Tài liệu Giám sát và nghiệm thu kết cấu bê tông cốt thép toàn khối bê tông khối lớn

Tóm tắt Tài liệu Giám sát và nghiệm thu kết cấu bê tông cốt thép toàn khối bê tông khối lớn: ...đầm lèn đảm bảo tính liền khối của kết cấu. Đối với kết cấu có chiều dày trên 20cm và bê tông khối lớn cần đặt cần đặt lưới thép (ô lưới 5-10mm) và có khuôn chắn. Mạch ngừng thi công theo chiều thẳng đứng hoặc theo chiều nghiêng cần cấu tạo bằng lưới thép, hoặc bằng các băng cách nước bằng c... quá trình thi công khoan lỗ, lắp dựng cốt thép, ống kiểm tra siêu âm, ống đặt sẵn để khoan lấy lõi đáy cọc (nếu có), cẩu lắp ống đổ bê tông và sàn công tác...Bề dày lớp cặn lắng đáy cọc không quá trị số sau: Cọc chống ≤ 5 cm; Cọc ma sát + chống ≤ 10 cm; 9.2.2 Kiểm tra dung dịch khoan bằng...hiệt độ ΔT của khối bê tông trong những ngày đầu đóng rắn: Đưa nhiệt trong khối bê tông ra ngoài; Bọc vật liệu cách nhiệt để giữ nhiệt khối đổ; Chia nhỏ khối đổ để thi công; Chống xung nhiệt khi tháo dỡ cốp pha; Chống mất nhiệt nhanh ở các gờ cạnh và góc kết cấu. Dưới đây là nội dung c...

pdf75 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu Giám sát và nghiệm thu kết cấu bê tông cốt thép toàn khối bê tông khối lớn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi công cáp có bám dính . 
Cáp có bám dính hay còn gọi là cáp trần dùng trong công nghệ căng 
sau được đặt trong các ống kim loại mềm trước khi đổ bê tông. 
Kích thước và vị trí ống đặt cốt thép hoặc cáp phải chọn lớn hơn 
đường kính cốt thép ƯLT và thuận tiện cho việc luồn cáp và việc bơm 
vữa sau khi kéo căng. 
Bản đế neo ở hai đầu phải đặt vuông góc với trục của đường ống. 
Cần bố trí các thép giá đỡ ống đảm bảo chắc chắn, neo vào cốt thép 
thường để không bị xê dịch trong quá trình đổ bê tông. Khoảng cách 
giữa các giá định vị không được lớn hơn 1m đối với ống thép trơn; 
không được lớn hơn 0,8m đối với ống gợn sóng và không quá 0,5m 
đối với ống cao su. 
Cần bố trí các ống thông hơi và thoát nước tại các vị trí đỉnh cao và ở 
đầu cuối của ống. Khoảng cách các lỗ bơm vữa không nên quá 30m 
đối với ống có gợn sóng và không quá 12m đối vơí các loại ống khác. 
Bố trí các đầu neo, các đầu kéo căng phải phù hợp với yêu cầu thiết 
kế. Trường hợp thiết kế không có yêu cầu cụ thể thì nhà thầu phải đề 
xuất trình tự căng cáp, nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau: 
- Đối với cốt thép đặt trong ống kim loại có gợn sóng dạng cong và 
thẳng có chiều dài không quá 30m thì có thể áp dụng kéo một đầu. 
- Đối với cốt thép trong ống kim loại không có gợn sóng đặt cong hay 
đặt thẳng có chiều dài lớn hơn 24m thì phải thực hiện kéo căng hai 
đầu. 
- Khi cốt thép gồm nhiều bệ cáp được kéo một đầu thì nên bố trí các 
đầu kéo căng sang cả hai đầu. 
Trong mọi trường hợp không để các ống luồn cáp bị các tia lửa điện 
tác động. 
 Công tác bơm vữa vào ống luồn cáp. 
Sau khi căng cáp phải kịp thời bơm vữa vào ống luồn cáp. Thời gian 
kể từ khi đặt cốt thép ƯLT vào ống đến khi kết thúc bơm vữa không 
được vượt quá 14 ngày. Nếu quá thời hạn nêu trên nhà thầu phải có 
biện pháp chống rỉ kịp thời cho cốt thép. 
Công tác bơm vữa chỉ được tiến hành sau khi được kiểm tra chất 
lượng theo những yêu cầu nhất định. 
Không được bơm vữa trong đIều kiện nhiệt độ môi trường thấp hơn 
50C. 
Công tác kiểm tra vữa bơm tại hiện trường cần đảm bảo các yêu cầu 
sau: 
- Sự phù hợp của vữa bơm phải được thực hiện trước khi bơm ít 
nhất 24 giờ. 
- Trong mỗi ca bơm phải tiến hành kiểm tra độ nhớt của vữa ít nhất 3 
lần. 
- Kiểm tra độ tách nước phải được thực hiện một lần trong mỗi ca 
bơm. 
Trước khi bơm vữa vào ống phải rửa sạch và làm ướt đường ống 
bằng nước sạch, đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng về nước cho 
vữa bê tông. 
Quá trình bơm cần được tiến hành từ dưới lên trên . Đối với ống đứng 
và ống xiên thì điểm bơm phải đặt ở vị trí thấp nhất của đường ống. 
áp lực bơm không được vượt quá 1,5 MPa, vận tốc bơm cần duy trì ở 
mức 6m/phút. Trong quá trình bơm phải mở các lỗ thoát khí và kiểm 
tra độ thông suốt của vữa chảy trong ống. 
Khi kiểm tra thấy trong ống đầy vữa mới được ngừng bơm. Nếu phát 
hiện những sai sót trong quá trình bơm thì phải tiến hành lấy vữa ra 
khỏi ống và lập lại tiến trình bơm. 
Công tác bịt đầu neo phải được tiến hành kịp thời sau khi kết thúc 
công tác bơm vữa bảo vệ cốt thép ƯLT. 
• Công nghệ thi công cáp không bám dính (cáp có vỏ bọc). 
Công nghệ căng sau dùng cho trường hợp cáp không bám dính ngoài 
các yêu cầu chung cho công nghệ căng sau còn cần tuân thủ các yêu 
cầu sau đây: 
Cốt thép trước khi đưa và sử dụng cần được kiểm tra từng sợi cáp 
nhằm đảm bảo tính nguyên vẹn của vỏ bọc. Cần loại bỏ những sợi cáp 
có vỏ bọc bị dập vỡ có hiện tượng mỡ đã chảy ra. 
Khi đặt cốt thép cần sử dụng các con kê bằng các thanh thép thường 
đường kính từ 6-8mm và được neo chắc vào các cốt thép thường. 
Khoảng cách các con kê không được vượt quá 1m hoặc 60 lần đương 
kính cốt thép ƯLT. 
Neo và các phụ kiện đầu cuối của cốt thép phải được bảo vệ chống rỉ, 
xâm thực của môI trường trong suốt quá trình trước và sau khi bịt đầu 
neo. Các biện pháp bảo vệ cốt thép, neo, các phụ kiện phải tuân thủ 
các yêu cầu của thiết kế nhất là khi thi công ở những địa đIểm chịu 
ảnh hưởng của môi trường xâm thực như nơi có độ ẩm cao thường 
xuyên, nơi sản xuất các hoá chất ăn mòn kim loại, vùng ven biển. 
Việc kiểm tra, giám sát chất lượng công tác đặt thép, căng thép, ghi 
chép số liệu và cắt thép, bịt đầu neo phải được tiến hành thật nghiêm 
chỉnh theo đúng các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn kỹ thuật 
hiện hành. 
 3.4 Công tác an toàn và nghiệm thu. 
Các thiết bị dùng cho thi công bê tông ƯLT phải được kiểm tra và vận 
hành thử đảm bảo độ an toàn và độ chính xác cao trong suốt quá trình thi 
công. 
Công nhân vận hành thiết bị phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình và 
hướng dẫn kỹ thuật về công nghệ thi công bê tông ƯLT. 
Trong khi tiến hành kéo căng tuyệt đối không ai được đứng phía sau kích. 
Công nhân làm công tác cắt thép bằng máy mài tốc độ cao, trộn vữa, bịt 
đầu neo trong công nghệ căng sau tại công trình phải đeo dây an toàn và 
đeo kính bảo hiểm cũng như các yêu cầu khác về an toàn khi làm việc 
trên cao, khi sử dụng điện, khi sử dụng thiết bị nâng v.v 
Các phần việc về thi công bê tông ứng lực trước được nghiêm thu theo 
đúng các trình tự như đối với các kết cấu bê tông thường ngoài ra còn 
phải đảm bảo sự chính sác của các văn bản sau đây: 
- Các chứng chỉ hợp chuẩn về chất lượng của vật liệu (cốt thép, neo), 
về độ chính xác và độ tin cậy, độ an toàn của thiết bị  
- Các bản ghi kết quả căng thép có xác nhận của thiết kế. 
- Các bản vẽ hoàn công và biên bản xử lý kỹ thuật hoặc các sự cố nếu 
có tại hiện trường. 
4. Bơm vữa 
4.1 Chuẩn bị bơm vữa 
Dựa trên kết qủa duyệt kéo căng và cắt cáp, cắt các đoạn 
cáp thừa bên ngoài được cắt theo giá trị lớn hơn của hai 
lần đường kính cáp và 20mm. 
Trước khi bơm vữa 24h, đầu neo phải được đắp kín bằng 
vữa ximăng để tránh rò rỉ trong quá trình bơm. 
Phần lõm của đầu neo được lắp đầy bằng vữa của 
bêtông, tốt nhất là sử dụng loại vữa bêtông cùng mác 
như bê tông công trình. 
Nếu có yêu cầu, nước được bơm vào trong đường cáp 
và kiểm tra nước thoát ra ở tất cả các vòi bơm vữa. 
Trong trường hợp có bất cứ ống nào hơi bị tắc hoặc tắc 
hoàn toàn, cần làm sạch trước khi bơm vữa. 
4.2 Quy trình trộn vữa 
Trộn vữa bằng máy bơm vữa , là loại máy khuấy tròn và 
có cánh. 
Kiểm tra tình trạng máy trộn trứơc khi sử dụng. 
Cho nước vào máy trộn tới mực yêu cầu. 
Khởi động máy bơm vữa và thêm vào phụ gia Sikament 
NN theo lượng đã định sẵn. 
Sau đó thêm ximăng vào từng bao một theo lượng định 
sẵn và trộn trong khoảng 2 phút. 
Thêm lượng phụ gia Sika Intraplast Z đã định sẵn vào và 
trộn khoảng 2 phút nữa cho tới khi hỗn hợp vữa đều rồi 
bơm vữa vào ống. 
Nếu cần có thể dùng lưới lọc trong chu trình bơm tuần 
hoàn để loại bỏ ximăng cục chưa tan có trong vữa. 
Các thí nghiệm vữa sẽ được thực hiện theo yêu cầu của 
kỹ sư. 
4.3 Quy trình bơm vữa 
Vữa được bơm vào ống đầu vào trên thân neo của đầu 
kéo. Phải kiểm tra vữa tại các đầu ra cho đến khi vữa 
không còn bọt khí và thành phần của vữa đều giống như 
trong máy trộn trước khi đóng ống. 
Quá trình bơm vữa cho mỗi đường cáp nên được thực 
hiện liên tục. Nếu quá trình bị ngưng giữa chừng trên 2h, 
đường ống cần phải bơm nước rửa sạch trước khi tiếp 
tục bơm lại. 
Sau khi vữa đã thấy vữa chảy ra ở cuối đường cáp, ống 
bơm được đóng lại và duy trì áp lực xấp xỉ 0.7-Mpa hoặc 
7-bar trong khoản 15 giây. 
Tất cả các vòi bơm vữa phải được cắt ra bằng bề mặt 
bêtông chuyển đi trong vòng 24h sau khi bơm vữa. 
Ghi lại quá trình bơm vữa trong báo cáo bơm vữa. 
4.4 THỬ VỮA 
(Các công việc được đánh dầu ‘bởi NTC’ sẽ do nhà thầu chính 
thực hiện) 
1 Độ sệt 
Kiểm tra độ sệt của vữa bằng phễu hình nón. Thời gian 
chảy được đo bằng đồng hồ bấm giờ. Thời gian được 
bấm ngay lúc vữa ngưng chảy. Việc đo đạc được thực 
hiện trực tiếp và trong khoảng thời gian 15 phút sau khi 
trộn vữa, thời gian để vữa chảy là từ 12-28 giây. Nếu bị 
lỗi, nghĩa là khi thời gian chảy của vữa dài hơn 28 giây, 
cho thêm nước vào. 
Thí nghiêm được tiến hành cho mỗi mẽ trộn. 
2 Độ rỉ nước 
Công tác đo đạc được thực hiện để đo lường tính hiệu 
quả của các chất phụ gia. Kiểm tra độ rỉ nước bằng các 
hộp Plexiglas (đường kính 65mm, cao 440mm, độ chia 
đến 10ml). Hộp phải được đăt trên mặt phẳng. Đổ vữa 
vào hộp đến mức xấp xỉ 800mm rồi đọc con số chính xác. 
Giá trị này được ghi vào báo cáo thí nghiệm. Sau 3-24h, 
đo độ rỉ nước và báo cáo. 
Độ rỉ nước (%): 
h
x1001Δ 
Độ rỉ nước không được phép vượt quá 2% sau 3h, không 
vượt quá 4% sau 4h. Nước sẽ đựơc hấp thụ hết sau 24 
giờ. Nếu quá giá trị cho phép trên thì chất lượng vữa là 
không đạt yêu cầu, thay đổi công thức pha vữa và làm lại 
thí nghiệm. 
Quá trình kiểm tra này chỉ được thực hiện lần đầu cho sự 
pha chuẩn của thiết kế bơm vữa 
3 Đo cường độ chịu nén của vữa. 
Cường độ chịu nén của vữa được đo khi thử lần đầu. 
Sau khi độ đầy vữa, đậy khuôn lại bằng tấm kim loại. Mỗi 
ca làm việc 8h lấy 2 tổ mẫu 6 viên. Sau 18-24h tháo mẫu 
ra khỏi khuôn và bảo quản mẫu trong môi trường ẩm 
hoặc ngâm trong nước. Độ nén được đo sau 7 và 28 
ngày, mỗi lần thử 3 mẫu. Theo đúng tiêu chuẩn, độ nén 
của khối vữa sau 28 ngày tối thiểu là 30 Mpa. 
Thí nghiệm này được thực hiện mỗi ngày khi bơm vữa. 
E KẾT CẤU NHÀ CAO TẦNG 
GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG VÀ NGHIỆM THU. 
1. Đặc điểm kết cấu nhà cao tầng. 
Đặc điểm nổi bật kết cấu chịu lực nhà cao tầng ở chỗ có khả năng 
chịu các tác động của tảỉ trọng ngang rất lớn. Bởi vậy định nghĩa về 
nhà cao tầng về phương diện chịu lực không chỉ phụ thuộc vào số 
tầng. Tiêu chuẩn mỗi nước có các định nghĩa khác nhau. Ví dụ theo 
các tiêu chuẩn tính toán kết cấu hiện hành trong nước thì những ngôi 
nhà có chiều cao từ 40m trở lên cần phải xét đến thành phần động của 
tải trọng gió. Như vậy nếu xét đến tải trọng động đất nữa thì nội lực 
sinh ra do tải trọng ngang sẽ chiếm tỷ lệ lớn trong các kết cấu chịu lực 
của ngôi nhà. Từ đó việc thiết kế các hệ kết cấu chịu lực cũng phải 
được tuân theo các quy tắc riêng khác biệt với thiết kế nhà thấp tầng. 
Khi số tầng tăng thì tải trọng thẳng đứng tăng nhanh trong các kết cấu 
chịu lực như cột, tường. Mặc dù bê tông là vật liệu có ưu việt nổi bật 
về khả năng chịu nén dọc trục, song dưới tác động của các loại tải 
trọng ngang sinh ra các mô uốn khá lớn trong cột, tường đến mức việc 
sử dụng kết cấu bê tông đôi khi không còn hợp lý nữa. 
Một trong các đặc đIểm quan trọng nữa là trong kết cấu nhà cao tầng 
thường bao gồm nhiều bộ phận chịu lực khác biệt nhau về độ cứng 
chống uốn và chống trượt (khung, tường, lõi, bản sàn). Các kết cấu 
này luôn phải được liên kết với nhau để tạo thành một hệ chịu lực 
thống nhất cùng chịu các tác động của các loại tải trọng đứng và tải 
trọng ngang. Bởi vậy trong tính toán, thiết kế cấu tạo các hệ chịu lực 
phải luôn dảm bảo tính liên tục và thống nhất của một hệ kết cấu được 
lựa chọn. 
Độ cứng, độ ổn định của ngôi nhà nói chung và của kết cấu nói riêng 
đòi hỏi không chỉ hệ kết cấu thân nhà mà cả phần đế nhà phải đảm 
bảo khả năng chống biến dạng, chuyển vị, chống lật, chống nghiêng 
của ngôi nhà theo các tiêu chuẩn nhất định. 
2. Các hệ kết cấu và sơ đồ tính toán nhà cao tầng. 
Để có thể hiểu rõ tầm quan trọng về phương diện chịu lực của kết cấu 
ta hãy xem sét một số hệ thống kết cấu chịu lực thường gặp trong các 
giải pháp thiết kế nhà cao tầng. 
Căn cứ vào hình dạng, kích thước, vị trí và vai trò chịu lực của kết cấu 
được sử dụng trong công trình có thể có các hệ chịu lực sau đây: 
4 Hệ khung; 
5 Hệ tường (vách) ; 
6 Hệ lõi ( hộp ); 
7 Các hệ hỗn hợp: khung-vách, khung-lõi, khung-vách-lõi v. v 
được kết hợp từ cơ bản khung, tường, lõi. 
Việc lựa chọn hệ chịu lực thường phụ thuộc vào chiều cao, giải pháp 
kiến trúc và công nghệ xây dựng ngôi nhà. 
Một vài hệ chịu lực thông dụng được bố trí trên mặt bằng và mặt cắt 
ngôi nhà được thể hiện trên hình. 
Để tiện cho việc tính toán người ta thường đưa về 3 sơ đồ tương ứng 
với việc bố trí các bộ phận kết cấu khác nhau trong nhà cao tầng. 
8 Sơ đồ khung: như mọi hệ khung nhiều tầng nhiều nhịp trong kết 
cấu bê tông đổ liền khối thường chỉ dùng hệ khung nút cứng. Trong 
thực tế ít gặp nhà có hệ khung thuần tuý vì hệ này có độ cứng uốn 
thấp so với các hệ khác. Hệ này chỉ thích hợp cho các ngôi nhà có 
chiều cao dưới 40 m. 
9 Sơ đồ khung-giằng: trong hệ kết cấu này khung cột được sử dụng 
như bộ phận thứ yếu trong chịu tải trọng ngang. Tải trọng ngang chủ 
yếu do các kết cấu vách, lõi chịu. Sơ đồ tính toán này có thể áp dụng 
hầu hết các nhà cao tầng có chiều cao tương đối lớn (30-50 tầng). 
10 Sơ đồ giằng: khi tính toán ngôi nhà với tải trọng ngang cho dù trong 
các kết cấu chịu lực khung, vách, song độ cứng uốn của các kết cấu 
này rất nhỏ so với độ cứng uốn của kết cấu một hệ thống các lõi (hộp) 
và có thể bỏ qua ta thường dùng sơ đồ giằng. Sơ đồ này thường được 
áp dụng có hiệu quả cho các ngôi nhà có chiều cao lớn. 
Trong các sơ đồ tinh toán nhà cao tầng (hình 3) các kết cấu sàn các 
tầng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc truyền tải trọng ngang và 
phân phối nội lực trong các bộ phận kết cấu. Nó được xem là những 
thanh giằng ngang liên kết khớp hai đầu với các bộ phận kết cấu với 
giả thiết không bị biến dạng trong mặt phẳng nằm ngang. 
Các ngôi nhà cao tầng đã và đang được xây dựng tại Việt nam thường 
dùng sơ đồ khung giằng trong tính toán và thiết kế các hệ chịu lực. 
Tuỳ thuộc vào công nghệ xây dựng kết cấu phần thân người ta còn 
phân chia theo các sơ đồ kết cấu bê tông đổ toàn khối, lắp ghép và 
bán lắp ghép. Tuy nhiên với 3 sơ đồ tính toán nêu trên đều có thể sử 
dụng cho các hệ chịu lực được xây lắp theo các công nghệ khác nhau. 
Ngày nay với sự trợ giúp của các phần mềm tính toán các hệ kết cấu 
chuyên dụng trên máy vi tính ta có thể về lý thuyết có thể tính toán cho 
bất cứ hệ chịu lực nào. Tuy vậy sự phân chia rành rọt theo các sơ đồ 
tính toán vẫn còn cần thiết trong việc phân tích, đánh giá về khả năng 
chịu lực ,về sự làm việc thực của từng bộ phận cũng như cả hệ kết 
cấu chịu lực trong nhà cao tầng . 
 3. Giám sát và kiểm tra chất lượng phần thân. 
Thi công kết cấu bê tông cốt thép đổ liền khối phần thân ngoài các yêu 
cầu chung như các kết cấu bê tông thông thường còn cần tuân thủ 
các chỉ dẫn và yêu cầu trong TCXD 202-1997- Thi công phần thân 
nhà cao tầng. Công tác giám sát ,kiểm tra chất lượng và nghiệm thu 
các bước xây dựng nhà cao tầng nói chung và kết cấu phần thân nhà 
cao tầng nói riêng cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật 
có liên quan với yêu cầu đặc biệt về độ chính xác, các sai số cho phép 
đối với mọi bộ phận và mọi kết cấu chịu lực. 
Chất lượng bê tông và mác thiết kế bê tông cần phải tuân thủ đúng 
yêu cầu thiết kế, đảm bảo độ đồng nhất cao của bê tông trong cấu 
kiện, trong kết cấu trên mọi cao độ thiết kế. 
Mọi phương án kỹ thuật thi công phải luôn đảm bảo về cường độ và 
chuyển vị của các kết cấu dầm sàn không vượt quá 50% giới hạn độ 
võng cho phép cũng như không cho phép có vết nứt trong các kết cấu 
trước khi chịu tải trọng sử dụng. 
Đối với những kết cấu dầm và cong-xon có chiều cao tiết diện ≥ 
700mm cần đặc biệt chú ý tới các mạch dừng thi công và các biện 
pháp chống co ngót trong quá trình bê tông đông cứng. Cần phải hạn 
chế việc sử dụng các loại phụ gia nhất là phụ gia đông cứng nhanh 
đối với các kết cấu chịu uốn và chịu kéo. 
Phải thường xuyên đIều chỉnh các biện pháp thi công bê tông theo 
chiều cao nhà, nhất là khi dùng bê tông bơm lên độ cao từ 30m trở 
lên. Phải điều chỉnh và kiểm tra độ sụt của vữa bê tông bơm theo 
chiều cao. 
Phải theo dõi, giám sát chặt chẽ việc lấy mẫu, thử mẫu bê tông lấy tại 
hiện trường. Khi phát hiện những khuyết tật trên bề mặt bê tông và có 
những dấu hiệu về giảm chất lượng bê tông cần phải tiến hành các 
biện pháp kiểm tra mác bê tông bằng các phương pháp thử nhanh tại 
hiện trường để kịp thời đánh giá hoặc khắc phục hậu quả nếu có. 
Những công việc này cần thiết phải được thông báo với tư vấn thiết 
kế. 
Khi đổ bê tông cùng một lúc khối lượng lớn bêtông (trên 200m3) hoặc 
khi diện tích mặt sàn trên 500m2 cần đặc biệt chú ý tới công tác bảo 
dưỡng sau khi đổ bê tông. 
Cần đặc biệt chú ý tới các vị trí xung yếu trong các kết cấu chịu lực 
như các nút khung, các điểm liên kết giữa dầm, sàn với tường, vách 
lõi cứng. Khi hàm lượng cốt thép trong các tiết diện kết cấu vượt quá 
3% cần đặc biệt chú ý tới việc đặt cốt thép tại các nút khung tại các 
tiết diện có nối thép trong cột, nhất là ở những cột tầng dưới. Trường 
hợp số lượng cốt thép quá dày đặc gây khó khăn cho việc đổ bê tông 
nên kiến nghị với thiết kế thay đổi chủng loại bằng việc dùng thép có 
cường độ cao hơn để thay thế , thậm chí có thể thay bằng cốt thép 
cứng. 
 4. Giám sát và kiểm tra chất lượng phần đế nhà cao tầng. 
Trong xây dựng nhà cao tầng, nhằm đảm bảo khả năng chống lật, 
nhất là trong các trường hợp dùng các loại móng hộp, móng bè đặt 
trên nền đất, đá thiên nhiên, phần kết cấu từ cao độ 0,000 xuống đến 
đáy móng hay đáy đài móng cọc thường được mở rộng hơn so với 
diện tích mặt bằng phần thân nên được xem như phần đế nhà. Trong 
phạm vi đế nhà thường bao gồm những những khối thấp tầng hoặc 
các tầng hầm. Diện tích mặt bằng đế nhà thường lớn hơn mặt bằng 
khối cao tầng và trong thực tế thường được liên kết toàn khối với các 
kết cấu khối cao tầng không có các khe biến dạng hay khe lún. Ngoài 
các sàn, khung, vách, lõi, cột thuộc phạm vi đế nhà còn đặc biệt chú ý 
tới các kết cấu nền đế nhà và hệ thống tường vây dọc theo chu vi 
phần chìm dưới cao độ san nền của đế nhà. 
Cần chú ý tới những đặc điểm sau đây trong quá trình giám sát chất 
lượng kết cấu phần đế nhà : 
11 yêu cầu chống thấm cao cho nền và tường tầng hầm , 
12 với khối lượng lớn bê tông phần nền tầng hầm thường được thi 
công cùng với đế móng, hoặc đài cọc đòi hỏi phải phân chia thành 
nhiều đợt đổ bê tông bởi các mạch dừng thi công. Các mạch dừng 
phải được bổ trí hợp lý, tránh cắt ngang quá nhiều các tiết diện nguy 
hiểm của các kết cấu chịu lực như dầm, giằng móng, 
13 các yêu cầu kỹ thuật và vật liệu dùng để chống thấm trong các tầng 
hầm và trong các mạch dừng thi công, 
14 các yêu cầu kỹ thuật đối với các các kết cấu dùng cho các hệ thống 
kỹ thuật điện, nước, điều hoà không khí, phòng chống cháy nằm 
trong phạm vi kết cấu đế nhà, 
15 hàm lượng cốt thép lớn trong các kết cấu chịu lực của đế nhà (cột , 
vách, lõi cứng); 
16 chất lượng thi công, phương án bảo vệ hố đào ảnh hưởng đến 
chất lượng thi công các kết cấu đế nhà, 
- sự phức tạp trong việc nghiệm thu từng phần các công đoạn thi 
công tại các vị trí không thuận tiện dưới các độ sâu lớn khó kiểm tra , 
khó quan sát và đo đạc. Tại những vị trí này ngoài việc ghi chép các 
số liệu còn cần thiết ghi lại bằng hình ảnh hiện trạng kết cấu làm cơ 
sở cho việc nghiệm thu các phần khuất sau khi đã đổ bê tông, 
- tầm quan trọng của công tác kiểm tra độ thẳng đứng hoặc độ 
nghiêng nếu có của phần đế nhà để kịp thời điều chỉnh tim, trục kết 
cấu khi tiếp tục thi công phần thân. 
Đế nhà thường được thi công theo một trong các công đoạn riêng biệt 
trong toàn bộ ngôi nhất là được phân chia theo một gói thầu riêng thì 
việc việc lập các hồ sơ hoàn công và các văn bản nghiệm thu kỹ thuật 
phải được tiến hành kịp thời và chính xác. 
Việc đánh giá chất lượng của hệ thống kết cấu chịu lực phải được tiến 
hành đồng thời cho cả phần thân và đế nhà. Các số liệu quan trắc lún, 
nghiêng và biến dạng của công trình, hay của từng bộ phận kết cấu 
được tiến hành trong các giai đoạn thi công ngôi nhà thường là những 
cứ liệu quan trọng trong việc đánh giá chất lượng thi công, giám sát 
xây dựng công trình. 
Trong quá trình thi công các kết cấu đế nhà khi phát hiện những sai 
lệch về kích thước, tim trục, những khuyết tật trên bề mặt bê tông, 
những hiện tượng thấm trên mặt nền, bên trong tường tầng hầm phải 
kịp thời lập biên bản và đề nghị ngừng thi công để xử lý trước khi 
được tiếp tục thi công phần thân. 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_giam_sat_va_nghiem_thu_ket_cau_be_tong_cot_thep_toa.pdf