Tài liệu Hệ thống tàu - Trần Công Nghị

Tóm tắt Tài liệu Hệ thống tàu - Trần Công Nghị: ... này đòi hỏi các ống nhánh bố trị đến tận mỗi giếng trong mỗi khoang không kiêm nhiệm việc khác, không phụ thuộc ống nhánh khác. Hình 1. Thể tích các giếng tập trung nước cần hút không nhỏ hơn 0,2m3. Số giếng bố trí tại hông tàu trong các khoang không ... các bơm này không dùng vào việc bơm dầu. Bơm chữa cháy phải có sản lượng không nhỏ hơn 80% tổng sản lượng tính theo công thức trên đây, chia cho số lượng các bơm chữa cháy yêu cầu, tuy nhiên sản lượng đơn chiếc này không thể nhỏ hơn 25m3/h. Mỗi bơm chữa ...n hơi nước, 7 – van, 8 – van điều hòa, 9 – máy nén, 10 – van tự động, 11 – ngưng tụ, 12 – van giãn nhiệt, 13 – bơm nước biển, 14 – khởi động quạt, 15 – khởi động máy nén, 1 6- khởi động bơm nước biển. Trên hình 10 và hình 11 tiếp theo ký tự FA – chỉ không khí từ n...

pdf112 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 246 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu Hệ thống tàu - Trần Công Nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại hàng. Hệ thống ống chính trên boong đánh dấu bằng 51, 52, các bơm 
hàng 5 và 9, hai hệ thống ống dẫn hàng từ các khoang 36 và 25. Bên cạnh đó còn hệ 
thống dằn 34 cùng ống hút, xả 6. 
Hình 5 
 89
Hệ thống bơm vét trong hình 6 trình bày rõ hai bơm pit ton 16 và 45 cùng đường 
ống riêng 24 và 35 đảm trách vét dầu từ các khoang. Các khoang hàng được chia ra 
nhóm khoang hàng mũi và nhóm lái. Mỗi nhóm khoang hàng chỉ chứa một loại hàng cụ 
thể và vì vậy phải có bơm hàng , bơm vét riêng cho loại hàng ấy. 
Hình 6. 
Hệ thống vòng dùng trên tàu dầu từ khi đội tàu này hình thành. Ngày nay hệ 
thống này vẫn còn chỗ đứng vững cả trên tàu cỡ lớn và tàu dầu nhỏ. Ưùu điểm đáng kể là 
tính linh hoạt trong làm việc, khả năng thay thế cho bộ phận riêng lẻ bị hỏng là rất cao. 
Tuổi thọ hệ thống cao. Điểm đáng phiền là giá thành cao hơn nếu so với hệ thống tuyến 
tính. 
Hệ thống vòng áp dụng cho tàu nhiều buồng bơm. Hình ảnh minh họa của hệ 
thống nêu tại hình 7. Trên hình có thể thấy rõ, hai buồng bơm đặt xa nhau, ngăn chiều dài 
tàu hành ba khu vực hầm hàng khác nhau. Có thể sử dụng các khoang hàng trong một 
khu vực chở một loại hàng. Rót hàng xuống các hầm theo hệ thống ống trên boong. Đưa 
hàng lên bờ tiến hành theo cách ngước lại, dầu theo đường ống đứng từ các khoang lên 
ống chính trên boong để được điều chỉnh về các kho chỉ định. Hệ thống ống đứng đặt sát 
mạn cho phép nhận nhiều loại hàng mà khoang được chỉ định chở. Mỗi loại hàng từ tàu ra 
do một bơm đảm trách. 
 90
Hình 7. Hệ thống vòng hai buồng bơm 
Hình ảnh thường gặp hệ thống vòng này như sau. Buồng bơm bố trí tại khu vực 
giữa tàu, bắng cách đó chia chiều dài tàu cùng các khoang hàng thành hai khu vực riêng 
biệt. Mỗi vùng bố trí khoang hàng chở một loại hàng. Hệ thống ống bơm hàng dạng vòng 
kép kín chạy qua nhóm hầm hàng sau buồng bơm còn hệ thống thứ hai tương tự vậy chạy 
qua nhóm hầm hàng trước buồng bơm. Hệ thống các bơm nêm quây thành hai cung nửa 
vòng tròn, cung phải và cung trái, liên hệ với nhau bằng các mối kiên kết đặt trong mỗi 
khoang. Từ mỗi khoang hàng , dầu từ ống hút cửa ống hệ thống bơm hàng và hệ thống vét 
qua van nêm để lên ống chính. 
 Hệ thống thứ ba ra đời chưa lâu, làm việc trên nguyên tắc đơn giản, chuyển hàng 
không theo ống trong khoang hàng mà thông qua các lỗ kích thước đủ rộng khóet tại các 
vách tàu dầu. Miệng hút được bố trí tại một số khoang xác định, dầu từ các khoang khác 
chảy về đó qua các lỗ khóet tại các vách như đang nêu và được hút ra bằng bơm. Tại các 
lỗ bố trí bơm nêm, điều khiển từ xa, đảm bảo đóng hoặc mở để dầu có thể qua lại tự do 
hoặc bị cấm hẵn. Hai sơ đồ nêu sau đây giải thích cách làm này. Hình 8 trình bày hệ 
thống bơm hàng với các van nêm qua vách, hệ thống vét dầu tổ chức vòng kín. Hệ thống 
này gồm hệ thống ống chính trên boong40 cùng các ống mạn 41 và 50, đuôi 37, hai ống 
hút boong 44 và 47, với các nhánh 42, 43, 45, 46, hai bơm hàng 8, 33, hệ ống vòng 
khoang hàng 16, ống hệ ballast 3. Tại khoang giữa 1 và 3, bố trí ống đứng lên boong 24 và 
27. Nhờ nối mạng với các ống 44, 47 và 43, 45, 42, 46 có thể nhận hàng từ cả hai mạn. 
Bơm hàng có nhánh nối với bơm ballast. Qua hệ thống các van kingstone 3 tiến 
hành hút nước ngoài mạn cho mục đích dằn tàu, khi cần. 
Hệ thống vét dầu gồm ba đường ống chính 21, 28 và 29, cùng các nhánh 20. Hai 
bơm vét 13 v2 36 đảm trách hút dầu lớp sát đáy. 
 91
Hình C Đường ống tàu dầu 
 92
Hi ̀nh D Làm hàng tàu dầu 
Hình E Hệ thống ống tàu dầu 
 93
Hình F Bố trí ồng trong tàu 
 94
Hình 8. 
Hình 9 giới thiệu phương án sử dụng các van nêm điều khiển từ xa đóng mở lỗ 
thông vách cho dầu chảy từ khoang này sang khoang khác. Theo cách làm này quá trình 
chuyển hàng trong các khoang không cần hoạt động của bơm. Nhờ giảm bớt sự có mặt 
của bơm trong một công đoạn chuyển hàng có thể loại bỏ lo lắng về không khí lọt vào 
bơm, rác quấn đầu hút của bơm vv Nhìn chung thời gian chuyển dầu theo cách không 
qua bơm này ngắn hơn so với hệ thống dùng trước đó. 
3. Hệ thống thoát khí hầm hàng 
Để đưa khí tích tụ trên mặt chất lỏng (sản phẩm dầu) chứa trong khoang hàng ra 
khỏi khoang trong điều kiện nhiệt độ môi trường thay đổi, lượng khí này thay đổi và áp lực 
cũng đổi thay, chúng ta cần đến hệ thống thoát khí tàu dầu. Hệ thống thoát khi làm việc 
heo nhóm hoặc làm việc độc lập. Tàu dầu ngày nay sử dụng thiết bị thoát khí độc lập, 
nạp nhanh hặc xả khi nhanh. Vận tốc xả khi trên 30 m/s hạn chế hiểm họa cháy tại 
boong trên. Khí xả với vận tốc nhanh sẽ phân tỏa nhanh ra chung quanh tàu với khoảng 
cách khá xa, an toàn cho tàu hơn vì chúng không kịp hội tụ thành hơi dễ cháy ngay tại 
boong. Khoảng cách này đến 8m. 
 95
Hình 9 
Hệ thống xả khí gồm đường ống chính dẫn khí trên boong cùng các đường dẫn 
nhánh đến các khoang hàng để nhận khí từ đó hoặc nạp hkí vào đó. Tại mỗi khoang hàng 
tàu dầu có nắp đậy có thành đứng, và ống dẫn khi chạy qua nắp này. Thông thường 
người ta bố trí nắp đậy này gần các cột đứng trên tàu để tiện cho ống dẫn khí “leo “ 
theo cột lên cao. Ống đứng dẫn khí đang đề cập, có khi “leo” rất cao, từ 2m đến 10m 
hoặc cao hơn trên tàu dầu, tùy thuộc loại dầu đang chở. Chiều cao đặt miệng ống xả khí 
xác định theo mức độ bắt lửa các khí thoát từ khoang hàng tàu, tùy thuộc mặt hàng chở 
trong khoang. Dầu có nhiệt độ chớp cháy (flash point - FP) thấp, ống dẫn phải lên cao, 
ngược lại nhiệt độ FP của hàng chở trong tàu cao, chiều cao ống dẫn khí sẽ giảm. Tàu chở 
dầu có nhiệt độ FP dưới 28°C chiều cao ống xả khí của tàu phải trên 10m, với sản phẩm 
có nhiệt độ chớp cháy FP trên 65°C ống chỉ cao 915mm trên boong, hoặc không nhỏ hơn 
460m trên boong lầu. Trường hợp sau, miệng ống phải xa, cách vách thượng tầng 1m. 
Hệ thống ống làm hai việc trông chừng ngược nhau, đưa khí từ khí quyển vào tàu 
khi áp lực túi khí trong khoang giảm và đẩy khí trong khoang ra khi chênh lệch áp lực nhờ 
van đặc biệt gọi là “van thở”. Ống dẫn khí dẫn lên boong cao, hoặc theo các cột buồm để 
vươn lên. Đầu ống dẫn khí phải trang bị lưới chống lửa. 
Sơ đồ bố trí hệ thống thoát khí miêu tả tại hình 10 gồm những thiết bị chính sau: 1 
– nắp đậy, 2 – “van thở” sẽ xem xét tiếp theo, 3 – ống dẫn khí từ tuí khí trong khoang 
hàng, 4 – màng chặn lửa đường ống, 5 – ống chính, 6, 11 – cột , 7 – chắn lửa đầu ống, 8 – 
van phân phối, 9 – ống chính khu vực trước, 10 – dầm ngang, 12 – ống dẫn đứng, 13 – 
boong tàu. 
 96
Hình 10. 
Hình 11 trình bày lại bản vẽ bố trí hệ thống dẫn khí trích từ thiết kế tàu dầu đi 
biển. Kích thước đường ống dẫn khi 5 và ống dẫn nước ấm làm vệ sinh tàu 9 đánh dấu số 
9, ghi rõ tại hình. Tại hình cuối này, chặn lử a đường ống ghi số 3, cột ghi số 4, số 7 trình 
bày vị trí ống đứng của hệ thống. 
Hình 11. 
Để tự động xả khí ra khí quyển và tự động nạp khí vào các khoang hàng ni ta sử 
dụng van thở. Van cơ khí có dạng nêu tại hình 12. Kết cấu van hế sức giản đơn, vỏ 3 có 
nắp đậy 1 làm kín. Trong lòng van có hai “lưỡi gà” dạng đĩa có thể đóng và mở cửa van. 
Khi áp suất khí trong khoang hàng cao do các nguyên nhân khác nhau gây ra, ví dụ đang 
bơm hàng vào, nhiệt độ môi trường lên cao vv, đĩa 5 bị đẩy lên (mở) khí tuồn ra ngoàu 
qua cửa mở đó. Khi áp lực trong khoang giảm, thấp hơn so với áp lực khí quyển, áp lực 
khí quyển ép địa 5 xuống (đóng cửa này) song nhấc đĩa 2 lên (mở cửa số 2), khí tuồn vào 
khoang. 
 97
Hình 12. “Van thở” 
Hình 13. Lưới chặn lửa 
Kết cấu lưới chặn lửa trình bày tại hình 
13. Hình 13a trình bày lưới chặn tại miệng 
thoát khí, ghi số 7 tại hình 11, trong khi đó hình 
13b giới thiệu chặn lửa đường ống, ghi số 4 
hình 11. Lưới 2 và 3 trong kết cấu này, hình 13, 
ngăn ngọn lữa cùng khí, nếu có, và làm cho lửa 
tắt. 
Hệ thống tự động xả hoặc nạp khí từ khoang hàng giới thiệu tại hình 14. Hệ thống 
này gồm cơ cấu chặn lửa 6, thiết bị đóng xả nhanh 4, van thở 3 và áp lực kế 7 cùng bố trí 
trong ống đứng 9, đặt trên bệ 11. Cụm trên đây đặt trên boong 10. Cụm này nối với nắp 
đậy hầm hàng 13 qua ống nối 12. Thiết bị 4 làm việc theo chu kỳ, trong thời gian nhận 
hàng, áp lực túi khi tăng. Trường hợp thể tích khí co giản theo thời tiết, nhiệt độ van thở 
làm việc như chúng ta đã tìm hiểu. 
Kết cấu thiết bị đóng xả nhanh đang sử dụng trên tàu đa dạng. Hình 15 trình bày 
thiết bị đang có mặt trên FSO “Chí Linh” hoạt động tại vùng Bạch Hổ nước ta. Kết cấu 
thiết bị này gồm hai phần, phần chính kể từ vỏ kết cấu 16, xi lanh 14, nắp van 13 hình côn, 
cơ cấu chuyển động hình côn 11 chặn lỗ thoát trên chi tiết 13. Trường hợp áp lực trong 
khoang hàng lớn, lúc nạp hàng, chi tiết 13 cùng 11 bị dồn lên mở van. Khi luồng khí ra và 
ra với vận tốc nhanh, áp lực trong khoang bị hạ, cụm chi tiết 13 và 11 do tự trọng sẽ rơi 
xuống, cửa van bị đóng lại. Chờ cho đến khi áp lực lên cao trong khoang van lại mở. 
 98
Hình 14. 
Hình 15. 
4. Hệ thống sưởi hàng 
Hệ thống sưởi (hâm nóng) hàng giúp làm giảm độ nhớt hàng để có thể bơm chuyển 
thuận lợi hơn. Hệ thống này hâm nóng dầu độ nhớt cao đến nhiệt độ 60 - 70°C. Yêu cầu 
chung cho hệ thống là: 
• Thời gian hâm nóng hàng khoảng 12 giờ. 
• Tiến hành hâm nóng tất cả các khoang có chứa dầu cùng tính chất và cùng đòi 
hỏi vệ giảm độ nhớt. 
 99
• Kết cấu hệ thống ống phải đảm bảo cho khí haợc hơn nước chạy qua đều. 
• Hệ thống hâm nóng có độ tin cậy cao và bố trí tại những vị trí có thể kiểm tra 
thường xuyên. 
 Thiết bị đáng nói của hệ thống là “ruột gà” bằng ống thép dẫn hơi nóng đặt trong 
các khoang chứa sản phẩm dầu độ nhớt cao. Ruột gà đặt cách sàn 100 – 200mm. Áp suất 
hơi trong ruột gà không dưới 0,3 – 0,5 MPa. 
Ruột gà có thể được bố trí nằm ngang song cũng cóthể dọc. Hai phương án bố trí 
ruột gà theo hệ thống dọc trình bày tại các hình 16 và 17 tiếp theo. 
Hình 16. 
Hình 17. 
5. Hệ thống làm vệ sinh hầm hàng 
Trong quá trình khai thác, định kỳ phải tiến hành làm vệ sinh các khoang hàng, hệ 
đường ống dẫn hàng bằng nước ngoài mạn hoặc trong một số trường hợp phải dùng nước 
 100
ấm chừng 55 - 60°C. Làm vệ sinh các khoang là công việc nặng nhọc và gây khá nhiều 
phiền toái, song phải tiến hành trong những trường hợp cần thiết. 
• Khi khảo sát và sửa chửa các nút kết cấu đường ống, theo qui định cứ mỗi 3 
tháng. 
• Kiểm tra vệ sinh và thu gom rác, dầu cặn đọng lại thành lớp tại đáy tàu, hay 
còn gọi là vệ sinh phòng ngừa cứ mỗi sáu tháng . 
• Sửa chữa định kỳ tàu dầu 
Trong hệ thống này có thể sử dụng bơm vét cùng hệ thống ống vét làm vệ sinh 
khoang hàng. Ngoài thiết bị cố định, trên tàu còn có thể trang bị hệ thống di động làm vệ 
sinh khoang hàng. Một trong các phương án sử dụng thiết bị di động làm vệ sinh khoang 
hàng trình bày tại hình 18. Những thiết bị chính trong phương án đang đề cập gồm: 1, 2 – 
khoang van và van thông biển, 3 – bầu lọc, 4 – thiết bị kiểm định lượng dầu, 5 – van điện, 
7 – đường ống dẫn nước mạn, 9 – van nêm, 14 – khoang bơm, 19 – thiết bị làm nóng 
nước, 20 – đường ống ước ấm, 23 – bơm nước rửa khoang tàu, 24, 25, 35 – van, 26 – bơm 
pit ton của hệ thống vét dầu, 27 – ống dẫn dầu cặn, 29 – ống dẫn nước sau rửa, 31 – két 
hàng, 32 - nắp vào khoang hàng, 33 – ống dẫn nước rửa chạy trên boong, 34 – ống 
nhánh, 36 – máy làm vệ sinh, 37 – ống dẫn nước sau khi làm vệ sinh từ khoang hàng. 
Hình 18. 
Ví dụ sau minh họa bố trí hệ thống đường ống tàu chở dầu cỡ 20000DWT. 
 101
Hình 19a 
Hình 19b 
 102
Hình 19c 
Hình 20a 
 103
Hình 20b 
Hình 20c 
 104
PHỤ LỤC 
TÍNH CỘT ÁP BƠM DÙNG CHO CÁC HỆ THỐNG 
Sơ đồ hút chất lỏng và đẩy chất lỏng của bơm ly tâm có dạng như hình 1 dưới đây. 
Hình 1 
Từ sơ đồ có thể thấy, chiều cao hình học đưa nước từ thấp lên của bơm gồm hai 
thành phần: chiều cao hút và chiều cao đẩy. 
H = Hh + Hđ , (m) (1) 
trong đó Hh - chiều cao hút, (m), Hđ - chiều cao đẩy, (m). 
Công suất hữu ích của bơm: 
)(,
36,1753600
. kWHQPp ××=
γ (2) 
trong đó γ - trọng lượng riêng chất lỏng qua bơm, (kG/m3), Q – sản lượng bơm, (kG/h). 
Công suất hữu ích của bơm nước ngọt với γ = 1000 kG/m3: 
)(,
367
. kWHQPp = (3) 
Công suất cần thiết của bơm tính cho trường hợp có tổn thất cột áp. 
( )
)(,
36,1753600
.
kW
hHQ
Pp η
γ
×××
+= ∑ (4) 
Với bơm nước ngọt 
( )
)(,
367
kW
hHQ
Pp η
∑+×= (5) 
trong đó ∑h - tổn thất cột áp trong hệ thống đường ống, (m cn) 
η - hiệu suất bơm 
H – chiều cao cột áp, (m cn) 
Trường hợp chất lỏng chảy trong ống, những tổn thất tính toán bao gồm: 
 105
1) Tổn thất ma sát 
2) Tổn thất do sức cản cục bộ của dòng chảy, tại các van, cút, nối ống vv 
Tổn thất cột áp do ma sát tính theo công thức: 
g
v
D
fLh f 2
2
×= (6) 
Hệ số ma sát f của dòng chảy tầng trong ống trụ tròn tính theo công thức trong 
thủy lực học đường ống: f = 64/ReD, trong đó số Reynolds có dạng: 
μ
ρ Dv
D =Re hoặc ν
Dv
D =Re 
Hệ số nhớt động của nước μ tính bằng (kG.s/m2). 
Hệ số f được xét như hàm của số Reynolds Re. Với ReD ≤ 2300 f tính theo công 
thức: 
D
f
Re
64= (6) 
Với ReD ≥ 2300 dòng chảy chuyển từ chảy tầng sang chảy rối, công thức tính hệ số 
f sẽ là: 
4 Re
3164,0
D
f = (7) 
Hệ số f còn phụ thuộc vào độ nhám thành ống ε. Nếu 143,1 5,59Re ε≥D hệ số f tính 
theo công thức kinh nghiệm: 
4093,0 ε×=f (8) 
và f phụ thuộc cả vào số Reynolds và độ nhám tương đối 
d
e2=ε , trong đó e – độ 
nhám tuyệt đối. 
Giá trị e đọc theo bảng: 
Mối nối ống bằng cao su 0,1mm 
Ống thép 0,2mm 
Với ống làm từ kim loại màu và ống chất dẻo e = 0mm. 
Tổn thất áp lực dòng chảy trong van, cút được tính theo công thức kinh nghiệm 
2
2
1 vKp ρ−=Δ (9) 
g
vKh
2
2
−=Δ (9a) 
 106
Tính chiều dài ống tương đương 
Từ công thức (9) có thể viết: 
ρρ
d
vflvKp E
22
1 22 ==Δ (10) 
có thể nhận được: 
d
lfK E×= (11) 
Công thức tính áp suất cột nước theo Bernoulli sẽ có dạng: 
( ) ρρ
ρρρ
22
222
22
222
vlL
d
fv
d
lf
d
Lf
vK
d
LfvK
d
Lvfp
E
E +=⎟⎠
⎞⎜⎝
⎛ +
=⎟⎠
⎞⎜⎝
⎛ +=+×=
 (12) 
Chiều dài tính toán sẽ là: ltt = L + lE (13) 
Nếu ký hiệu: ργγ ld
vlf
l
pi tt
2
2××=×= có thể viết (12) dưới dạng: 
p = i. ltt (14) 
Trong các hệ thống tàu vận tốc dòng chảy, (m/s), nằm trong phạm vi sau: 
Nước biển: ống thép 3 
 ống đồng – niken 2,5 
 ống đồng 0,9 
dầu và các sản phẩm từ dầu max 6 
Thước đồ tính hệ số i khi biết Q và v 
Các bước thực hiện như sau: 
(1) Xác định số Reynolds 
- Nối v (m/s), Q (l/s) cắt thước II tại điểm xác định. 
- Nối điểm cắt với thước ν (m2/s). 
- Đọc giá trị d (mm) tại thước V, Re tại thước IV, hình 2. 
 107
Hình 2. Thước đồ tính Re 
(2) Xác định i có tính đến độ nhám thành ống 
- Nối d và v, kéo dài cho đến khi đoạn thẳng vừa kẻ gặp thang I (dùng cho trường 
hợp Re < 105, nhận giá trị của i. 
 108
Hình 3 
Xác định chiều dài tương đương l’tt trong công thức ltt = l’tt . K 
Tính áp lực trong các đoạn ống hệ thống hút khô trình bày tại hình 5. Bơm được 
chọn Q = 12 m3/h, cốt áp ống hút H = 0,6m cn. Thực hiện tính cho từng đoạn, bắt đầu từ 
đoạn ống 1 – 2, tiếp đó 2 – 3, 3 – 4, và 4 – 5. 
Các giá trị ghi tại mỗi đoạn ống được hiểu theo cách sau: tử số Q (m3/h); v (m/s), 
mẫu số l (m); d (mm). Trong đọan ống 1 – 2 có thể đọc: Q = 12m3/h = 0,003m3/s; d = 
50mm = 0,05m. 
 109
Hình 4 
 110
Hình 5. 
1. Từ thước đồ hình 2 có thể đọc Re = 6 . 104. 
2. Từ hình 3 đọc: i = 0,048 m cn/m = 470 Pa/m. 
3. Chiều dài tương đương đọc từ hình 4: l’tt = 2,48m. 
4. Tổng hệ số cản cục bộ trong đoạn 1 – 2: 
K = k1 + k2 + 3k3 + k4 + k5 = 2,4 + 4,7 + 3. 0,2 + 0,1 + 0,1 + 4,7 = 12,5 
trong đó k1 – hệ số sức cản bầu lọc, k2 – hệ số sức cản van một chiều, k3 - hệ số sức cản 
cút vuông góc, k4 - hệ số sức cản cút chia nhánh, k5 - hệ số sức cản van chặn. 
5. Chiều dài tương đương toàn bộ ltt = l’tt . K = 2,48 . 12,5 = 31m. 
6. Chiều dài tương đương tính theo (13): ltt = 10 + 31 = 41m. 
7. Tổn thất áp lực tính theo (14): p = i. ltt = 470 . 41 = 19270 Pa. 
Nếu coi sai số tính toán nằm trong phạm vi 10 – 12%, có thể tính áp lực tại nút 2 
của đoạn 1 – 2 sẽ là 21500 Pa. 
Trên đoạn 2 – 3 hệ số cản tính cho các thiết bị sẽ là: cút vuông góc 0,2; rẻ nhánh 
0,1; hộp van 3,6. 
Q = 12m3/h = 0,003m3/s; d = 70mm = 0,07m; L = 28m và v = 0,8m/s. 
1. Từ thước đồ hình 2 có thể đọc Re = 3 . 104. 
2. Từ hình 3 đọc: i = 0,014 m cn/m . 
3. Chiều dài tương đương đọc từ hình 4: l’tt = 2,8m. 
4. Tổng hệ số cản cục bộ trong đoạn 2 – 3: 
K = 6. k1 + 4.k2 + k3 = 6. 0,2 + 4. 0,1 + 3,6 = 5,2 
 5. Chiều dài tương đương toàn bộ ltt = l’tt . K = 2,8 . 5,2 = 14,6m. 
6. Chiều dài tương đương tính theo (13): ltt = 42,6m. 
7. Tổn thất áp lực tính theo (14): p = i. ltt = 5860 Pa. 
8. Chiều cao cột áp tính tại nút 3: 2,8 m cn. 
9. Áp lực tại nút 3: 27360 Pa. 
Trên đoạn 3 – 4 : hệ số cản ống xả 0,06. 
Q = 12m3/h = 0,003m3/s; d = 80mm = 0,08m; L = 6m và v = 0,5m/s. 
1. Từ thước đồ hình 2 có thể đọc Re = 2,5 . 104. 
2. Từ hình 3 đọc: i = 0,005 m cn/m . 
3. Chiều dài tương đương đọc từ hình 4: l’tt = 3,2m. 
4. Tổng hệ số cản cục bộ trong đoạn 2 – 3: 
K = k1 + k2 = 0,1 + 0,06 = 0,16 
 5. Chiều dài tương đương toàn bộ ltt = l’tt . K = 0,5m. 
 111
6. Chiều dài tương đương tính theo (13): ltt = 6,5m. 
7. Tổn thất áp lực tính theo (14): p = i. ltt = 300 Pa. 
8. Chiều cao cột áp tính tại nút 4: 2,83 m cn. 
9. Áp lực tại nút 4: 27660 Pa. 
Bơm được chọn với chiều cao ống hút Z = 0,6m , áp lực qui đổi 58800 Pa lớn hơn áp lực 
tại nút số 4 vừa tính, 27660 Pa, đảm bảo bơm làm việc bình thường. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Aleksandrov A.V., (1966), “Sudovye sistemy”, Hệâ thống tàu, tiếng Nga, NXB “Đóng 
tàu”, Leningrad. 
2. Epifanov B.S., (1980), “Sudovye sistemy”, Hệâ thống tàu, tiếng Nga, NXB “Đóng tàu”, 
Leningrad. 
3. McGeorge H.D., (1995), “Marine Auxiliary Machinery”, Butterworth /Heinemann, 
seventh edition, Oxford. 
 112

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_he_thong_tau_tran_cong_nghi.pdf