Tài liệu Đạo đức nghề nghiệp nhà báo

Tóm tắt Tài liệu Đạo đức nghề nghiệp nhà báo: ...quan hệ đạo đức, mà đặc trưng là nghĩa vụ của con người. Vì thế, ý thức nghĩa vụ đạo đức được tất cả các thế hệ người trong xã hội vun đắp, gìn giữ, phát triển để trở thành niềm tin, tình cảm thiêng liêng mà mỗi thế hệ người đều gìn giữ, kế thừa, bổ sung và hoàn thiện. Ý thức nghĩa vụ đạo đức mang t...n việc đánh giá đúng sự thật. Vì vậy, nhà báo phải khách quan, trung thực; có sự hiểu biết, thái độ nghiêm túc, chân thành và công tâm. Phản ánh rõ sự thật là thực hiện sự công khai sau khi đánh giá đúng sự thật. Việc này liên quan đến vai trò định hướng và chức năng bảo vệ lợi ích xã hội của báo ch... bóp méo, cắt xén hay trình bày sai lệch. Nhà báo phải cải chính nhanh nhất những điểm không chính xác gây thiệt hại, bảo đảm sự cải chính, xin lỗi tương xứng và dành cho người bị thiệt quyền trả lời trên báo nếu cần. Nhà báo chỉ được thu lượm tin tức, hình ảnh, và minh họa bằng những phương tiện ...

doc51 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 190 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu Đạo đức nghề nghiệp nhà báo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện đại với rất nhiều kênh thông tin, đòi hỏi công chúng thường xuyên phải đưa ra những quyết định đúng đắn và nhanh chóng về cái gì là đúng và thông tin nào nên chọn lựa. Trách nhiệm của báo chí là đáp ứng những yêu cầu đó và hoàn thành nhiệm vụ văn hóa của họ bằng cách đưa ra những bản tin chính xác, công bằng và những bài bình luận có trách nhiệm.
Tất cả những người tham gia vào công việc biên tập, xuất bản, quảng cáo và phát hành nên ủng hộ quyền tự do ngôn luận. Bản thân họ cũng nên có cung cách xử sự đúng đắn để đảm bảo họ hoàn thành đầy đủ trọng trách này, và để nâng cao lòng tin của độc giả.
Tự do và trách nhiệm
Tự do ngôn luận là một quyền cơ bản của con người, và báo chí nắm hoàn toàn quyền tự do đó trong việc tường thuật tin tức và các bài xã luận. Tuy nhiên, để thực hành quyền tự do đó, các cơ quan báo chí phải nhận thức đầy đủ trách nhiệm nặng nề của họ và luôn phải lưu tâm đến việc không làm ảnh hưởng tới lợi ích chung.
Chính xác và công bằng
Báo chí chính là những người ghi lại biên niên sử đầu tiên, và nhiệm vụ của nhà báo chính là không ngừng tìm kiếm sự thật. Việc đưa tin phải chính xác và công bằng, và không nên bị ảnh hưởng bởi thành kiến hay sự quy kết của cá nhân nhà báo. Còn xã luận phải là những ý kiến thành thật diễn đạt niềm tin của người viết, chứ không phải những lời nói để lấy lòng công chúng
Độc lập và khoan dung
Các cơ quan báo chí duy trì sự độc lập của họ vì sự bình luận công bằng và sự tự do ngôn luận. Họ phải bác bỏ sự can thiệp của các thế lực bên ngoài, và quyết tâm duy trì tinh thần cảnh giác trước bất kỳ ai muốn sử dụng tờ báo vì mục đích riêng. Mặt khác, họ nên sẵn sàng cho đăng những ý kiến khác biệt với lập trường của mình, miễn là những ý kiến đó chính xác, công bằng và có trách nhiệm.
Tôn trọng nhân quyền
Các cơ quan báo chí nên tuyệt đối tôn trọng phẩm giá con người, coi trọng danh dự của các cá nhân và đặc biệt chú ý đến quyền riêng tư của họ. Báo chí nên nhận lỗi và sửa lỗi nhanh chóng, và trong trường hợp khi một cá nhân hay tổ chức bị vu khống, thì nên thực hiện ngay các bước để sửa chữa sai lầm, trong đó có việc đưa ra cơ hội cho họ được hồi âm.
Đúng đắn và điều độ
Khi thực hiện nhiệm vụ văn hóa của họ, các cơ quan báo chí phải làm thế nào để các tờ báo có thể dễ dàng đến với bất kỳ bạn đọc nào ở bất cứ nơi đâu. Họ nên cố gắng duy trì sự đúng đắn trong cả việc biên tập và quảng cáo, và trong việc phát hành họ cũng nên duy trì sự điều độ và minh bạch.
Các thành viên của Hiệp hội các nhà biên tập và xuất bản báo chí Nhật Bản, nhận thức đầy đủ các điều của Bộ quy tắc báo chí và cam kết tuân thủ nó trong lĩnh vực kinh doanh báo, đã đưa ra dự thảo Đạo đức kinh doanh báo chí dưới đây. 
Trách nhiệm của nhân viên bán báo
Để phục vụ quyền được biết thông tin của công chúng cũng như hoàn thành nhiệm vụ văn hóa công cộng, các cơ quan báo chí không thể không đảm bảo lượng độc giả rộng lớn. Tất cả những người liên quan đến việc bán báo phải đảm đương trách nhiệm đóng góp vào sự phát triển của một xã hội dân chủ thông qua bổn phận tương ứng của họ.
Duy trì hệ thống giao báo tận nhà
Các tờ báo chỉ có thể thực hiện vai trò của mình khi được tiếp cận với độc giả. Để đảm bảo rằng độc giả có thể đọc báo vào bất kỳ lúc nào và ở bất kỳ đâu, chúng ta quyết tâm duy trì hệ thống giao báo tận nhà và giao báo một cách nhanh chóng, không sai địa chỉ.
Tôn trọng các nguyên tắc 
Tất cả những người liên quan đến việc bán báo đều bắt buộc phải đóng góp vào việc duy trì sự độc lập trong lĩnh vực thuộc quản lý của họ để đảm bảo tự do ngôn luận. Khi thực hiện việc kinh doanh báo chí, chúng ta sẽ nỗ lực để giành được lòng tin và sự nhìn nhận của độc giả bằng cách đưa ra những kỷ luật nghiêm khắc đối với chính bản thân mình và tuân thủ những nguyên tắc vì sự cạnh tranh công bằng một cách ôn hòa và thiện chí.
Đồng hành cùng độc giả
Chỉ bằng cách dành được niềm tin của độc giả thì các tờ báo mới có thể hoàn thành được nhiệm vụ của mình. Tất cả những người liên quan đến việc bán báo ở đây cam kết không ngừng hướng tới sự tự hoàn thiện trong kỷ nguyên mới trong những lĩnh vực như bảo vệ môi trường và đóng góp cho cộng đồng, đồng thời nỗ lực đáp ứng những yêu cầu của độc giả.
Mục đích việc thiết lập quy tắc đạo đức quảng cáo báo chí
Để bảo vệ quyền tự do ngôn luận và tăng cường tính tin cậy của quảng cáo, ngành công nghiệp báo chí mong muốn áp dụng những hạn chế đối với quảng cáo thông qua việc hợp tác và thỏa thuận với những người liên quan đến quảng cáo, chứ không thông qua những điều luật cấm hay sự can thiệp của chính phủ.
Người đăng quảng cáo chính là người trước hết chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung của quảng cáo. Khi đăng quảng cáo trên các trang báo của mình, các cơ quan báo chí phải cân nhắc tác động xã hội của quảng cáo đó, phải xóa đi những quảng cáo không phù hợp và bảo vệ quyền lợi của độc giả cũng như thiết lập những nguyên tắc để duy trì và tăng cường tính tin cậy của quảng cáo. 
Hiệp hội các nhà biên tập và xuất bản báo chí Nhật Bản do đó đã thiết lập Quy tắc đạo đức quảng cáo báo chí, dựa trên sự đồng thuận của các cơ quan báo chí thành viên, và đã công khai thái độ của mình bằng cách tuyên bố những nguyên tắc cơ bản trong việc đăng quảng cáo. Tuy nhiên, bộ quy tắc này không nhất thiết ràng buộc các cơ quan báo chí thành viên trong việc đăng quảng cáo trên báo của họ và nó cũng không có sự bắt buộc nào về mặt luật pháp.
Các thành viên của Hiệp hội các nhà biên tập và xuất bản báo chí Nhật Bản, nhận thức được những nhiệm vụ của quảng cáo trên báo đối với xã hội, phải không ngừng nỗ lực để nâng cao các tiêu chuẩn đạo đức và đáp ứng niềm tin của độc giả:
Quảng cáo trên báo phải nói lên sự thật.
Quảng cáo trên báo không được làm mất đi giá trị của các trang báo.
Quảng cáo trên báo không được vi phạm các luật lệ và quy tắc liên quan đến quảng cáo.
(Đoàn Thúy Hằng dịch)
Bộ quy tắc hành xử của phóng viên Anh
Bộ quy tắc hành xử của phóng viên Anh do Hiệp hội các nhà báo Anh quốc đưa ra, quy định những nguyên tắc chính của báo chí Anh và Ireland từ năm 1939. Nó được cập nhật vào năm 2007.
Các thành viên của Hiệp hội các nhà báo quốc gia được mong đợi tuân theo các nguyên tắc nghề nghiệp sau:
Luôn đi theo và bảo về nguyên tắc tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận và quyền của công chúng được biết thông tin.
Cố gắng đảm bảo rằng thông tin mà họ cung cấp được truyền tải một cách trung thực, chính xác và công bằng.
Nỗ lực hết sức để cải chính những thông tin không chính xác gây nguy hại.
Phân biệt giữa tin tức có thật và ý kiến riêng.
Thu thập tài liệu bằng các phương pháp thật thà, thẳng thắn và cởi mở, trừ những bài điều tra phục vụ lợi ích lớn của cộng đồng và liên quan tới những bằng chứng mà không thể có được nếu phóng viên sử dụng các biện pháp minh bạch.
Không làm gì để xâm hại đến đời tư, nỗi đau hay sự khốn cùng của bất kỳ ai, trừ phi vì lợi ích rất lớn của cộng đồng.
Bảo vệ bí mật của nguồn tin và những tài liệu thu thập được trong quá trình tác nghiệp.
Chống lại những đe doạ hay bất kỳ thế lực nào muốn gây ảnh hưởng, bóp méo và đàn áp thông tin.
Không tranh thủ làm lợi cho cá nhân mình một cách không công bằng nhờ vào những nguồn tin thu thập được trong quá trình tác nghiệp trước khi thông tin đó trở thành kiến thức của cộng đồng.
Không tạo ra những sản phẩm có nhiều khả năng dẫn tới sự hận thù hoặc phân biệt dựa trên tuổi tác, giới tính, chủng tộc, sắc da, nguồn gốc, tình trạng thân nhân, sự ốm yếu tàn tật, tình trạng hôn nhân và xu hướng tình dục.
Không phát biểu, viết hay xuất hiện dưới sự trợ giúp của bất kỳ sản phẩm thương mại hay dịch vụ nào, mà sản phẩm đó có quảng cáo trên phương tiện truyền thông mà người phóng viên đó làm thuê.
Tránh đạo văn. 
 Khổng Thanh Loan 
 Dịch từ tài liệu của Hiệp hội các nhà báo Anh quốc
Nhà báo: Đạo đức là trách nhiệm
Nhà báo có vai trò quan trọng vì tin bài của họ ảnh hưởng tới quan niệm và hành động của nhiều người. Vì thế nhà báo không chỉ cần rèn giũa những kỹ năng chuyên môn mà còn cần phải có đạo đức để phân biệt sự khác nhau giữa hành vi đúng và sai, và họ phải luôn cố gắng hết sức để làm những điều đúng đắn.
Báo chí là một công cụ mạnh của ngành dân sự. Đi cùng với sức mạnh này là trách nhiệm phải trung thực, độc lập và công bằng. Khi nhà báo không có đạo đức, họ có thể làm hại nhiều người. Họ có thể làm hại nguồn tin, tờ báo của họ, độc giả của họ và cả xã hội nói chung. Diễn đàn Nghiệp vụ Báo chí xin giới thiệu những nguyên tắc cơ bản về đạo đức báo chí trong cuốn "Cẩm nang viết tin" của Peter Eng và Jeff Hodson.
Nói sự thật
Đừng nói dối để có được tin, bài. Khi nhà báo giới thiệu mình với nguồn tin, hãy nói rõ tên của mình, tên của tổ chức thông tấn, và nói rằng bạn đang viết một tin (bài). Đừng nói bạn là bác sĩ hay một quan chức chính phủ để lấy tin hoặc để vào được nơi nào đó. Đừng ghi âm các cuộc đối thoại nếu không được phép. Khi lời nói dối của bạn bị phát hiện, nó sẽ làm ảnh hưởng đến danh tiếng của tờ báo, và có thể nguồn tin sẽ không bao giờ trả lời phỏng vấn của bất kỳ ai đến từ tờ báo của bạn nữa.
Hãy luôn nói sự thật khi viết bài. Hãy làm tất cả những gì có thể để đảm bảo thông tin đó đúng, hoàn chỉnh, cân bằng và công bằng. Đừng bóp méo sự thật và phải chắc chắn đó không phải là "tin vịt." Nếu sau này phát hiện ra bài viết của bạn bị sai thì phải đăng cải chính trên báo để bạn đọc biết được sự thật.
Bạn hãy luôn nhớ rằng: Cho dù quan điểm riêng của bạn về một vấn đề như thế nào thì cũng phải đưa quan điểm từ mọi phía vào bài viết.
Một số nhà báo viết tin, bài hay đưa quan điểm riêng vào. Họ đưa quan điểm của cá nhân hoặc có thể là quan điểm của tổ chức đã tài trợ cho báo. Họ hay có thói quen phê phán người khác, ví dụ như các chính trị gia, nhưng lại không thèm quan tâm xem có sự thật trong lời phê phán đó hay không. Nguy hiểm ở chỗ, nhiều độc giả nghĩ những phê phán đó là đúng vì nó được đăng tải trên báo.
Tổng biên tập, chủ tờ báo của bạn hay các nhà quảng cáo có thể ép bạn đưa một số quan điểm vào trong tin, bài. Thậm chí có thể có những điều không đúng. Chúng ta đều biết khó mà không nghe theo. Nhưng đây mới là lúc bạn phải nghĩ đến trách nhiệm đối với nghề nghiệp và xã hội.
Một số nhà báo là phóng viên chuyên mục - họ viết các bài bày tỏ quan điểm cá nhân. Được thôi, nếu như những mục đó được tách hẳn khỏi phần tin, bài. Nhưng ý kiến của phóng viên phải có sự hỗ trợ của thực tế. Phóng viên chuyên mục không thể cứ thế mà bày tỏ sự thiên vị của mình.
Khi đăng tải thông tin sai hoặc làm ảnh hưởng tới uy tín của một người nào đó thì sẽ bị gọi là bôi nhọ (libel). Ở nhiều nước, người bị ảnh hưởng có thể kiện nhà báo đó cũng như cơ quan báo chí của anh ta ra tòa vì tội bôi nhọ. Nếu người đó thắng kiện, có thể tòa sẽ bắt cơ quan báo chí của anh ta phải trả một khoản bồi thường lớn. Vì vậy sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín và tài chính của cơ quan nơi nhà báo đó làm việc, thậm chí có khi phải đóng cửa. Luật về bôi nhọ trên báo chí ở mỗi quốc gia một khác. Các nhà báo nên nắm Luật Báo chí của nước mình.
Đừng nói bốc lên hay tạo ra sự thù địch
Chúng ta đều biết xung đột tạo ra tin, và tin-bài về xung đột thì giúp bán được báo. Xung đột về sắc tộc, tôn giáo, chính trị và các vấn đề khác có thể gây ra bạo động trên đường phố. 
Nhà báo có đạo đức sẽ không phóng đại các cuộc xung đột trong bài viết hay ảnh của mình vì có thể sẽ làm cho tình hình thêm trầm trọng. Và họ cũng không dùng tin-bài của mình để tạo ra sự căm ghét đối với những người ở những chủng tộc, tôn giáo hay những nhóm khác. 
Phục vụ công chúng, không phục vụ bản thân
Nhà báo giỏi chỉ phục vụ lợi ích của công chúng. Đừng dùng nghề nghiệp của mình để làm lợi cho cá nhân. Đừng dùng thông tin từ nguồn tin của mình để kiếm tiền. Đừng dây dưa vào quan hệ làm ăn với nguồn tin và đừng để mình bị sử dụng cho lợi ích của những nhóm chính trị hay xã hội nào đó. Đừng để rơi vào những tình huống mà mình có thể bị dày vò bởi xung đột về lợi ích. 
 Đừng kiếm tiền, quà hay sự giúp đỡ của những người khác, kể cả các quan chức chính phủ, các chính trị gia và các thương nhân. Nhiều người trong số họ sẽ bảo rằng họ cho bạn những thứ này chỉ là vì tốt với bạn, nhưng thực ra họ đang gây ảnh hưởng với những loại tin-bài mà bạn viết. Họ đang hối lộ. Trong những tình huống như thế, bạn phải tự cân nhắc nên làm gì. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải luôn phấn đấu để đạt được điều lý tưởng nhất là sự độc lập. Đừng nghĩ rằng quà hối lộ là một phần thu nhập bình thường.
Đừng đánh cắp tác phẩm của người khác
Đừng lấy cắp tin, bài và ảnh của người khác để đưa vào báo của bạn, trừ khi bạn đã xin phép trước và tôn người ta lên bằng cách nói cho độc giả biết là họ đã làm công việc đó. Kể cả những tài liệu trên Internet cũng phải được trích nguồn rõ ràng. Nếu không làm như vậy tức là bạn đang lừa dối độc giả. Và bạn đang vi phạm quyền tác giả của các nhà báo bị bạn đánh cắp tác phẩm.
Đương nhiên, để thực hiện điều này không phải dễ. Một số tờ báo nhỏ lập luận rằng họ phải lấy bài và ảnh của người khác vì họ không có đủ tiền và nhân viên để đi kiếm tài liệu. Nhưng lấy cắp tác phẩm của người khác là một trong những vi phạm đạo đức nghiêm trọng nhất trong nghề báo. Chúng ta gọi đó là đạo văn. Tại một số quốc gia, bạn có thể bị kiện về tội đạo văn.
Hãy công bằng
Công bằng và cân bằng là hai yếu tố có ý nghĩa quan trọng đối với một bài báo. Cần phải có một bài báo hoàn chỉnh và không được bỏ qua những chi tiết quan trọng. Phải tìm mọi cách có thể để có ý kiến của những người bị buộc tội có hành vi sai trái. Khi đưa tin, bài hoặc ảnh về tội phạm thì đừng đối xử với họ như là tội phạm chỉ vì cảnh sát đã bắt họ. Mọi người có quyền bảo vệ mình ở tòa. Họ vẫn vô tội cho tới khi nào tòa xem xét bằng chứng và ra phán quyết rằng họ có tội.
Hãy biết thông cảm
Cần rèn luyện tính cẩn thận, nắn nót khi đưa tin, bài và ảnh. Tránh dùng những ngôn ngữ bậy bạ như chửi bới hoặc miêu tả thô tục những hành vi tình dục hoặc cơ thể người. Tránh những gì quá lộ liễu hoặc kinh dị, đặc biệt là khi đưa tin về tai nạn, tội phạm và thảm họa. Hãy nghĩ tới cảm giác của người nhà nạn nhân. Bạn sẽ nghĩ thế nào nếu như cái chết của em gái mình được miêu tả cặn kẽ và xác bị phơi bày trên mặt báo? Có cần phải dùng tên và hình ảnh của một nạn nhân nhỏ tuổi bị cưỡng dâm không nếu việc đó gây ra sự nhục nhã cho em đó ở địa phương?
Chúng ta đều biết tình dục và máu me giúp một số loại báo bán chạy. Nhưng việc của phóng viên không phải là bán báo. Việc của chúng ta là cung cấp thông tin cho mọi người.
Tôn trọng quyền riêng tư
Mọi người có quyền được sống cuộc đời của họ một cách yên ổn. Bạn nghĩ thế nào nếu một tờ báo phơi bày cuộc sống tình yêu hoặc vấn đề sức khỏe của bạn cho cả thế giới biết?
Tuy nhiên cũng có ngoại lệ. Quan chức chính phủ ít có quyền riêng tư hơn vì họ là công bộc của dân, được nhân dân trả lương và hành động của họ có tác động tới người dân. Những nhân vật khác như các ngôi sao điện ảnh, ca sĩ cũng có thể được công chúng quan tâm tới đời tư. Chẳng hạn có lần báo chí Thái Lan phơi bày chuyện sư sãi có quan hệ tình dục với gái làng chơi. Họ rất đúng khi đưa tin về những chuyện đó bởi đây là mối quan tâm của người dân Thái Lan - những người đã quyên góp rất nhiều tiền bạc và những đồ cúng khác cho các nhà sư để nuôi họ và coi họ như là những người dẫn dắt cộng đồng và người thầy của đạo đức.
Tôn trọng nguồn tin
Bạn có trách nhiệm không chỉ với công chúng mà cả với nguồn tin. Ví dụ, nếu nguồn tin trao cho bạn một thông tin nhạy cảm với điều kiện bạn không được nêu tên họ thì bạn phải giữ lời. Bạn không được nêu tên nguồn tin ở trong bài hoặc ở những chỗ khác. Việc đó có thể gây hại cho đời sống cá nhân hoặc công việc của nguồn tin và đôi khi còn làm nguy hiểm tới tính mạng của họ. 
Thảo luận với đồng nghiệp
Khi có vấn đề liên quan đến đạo đức, đừng tự mình giải quyết. Hãy tranh luận với đồng nghiệp. Hình dung xem hành động của mình sẽ tác động như thế nào đến người khác. Ai sẽ được? Ai sẽ mất? Ai sẽ bị hại? Xem các nhà báo khác giải quyết những vấn đề tương tự như thế nào?
Bộ nguyên tắc đạo đức
Tất cả các cơ quan báo chí đều nên xây dựng một bộ nguyên tắc đạo đức cho phóng viên và biên tập viên của mình. Nên xác định rõ loại hành vi nào có thể có ở các nhà báo và loại hành vi nào thì không thể chấp nhận được. Cũng nên xác định rõ những người vi phạm các nguyên tắc này thì sẽ bị xử phạt như thế nào. Tất cả các phóng viên, biên tập viên của cơ quan báo chí đều được cung cấp và hiểu rõ bộ nguyên tắc đó./.
MỘT SỐ NHẬN XÉT
Những quy định đạo đức nghề nghiệp và nguyên tắc hoạt động trên đây của báo chí nước ngoài, mặc dù có những điểm khác biệt với báo chí nước ta xuất phát từ bản chất của mỗi nền báo chí, nhưng tất cả đều thống nhất trên những nội dung chủ yếu sau đây:
Đề cao tính khách quan, trung thực, tôn trọng sự thật và sự công bằng trong hoạt động báo chí và thông tin. 
Đề cao trách nhiệm xã hội của báo chí và nhà báo.
Đảm bảo sự đoàn kết quốc gia, quốc tế, chống phân biệt chủng tộc, giới tính, màu da, tín ngưỡng, tôn giáo, chống chủ nghĩa bè phái.
Tôn trọng đời tư công dân, quyền con người, không kết tội nhân vật khi chưa có tuyên án của tòa. Phải bảo vệ quyền trẻ em, người khuyết tật, người bệnh và các nạn nhân khi thông tin.
Nghỉa vụ phải cải chính, xin lỗi khi thông tin sai sự thật, xúc phạm danh dự uy tín của tổ chức, công dân.
Tôn trọng bản quyền tác giả và bảo vệ bí mật nguồn tin, tôn trọng đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp.
 Nhiều quy định đạo đức nghề nghiệp còn cụ thể hóa phương thức hoạt động của nhà báo, chỉ được dùng các phương tiện công khai, trung thực và rõ ràng để thu lượm tin tức, hình ảnh và minh họa. Không được dùng những phương tiện không đứng đắn, phương pháp thiếu chân chính, phạm luật trong tác nghiệp. Điều này được lý giải do báo chí là một không gian công cộng, hoạt động báo chí mang tính công khai, mà đặc trưng là sự trung thực nên nhà báo phải tuân thủ những nguyên tắc đạo đức trên. Đối với những trường hợp ngoại lệ, phải dựa trên tính chất quan trọng của thông tin, liên quan đến việc bảo vệ lợi ích của xã hội và trong những vụ chống tiêu cực, chống tội phạm thì nhà báo có thể che giấu thân phận và dùng xảo thuật, kỹ thuật để tiếp cận nguồn tin tìm ra bản chất của sự thật. Tuy nhiên, việc làm này phải được Tổng bên tập đồng ý, quá trình thực hiện không vi phạm pháp luật và khi xong việc, đăng bài phải nói rõ cho công chúng biết để vẫn đảm bảo tính công khai, trung thực của nhà báo.
Trong kinh tế thị trường, việc phát hành, quảng cáo trên báo chí đã trở thành nhu cầu phổ biến của cả báo chí lẫn doanh nghiệp và xã hội. Vì vậy một số quy định đạo đức nghề nghiệp nhà báo (như của Nhật Bản, Nga, Hồng Kông) còn mở rộng sang lĩnh vực phát hành, quảng cáo. Yêu cầu khi thực hiện quảng cáo, báo chí phải trung thực, không làm mất đi giá trị của các trang báo và các chương trình phát thanh truyền hình, không xâm phạm lợi ích của công chúng.
***************************
Tài liệu tham khảo
Giáo trình đạo đức học – Khoa triết – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh – Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia – Hà Nội 2000.
Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội – Giáo sư tiến sĩ Huỳnh Khái Vinh (chủ biên) – Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia – Hà nội 2001.
Đạo đức trong nền công vụ - Tô Tử Hạ, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Thị Kim Thảo – Nhà Xuất bản Lao Động Xã hội – Hà Nội 2002.
Đạo đức là cái gốc của người cách mạng (Tuyển tập Hồ Chí Minh, tập 3, trang 205 và 700). Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia – Hà Nội 2002.
Những vấn đề cơ bản của đạo đức nghề nghiệp nhà báo (G.V.Ladutina – Hoàng Anh biên dịch – Nhà xuất bản Lý luận chính trị - 2004).
Từ lý luận đến thực tiễn báo chí – GSTS Tạ Ngọc Tấn – Nhà Xuất bản VHTT - 1999
Mắt sáng, lòng trong, bút sắc – Hữu Thọ - Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia – Hà Nội.
Những Quy định Đạo đức nghề nghiệp của Người làm báo Việt Nam (Hội Nhà Báo VN) và Luật Báo chí (1990), Luật Báo chí sửa đổi (1999).
Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (Ban tư tưởng Văn hóa Trung ương – Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia – Hà Nội – 2007)
Các trang web: Nghề báo và Vietnam Journalism

File đính kèm:

  • doctai_lieu_dao_duc_nghe_nghiep_nha_bao.doc
Ebook liên quan