ngũ thường làm trọng. Giáo lý này được đức Khổng Tử (551- 479 trước Công nguyên) tên Khâu, người nước Lỗ thuật lại. Ngài không sáng tác ra, nhưng ngài đã có công lớn đem cái đạo của thánh hiền thời thượng cổ mà phát huy và lập thành thống hệ, truyền lại hậu thế. Vì vậy ngài được coi là bậ...
m 1217-ND) là năm Kiến Gia thứ 7: Mùa hạ, tháng 4, Thái Tổ úy chia quân ra làm sáu đạo để đánh Nguyễn Nộn. Nguyễn Nộn dẫn binh ra, vào lúc không có phòng bị, đánh Phạm Ân. Quân Phạm Ân bị hãm ở cửa đầm Lãnh Kinh và bị Nguyễn Nộn giết hơn 50 người. Nguyễn Nộn thừa thắng lại đánh úp Ải Đạo. Lúc bấy giờ gặp quân của Thái úy (Trần Tự Khánh-ND) và đánh nhau, quân của Nguyễn Nộn mới thua tan. Nhà vua ngự ở tòa Lương Thạch để nghe bại quân Phạm Ân biện bạch. Nhà vua giáng Phạm Ân xuống làm tên Tiêu thị vệ và bị phạt 8o trượng. Giữa mùa (tháng 5) người vùng Hồng là Đoàn Thượng đem quân chúng ra hàng. Đoàn Thượng được phong tước Vương. Thái úy Trần Tự Khánh dẫn binh đánh Chân Na thuộc Phong Châu. Xứ ấy đều bị đánh tan hoang cả. Ngày Đinh Mão, các thuộc ấp ở Phong Châu đều ra hàng. Thái úy lại dẫn quân đánh Hiển Tín Vương Nguyễn Bát và hương ấp đều được bình yên. Làm núi Vạn Tuế năm chỏm. Điên Vĩnh Thọ cháy. Đầu mùa đông, ngày Giáp Dần ban đêm có động đất. Năm Mậu Dần (năm 1218- ND) là năm Kiến Gia thứ 8: Mùa xuân, cho quan Minh tự tên là Bạch Lãng, người Sơn Lão ở sách Ma Luân làm Liệt hầu. Đầu Mùa hạ, nhà vua đi châu Cứu Liên xembắt cá. Ngày Mậu Dần nhà vua đi thăm kinh đô cũ ăn trái vải. Nhà vua hạ chiếu, các bản án đã xét xử xong rồi, trước hết phải khiến trao cho các quan ở viện Thẩm hình dự xét để sửa đổi thêm, sau đó mới tâu lên vua xét. Ngày Kỷ Tỵ động đất. Thái Tổ ta (Trần Thừa) lãnh các đạo binh bao vây Nguyễn Nộn ở Bắc Giang, đồng thời sai mở đê để đưa nước vào các làng ấp. Lại Linh theo cái thế nước ấy mà đánh. Quân của Nguyễn Nộn thua to. Vợ con của Nguyễn Nộn đều bị bắt. Nguyễn Nộn đem hơn một trăm người lui về giữ Phù Ninh (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh- ND). 105 Đại Việt Sử Lược - Quyển III Ngày đó Thái úy (Tự Khánh-ND) dẫn binh đến trạm Nỗ (Nõ) ngồi nghĩ. Thái úy giỡn chơi, chỉ cái cành nhỏ trên cây mà bảo kẻ tả hữu rằng: "Như ta làm vua, bọn các ông xem ta bắn cái cành cây nhỏ kia một phát thì trúng". Thấy vậy, quân tướng đều vừa sợ, vừa phục. Nhưng một lát sau cái trạm ấy sụp đổ, đè phủ lên người Thái úy. Quân sĩ sợ lắm, vội lo tìm bới mãi mới thấy Thái úy. Vậy mà Thái úy vẫn không hề gì. Cho Lại Linh làm Tri châu Nghệ An là để theo giúp Thái Tổ vậy. Quan Thái úy (Trần Tự Khánh-ND) đem người em gái của y là Trần Tam Nương1 gả cho Hầu tước ở vùng Hồng là Đoàn Văn Lôi. Đoàn Văn Lôi là người dũng cảm có trí lược, có tài năng và được lòng dân chúng, cho nên người vùng Hồng, đa số theo về với ông. Tháng bảy lụt lội. Năm Kỷ Mão (năm 1219- ND) là năm Kiến Gia thứ 9: Mùa xuân, tháng 2 có mưa đá. Ngày Ất Sửu nhà vua nghe việc kiện tụng ở Đô hộ phủ. Giáng quan Sĩ sư ở viện Thượng Lâm là Nguyễn Tuyên và người con của ông là Đặng Phân Thịnh xuống làm Thư gia. Tháng 6, cho Lưu Viêm làm chức Sĩ sư ở viện Thượng Lâm. Ngày Ất Sửu nhà vua đi bến Triều Đông thuộc khu kinh đô cũ để xem xét các đạo quân đánh Nguyễn Nộn, đánh không thắng. Phạm Dĩ ở Nam Sách từ trần. Lúc trước Thái úy sai bọn Vương Lê đem binh về Nam Sách để cùng họp nhau mà mưu đánh Nguyễn Nộn. Gặp lúc Phạm Dĩ đau nặng, Trần Tự Khánh sai thầy thuốc là Thạch Chương đến trị bệnh. Nhưng thầy thuốc chưa đến thì Phạm Dĩ đã lìa trần. Trần Tự Khánh đem binh đến Nam Sách, thì gặp Vương Lê trên đường đang trở về. Tự Khánh giận Lê sao không ở lại. Rồi Tự Khánh muốn dứt bỏ Vương Lê, sai tướng quân là Nguyễn Cải, Nguyễn Mộc đem binh theo đường tắt đến Bình Cảo. Lúc bấy giờ Nguyễn Nộn đã chiếm cái ấp ấy (Bình Cảo) trước rồi. Cho nên quyết đánh để giành lại cái ấp ấy với Nguyễn Nộn. Thái úy (Tự Khánh- ND) từ Lục Lộ kéo quân hướng về phía cầu An Đinh thì gặp tướng quân là Tự Thao bảo rằng quân của Nguyễn Nộn đã qua ở động An Đinh. Thái úy sai đánh động ấy, không thắng. Thái úy lại đánh Bình Cảo. Tướng Nam Sách là Hoàng Cá lìa trần, bọn Nguyễn Lợi đều ra hàng. Nam Sách được yên. Tháng 8, vua ngự ra cửa Trường Quảng xem lễ Thư xã (Lễ sau tiết lập thu-ND). Mùa đông, tháng chạp Nguyễn Nộn bệnh nặng. Quân của Thái úy ở bến Triều Đông mà Nộn đã chết rồi2. Ngày Canh Ngọ, tướng của Nguyễn Nộn là Phí Thám đưa Thái hậu và các người con của vua là bọn Công chúa ra hàng nơi Thái úy. Đại tướng của Nguyễn Nộn là Nguyễn Doanh chạy trốn trong khu rừng hiểm trở ở Thị hàng hơn năm ngày, rồi tìm cách tự cứu lấy mình, nhưng cái Ké đã cùng bèn đem con doanh mã (ngựa hay có tiếng) ra dâng mà xin hàng. Bắc Giang được yên. 1 Trần Tam Nương phải chăng là họ và tên hay chỉ là cô nương thứ ba họ Trần? Trần Tam Nương trước đã gả cho tướng Nguyễn Đường, rồi Nguyễn Đường bị tử trận, nay lại đem gả cho Đoàn Văn Lôi. 2 Sách "Việt sử tiêu án" chép, sau khi thôn tính quân Đoàn Thượng (1228), Nguyễn Nộn tự xưng là Đại Thắng Vương, nhưng tự biết thế không đứng vững được. Năm sau, tháng 10, hẹn sẻ vào chầu vua Thái Tông nhà Trần, nhưng rồi đau nặng. Vua sai người đến thăm. Nộn làm ra vẻ khỏe mạnh, ăn cơm và phóng ngựa chạy. Sau đó không lâu thì Nộn mất (năm mất là Kỷ Sửu- 1229). Sách này chép là mất năm Kỷ Mão (1219). 106 Đại Việt Sử Lược - Quyển III Năm Canh Thìn (năm 1220- ND) là năm Kiến Gia thứ 10: Tháng giêng nhà vua cho quan Thượng phẩm Phụng ngự là Trần Báo làm quan Nội hầu. Trần Hiến Sâm làm Liệt hầu. Nguyễn Tá Thời coi việc ở Thẩm hình viện. Tháng ba mưa đá. Hậu cung bị động đất. Mùa thu, tháng 4 Thái úy Trần Tự Khánh cùng với Thái Tổ (Trần Thừa) v.v... phát binh đánh trại Hà Cao ở Qui Hóa. Thái úy chia quân ra làm hai đạo. Thái úy và Thái Tổ theo đường sông Quy Hóa. Lại Linh và Phan Cụ theo đường sông Tuyên Quang, quân của Hà Cao đều tiến đánh, Phan Cụ bị hãm ở nơi cái đầm và bị tướng của Cao là Nguyễn Nải chém. Hà Cao nghe quân của Thái úy bốn mặt bao vây mới vội vàng cùng với vợ và con của ông đều thắt cổ mà chết. Từ đó Lộ Thượng Nguyên1, sông Tam Đái2 v.v... đều được yên ổn cả. Thái úy thấy Phan Cụ chết vì nước nên xin truy phong làm Minh Tín Vương. Tháng 6, ngày Kỷ Tỵ là ngày mùng một, hai mặt trời cùng hiện. Giữa mùa thu (tháng 8) cung mới xây cất hoàn thành. mùa đông, tháng 11 nhà vua đi bến Phù Liệt xem đua thuyền. Năm Tân Tỵ (năm 1221- ND) là năm Kiến Gia thứ 11: Tháng 6, Huệ Văn Vương tức là Nguyễn Vương từ trần, nhà vua cho bãi triều năm ngày, ăn chay ba ngày. Mùa thu, tháng 9, Ngày Mậu Thân nhà vua đi thăm chơi nhà Thái úy ở Mỹ Lộc. Năm Nhâm Ngọ (năm 1222- ND) là năm Kiến Gia thứ 12: Mùa thu, tháng 8 sao chổi xuất hiện ở Phương Tây Nam. Tháng mười, mùa đông, nhà vua cùng Thái hậu ngự ở điện Thiên An xem con của Thái úy là Hiển Đạo Vương tên Hải dâng nạp lễ vật cầu hôn3. Năm Quý Tỵ (năm 1223- ND) là năm Kiến Gia thứ 13: Tháng giêng, Thái úy Trần Tự Khánh sai người bắt Bảo Tín hầu là Lại Linh. Lại Linh tự thắt cổ mà chết. Đầu mùa đông, Thái úy đánh quân Sơn Lão ở Sách Mông. Tháng chạp, ngày Kỷ Mão. Phụ quốc Thái úy Trần Tự Khánh lìa trần trong ngôi nhà ở Phù Liệt. Nhà vua cùng Thái hậu đến viếng tang rồi khóc hết sức thảm. Trần Tự Khánh được đặt cho tên thụy là Kiến Quốc Vương. Mùa đông ấy có cọp vào trong các thôn ấp. năm Giáp Thân (1224- ND) là năm Kiến Gia thứ 14: Mùa xuân, tháng giêng, ngày Đinh Tỵ an tang Kiến Quốc Vương ở Mỹ Lộc. Mùa xuân, năm ấy cho Thái Tổ (Trần Thừa) làm Phụ quốc Thái úy, Phùng Tá Chu làm Nội thị Phán Thủ, cất cử quan Thượng phẩm hầu là Trần Báo làm tước Vương và thụy hiệu là Hiển Thành. Giữa mùa thu từ Thượng Nguyên xuống đến kinh sư nước sông đỏ như máu1. 1 Lộ Thượng Nguyên nay thuộc Bắc Cạn và Thái Nguyên. 2 Tam Đái: Nay thuộc Vĩnh Phú. 3 Bản chữ Hán chép chữ "hôn" không có chữ nữ bên trái, tức là tối, buổi tối. Ngày xưa làm lễ cưới cứ đến tối mới đi rước dâu, nên dùng chữ "hôn" này. Về sau người ta thêm chữ nữ vào thành chữ "hôn" và nghĩa là lấy vợ. 107 Đại Việt Sử Lược - Quyển III Mùa đông, táng chạp núi Phật Tích, một chỗ ở ngoài trại bị nứt nẻ dài 30 trượng. Năm Ất Dậu (năm 1225- ND) là năm Kiến Gia thứ 15: Nhà vua sai Thái Tổ (Trần Thừa) đánh Nghệ An, Nghệ An phải đầu hàng. Nhà vua ngự ở cửa Đại Hưng xem bày hội lễ "Tàng câu"2. Nhà vua hạ chiếu cho thục nữ (gái dịu hiền trinh chính) ở trong cõi đến xem. Tháng 6, nhà vua nhường ngôi cho con thứ hai là Công chúa Chiêu Thánh3. Chiêu Thánh lên ngôi lấy thụy hiệu là Chiêu Vương, tôn vua Huệ Tông làm Thái Thượng Vương, đổi niên hiệu là Thiên Chương Hữu Đạo. Ngày Kỷ Mão thề với người trong nước tại Long Trì. Mùa đông, tháng 11, Thái Thượng Vương thấy nữ Vương còn nhỏ, lấy làm lo âu mới cho mời Phùng Tá Chu đến mà định mưu nói rằng: "Trẫm vì không có đức, Trẫm mắc tội với trời, cho nên bị tuyệt hậu, không có con để nối dõi. Nay Trẫm truyền ngôi cho con gái, nhưng thấy một người đàn bà mà khiến bảo đám đàn ông, như có điều là bọn chúng không giúp cho, tất đến lúc hối hận lại thì cơ nghiệp đã mất rồi. Chi bằng Trẫm theo cái phép thuở xa xưa của Đường Nghiêu, cái thể thức gần đây là Nhân Tổ4, để kén chọn người hiền mà trao ngôi cho. Nay có điều Trẫm thấy là mỗ5 người con thứ hai của Thái úy (Trần Thừa) tuổi hãy còn nhỏ mà tướng mạo khác thường, tất có thể giúp đời, yên dân. Cho nên, Trẫm muốn dùng làm con mà làm chủ cở nghiệp nước nhà. Vả lại, Trẫm thấy Chiêu Vương cũng xứng đôi với mỗ. Các khanh hãy vì Trẫm mà nói với quan Thái úy rõ". Thái Tổ (Trần Thừa) cũng chưa tin điều ấy. Quan Tả phụ là Nguyễn Chánh lại bảoo rằng: "Họ Nguyễn (tức họ Lý-ND) có nước đấy. Vua hiền thì có đến sáu, bảy người gầy dựng nên cơ nghiệp, mà cái đức của họ lại có thừa, để lại cái ơn trạch thấm nhuần vào lòng người đã lâu dài rồi. Một sớm, nhà vua sợ có người khác họ làm việc kế tự nên mới có ý thăm dò thử, để xem cái ý của ta như thế nào đấy. Nếu ta nhân đó mà nhận lời, thiên hạ tất sẽ bảo Thái úy thực đã có ý soán nghịch". Thái úy (trần Thừa) muốn nghe theo lời của Nguyễn Chánh Lại thì quan Thượng Phẩm Phụng Ngự là Trần Thủ Độ nói rằng: "Lời Tả Phụ sai rồi! Nếu mà vươnh thượng có con trai mà lại nhường ngôi cho nhị lang6 thì việc trái nghĩa ấy ta không thể vâng chiếu được. Nay, Vương thượng không người kế tự, ý muốn chọn người hiền để phó thác ngôi cao. Đó là vương bắt chước việc nhường ngôi của nghiêu Thuấn thuở xa xưa. Vậy mà lo ngại nữa sao? Huống chi, ngôi chí tôn không thể để khuyết lâu, mà ý thoái lui của vương thượng thì đã quyết, vương thượng đã dứt khoát chọn người khác họ để cho nối ngôi, liệu ta không muốn nghe theo mà được chăng? Nhị lang được vương thượng chọn cũng là ý trời, trời đã ban cho mà không nhận là có tội ấy. Xin quan Thái úy hãy xét kỹ". 1 Phải chăng những trận mưa lớn, nước từ các đồi cao cuồn cuộn chảy, xoi lở đất đá để tạo các khe, các suối thông xuống sông. Nước chảy mạnh cuốn theo đất núi có màu đỏ gạch. Do đó mặt sông biến thành màu đỏ. Cũng vì thế mà một con sông lớn nhất miền Bắc Việt Nam được gọi là sông Hồng Hà. 2 Tàng câu còn gọi là Tàng Cưu, theo ông Nguyễn Khắc Thuần thì đó là một trò chơi, tiếng nôm là giấu thẻ. Cách chơi: lấy cái thẻ (hoặc vật tượng trưng nào đấy) đem giấu đi rồi thi nhau tìm. Có khi, lấy giấy viết chữ, xong, gấp lại mọi người cùng nhau đoán. Nếu vua tìm được thẻ, các quan phải dâng rượu mừng, sau đó, vua cũng ban rượu cho các quan. 3 Công chúa Chiêu Thánh tên là Phật Kim sau nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Thấy Trần Cảnh lấy Chiêu Thánh đã lâu mà vẫn chưa có con, Trần Thủ Độ bắt ép Trần Cảnh lấy người chị dâu là Thuận Thiên (vợ Trần Liễu). Thuận Thiên là chị ruột của Chiêu Thánh. Lúc bấy giờ đã có thai với Trần Liễu được ba tháng. Trần Liễu tức giận về cái việc loạn luân thường như thế mới đem quân đi khử trừ, nhưng không đương nổi, phải hàng. Trần Thủ Độ lại lấy Thái hậu Trần thị là người chị họ làm vợ. 4 Nhân Tổ tức là Lý Nhân Tông. Lý Nhân Tông riêng trong hoàng tộc thì đối với Lý Huệ Tông cũng là hàng "Tổ". Nhân Tông (tức Nhân Tổ) không có con truyền ngôi cho cháu là Dương Hoán, tức là Lý Thần Tông. 5 Người chép sử ở vào triều nhà Trần nên kiêng tên húy của vua Trần Thái Tông là Trần Cảnh mà chép tên "mỗ". 6 Nhị Lang tức Trần Cảnh. Trần Cảnh con thứ hai của Trần Thừa. 108 Đại Việt Sử Lược - Quyển III Mùa thu, tháng chạp nhà vua sai quan Nội thị Phán thủ là Phùng Tá Chu, quan Nội hành khiển Tả ty Lang trung là Trần Chí Hoành, các tướng văn võ trong ngoài và các viên quan lại hãy quản lãnh thuyền rồng, chuẩn bị pháp giá1 đến phủ Cương Tinh mà đón Thái Tổ ta (Trần Thừa). Đến ngày mùng môt tháng chạp năm đó (năm Ất Dậu- 1225- ND) con của Trần Thừa là Trần Cảnh2 nhân việc nhường ngôi mà lên làm vua ở tại điện Thiên An. Rồi tôn Vương hậu Thuận Trinh làm Thái Hậu và giáng Chiêu Vương3 xuống làm Vương Hậu Chiêu Thánh. Đổi niên hiệu là Kiến Trung. Thái Thượng Vương cùng với mẹ của ngài là bà Thái Hậu Đàm thị đi ra ở nơi chùa Phù Liệt, lấy hiệu là Huệ Quang Thiền Sư. Đến năm Kiến Trung thứ 2 (năm Bính Tuất 1226-ND) tháng 8, ngày Bính Tuất Thái Thượng Vương từ trần ở chùa Thiện Giáo4, miếu hiệu là Huệ Tông, ở ngôi 15 năm. Lập ra cái niên hiệu lạ là Kiến Gia dùng cho suốt 15 năm. Thái Thượng Vương thọ 33 tuổi. Thi hài đặt ở chùa Bảo Quang5 thuộc phủ An Hoa. Triều nhà Nguyễn, trên từ Thái Tổ xuống đến Huệ Tông, gồm có tám đời vua, bắt đầu năm Canh Tuất (năm 1010-ND) và chấm dứt vào năm Ất Dậu (năm 1225-ND) cộng tất cả là 216 năm thì mất6. 1 Pháp giá: Xem chú thích số (556). 2 Con của Trần Thừa là Trần Cảnh: Mấy chữ này là do dịch giả thêm vào, chứ nguyên bản chữ Hán không có. Vì kiêng tên húy nên khi soạn bộ sử này sử gia chép: "Thái Tổ" thay vì Trần Thừa, "Mỗ" thay vì Trần Cảnh. 3 Nhiều bộ sử khác chép là "Chiêu Hoàng". Bản chữ Hán sách này không thấy chép: Thái Thượng Hoàng, Hoàng Đế, Hoàng Hậu, Hoàng Tử v.v... Cả đến chữ "vua chết" không viết "đế băng" mà viết "vương hoăng". Có phải khi ở trong "Tứ khổ toàn thư", bộ sử này đã bị người Trung Hoa với cái thủ đoạn chính trị lúc bấy giờ mà sửa khác đi chăng?. 4 "Đại Việt sử ký toàn thư", "Việt sử tiêu án" v.v... đều chép là chùa Chân Giáo. Chùa Chân Giáo được xây cất vào mùa đông năm Mậu Dần, tức là triều vua Lý Anh Tông (1158) theo bộ sử này. Vậy ta có thể nói rằng ở đây chép chùa Thiện Giáo là chép nhầm. 5 Có sách chép là chùa Bảo Nha. 6 Có sách chép Huệ Tông nhường ngôi cho Công chúa Chiêu Thánh vào tháng mười năm Giáp Thìn (1224). Sách "Lịch triều hiến chương loại chí" chép nhà Lý bắt đầu từ Thái Tổ cho đến Chiêu Hoàng (tức Chiêu Vương gồm có chín đời vua). 109 Đại Việt Sử Lược - Phụ Bản Phụ Bản CHÉP VỀ NIÊN HIỆU CÁC TRIỀU VUA THÁI TÔNG1 (1225 - 1257 - ND) Niêm Hiệu: - Kiến Trung (1225-1231-ND) gồm bảy năm. Năm Kiến Trung thứ nhất là năm Ất Dậu (T. L năm 1225-ND). Thiên Ứng Chính Bình (1232- 1250- ND), gồm 19 năm. Năm Thiên Ứng Chính Bình thứ nhất là năm Nhâm Thìn (T.L năm 1232- ND). Nguyên Phong (1251- 1257- ND) gồm 7 năm. Năm Nguyên Phong thứ nhất là năm Tân Hợi (T.L năm 1257- ND). Thánh Tông2 (1258- 1278- ND) Niên Hiệu: Thiệu Phong3 (1258- 1272- ND), gồm 15 năm. Năm Thiệu Phong thứ nhất là năm Mậu Ngọ (T.L năm 1258- ND). Bảo Phù (1273- 1278- ND) gồm 6 năm. Năm Bảo Phù thứ nhất là năm Quý Dậu4 (T.L năm 1273- ND). DỰA THEO "LỊCH TRIỀU HIẾN CHƯƠNG LOẠI CHÍ" VÀ "VIỆT SỬ TIÊU ÁN" 1 Bản chữ Hán sách này chép Thái Tổ là chép nhầm. Thái Tổ tức Trần Thừa (thân phụ của Trần Cảnh) không làm vua, nhưng được truy tôn là Thái Tổ. Thái Tông tên Trần Cảnh, con Trần Thừa, người ở làng Tức Mặc, phủ Thiên Trường. Tổ Tiên vốn là người tỉnh Phúc Kiến nước Trung Quốc. Đến đời ông Tổ là Trần Kinh sang ở nước Nam ta. Trần Kinh sinh ra Trần Hấp, Trần Hấp sinh ra Trần Lý, Trần Lý sinh ra Trần Thừa, Trần Thừa sinh ra vua Thái Tông. Thái Tông nhận ngôi vua của Chiêu Vương ở ngôi 33 năm, làm Thái Thượng Hoàng 19 năm, hưởng thọ 60 tuổi. 2 Thánh Tông: Tên Hoảng con trưởng của vua Thái Tông. Thánh Tông lên ngôi, tôn Thái Tông làm Thái Thượng Hoàng Đế. Thánh Tông trị vị được 21 năm, nhường ngôi làm Thượng Hoàng 13 năm, hưởng thọ 51 tuổi. 3 Sách "Lịch triều hiến chương loại chí" chép là niên hiệu Thiệu Long. 4 Bản chữ Hán chép Kỹ Dậu là chép nhầm. 110 Đại Việt Sử Lược - Phụ Bản Nhân Tông1 (1279- 1292- ND) Niên Hiệu: Thiệu Bảo (1279- 1284- ND), gồm 6 năm. Năm Thiệu Bảo thứ nhất là năm Kỹ Mão (T.L năm 1279- ND). Trùng Hưng (1285- 1292- ND) gồm 8 năm. Năm Trùng Hưng thứ nhất là năm Ất Dậu (T.L năm 1285-ND). Anh Tông2 (1293-1313- ND) Niên Hiệu: Hưng Long (1293- 1313- ND) gồm 21 năm. Năm Hưng Long thứ nhất là năm Quý Tỵ (T.L năm 1293-ND). Minh Tông3 (1314- 1328- ND) Niên Hiệu: Đại Khánh (1314- 1323- ND), gồm 10 năm. Năm Đại Khánh thứ nhất là năm Giáp Dần (T.L năm 1314- ND). Khai Thái (1324-1328- ND) gồm 5 năm. Năm Khai Thái thứ nhất là năm Giáp Tý (T.L năm 1324- ND). Hiến Tông4 (1329- 1340) Niên Hiệu: Khai Hữu (1329-1340- ND) gồm 12 năm. 1 Nhân Tông: tên Khâm. (Khâu thậm thiết thâm, Thượng thanh minh giả)- Theo Ngự chế Việt sử tổng vịnh- vua Tự Đức. Ngài là con trưởng của vua Thái Tông, ở ngôi 14 năm, nhường ngôi, làm Thượng Hoàng 5 năm, xuất gia đi tu 8 năm, hưởng thọ 51 tuổi. 2 Anh Tông: tên Thuyên, con trưởng của vua Nhân Tông. Sách "Lịch triều hiến chương loại chí" chép ngàii tại ngôi đến năm Giáp Dần (1314) và số năm làm vua là 22 năm. Sách này chỉ có 21 năm. Ngài nhường ngôi cho con, làm Thượng Hoàng 7 năm, hưởng thọ 45 tuổi. Sách "Việt sử tiêu án" cũng chép ngài tại ngôi 21 năm 3 Minh Tông: tên Mạnh , con thứ tư của vua Anh Tông. Ngài ở ngôi được 15 năm, nhường ngôi, làm Thượng Hoàng 28 năm, hưởng thọ 58 tuổi. 4 Hiến Tông: tên Vượng, con thứ của vua Minh Tông. Ngài làm vua được 12 năm thì băng, hưởng thọ 23 tuổi. Sách "Lịch triều hiến chương loại chí" và "Ngự chế Việt sử tổng vịnh" chép vua Hiến Tông tại vị 13 năm tức ngài băng hà vào năm Tân tỵ (1341). 111 Đại Việt Sử Lược - Phụ Bản Năm Khai Hữu thứ nhất là năm Kỷ Tỵ (T.L năm 1329- ND). Dụ Tông1 (1341-1369- ND) Niên Hiệu: Thiệu Hưng2 (1341-1357- ND) gồm 17 năm. Năm Thiệu Hưng thứ nhất là năm Tân Tỵ (T.L năm 1341- ND). Đại Trị (1358- 1368- ND) gồm 11 năm. Năm Đại Trị thứ nhất là năm Mậu Tuất (T.L năm 1358- ND). Thiên Định (1369) có một năm. Năm Thiên Định thứ nhất là năm Kỷ Dậu (T.L năm 1369- ND). Thái Vương3 (1370- 1372- ND) Niên Hiệu: Thiệu Khánh (1370- 1372- ND) gồm 3 năm. Năm Thiệu Khánh thứ nhất là năm Canh Tuất (T.L năm 1370- ND). Duệ Tông4 (1373- 1376- ND) Niên Hiệu: Long Khánh (1373- 1376- ND) gồm 4 năm. Năm Long Khánh thứ nhất là năm Quý Sửu (T.L năm 1373- ND). 1 Dụ Tông: tên Hạo con thứ 10 của vua Minh Tông, ở ngôi 29 năm, hưởng thọ 34 tuổi. 2 Sách "Lịch triều Hiến chương loại chí" chép là niên hiệu Thiệu Phong. 3 Thái Vương: Nhiều bộ sử chép là Nghệ Tông. nghệ Tông, theo "Lịch triều Hiến chương loại chí" thì ngài tên Phủ, theo "Việt sử tiêu án" thì tên là Chân, là con thứ ba của vua Minh Tông. Ngài bình được nạn ở trong triều- Dương Nhật Lễ đại nghịch: tiếm vị và sát hại bà Lệ Thánh Hoàng Hậu (tức Hiến Tông Từ Thái Thượng Hoàng Hậu) khôi phục cơ đồ nhà Trần. Ngài ở ngôi 3 năm, nhường ngôi và làm Thượng Hoàng 27 năm, hưởng thọ 74 tuổi. 4 Duệ Tông: tên Kính, con thứ 11 của vua Minh Tông, em vua Nghệ Tông. Nhà vua cầm quân đi đánh Chiêm Thành bị tuẫn nạn, ở ngôi 4 năm, hưởng thọ 41 tuổi. 112 Đại Việt Sử Lược - Phụ Bản Vua Đương Thời: Đế Nghiễn1 (1377-1388- ND) Năm thứ nhất niên hiệu Xương Phù là năm Đinh Tỵ (T.L năm 1377- ND). 1 Sử gia soạn bộ sử này xong vào khoảng năm 1377, tức năm Đinh Tỵ đời vua thứ 10 nhà Trần. Trần Đế Nghiễn, nên gọi là vua đương thời. Vua Duệ Tông tử trận tại thành Đồ Bàn, con trưởng của Duệ Tông là Nghiễn được Thượng Hoàng Nghệ Tông lập làm vua, tức là Phế Đế. Phế Đế (vua bị bức phải thoái vị) là cháu gọi Duệ Tông bằng bác. Lúc bấy giờ Thượng Hoàng yêu dùng họ ngoại, Quý Ly muốn gì được nấy. Bọn Quý Ly, Cự Luận tâu với Thượng Hoàng rằng: "Chưa thấy ai bán con nuôi cháu", và sau đó Đế Nghiễn bị giáng, lập Chiêu Định Vương tên Ngung con út của Nghệ Tông lên ngôi. Phế Đế làm vua 12 năm, bị giáng làm Linh Đức Vương và sau bị Quý Ly giết chết.
File đính kèm:
- dai_viet_su_luoc.pdf