Tài liệu Đồng dao cho trẻ mầm non

Tóm tắt Tài liệu Đồng dao cho trẻ mầm non: ... nhà Trần chống quân Nguyên - Mông. Vật cầu còn gọi vật cù. Quả cầu (cù) làm bằng gỗ sơn đen hoặc đỏ, có nơi làm bằng quả bưởi to hoặc gọt bằng gốc chuối. Sân chơi có vạch ngang ở giữa, hai đầu đào hai hố sâu lọt quả cầu. Số người chơi không hạn chế. Chia làm hai đội bằng nhau, mỗi bên thắt ... thu hút hàng vạn du khách về xem vào ngày lễ hội hằng năm - mồng 10 tháng Ba âm. Ngoài trò đua chải, trong hội Chèm còn có tục rước nước bằng thuyền, đoàn thuyền từ đình bơi ngược lên Liên Mạc, lúc quay xoay tròn trên sông ba vòng, miêu tả lại cuộc giao tranh thời xưa với thủy quái. ở hội... nhiều câu là thắng. Dưới đây là một số câu: - Bao giờ cho đến tháng ba ếch cắn cổ rắn, tha ra ngoài đồng - Hùm nằm cho lợn liếm lông Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi - Ông trăng mà lấy bà trời Tháng năm ăn cưới, tháng mười nộp treo - Con lợn to bằng con mèo Làng ăn chẳng hết, đe...

pdf40 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 414 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu Đồng dao cho trẻ mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ây chạy vòng tròn cho vài 
người nhảy. Ai chạm dây phải ra thay làm người cầm dây cho người kia vào nhảy. 
Đánh khăng 
Trò chơi của thiếu niên nhanh nhẹn, tinh mắt. Chọn nơi chơi rộng, thoáng, ít người qua lại tránh 
tai nạn bị khăng văng vào. 
Chơi hai người hoặc hai tốp thay phiên chơi. Dụng cụ chơi gồm hai chiếc khăng chặt từ cành tre 
hoặc thanh tre già vót tròn. “Khăng cái” to hơn, dài một gang rưỡi đến hai gang, một đầu vót nhỏ 
gần nhọn. “Khăng con” nhỏ hơn, ngắn khoảng 15cm. 
Sân chơi: Một đầu được khoét lỗ bằng đầu nhọn của khăng cái để làm “lồ”. Trên lồ khoảng 4m kẻ 
một vạch ngang làm “cổng”. Trước khi vào cuộc phải “khảo cái” xem bên nào được đi trước. Tay 
phải cầm khăng cái, tay trái tung khăng con lên, rồi dùng khăng cái “khấc” vào khăng con lúc rơi 
xuống để lại bay lên, đếm số lần khấc cho đến khi khăng con bị “khấc” hụt rơi xuống đất là thôi. 
Ai “khấc” được nhiều lần hơn được đánh trước. Cứ một người đánh một đỡ. Người đánh đứng ở 
phía “lồ”, không được xa lồ quá một bước, có thể chân trước, chân sau lồ. Người đỡ phải đứng 
phía trên vạch “cổng”. 
Nguyên tắc chung là khi khăng con được đánh bay về phía cổng, người đỡ phải tìm cách đón bắt, 
nếu bắt được rồi, đứng trên vạch cổng ném khăng con về phía lồ, lúc này bên đánh đã phải đặt 
khăng cái nằm ngang trên miệng lồ. Nếu ném trúng được quyền vào đánh, bên kia ra đỡ. Nếu 
không bắt được khăng con để rơi xuống đất, cuộc chơi vẫn tiếp tục không thay đổi. 
Một ván khăng có 10 mục chơi, mỗi mục có một kiểu đánh khác nhau, riêng mục “cầy” và “chầu” 
là giống nhau thôi. Thứ tự như sau: Cầy (còn gọi là “múc”), Đơ, Cơm, Mắm, Cổng, Gà, Chuông, 
Khẳng, Chầu, Nài. 
Tùy cuộc chơi, có thể chỉ chọn dăm ba mục cho chóng hết ván. Nhiều nơi chỉ đánh có Cầy, Mắm 
và Gà. 
Trước khi đánh phải xướng tên mục và hỏi “xong chưa?”, khi nào bên đỡ trả lời “xong”, khăng con 
mới được đánh lên. 
Các kiểu đánh: 
- Cầy: là đặt khăng con nằm ngang miệng lồ, thọc đầu nhọn khăng cái xuống lỗ, dùng hai tay hất 
mạnh cho khăng con bay về phía trên cổng - nếu dưới cổng là mất lượt phải đổi cho bên kia đi. 
- Đơ: tay trái cầm khăng con, giơ lên ngang tầm vụt, tay phải cầm khăng cái vụt mạnh cho khăng 
con bay lên trên cổng. 
- Cơm: tay phải cầm đầu nhọn khăng cái, đặt khăng con lên trên nắm tay ở phía sau khăng cái, 
 34 
hất tay tung khăng con lên rồi dùng khăng cái vụt cho nó bay lên phía trên cổng. 
- Mắm: Cầm khăng cái như kiểu Cơm, đặt khăng con phía trước khăng cái trên đầu các ngón tay, 
hất tay tung khăng con lên đánh về phía cổng. 
- Cổng: Không đứng ở lồ, đi lên giữa cổng tay trái cầm buông thõng, một đầu khăng con, tay phải 
quật khăng cái đánh khăng con bay về phía trước. 
- Gà: Quay lại lồ, đặt khăng con một đầu chúc xuống lỗ, thò một đầu lên mặt đất, cầm khăng cái 
đánh mạnh cho khăng con bật lên cao rồi đón đà rơi xuống quật tiếp cho khăng con bay lên phía 
trước. 
- Chuông: Tay phải vừa cầm khăng cái, vừa dùng hai ngón cái và trỏ nhón một đầu khăng con 
buông thõng xuống, tung khăng con lên cao rồi đánh mạnh vào nó bay lên trước cổng. 
- Khẳng- Còn gọi là Luồn: Giơ chân trái lên ngang, tay trái cầm khăng con luồn qua đùi tung lên 
cao cho tay phải cầm khăng cái đánh cho nó bay lên trước. 
- Chầu: Chơi như đánh Múc. 
- Nài: Dùng khăng cái khấc vào khăng con như khảo cái, cho đến khi rơi xuống đất, được bao 
nhiêu lần thì được đánh phạt bấy nhiêu lần. Đánh phạt như đánh Cầy, đặt khăng con ngang 
miệng lồ, dùng hai tay cầm khăng cái hất khăng con bay lên trên vạch cổng. Đối phương bắt được 
thì mất phạt, xóa nợ. Không bắt được, phải cõng người thắng cuộc từ chỗ khăng con rơi xuống về 
đến lồ. Người thắng đặt khăng cái ngang miệng lồ rồi cầm khăng con cưỡi lên lưng người thua, khi 
họ chạy về phía lồ phải nhanh tay, nhanh mắt nhằm ném khăng con sao cho đúng vào khăng cái. 
Cứ ném trúng là được thêm một lần cõng. 
Còn một cách chơi đơn giản hơn là chỉ đánh ba mục Cầy, Mắm và Gà như đã nói ở trên, nếu bên 
đỡ không bắt được khăng con, thì bên đánh được đo từ lồ cho đến nơi khăng con rơi, đo bằng 
khăng cái, mỗi đơn vị đo tính một điểm. Sau khi cả hai bên đánh xong, tính tổng số điểm ai hơn 
là thắng, được bên thua cõng năm vòng từ lồ đến vạch cổng. 
www.cafesangtao.vn 
www.my.opera.com/tieuboingoan 
Posted - 02/20/2008 : 21:29:29 
II - Trò diễn dân gian 
Rước 
Rước là cầu nối giữa lễ và hội mà trong hầu hết các hội làng ở Hà Nội đều có. Có đám rước của 
một làng, có đám rước của 8 làng như ở đền Cổ Loa, 10 làng ở chùa Nhót, 5 làng ở Kẻ Mọc... Lại 
có rước “đánh giải” từ làng này sang giao hiếu với làng kia theo nghĩa kết chạ như làng Thúy Lĩnh 
với hai làng Nam Dư, Bắc Biên với Hội Phụ, Hải Bối với Kim Chung, đình Kim Liên với đền Hàng 
Than... 
Thông thường Rước kiệu sắp xếp theo trình tự như sau: 
Ông Địa dẹp đường, cờ, trống, lọng, chiêng, voi hoặc ngựa thờ, tán, đồ chấp kích (đao, kiếm, 
thương, kích, trùy, côn... hoặc bát bảo) phường đồng văn bát âm, múa sênh tiền - mõ lộn, cờ vía 
hoặc cờ lệnh, long đình có tàn, quạt, lọng, vả che, cuối cùng là kiệu bát cống trên có ngai thờ, 
tượng hoặc bài vị. 
Rước nam thần đô tùy là đàn ông, rước nữ thần đô tùy là đàn bà. 
 35 
Trang phục cổ. 
Hội Yên Phụ rước một kiệu bát cống từ cung An Thọ vào đình. Hội Yên Quang rước kiệu “thần hồ” 
đi ven bờ Hồ Tây. Hội Nghi Tàm rước 6 kiệu từ đình đến chùa Kim Liên lại quay về. Hội đình Vẽ 
rước 4 kiệu. Hội Nhật Tân rước 7 kiệu: một kiệu thánh Uy đô Linh Lang và 6 kiệu các tướng, trong 
đó có 1 tướng mẫu do 8 nữ khiêng. Hội Tứ Liên rước 4 kiệu. Hội Hai Bà Trưng Đồng Nhân rước 
thánh giá ra sông Hồng làm lễ mộc dục. 
Hội đình Kim Liên thờ Cao Sơn đại vương có ba làng rước kiệu đến là Quỳnh Lôi, Phương Liệt, 
Bạch Mai, rồi cùng rước đến đền Hàng Than thờ thánh Linh Lang. 
Cổ Loa có rước “bát xã”. Tám làng là Cổ Loa, Mạch Tràng, Cầu Cả, Đài Bi, Săn Giã, Thư Cưu, Văn 
Thượng, Ngoại Sát cùng rước kiệu về đình Ngự Triều di quy, làm lễ tế hội đồng. Đám rước còn 
vòng qua giếng Ngọc và đi trên những đoạn thành cổ. 
Rước kiệu ở hội Thủ Lệ đưa bài vị từ đình Vạn Phúc về, phải qua các đồi, gò nhấp nhô, nên đô tùy 
khiêng kiệu muốn giữ cho kiệu thăng bằng có lúc phải khiêng bò nên dãy đồi gò ấy có tên Núi Bò! 
Đám rước ở hội Đền Ghềnh thờ mẫu, đô tùy là 24 cô gái đồng trinh khiêng long đình và võng. Các 
người cầm cờ, biển, tàn, tán, đi dẹp đường cũng đều là nữ. 
Hội Triều Khúc đám rước rất uy nghi, rước tượng vua Phùng Hưng từ đình Sắc về đình chính. Kiệu 
16 người khênh, phải có hai tốp thay nhau, 2 quân ngự lâm che quạt vả lớn. Cứ mỗi tiếng trống 
cái bước một bước, nên đám rước phải đi trong ba tiếng mới đến nơi. Hội Láng rước kiệu lội qua 
sông Tô gọi là “độ hà” rất vui nhộn. 
Làng Giàn (Xuân Đỉnh) rước kiệu Ông, kiệu Bà từ đình Giàn sang chùa Thiên Phúc dâng hương, 
hôm sau rước tiếp hai kiệu ra miếu thờ Mẫu rồi mới trở lại đình. Đô tùy khiêng kiệu phải chay tịnh 
một tuần. 16 nam khiêng kiệu Ông, 16 nữ khiêng kiệu Bà. Kiệu Ông đi trước, kiệu Bà đi sau. Đi 
mở đường có các đội múa sênh tiền - mõ lộn, múa bồng, múa mặt nạ, múa tứ linh. 
Đám rước đi qua cầu bỗng khựng lại, hai kiệu không đi thẳng mà quay tròn khoảng nửa giờ mới 
tiếp tục chạy nhanh về đình. Tương truyền trong đám rước, Ông cứ hay nhìn về đám gái làng 
khiến Bà ghen, xoay kiệu hờn dỗi để Ông phải xoay kiệu theo dỗ dành mãi mới chịu đi tiếp. 
Hội chùa Đông Phù có rước 10 làng thuộc tổng Nam Phù Liệt xưa là: Đông Phù, Ninh Xá, Đam 
Uyên, Chanh Khúc, Mỹ ả, Yên Mỹ, Việt Yên, Đông Trạch, Tương Trúc, Tự Khoát. Đông Phù rước 
nhang án và 1 kiệu bát cống. Ninh Xá hai kiệu bát cống và long đình. Mỗi kiệu do 8 thiếu nữ 
khiêng, hai lọng che và người cầm kiếm đi dẹp đường. Mỗi kiệu có 8 nữ đô tùy dự phòng để nếu 
kiệu Bà bay nhiều lần phải thay người. Đám rước hội làng Tứ Liên có bốn kiệu lộng lẫy, đoàn múa 
sư tử dẫn đầu, rồi đến đoàn múa rồng. Sau kiệu thứ nhất có đoàn tế nam 18 cụ khăn xếp, áo the 
và đoàn tế nữ 30 lão bà y phục màu sắc lộng lẫy. Sau kiệu nhì có bát bảo và các vãi già mặc áo 
nâu sồng, cầm phướn hộ tống. 
Sau kiệu thứ ba có các con nhang, đệ tử khăn chầu áo ngự, đội mâm ngũ quả. Và sau kiệu cuối 
cùng là các em thiếu niên. 
Hội rước điện Thái Bình (xã Vân Nội, Đông Anh) lại đưa hương án đặt bài vị đức Hưng Đạo đại 
vương xuống thuyền ở bến Bỏi (Hải Bối), hành hương về Kiếp Bạc, trong dịp giỗ Cha tháng Tám 
ta hàng năm. 
Nhiều hội có tục Rước Nước, khênh kiệu có chiếc chóe sứ ra bờ sông Hồng, rồi xuống thuyền ra 
giữa dòng, cử một lão ông hoặc lão bà nhè nhẹ, múc từng gáo nước đổ vào chóe. Nước này rước 
về để bao sái đồ tế tự và làm lễ mộc dục (tắm tượng). Đó là hội các làng Thổ Khối, Đông Dư, 
Thôn Nha, Bát Tràng, Trung Quan, Chử Xá... (huyện Gia Lâm), Chèm, Nhật Tảo, Nhật Tân, Phú 
Gia (huyện Từ Liêm và quận Tây Hồ), Võng La, Hải Bối, Mạch Lũng (huyện Đông Anh). Làng Thúy 
Lĩnh (huyện Thanh Trì) rước nước lấy ở giữa sông Hồng sang bờ bắc làm lễ ở đền Mẫu (xã Đông 
Dư, Gia Lâm) rồi mới quay về. Hội làng Yên Phụ và Quảng Bá lấy nước Hồ Tây. Hội Gióng lấy nước 
ở giêng đền Mẫu, hội Giàn lấy nước ở giếng cổ có từ thời Mã Viện. 
Rước cỗ được tổ chức ở một số hội. 
 36 
Hội Chử Xá là rước bánh dày, cỗ thi của 7 giáp. Mỗi giáp một mâm bàn sơn son thếp vàng. Mỗi 
mâm chia làm 22 ô nhỏ, đặt 22 chiếc bánh dày, hoa quả bày lên trên, do 8 cô gái áo quần trắng, 
khăn xanh thắt lưng đỏ, khênh đòn. 
Mâm cỗ rước của hội làng Vĩnh Tuy có hai tầng, bên dưới là thùng để hồng, chuối, cốm, bên trên 
là 12 phẩm oản to đóng bằng xôi nếp. 
Làng Kim Liên thi mâm cỗ bảy tầng, tầng dưới cùng là xôi gấc, rồi đến giò, chả, bánh su sê, gà 
luộc để cả con tạo dáng thành các hình Phật Bà, Thạch Sanh, Lã Vọng... và các tầng hoa trái. 
Làng Đại Lan (xã Duyên Hà) có tục rước cá lăng sống. Cứ ba giáp một con, nặng trên dưới 10kg. 
Cá đặt trên án thư, buộc dây vải đỏ. Trình thành hoàng xong đem về làm cỗ gồm: gỏi cá lăng; cá 
lăng cắt miếng ướp nghệ đun chín, bày vào đĩa, rắc giềng giã nhỏ, canh cá lăng băm viên nấu rau 
cần. Cỗ cá lăng đặt trong mâm sơn son thếp vàng có chân. Mâm thùng do hai trai làng áo the, 
khăn xếp, thắt lưng đỏ khiêng, có hai lọng che. Rước cỗ từ nhà đăng cai ra đình, ban nhạc bát âm 
dẫn trước. 
Cỗ rước làng Cáo Đỉnh có 200 bánh dày to, làm lễ ông bà Vũ Phục xong, phát lộc cho dân. 
Hội Phủ Tây Hồ và Thôn Nha có tục rước mã đưa về thờ. 
Vui nhộn là hội rước Thánh Tăng làng Phú Xá. Tượng thánh là một cậu bé áo triều thiên, mũ cánh 
chuồn, tạc ở tư thế ngồi, đặt trên kiệu, do mười người cả trai, gái túm vào khênh từ dốc đê về 
ngã ba Nhật Tân. Rước ban đêm dưới ánh trăng, vừa rước vừa hô: Hù hí! Hù hí! 
Trong hội Gióng (Phù Đổng) có rước “long giá”, tức là con ngựa gỗ rất lớn sơn trắng đặt trên giá 
có bốn bánh xe, kéo bằng dây chão to. 
Hội Gióng đền Sóc lại rước voi giấy, đan cốt tre, phất giấy rồi sơn đen, từ đình làng Dược Thượng 
về đền Sóc. 
Ngày xưa, kinh thành Thăng Long còn có rước trâu đất và Thần nông, quan Phủ Doãn tiến hành 
đắp tượng. Đúng ngày lập xuân, dân tổ chức rước tượng đất của trâu “Xuân Ngưu” và Thần nông 
“Câu Mang” từ đền Bạch Mã ra đàn tế ở cửa Đông Hà. Trâu đất được nhuộm màu ứng với thuyết 
ngũ hành. Năm nào trâu trắng là mùa màng gặp khó khăn. Lễ tế vào nửa đêm. Một vị trưởng họ 
đánh roi vào trâu đất rồi rước vào sân điện làm lễ “tiến Xuân Ngưu”. Trong đám rước, mọi người 
cùng hát: 
"Bao giờ Mang hiện đến ngày 
Cày bừa cho kỹ mạ này đem gieo". 
Rước trong lễ hội có thể coi như một trò diễn với các lớp lang, thể lệ quy định khá chặt chẽ. Người 
được tham gia rước lấy làm vinh dự, người đi xem rước thì hô hào, cổ vũ, khích lệ các đô tùy và 
phù giá, gây nên không khí náo nức trên suốt tuyến đường rước. 
www.cafesangtao.vn 
www.my.opera.com/tieuboingoan 
Edited by - tieuboingoan on 02/25/2008 21:29:35 
Posted - 02/25/2008 : 21:31:06 
Hội trận 
Thiên diễn xướng anh hùng ca về Thánh Gióng trong lễ hội Phù Đổng (Gia Lâm). Hội trận tổ chức 
có bài bản, quy mô với nhiều trò diễn đặc sắc đã có ngót ngàn năm nay, do 5 làng gồm 19 giáp lo 
 37 
liệu. Bốn làng là Phù Đổng, Phù Dực, Đổng Xuyên, Đổng Viên (nay đều thuộc xã Phù Đổng) và 
làng Hội Xá tham gia với phường ải Lao. 
Chỉ có 10 giáp của hai làng Phù Đổng, Phù Dực được luân phiên nhau đăng cai làm giáp kéo hội. 
Bộ chỉ huy của Ông Gióng được tượng trưng bằng sáu ông hiệu: Hiệu cờ, Hiệu trống, Hiệu chiêng, 
Hiệu trung quân và hai Hiệu tiểu cổ. 
Quân lính có 120 người gồm phù giá nội, phù giá ngoại, xướng suất, quân thám sát, quân lương, 
đội cờ, biển, đồ thờ, ban nhạc lễ và 28 cô gái đóng vai nữ tướng giặc Ân. 
Ngoài các đám rước như rước nước, rước miều (cờ trận), rước khám đường... các trò múa hát ải 
Lao, múa bắt hổ, múa bái tướng của các ông Hiệu lúc xuất quân là hai trò diễn trận đánh chính 
của ông Gióng. 
Trận thứ nhất ở Đống Đàm: Thám sát báo tin có giặc. Trống chiêng nổi lên. Quân sĩ lên đường 
kéo theo Long giá, tức con ngựa gỗ sơn trắng đặt trên xe 4 bánh, tới chiến trường là một bãi đất 
dưới chân đê. ở đấy, trải ba chiếc chiếu, giữa mỗi chiếu có một chiếc bát úp lên tờ giấy trắng. 
Trống lệnh nổi, tiếng reo hò dậy đất. Các tướng Ân xuống kiệu đứng chịu sự tấn công của quân 
ta. Hiệu cờ giương cao cờ bung ra hàng trăm bướm giấy trắng và mảnh gỗ trầm, múa cờ ba vòng 
từ phải sang trái (ba ván cờ thuận) trên từng chiếu, đá tung chiếc bát và tờ giấy. Trống chiêng rộ 
lên mừng chiến thắng. Các tướng Ân bại trận lên kiệu về Phù Đổng. Quân ta kéo về đền Thượng 
mừng công. 
Trận thứ hai ở Soi Bia: Quân ta lại mở đợt tiến công địch, cấp tốc phá tan giặc Ân bằng biểu tượng 
của ba ván cờ nghịch, Hiệu cờ phất cờ từ trái sang phải. Bắt hai tướng chủ của giặc là tướng Đốc, 
tướng Ngựa dẫn về đền làm lễ chém. 
Đêm mở tiệc lớn khao quân. 
Hội trận là cuộc diễn xướng sử thi hùng tráng nhất trong vùng Hà Nội, với hàng nghìn người tham 
gia trình diễn và phục vụ, lại có hàng vạn khách thập phương về dự hội, đã trở thành sinh hoạt 
văn hóa truyền thống của xứ Kinh Bắc xưa, nay thuộc thủ đô. 
Bởi vậy, trong dân gian còn truyền tụng câu ca 
"Ai ơi mồng chín tháng Tư 
Không đi hội Gióng cũng hư mất đời". 
Lễ chém tướng - chém yêu 
Lễ chém tướng là miếng trò diễn trong hội Gióng ở Phù Đổng và đền Sóc, nơi ông Dóng sinh ra và 
nơi ông bay về trời. 
ở Hội Gióng Phù Đổng, sau khi kết thúc ba ván cờ nghịch, quân ta đại thắng, tướng Đốc và tướng 
Ngựa cầm đầu giặc Ân do hai cô gái trẻ đóng bị bắt giải về đền Thượng, có các nữ tướng giặc bại 
trận đi theo. Hai chủ tướng giặc quỳ trước bàn thờ Thánh Gióng lạy bốn lạy hai vái, vị thừa tế 
dùng thanh kiếm lấy được của giặc hất mũ và phanh cái áo dài khoác ngoài của tướng giặc ngụ ý 
đã chém đầu, lột da trị tội. Còn ở đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn) sau lễ dâng “hoa tre” và 
tung hoa tre cho mọi người tranh lộc, có lễ chém tướng Ân. 
Ba thiếu nữ đóng giả tướng giặc. Từ trên núi cao - nơi ông Gióng về trời - có người phất cờ lệnh, 
thì ở phía dưới chân núi quân ta nhanh nhẹn làm động tác chém tượng trưng đầu giặc. Ba tướng 
giặc ù té chạy lẫn vào chỗ vắng đã có người thân đón sẵn cõng chạy về nhà. 
Lễ chém yêu trình diễn ở hội làng Nhội, nơi có tục rước vua sống về trừ ma gà để giúp An Dương 
Vương xây thành ốc. 
Khi đám rước về đến đền, có mang theo những gộc tre hình đầu gà, lại có người đóng vai thày tu 
cầm gươm đi bên. Thày tu chém ba nhát gươm vào một hòn đá làm lễ “ướm gươm” rồi đổ tượng 
trưng bát máu gà lên đá, coi như đã chém yêu xong. 
 38 
Múa hát ải lao 
Phường ải Lao ở làng Hội Xá (Gia Lâm) chuyên để trình diễn trong hội Gióng Phù Đổng ở bên kia 
sông Đuống. Điệu múa hát này còn gọi “Tùng choặc” ôn chuyện truyền thuyết về trẻ chăn trâu, 
chăn bò làng này đã đi theo Thánh Gióng dẹp giặc Ân. 
Đoàn múa hát gồm 20 người, trong đó có một người đội lốt đầu hổ, quần liền áo màu vàng có vằn 
đen, 1 trống khẩu, 1 đánh mèn, 1 cầm cung tên, 1 cầm cần câu, 2 cầm cờ lau, còn lại vừa hát, 
vừa gõ hai thanh tre cật vào nhau, một người cầm chịch tay nâng lên hạ xuống chiếc gậy dài buộc 
chùm nhạc sóc rung lên giữ nhịp, một người lĩnh xướng cầm trống khẩu điểm vào câu hát. 
Phường có 2 điệu múa: cúng thần và vây bắt hổ. Đi cùng với phường ải Lao là 12 em mặc áo dài 
đỏ cầm roi mây đi dẹp đám. 
Tuy chỉ phục vụ nghi lễ, với 12 bài hát truyền thông kể sự tích và ca ngợi công lao ông Gióng 
như: 
Thứ sáu đời vua Hùng Vương 
Ân sai 28 tướng, tướng cường nữ nhung 
Xâm thương, cậy thế khoe hùng 
Quân sang đóng chật một vùng Vũ Ninh... 
Bên cạnh đó còn có những lời ca trữ tình đậm đà chất giao duyên như “bài hát đi đường” có câu: 
"Ở gần hay là ở xa 
Cách phủ cách huyện hay là cách sông 
Xa xôi cách mấy quãng đồng 
Để anh bỏ việc bỏ công đi tìm..." 
Bởi vậy, múa hát ải Lao tạo thêm nét độc đáo của một trò diễn góp vào thành công của hội 
Gióng. 
Múa bơi cạn 
Trong hội làng Hồ khẩu (nay thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ) có trò múa bơi cạn. 
Ba mươi sáu chàng trai tân, khỏe mạnh, được làng tuyển chọn, phải ăn chay từ đầu tháng để vào 
hội, gọi là “quân bơi”. 
Họ chia làm ba tốp, mỗi tốp có một “cái bơi” đứng đầu, quân xếp hàng đôi tay cầm chèo bằng gỗ, 
đốc có tay cầm, phần đốc sơn then, phần bản chèo sơn trắng vẽ mây vàng. 
Cái bơi mặc áo lương dài, khăn đen, quần lửng, thắt lưng xanh ngang hông bỏ múi cạnh sườn, 
cầm mõ. Quần bơi áo chẽn, nẹp tím, chít khăn đen, quần nâu, quấn chân xà cạp đen. 
Trống lệnh nổi lên. Từng tốp cầm chèo dựng trước ngực, chạy vào vòng cánh cung, vái ba vái 
trước kiệu. Theo trống lệnh, quân bơi quỳ một chân cầm chèo trong tư thế chuẩn bị. 
Cái bơi gõ mõ điều khiển, cứ một tiếng mõ là bơi cạn một lần, miệng đồng thanh hô: "huầy". Sau, 
cái bơi hò hai tiếng một, cả tốp quân bơi xô theo: - Dô huầy! 
Hết tốp này đến tốp kia, đủ ba lượt là xong. 
Múa đèn 
 39 
Múa đèn ở hội Đồng Nhân, thờ Hai Bà Trưng 
Đội múa khoảng mười thiếu nữ, áo dài đen, khăn vấn, thắt lưng đỏ bỏ múi cạnh sườn ra bên 
ngoài áo. Người múa hai tay cầm hai cây đèn, đi thành hàng lượn qua, lượn lại trước bàn thờ, 
theo nhịp vỗ của “con đĩ đánh bồng” dẫn đầu. Đèn trông như những chiếc đài vuông, bọc lụa 
trắng, cắt dán hình hoa lá trang trí, dưới có tay cầm, ở giữa thắp ngọn nến. 
Đội múa thay đổi đội hình luôn, lúc nối đuôi nhau, khi tách thành hàng đôi, lại đi chéo, đi thẳng, 
đi lượn thành vòng tròn, hoặc từng đôi đối mặt nhau. Động tác múa nhịp nhàng, hai tay lên 
xuống vẫn phải nâng giữ cây đèn không nghiêng ngả, nến không được tắt và không bén sang phía 
bên cạnh làm cháy hoa giấy dán trên mặt lụa. 
Dưới ánh nến lung linh, khi tỏ, khi mờ, chập chờn trong âm sắc đục trầm của trống bồng làm tăng 
không khí huyền ảo, kỳ bí trước ban thờ hai vị nữ anh hùng dân tộc. 
Múa đèn khá độc đáo, thể hiện sự khéo léo, duyên dáng của phái nữ, tạo nên nét riêng cho lễ hội 
này. 
Múa bài bông 
Điệu múa dân gian trong các lễ hội lớn, mừng được mùa, mừng chiến thắng. Cũng sử dụng trong 
hát cửa đình vào giai đoạn gần kết thúc. 
Đội múa nữ trẻ đẹp, 8 hoặc 10 người, trang phục riêng. Đầu đội mũ kim phượng dáng bông sen 
cách điệu, mình mặc áo mã tiền đỏ, phía gấu đính tua chân chỉ hạt bột, áo mũ đều thêu kim 
tuyến sặc sỡ, thắt lưng nhiễu khác màu, quần lĩnh đen chít ống, chân đi hài thêu. 
Họ đặt trên vai những đòn gánh nhỏ sơn son cong hai đầu, treo đèn lồng thắp nến nhiều màu 
hoặc lẵng hoa lụa rất đẹp. Đội hình lúc múa đan xen lẫn nhau, một cô gánh đèn đến một cô gánh 
hoa. 
Có nơi còn kết hợp với đội múa đèn. 
Họ vừa di chuyển đội hình, uốn lượn rất khéo, vừa hát theo nhịp điệu nhạc tấu nghi lễ, lúc khoan 
thai dịu dàng, lúc tưng bừng sôi động. 
Trong hát cửa đình Lỗ Khê và hội các làng Phú Mỹ, Phú Gia, Đông Ngạc, Bát Tràng, Tứ Liên, Phú 
Diễn, Minh Khai... đều có hát ca trù, đôi nơi múa hát Bài bông hoặc Bỏ bộ. 
Múa bỏ bộ 
Thường để kết thúc phần hát cửa đình nghi lễ chuyển sang phần liên hoan văn nghệ. Đội múa nữ 
vừa múa vừa hát diễn tả không khí lao động như hái chè, quay tơ, dệt lụa, hái hoa, bắt bướm... 
hoặc đánh võ, luyện gươm... múa hát Bỏ bộ hay đi đôi với múa hát Bài bông. 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_dong_dao_cho_tre_mam_non.pdf