Tài liệu Dạy lớp 2 theo chương trình Tiểu học mới
Tóm tắt Tài liệu Dạy lớp 2 theo chương trình Tiểu học mới: ...Các nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng vai. + Các nhóm lên đóng vai. + Cả lớp thảo luận, nhận xét. + GV kết luận. Khi sử dụng phương pháp này, cần lưu ý : + Nội dung phải phù hợp với bài Đạo đức, với lứa tuổi và điều kiện lớp học. + Tình huống nên để mở. + Dành thời gian phù hợp cho chuẩn b...ắc, đậm nhạt ; Quan sát để cảm thụ vẻ đẹp của đối tượng. Vì vậy phương pháp quan sát cần : - Từ bao quát đến chi tiết (từ cái chung đến cái riêng, chi tiết, bộ phận) ; - So sánh, đối chiếu để tìm ra cấu trúc, đặc điểm của đối tượng (so sánh theo chiều ngang, chiều dọc ; so sánh đậm với nhạ... là lấy hoạt động và kết quả thực hành của HS làm trọng tâm nên khi đánh giá kết quả học Thủ công, GV cần căn cứ vào những tiêu chí sau : - Mức độ biết hoặc hiểu bài của HS. - Mức độ thành công của hoạt động thực hành, thể hiện ở sản phẩm hoàn thành. Tuỳ mục tiêu từng bài mà nhận xét, đánh...
y môn Nghệ thuật (phần Thủ công). 2. Thời gian : 16 phút. 3. Đặc điểm của người học băng hình Trước khi tham gia bồi dưỡng, GV chưa được bồi dưỡng về PPDH theo hướng phát huy tính tích cực của HS trong dạy - học Thủ công. Đa số GV quen với việc truyền thụ kiến thức một chiều theo kiểu "Thầy giảng - trò nghe". HS ít được hoạt động trong giờ học Thủ công. Riêng trong bước GV hướng dẫn thao tác mẫu, GV thường chỉ sử dụng phương pháp làm mẫu kết hợp với giảng giải, HS chỉ việc quan sát và bắt chước theo từng thao tác của GV. Với PPDH như vậy, HS rất chóng quên, bị động và thiếu tính tích cực. Sau khi GV hướng dẫn xong nếu không nhìn vào hình trong SGK thì HS khó có thể tự mình thực hiện được các thao tác. Còn theo cách dạy thể hiện trong tài liệu băng hình, khi hướng dẫn thao tác mẫu, GV luôn tạo điều kiện để HS chủ động, tích cực thu nhận kiến thức, thể hiện ở việc GV không dạy theo kiểu bắt chước (GV làm tới đâu, HS làm theo tới đó) mà luôn yêu cầu HS quan sát các thao tác do GV thực hiện và liên hệ với các hình thể hiện trong quy trình khi GV đang hướng dẫn. Sau khi hướng dẫn xong toàn bộ các thao tác, GV mới tổ chức cho HS làm thử và thực hành làm ra sản phẩm. 4. Nội dung của băng hình a) Nội dung của bài học là gấp máy bay phản lực. Nội dung này cũng được thực hiện qua 3 hoạt động dạy - học chủ yếu : HS quan sát, nhận xét mẫu máy bay phản lực - GV hướng dẫn thao tác gấp máy bay phản lực - HS thực hành gấp máy bay phản lực. Đoạn băng thứ 2 minh hoạ cho hoạt động hướng dẫn thao tác mẫu của GV. b) PPDH thể hiện trong băng hình là phương pháp làm mẫu kết hợp với phương pháp vấn đáp và phương pháp giải thích - minh hoạ. c) Kết quả HS cần đạt được khi học trích đoạn này : HS biết cách gấp máy bay phản lực theo quy trình kĩ thuật. 5. Tài liệu hướng dẫn học tập băng hình a) Giới thiệu tóm tắt nội dung của đoạn băng : Đoạn băng hình này thể hiện PPDH và cách tổ chức thực hiện các nội dung trong bước hướng dẫn thao tác mẫu theo hướng phát huy tính tích cực của HS qua bài 2 "Gấp máy bay phản lực" trong SGV Nghệ thuật 2 - phần Thủ công. b) Hoạt động trước khi xem băng hình Trước khi xem đoạn băng hình 2 minh hoạ cho việc đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực của HS, bạn hãy thực hiện những việc sau : - Đọc kĩ lại thông tin về các PPDH đặc trưng của môn Thủ công trong tài liệu "Dạy lớp 2 theo CTTH mới" (NXB Giáo dục, 2002) và thông tin phản hồi về định hướng đổi mới PPDH Thủ công trong mục II của tài liệu này. - Tiếp theo, bạn hãy đọc kĩ mục tiêu, nội dung của bài 2 "Gấp máy bay phản lực" trong SGV Nghệ thuật 2 - phần Thủ công. Sau đó, xác định PPDH và cách tổ chức hoạt động hướng dẫn thao tác mẫu theo hướng phát huy tính tích cực của HS nhằm đạt được mục tiêu của hoạt động (HS biết cách gấp tên lửa theo quy trình kĩ thuật). Bạn hãy ghi tóm tắt các ý kiến của bạn vào giấy để tiện cho việc đối chiếu với những PPDH được thể hiện trong băng hình. c) Trong khi xem băng, bạn hãy suy nghĩ về những vấn đề sau : - Bạn hãy liên hệ những điều kiện tại lớp học trong băng hình với điều kiện của chính bạn. Nếu điều kiện học tập của lớp bạn không giống với lớp học trong băng, bạn sẽ điều chỉnh ra sao để có thể đảm bảo giờ dạy của bạn đạt được thành công tương tự như giờ học trong băng ? - Các mục tiêu giảng dạy được thể hiện trong băng hình : + Về mục tiêu cần đạt được khi GV hướng dẫn thao tác mẫu gấp máy bay phản lực. + Về PPDH được thể hiện trong băng. + Về kết quả học tập. d) Các hoạt động sau khi xem băng - Thảo luận theo các điểm a, b của mục 2. - Sau khi thảo luận và phân tích băng hình, bạn hãy thử lập kế hoạch bài giảng và dạy thử bước hướng dẫn thao tác mẫu của một bài trong SGV Nghệ thuật 2 - phần Thủ công. - Sau khi lập kế hoạch và giảng xong, bạn hãy cùng nhóm chuyên môn thảo luận, phân tích sự thành công trong việc đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực của HS khi bạn tổ chức hướng dẫn thao tác mẫu. e) Bạn hãy xem băng lại một lần nữa và tiếp tục trả lời các câu hỏi sau : - GV đã bắt đầu việc hướng dẫn thao tác mẫu gấp máy bay phản lực như thế nào ? - Khi hướng dẫn thao tác gấp máy bay phản lực, các thao tác được GV thực hiện như thế nào? (tốc độ, sự thành thạo, sự phối hợp giữa thao tác của GV với sử dụng quy trình kĩ thuật...) - Các PPDH được GV sử dụng khi hướng dẫn thao tác mẫu là những phương pháp nào ? Sự phối hợp các phương pháp trong hoạt động này có hợp lí không ? Có phát huy được tính tích cực của HS không ? - Cách hướng dẫn thao tác mẫu của GV như vậy có giúp HS biết cách gấp máy bay phản lực và gấp được không ? Hãy phân tích ý kiến của bạn. - Sau khi hướng dẫn thao tác mẫu, việc GV gọi 2 em HS lên bảng thực hiện các thao tác, đồng thời yêu cầu HS cả lớp cùng tập gấp có hợp lí không ? Tại sao bạn lại cho là hợp lí (hoặc cho là chưa hợp lí) ? - Đánh giá của bạn về những thành công và chưa thành công của giờ dạy được thể hiện trong băng hình. - Cách hướng dẫn thao tác mẫu mà bạn vừa thực hiện có những điểm nào giống, điểm nào khác so với cách hướng dẫn thao tác thể hiện trong băng hình ? - Những điểm bạn rút ra qua hoạt động xem đoạn băng hình 2. Thông tin phản hồi cho đoạn băng hình 2 - Những nội dung được trình bày trong mục c.2 đã nói rõ với bạn về PPDH và cách tổ chức thực hiện các nội dung trong bước hướng dẫn thao tác mẫu theo hướng phát huy tính tích cực của HS. - Đối với đoạn băng hình này, mục tiêu cần phải đạt được là HS biết cách gấp máy bay phản lực theo quy trình kĩ thuật. Vì vậy, khi thực hiện bước này, GV đã tiến hành các công việc sau : + Nêu cách chuẩn bị và cách đặt giấy gấp qua việc đối chiếu tờ giấy dùng để gấp máy bay phản lực với hình tờ giấy gấp thể hiện trong quy trình. + Thực hiện từng thao tác gấp theo cách vừa thao tác vừa liên hệ với hình thể hiện thao tác gấp trong quy trình kĩ thuật treo trên bảng. Việc liên hệ này được HS thực hiện theo cách trả lời các câu hỏi của GV. Các thao tác được GV thực hiện với tốc độ vừa phải nên HS dễ theo dõi và nhớ được cách thực hiện. Với cách hướng dẫn như thế này, HS có thể nhìn vào bảng quy trình treo trên bảng để tự mình thực hiện các thao tác gấp sau khi GV đã hướng dẫn xong. Mặt khác, còn buộc HS phải tích cực quan sát, động não khi GV hướng dẫn thao tác mẫu. Tuy nhiên, khi hướng dẫn thao tác mẫu, GV chỉ làm có một lần nên những HS khả năng chậm tiếp thu khó có thể tiếp thu được ngay toàn bộ các thao tác. Nhìn chung, GV nên hướng dẫn hai lần. Một lần hướng dẫn chậm từng thao tác, vừa gấp vừa giải thích cách thực hiện thao tác một lần gấp với tốc độ vừa phải toàn bộ các thao tác để HS biết tổng thể các thao tác gấp. + Sau khi hướng dẫn thao tác xong, GV gọi HS nhắc lại các bước và thực hiện các thao tác GV vừa hướng dẫn. Đây là việc làm bắt buộc nhằm giúp GV đánh giá được mức độ tiếp thu của HS và có những sửa chữa, uốn nắn hoặc có hướng dẫn bổ sung kịp thời trước khi tổ chức cho HS cả lớp thực hành. + Khi gọi HS lên bảng thao tác mẫu, GV nên yêu cầu cả lớp theo dõi, quan sát các thao tác của bạn để có ý kiến nhận xét sau khi HS trên bảng đã thực hiện xong các thao tác. Sau đó mới tổ chức cho HS tập làm vào cuối tiết 1 thì hợp lí hơn. Nhìn chung, thành công nhất của GV thể hiện trong đoạn băng hình này là cách diễn đạt chậm rãi, rõ ràng, các thao tác được thực hiện một cách chuẩn xác với tốc độ vừa phải, đảm bảo cho mọi HS trong lớp đều quan sát được và tiếp thu được. Tuy nhiên cũng còn một số chỗ chưa hoàn chỉnh (như đã nêu trên). Đây là những điểm GV cần rút kinh nghiệm khi tổ chức thực hiện bước hướng dẫn thao tác mẫu trong thực tế dạy - học Thủ công. C - ĐOẠN BĂNG HÌNH 3 1. Tên băng hình : Băng hình bồi dưỡng GV lớp 2 dạy môn Nghệ thuật, phần Thủ công. 2. Thời gian : 16 phút. 3. Đặc điểm của người học băng hình Trước đây, GV ít quan tâm đến việc phát huy tính tích cực của HS trong các giờ học Thủ công. Đa số GV dạy theo kiểu bắt chước, GV thực hiện đến thao tác nào, HS làm theo thao tác đó. Sau đó giao nhiệm vụ cho HS về nhà hoàn thành sản phẩm để giờ học sau mang tới lớp nộp cho cô giáo chấm điểm. Nhiều HS không nhớ hoặc chưa hiểu cách làm nên nhờ bố, mẹ hoặc người lớn làm giúp để được điểm cao. Vì vậy, có thể nói, trong các giờ học Thủ công trước đây, HS ít được rèn kĩ năng thực hành, không có điều kiện để phát huy khả năng sáng tạo và thiếu hứng thú trong giờ học. Chất lượng, hiệu quả của việc dạy - học Thủ công nhìn chung là thấp. Chính vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy Thủ công nhằm phát huy được tính tích cực, sáng tạo của HS trong các giờ học Thủ công nói chung, trong bước tổ chức cho HS thực hành nói riêng là rất cần thiết. 4. Nội dung a) Nội dung cơ bản của bài học là làm đồng hồ đeo tay. Nội dung này cũng được thực hiện qua 3 hoạt động dạy - học chủ yếu : HS quan sát, nhận xét mẫu đồng hồ đeo tay được làm bằng giấy - GV hướng dẫn thao tác làm đồng hồ đeo tay bằng giấy - HS thực hành làm đồng hồ đeo tay. Đoạn băng hình 3 minh hoạ cho hoạt động tổ chức HS thực hành. b) PPDH thể hiện trong băng hình là phương pháp thực hành kĩ thuật (huấn luyện - luyện tập). c) Kết quả HS cần đạt được khi học trích đoạn này : HS làm được đồng hồ đeo tay bằng giấy theo quy trình kĩ thuật. Qua hoạt động thực hành và trang trí sản phẩm, HS rèn được kĩ năng thực hành, phát triển được khả năng sáng tạo và hứng thú đối với giờ học Thủ công. 5. Tài liệu hướng dẫn học tập băng hình a) Nội dung của đoạn băng hình này thể hiện PPDH và cách tổ chức cho HS thực hành theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS qua các hoạt động : GV tổ chức cho HS luyện tập các thao tác làm đồng hồ đeo tay - HS trình bày, trang trí đồng hồ đeo tay sau khi hoàn thành sản phẩm - HS trưng bày sản phẩm - HS tự nhận xét sản phẩm - GV nhận xét, đánh giá sản phẩm theo 2 mức : hoàn thành (gồm có hoàn thành và hoàn thành tốt) và chưa hoàn thành. b) Trước khi xem đoạn băng hình này, bạn hãy thực hiện một số công việc tương tự như bạn đã thực hiện trước khi xem đoạn băng hình 2. Chỉ khác là bạn hãy đọc kĩ mục tiêu, nội dung của bài 15 "Làm đồng hồ đeo tay" trong SGV Nghệ thuật 2 - phần Thủ công. Sau đó, bạn hãy suy nghĩ xem bạn sẽ tổ chức cho HS thực hành làm đồng hồ đeo tay như thế nào để đạt được mục tiêu, đồng thời phát huy được tính tích cực, sáng tạo của HS. Bạn hãy ghi vào giấy những ý kiến của bạn để tiện cho việc đối chiếu với những PPDH và cách tổ chức thực hành được thể hiện trong băng hình. c) Trong khi xem băng hình, bạn hãy suy nghĩ về những vấn đề sau : - Điều kiện lớp học của bạn có giống như điều kiện lớp học được thể hiện trong băng hình không ? (điều kiện về diện tích, ánh sáng, số lượng HS trong lớp, bàn, ghế, bảng...). Nếu điều kiện lớp học của bạn không được như lớp học trong băng hình, bạn sẽ làm thế nào để có thể đảm bảo hoạt động thực hành của HS trong lớp bạn đạt được thành công như giờ học trong băng ? - Các mục tiêu giảng dạy được thể hiện trong băng hình : + Về mục tiêu cần đạt được khi tổ chức cho HS thực hành gấp đồng hồ đeo tay. + Về PPDH được GV thể hiện trong băng hình khi tổ chức cho HS thực hành. + Về kết quả học tập. d) Các hoạt động sau khi xem đoạn băng hình này lần thứ nhất - Thảo luận về những vấn đề được nêu trong mục a, b. - Sau khi thảo luận và phân tích băng hình, bạn hãy thử lập kế hoạch bài dạy cho bước tổ chức thực hành và tổ chức dạy thử, trong đó có sử dụng các PPDH và cách tổ chức thực hành như băng hình. - Lập kế hoạch và giảng thử xong, bạn hãy cùng nhóm chuyên môn thảo luận về bài giảng của bạn và phân tích những thành công, chưa thành công trong việc sử dụng các PPDH cũng như cách tổ chức cho HS thực hành. e) Bạn hãy xem lại đoạn băng hình này lần thứ hai và trả lời các câu hỏi sau : - GV đã bắt đầu việc tổ chức cho HS thực hành như thế nào ? Vào thời điểm nào của bài học ? - Các PPDH được GV sử dụng khi tổ chức cho HS thực hành ? Theo bạn, cách sử dụng các PPDH như vậy có phát huy được tính tích cực, sáng tạo của HS không ? Vì sao ? - Các công việc được GV thực hiện khi tổ chức cho HS thực hành làm đồng hồ đeo tay là gì ? - Cách GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm, tự đánh giá sản phẩm, sau đó GV nhận xét, đánh giá như trong băng hình có được không ? Hãy phân tích làm rõ ý kiến của bạn. - Cách GV kết thúc giờ học (trong băng hình) như thế nào ? - Đánh giá của bạn về những thành công và chưa thành công của giờ học trong băng hình. Bạn sẽ làm thế nào để khắc phục những chỗ chưa thành công ? Thông tin phản hồi cho đoạn băng hình 3 - Bạn hãy đọc kĩ mục c.3 trong tài liệu bồi dưỡng GV dạy Thủ công lớp 2, trong đó đã nêu rõ mục tiêu, yêu cầu cần đạt được, PPDH chủ yếu và cách tổ chức hoạt động thực hành. Sau đó đối chiếu với việc thực hiện bước này trong băng hình để xem GV đã làm tốt những việc nào và chưa làm tốt những việc nào. - Hoạt động thực hành thường được thực hiện trọn vẹn trong tiết 2. Khi bắt đầu tiết 2, bao giờ GV cũng phải tổ chức cho HS nhắc lại những bước làm ra sản phẩm đã học ở tiết 1. Vì vậy, trong đoạn băng hình này, GV đã bắt đầu tiết học bằng việc gọi HS nhắc lại các bước làm đồng hồ. Sau đó GV nhận xét và nhắc lại một lần nữa. Khi nhắc lại, GV không giảng cặn kẽ như tiết 1 mà chỉ lưu ý những thao tác khó. Ví dụ như thao tác luồn dây đồng hồ vào mặt đồng hồ, thao tác vẽ mặt đồng hồ sao cho cân đối và đúng. Việc sử dụng bảng quy trình làm đồng hồ khi GV nhắc lại các bước thực hành là rất cần thiết nhằm giúp HS nhớ lại một cách có hệ thống các thao tác làm ra sản phẩm. Bảng quy trình kĩ thuật cần được treo trên bảng trong suốt quá trình HS thực hành vì HS không có SGK. Bảng quy trình sẽ giúp các em nhớ lại các thao tác và thực hành làm ra sản phẩm thuận lợi, dễ dàng hơn. - Trước khi tổ chức cho HS thực hành, GV đừng quên việc kiểm tra nguyên liệu, dụng cụ thực hành của HS. Nếu có HS không có nguyên liệu hoặc dụng cụ thực hành, GV cần có cách giúp đỡ nhằm đảm bảo không có HS nào ngồi chơi trong giờ thực hành. - Khi tổ chức cho HS thực hành, GV đến các bàn, các nhóm để quan sát, uốn nắn, giúp đỡ những em còn lúng túng. Đồng thời cũng cần bao quát cả lớp để không xảy ra tình trạng HS đùa nghịch hoặc có hành vi tiêu cực trong giờ học. - Sau khi cho HS thực hành được khoảng 25 phút, GV tổ chức cho các nhóm trưng bày sản phẩm và HS tự nhận xét sản phẩm. Tiếp đến là những nhận xét của GV. Khi nhận xét, đánh giá sản phẩm bằng hình thức nhận xét, GV đã cố tìm ra những chứng cứ thành công và những sáng tạo thể hiện trên sản phẩm nhằm khích lệ, động viên HS. Đây là một điểm mới rất hay khi tổ chức dạy - học Thủ công. Tuy nhiên, do thời gian dành cho việc trưng bày, đánh giá sản phẩm chỉ được tối đa là 10 phút, nên GV không thể đánh giá được sản phẩm của tất cả HS trong lớp mà mỗi bài chỉ tổ chức trưng bày, đánh giá khoảng 12 - 15 sản phẩm. Còn đối với những em khác, GV nên kiểm tra nhanh một lượt sản phẩm của các em và hẹn là đến giờ học sau sẽ tiếp tục được trưng bày, đánh giá để các em phấn đấu làm tốt hơn. Đồng thời nhắc nhở HS lưu sản phẩm vào vở. Vấn đề này chưa được thể hiện rõ trong băng hình. - Thành công của giờ học này là bằng nghệ thuật tổ chức, dẫn dắt và khuyến khích, GV đã giúp cho HS trong lớp biết cách vận dụng kiến thức đã học để làm ra được sản phẩm ngay tại lớp. Đồng thời còn tự trang trí được sản phẩm theo nhiều cách khác nhau và tích cực tham gia nhận xét sản phẩm của bạn. Nhìn chung, cách tổ chức giờ học của GV rất sinh động, phát huy được tính tích cực, sáng tạo của HS và đạt được mục tiêu của bài học. THỂ DỤC 1. Tên băng hình : Băng hình bồi dưỡng GV lớp 2 dạy môn Thể dục. 2. Thời gian : 25 phút. 3. Đặc điểm của người học băng hình Là GV ai cũng muốn tìm cho mình một PPDH tốt nhất để đạt hiệu quả cao nhất. Trong các trường tiểu học, GV Thể dục là những người trực tiếp đứng lớp, đa số họ chưa được đào tạo chính quy, số giờ Thể dục được đào tạo trong trường sư phạm còn rất ít. Khi ra giảng dạy môn Thể dục ở bậc tiểu học, GV phần lớn là nữ mà số giờ dạy môn Thể dục chưa có nhiều nên càng ảnh hưởng đến kiến thức chuyên môn. Đối với các trường tiểu học, việc đầu tư cho môn Thể dục là rất khó khăn, do nền kinh tế chưa được phát triển và do quan niệm môn Thể dục là môn phụ. Chính vì những lí do trên mà điều kiện cơ sở vật chất và các trang thiết bị cho môn Thể dục còn chưa đầy đủ. Sân tập đa số đều không đáp ứng được nội dung môn học vì là thường tập ở sân trường nên GV muốn áp dụng PPDH phát huy tính tích cực của HS là khó khăn. Đa số GV chưa được tiếp cận mục tiêu, nội dung CTTH mới. Một số GV thường có tâm lí ngại dạy môn thực hành nhất là môn Thể dục. Ngoài ra, Thể dục vẫn là môn tập thường xuyên phải tiến hành ở ngoài trời nên phương pháp tổ chức lớp khó khăn hơn các môn học trong nhà (điều kiện sân tập, khí hậu). Với những khó khăn trên thì việc hỗ trợ tài liệu cho giảng dạy môn Thể dục là vô cùng cần thiết. 4. Nội dung của băng hình a) Nội dung cơ bản của băng hình - Phần mở đầu của một tiết dạy : Tập hợp, báo cáo, khởi động,... - Phần phương pháp ôn tập động tác cũ. - Phần phương pháp dạy động tác mới và hướng dẫn trò chơi vận động. b) Những PPDH được thể hiện qua các đoạn băng - Phương pháp trực quan. - Phương pháp làm mẫu. - Phương pháp giảng giải phân tích. - Phương pháp tập đồng loạt. - Phương pháp tập theo tổ, nhóm. c) Những kết quả HS cần đạt sau khi học bài - HS nắm được mục tiêu, nội dung của môn học Thể dục. - HS nắm được những kiến thức cơ bản của môn học. - HS tự giác tích cực học tập thông qua PPDH mới. - Có tính chủ động, sáng tạo hơn trong tập luyện. - Có khả năng nhận biết động tác sai nhanh hơn và có phương pháp sửa chữa. - Có tinh thần giúp đỡ nhau trong tập luyện. - Nâng cao sức khoẻ và có năng lực học các môn học khác. 5. Tài liệu hướng dẫn học tập bằng băng hình, băng tiếng a) Giới thiệu tóm tắt nội dung của các đoạn băng hình môn Thể dục - Phần mở đầu của một tiết dạy như : cán sự tập hợp lớp, điểm số, báo cáo, GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu của tiết dạy, GV hướng dẫn cho HS khởi động. - Phần phương pháp ôn tập động tác cũ : GV nhắc lại kĩ thuật động tác, sau đó cho HS ôn lại. GV cho HS tập luyện theo tổ, nhóm, cá nhân. GV cho thi đua giữa các tổ, khen ngợi và nhận xét buổi tập. GV củng cố kĩ thuật động tác và giao bài tập ở nhà. - Phần phương pháp dạy động tác mới : ở mỗi động tác. + GV giới thiệu tên động tác, làm mẫu, giảng giải phân tích rồi cho HS cả lớp thực hiện chậm từng nhịp một số lần. + Tập luyện theo tổ, nhóm : GV đi quan sát, nhắc nhở để HS thực hiện cho đúng. + Cán sự tập trung lớp, sau đó GV cho lần lượt từng nhóm lên thực hiện rồi cho HS nhận xét, GV nhấn mạnh lại điểm tốt và chưa tốt khi thực hiện động tác của nhóm đó. + GV mời cán sự lên hô cho cả lớp thực hiện lại hai động tác mới học và liên kết với các động tác cũ. + GV nhấn mạnh lại những mấu chốt kĩ thuật cần lưu ý cho HS nắm được, sau đó giao bài tập về nhà. - Phần trò chơi vận động : GV giới thiệu trò chơi, cho chơi thử sau đó cho cả lớp cùng chơi. b) Những hoạt động trước khi xem - Học viên được giới thiệu mục tiêu, nội dung chương trình môn học. - Học viên đọc tài liệu bồi dưỡng lớp 2. - Học viên đọc trước một số tài liệu có liên quan như sách Thể dục lớp 2, phân phối chương trình Thể dục lớp 2,... - Ghi chép (nếu cần). - Ghi nhớ những động tác trong băng hình. c) Những hoạt động sau khi xem - Hoàn thiện lại những gì đã ghi chép. - Trao đổi, thảo luận với đồng nghiệp. - Rút ra những vấn đề mấu chốt. - Nếu có thể, học viên viết mô tả ngắn về một trong các đoạn băng hình vừa xem. DạY LớP 2 THEO CHƯƠNG TRìNH TIểU HọC MớI (Tài liệu bồi dưỡng giáo viên) Mã số : PGK65b6 In ....... bản. khổ 20,5 x 29. Tại Số in........ Số XB. In xong và nộp luu chiểu tháng ...... năm 2006.
File đính kèm:
- tai_lieu_day_lop_2_theo_chuong_trinh_tieu_hoc_moi.pdf