Tài liệu hướng dẫn thí nghiệm Viễn thông

Tóm tắt Tài liệu hướng dẫn thí nghiệm Viễn thông: ... không có sự đồng bộ giữa xung clock của máy phát và máy thu. Trong thực tế, các tín hiệu dữ liệu và tín hiệu clock có thể được truyền trên hai đường truyền riêng biệt. Lưu ý: tín hiệu mã hóa RZ có thể được tạo ra bằng cách sử dụng cổng AND với hai ngõ vào là tín hiệu NRZ và tín hiệu clock. ...ính của tất cả đỉnh của tín hiệu PSK bị đảo † Đỉnh dương bị đảo thành đỉnh âm. … Đỉnh âm bị đảo thành đỉnh dương. 9. Việc chỉnh lưu loại khỏi tín hiệu PSK: † Thông tin dịch pha … Tin tức † Cả hai yếu tố trên Hình 5-13 Như vậy mục đích của việc tách sóng mang đồng bộ là việc tái tạo chỉ s...g lên † nhiễu giảm đi † không ảnh hưởng Giải thích: _______________________________________________________________ __________________________________________________________________________. Tài Liệu Hướng Dẫn Thí Nghiệm Viễn Thông Bài 7 7-10 Hình 7-21 mô tả đặc tuyến tần số của tí...

pdf124 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 170 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu hướng dẫn thí nghiệm Viễn thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hay hai điểm cực tiểu liên tiếp trên đường dây. Khoảng 
cách giữa hai đIểm cực đại là λ/2. Hệ số vận tốc, còn gọi là hệ số truyền của đường dây, có 
thể xác định bằng cách đo λ/2 (đơn vị cm) trên đường truyền Lecher (giữa hai đIểm cực đại) 
và so sánh giá trị đo được với giá trị tính toán của bước sóng trong không gian tự do. Tỷ số 
bước sóng trên đường dây so với trong không gian tự do sẽ có giá trị nhỏ hơn 1, vì hệ số vận 
tốc trên đường dây là nhỏ hơn 1. 
Trong hình 9-3A, thanh ngắn mạch, cũng có thể là bộ phát hiện vòng dòng, sẽ xác định vị trí 
dòng điện cực đại. Ở khoảng cách ¼ bước sóng, dòng điện (xem hình 9-3B) giảm xuống 
thấp, và ở khoảng cách l/2 bước sóng dòng điện lại tăng cao. Các sóng hiện diện trên đường 
dây vì đường dây và tải không phối hợp tốt với nhau. 
Một đường truyền sóng, tương tự như đường truyền Lecher, nếu được kết thúc bằng điện trở 
đúng bằng điện trở đặc tính, sẽ có VSWR (tỷ số sóng dừng điện áp) bằng 1:1. Đường truyền 
này gọi là đường truyền phẳng hoặc đường truyền không cộng hưởng. Với đường truyền này, 
100% năng lượng RF sẽ được truyền tới antenna. Đây là đường truyền lý tưởng mà ta mong 
muốn. 
Tài Liệu Hướng Dẫn Thí Nghiê ̣m Viễn Thông Bài 9 
 9-5 
Hình 9.3. Các sóng dừng trên đường Lecher 
Hình 9.4. Đường truyền, phẳng; RL lớn hơn hay nhỏ hơn Z0 
Xét mối liên hệ giữa tỷ số sóng dừng điện áp và dòng điện trên đường truyền khi điện trởđầu 
cuối thay đổi. Hình 9-2 đã chỉ ra rằng khi điện trở ở cuối đường dây là cao thì điện áp cao, và 
khi điện trở ở cuối đường dây bằng 0 thì dòng điện cao. Hình 9-4A mô tả đường dây có điện 
trở đầu cuối bằng với trở kháng của đường dây. Đây là đường dây phẳng. Cả dòng và áp đều 
là các hằng số trên toàn bộ đường dây. Nếu điện trở tải lớn hơn trở kháng đường dây, điện áp 
sẽ tăng cao, còn dòng điện thấp (xem hình 9-4B). Trong hình 9-4C, điện trở tải nhỏ hơn trở 
kháng đặc tính của đường dây, kết quả là, dòng điện cao và điện áp thấp. 
6. Phối hợp trở kháng giữa tải và đường dây 
Tài Liệu Hướng Dẫn Thí Nghiệm Viễn Thông Bài 9 
 9-6 
Nếu antenna là một dipole được cấp tín hiệu vào điểm giữa, có trở kháng xấp xỉ từ 73 tới 75Ω 
thì đường truyền nối tới antenna nên có trở kháng bằng giá trị này. Nếu antenna được chọn 
sao cho nó hoạt động ở tần số khác với tần số cộng hưởng cơ bản, thì giá trị điện trở tại điểm 
giữa sẽ lớn hơn giá trị 73 tới 75Ω. Trong điều kiện như vậy, đường truyền sẽ được nối tới các 
đầu của antenna như trong hình 9-6. Kết nối này được gọi là kết nối delta. Do điện trở của 
antenna tăng khi di chuyển điểm kết nối ra xa điểm giữa, nên ta có thể chọn một điểm kết nối 
sao cho tại đó điện trở antenna giống với điện trở đường truyền. Nếu ta nối đồng hồ đo 
VSWR tới đường truyền, và giả sử nó chỉ giá trị VSWR bằng 4:1 khi đường truyền được nối 
tới tâm điểm của antenna thì ta chỉ việc mở rộng các điểm kết nối cho tới khi giá trị đồng hồ 
đọc được ở mức thấp nhất. Giá trị 1.5:1 hoặc nhỏ hơn được xem là phối hợp trở kháng tốt. 
Hình 9.5. Đường dây nối Delta 
Trở kháng đặc tính của đường dây phối hợp sẽ được chọn dựa vào giá trị trở kháng ngõ vào 
và ngõ ra theo công thức. 
Zo = Lin ZZ 
Trong đó: 
Z0 trở kháng của đường truyền phối hợp 
Zin trở kháng ngõ vào hay trở kháng nguồn 
ZL trở kháng tải 
7. Khoảng cách đường truyền 
Sự phân cách giữa các dây dẫn của đường truyền thường được duy trì bởi các thanh cách điện 
hay các tấm ngăn cách làm bằng thuỷ tinh, sứ, sợi, hay gỗ. Ở các tần số cao khoảng cách sẽ 
gần hơn so với các tần số RF thấp. Nếu khoảng cách quá lớn sẽ xảy ra bức xạ trên đường 
truyền. Trên đường truyền cân bằng được phối hợp đúng, bức xạ phát ra rất ít. 
SỰ TRUYỀN SÓNG BỞI CÁC ĐƯỜNG TRUYỀN 
Năng lượng điện từ truyền trên đường truyền bị chậm đi; kết quả là, chiều dài điện và chiều 
dài vật lý không giống nhau. Chiều dài điện phụ thuộc trực tiếp vào: 
ƒ Môi trường truyền. 
ƒ Kích thước vật lý của các dây dẫn 
ƒ Khoảng cách giữa các dây dẫn 
Tất cả các yếu tố này được rút gọn trong một hằng số k (gọi là hệ số vận tốc), hệ số này khác 
nhau tuỳ loại đường truyền. Giá trị của k nhỏ hơn 1. Trong chân không k =1, và sau đây là 
giá trị k trong các môi trường khác nhau: 
Các dây song song với điện môi không khí k = 0.95 tới 0.975 
Các dây song song với điện môi plastic k = 0.8 tới 0.95 
Tài Liệu Hướng Dẫn Thí Nghiê ̣m Viễn Thông Bài 9 
 9-7 
Cáp song hànhvới vỏ bảo vệ và cách điện bằng cao su k = 0.56 tới 0.65 
Cáp đồng trục phân cách bằng không khí k = 0.85 
Hệ số vận tốc, k, được định nghĩa là tỷ số của vận tốc truyền trên đường dây với vận tốc 
truyền trong không gian tự do. Hệ số này liên hệ với hằng số điện môi ε và hệ số từ thẩm μ 
của vật liệu bởi công thức sau: 
k =
llεμ
1 
Trong đó: 
μl là hệ số từ thẩm của đường dây (trong không gian tự do = 1) 
εl là hằng số điện môi (trong không gian tự do = 1) 
Khi dòng chạy qua hai dây dẫn song song theo hướng ngược chiều nhau, và nếu hai dòng 
điện ngược pha nhau đúng 1800, các trường sẽ triệt tiêu nhau và tổn hao bức xạ bằng 0. Ở các 
tần số thấp, điều này vẫn xảy ra trong thực tế. Tại các tần số cao, hai dòng điện này gây ra tổn 
hao bức xạ. Tổn hao này có thể giảm bằng cách di chuyển các dây dẫn gần lại nhau. Thông 
thường, khoảng cách giữa các dây dẫn không vượt qua 0.01λ. Tuy nhiên, việc di chuyển hai 
dây dẫn gần lại nhau lại làm giảm trở kháng đặc tính của đường dây. 
Tất cả các đường truyền đều sử dụng một loại vật liệu cách điện nào đó. Không khí có tổn 
hao điện môi thấp nhất. Nếu đường truyền đồng trục bao gồm hai dây dẫn đồng tâm được 
phân cách bởi thuỷ tinh hayplastic thì trở kháng đặc tính của đường dây được tính theo công 
thức: 
Z0 = A
Blog138ε 
Trong đó: 
B là đường kính trong của vòng dây dẫn bên ngoài 
A là đường kính ngoài của vòng dây dẫn bên trong 
(Chú ý: B và A có cùng đơn vị) 
 ε là hằng số điện môi của điện môi phân cách 
8. Các đường dây đồng trục 
Đường dây đồng trục là đường truyền đồng tâm với dây dẫn bằng đồng được đặt ở tâm của 
một lớp vỏ bọc. Vỏ bọc này bảo vệ dây dẫn ở tâm khỏi bức xạ, đây là vấn đề gắn liền với các 
dây dẫn song song. Các cáp đồng trục được sản xuất chuẩn thường có dây dẫn đồng ở trong 
được nhúng trong điện môi là polyethylene và nó được bảo vệ bởi lớp vỏ bằng đồng bên 
ngoài. Trở kháng đặc tính cơ bản của các loại cáp này vào khoảng từ 50 - 100Ω. Bảng 9-2 
cung cấp danh sách ngắn gọn các cáp đồng trục, gồm mã hiệu của nó và trở kháng. 
Tài Liệu Hướng Dẫn Thí Nghiệm Viễn Thông Bài 9 
 9-8 
Bảng 9.2. Đặc tính các loại cáp đồng trục 
9. Các đoạn dây chêm điều chỉnh trở kháng 
Dây chêm thường là một đoạn cáp có chiều dài xấp xỉ bằng λ/4. Ví dụ, nếu tải có thành phần 
dung kháng, dẫn đến sự mất phối hợp với đường truyền, ta có thể dùng dây chêm nối tới 
đường truyền tại giao điểm giữa antenna và đường truyền. Dây chêm này sẽ có tác dụng khắc 
phục sự mất phối hợp giữa antenna và đường truyền (xem hình 9-6). Bằng cách đặt đường 
dây λ/4 song song với antenna và điều chỉnh khoảng cách từ antenna đến điểm ngắn mạch 
của đoạn dây chêm, đoạn dây này có thể trở thành một cảm kháng có tác dụng triệt tiêu thành 
phần dung kháng của antenna. Do đó, đường truyền có thể được điều chỉnh để tải trở thành 
một điện trở thuần. 
Một đoạn dây ngắn mạch λ/4 cũng có thể dùng làm bộ biến đổi phối hợp trở kháng. Ví dụ, 
đường truyền trở kháng cao được nối vào ngõ vào trở kháng cao của đoạn dây chêm và đầu 
cuối mạch của đoạn dây chêm được nối tới điểm giữa của dipole trở kháng thấp. Theo cách 
này, vòng λ/4 được sử dụng làm biến áp phối hợp. 
Đường truyền cũng phải phối hợp trở kháng với nguồn năng lượng. Ví dụ, khung cộng hưởng 
gồm cảm kháng và dung kháng trong mạch dao động của máy phát cần phải được ghép với 
đường truyền sóng bằng một cuộn dây hay tụ điện sao cho trở kháng của đường dây phải 
giống với trở kháng của mạch máy phát. Có nhiều cách thực hiện kết nối cho các mạch dao 
động như trên. 
Tài Liệu Hướng Dẫn Thí Nghiê ̣m Viễn Thông Bài 9 
 9-9 
Hình 9.6. Dây chêm điều chỉnh trở kháng 
10. Balun 
Balun, được ghép từ chữ viết tắt của hai từ (balanced-to-unbalanced), là một bộ biến đổi từ 
đối xứng thành bất đối xứng hoặc ngược lại, được đặt giữa các đường truyền đối xứng và bất 
đối xứng, hoặc giữa các antenna, hoặc được sử dụng để nối đường truyền trở kháng thấp tới 
trở kháng tải cao. Ví dụ, một ứng dụng của balun là nối cáp đồng trục 75Ω tới đường truyền 
đối xứng 300Ω. Ở đây ta dùng biến áp tự ngẫu với tỷ số vòng là 1:2 để làm balun. Số vòng 
tăng gấp đôi làm trở kháng tăng lên 4 lần (xem hình 9-7). 
Hình 9.7. Balun – 75Ω - 300Ω 
Ta thấy rằng ngõ vào là bất đối xứng trong khi ngõ ra, có trở kháng tăng 4 lần, là đối xứng. 
Hình 9-8 mô tả một máy biến áp có dạng hình xuyến. 
Hình 9.8. Balun – hình xuyến 
Tài Liệu Hướng Dẫn Thí Nghiệm Viễn Thông Bài 9 
 9-10
Nếu antenna được cấp tín hiệu vào điểm giữa từ một đường dây đồng trục, như trong trường 
hợp của dipole, sự đối xứng của antenna không còn vì một phần của dipole nối tới lõi cable 
còn phần còn lại được nối xuống mass qua vỏ cable. Dòng tới antenna sẽ đi qua cả lõi bên 
trong và vỏ bên ngoài của cable. Dưới các điều kiện như thế, các dòng điện không triệt tiêu 
nhau do đó đường dây tạo ra thêm các bức xạ không mong muốn (xem hình 9-9A: dipole đối 
xứng được cấp tín hiệu ở điểm giữa bời cable đồng trục không đối xứng). 
Hình 9.9. Đường truyền cable đồng trục của dipole 
Hình 9-9B minh hoạ một balun, gọi là bazooka, sử dụng một ống kim loại để tạo thành một 
đoạn dây ngắn mạch λ/4. Đầu hở mạch có trở kháng cao trong khi đầu ngắn mạch có trở 
kháng thấp. Năng lượng từ phần nối đất của dipole gặp phải trở kháng cao khi truyền ngược 
về mass. 
Ống kim loại trên cần được phân cách với đường cable đồng trục bằng một mẫu plastic hoặc 
một vật liệu tương tự. Như vậy độ dài vật lý của ống sẽ ngắn hơn so với độ dài điện λ/4 của 
nó. Vì ống này không phải là bộ biến đổi trở kháng nên nó không làm ảnh hưởng tới trở 
kháng đường dây. 
Hình 9-9C chỉ ra một sử dụng ống khác. Một ống kim loại tương tự (chiều dài ngắn hơn 
chiều dài λ/4 của sóng điện) được nối giữa phần dipole nối với lõi cable với đất. Thanh kim 
loại λ/4 này được nối tắt với vỏ cable. 
Dòng điện trên các phần của dipole thì bằng nhau và ngược chiều nếu lấy điểm chuẩn là 
mass. Các dòng điện bằng nhau và ngược chiều cũng chảy trên cable đồng trục và đường dây 
dẫn thứ hai. Đoạn λ/4 tương đương với trở kháng cao tại antenna do đó không tải dòng tại 
điểm tiếp xúc. Đoạn thêm vào này cũng có chiều dài vật lý ngắn hơn chiều dài điện. 
Ở hình 9-10 là một balun khác làm bằng cáp đồng trục. Cách bố trí này giống với balun trong 
hình 9-7. Ngõ vào là bất đối xứng và ngõ ra là đối xứng. 
Hình 9.10. Ngõ vào bất đối xứng và ngõ ra đối xứng, tỷ lệ trở kháng 4:1 
11. Cách tính VSWR 
VSWR được tính toán bởi các công thức sau: 
LL
LL
r
XRaZ
XRaZ
R
22
22
)(
)(
++
+−= 
Tài Liệu Hướng Dẫn Thí Nghiê ̣m Viễn Thông Bài 9 
 9-11
Trong đó: 
Rr : hệ số phản xạ 
ZL : trở kháng tải (antenna) 
Ra : điện trở antenna 
XL : điện kháng antenna 
VSWR = 
Rr1
Rr1
−
+ 
III. TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM 
1. Yêu cầu vật liệu 
Đế cấp nguồn S300PSB 
(hoặc Master Builder S300B) 
Panel Antenna SIP360A 
Cột antenna, có balun SIP360 - 1 
Antenna dipole ngang SIP360 - 2 
Antenna dãy Yagi SIP360 - 4 
Thanh phản xạ SIP360 – 5 
Cáp đồng trục, 33 cm (13inch) SIP360 - 6 
Đồng hồ đo cường độ trường SIP360 - 7 
Các điện trở (4): 50, 100, 180, 270Ω SIP360 - 8 
Đĩa chia góc SIP360 - 9 
Các bộ kết nối BNC “T” (2) 
Cáp, đầu cấm nhỏ 10” tới các đầu cắm banana SIP360 – 11 
Đồng hồ vạn năng số (DMM) 
2. Kiểm tra và đo 
Trong bài thí nghiệm, sinh viên sẽ lần lượt thay đổi các giá trị khác nhau của điện trở tải của 
đường truyền Lecher và đo VSWR ứng với mỗi giá trị, từ đó xác định giá trị điện trở tải làm 
cho VSWR nhỏ nhất. 
Chú ý: Có thể dùng các nút hoặc vòng dòng điện hay điện áp dọc theo đường truyền để đo 
SWR. Trong phần thí nghiệm này, sinh viên sẽ sử dụng vòng phát hiện mang tính cảm thay vì 
dùng volt kế ghép dung kháng. Các cực đại và cực tiểu dòng sẽ được xác định. 
3. Tiến trình thí nghiệm 
1. Nối cáp đồng trục giữa BNC của máy phát và BNC ngõ vào của đường truyền Lecher. 
2. Bật máy phát và chỉnh điện áp trong khoảng từ –10 tới –12 VDC. 
3. Quan sát vạch chia bước sóng chuẩn trên panel và chỉnh núm điều khiển chiết áp phía 
dưới đồng hồ đo sao cho đồng hồ không vượt quá giá trị 10, không quan tâm tới vị trí của 
thanh trượt. Đọc các điện áp DC cực đại, cực tiểu (bằng mV). Các giá trị này dùng để tính 
VSWR. Cắm cable vào đầu cắm Meter Out trên panel, và đầu cắm banana vào đồng hồ vạn 
năng số. 
Tài Liệu Hướng Dẫn Thí Nghiệm Viễn Thông Bài 9 
 9-12
4. Di chuyển thanh trượt đến vị trí tận cùng bên phải của đường truyền Lecher. 
5. Xác định giá trị điện áp cực đại và cực tiểu đọc trên DMM. Tỷ số của hai giá trị này chính 
là VSWR. Ghi lại các số liệu này. 
Cực đại = -----------------. 
Cực tiểu = ----------------. 
6. Từ các giá trị đọc được trong bước 5, tính VSWR. 
 VSWR = ------------. 
Chú ý: Nếu đường dây không có tải(hở mạch), trở kháng tải là vô cùng trong khi trở kháng 
ngõ vào đường truyền có thể thấp. Do đó VSWR có giá trị lớn.. 
7. Xác định giá trị điện trở tải phối hợp tốt nhất với đường truyền Lecher. Sáu điện trở mà 
sinh viên được cung cấp sẽ được gắn vào các điểm test tại cuối đường truyền, đầu tiên là ngắn 
mạch, rồi đến điện trở 47Ω, ... Ghi lại các trị dòng cực đại và cực tiểu và tính VSWR đối với 
mỗi giá trị điện trở gắn vào. 
 Điện trở (Ω) Max Min ISWR 
0 (ngắn mạch) 
47 
100 
180 
270 
330 
470 
8. Giá trị điện trở nào tạo sự phối hợp trở kháng đường dây tốt nhất?__________. 
9. Trong các bước đo sau, sinh viên sẽ xác định hằng số điện môi của board mạch in.Vật liệu 
điện môi phân cách hai dải dẫn. 
10. Đo bước sóng trong không gian sử dụng đồng hồ đo cường độ trường và thanh phản xạ. 
Phép đo này được thực hiện trong bài thí nghiệm 7, ta có thể lặp lại phép đo này với vị trí đặt 
đồng hồ khác với bài thí nghiệm 7. 
11. Tháo tất cả các điện trở tải của đường truyền Lecher và xác định bước sóng dùng đường 
truyền Lecher không tải. ___________________. 
12. Tính tỷ số giữa bước sóng trên đường truyền và bước sóng trong không gian? 
λ (không gian) ______________. 
λ (đường truyền) ____________. 
k (tỷ số)____________________. 
Chú ý: Tỷ số này sẽ nhỏ hơn 1. 
Giá trị tính được chính là giá trị k trong công thức ở phần 9-7. 
PHỐI HỢP TRỞ KHÁNG BẰNG DÂY CHÊM 
Tài Liệu Hướng Dẫn Thí Nghiê ̣m Viễn Thông Bài 9 
 9-13
13. Hình 9-11 mô tả cách bố trí thiết bị để tiến hành thí nghiệm phối hợp trở kháng bằng dây 
chêm. Trong thí nghiệm này, dipole được nối tới máy phát và một cable đồng trục và đường 
truyền Lecher được nối tới điểm nối của đường truyền với dipole antenna. Hai bộ kết nối 
BNC hình chũ T được gắn tại đỉnh của cột. Cáp đồng trục 13 inch (33cm) được nối giữa 
đường truyền Lecher và kết nối chữ T. 
Hình 9.11. Thí nghiệm dây chêm phối hợp trở kháng 
Trong cách bố trí này, đường slider/detector được sử dụng làm đoạn dây ngắn mạch để nối tắt 
đường truyền Lecher và xác định chiều dài của nó. Chiều dài dây chêm là bội số lẻ của λ/4. 
Đồng hồ đo cường độ trường được đặt trên bàn và song song với dipole bức xạ sao cho kim 
đồng hồ ở vị trí giữa thang đo. Điều chỉnh điện áp hoạt động sao cho khoảng cách giữa hai 
antenna xấp xỉ từ 1/2 tới 1m. Đồng hồ đo cường độ trường được sử dụng thay cho mạch phát 
hiện đo VSWR. 
14. Quan sát số chỉ của đồng hồ đo cường độ trường khi di chuyển thanh trượt từ vị trí 0 theo 
hướng giá trị cực đại, ta thấy rằng số chỉ đồng hồ đo cường độ trường tăng. Di chuyển thanh 
trượt và điều chỉnh sao cho đồng hồ đo cường độ trường chỉ thị dòng điện cực đại. Giá trị 
dòng cực đại cho biết công suất truyền từ máy phát đến antenna dipole là cực đại, có nghĩa là 
giữa đường truyền và dipole có sự phối hợp trở kháng tốt nhất. 
Chú ý: Trong quá trình thí nghiệm, bất cứ sự di chuyển nào xung quanh dipole phát hay 
đồng hồ đo cường độ trường đều làm thay đổi giá trị đo cường độ trường.Do đó cố gắng giữ 
hai tay và cơ thể ở vị trí cố định trong lúc đo. 
15. Ghi lại vị trí của bộ phát hiện trên đường truyền Lecher mà tại đó công suất RF ở đồng hồ 
đo cường độ trường là lớn nhất._____________. 
16. Điều chỉnh mức điều khiển của panel antenna và ghi lại vị trí dòng ngõ ra RF cực đại. Vị 
trí này là một điểm trũng hay một điểm cực đại trên đường truyền Lecher. Vị trí trũng có 
nghĩa là bộ phát hiện của đường truyền Lecher đang ngắn mạch đường dây còn đường dây và 
cáp đồng trục hoạt động như là đoạn dây phối hợp. Chiều dài của đường truyền Lecher và cáp 
đồng trục 33 cm tạo thành tổng chiều dài của đoạn dây chêm phới hợp. Chiều dài này là bội 
số lẻ của λ/4 và, phụ thuộc vào chiều dài này, ta có thể quan sát được các điểm cực đại hay 
cực tiểu trên panel đồng hồ. 
Tài Liệu Hướng Dẫn Thí Nghiệm Viễn Thông Bài 9 
 9-14
17. Tại điểm nào khác trên đường truyền Lecher mà giá trị ngõ ra RF đọc trên đồng hồ đo 
cường độ trường cũng là cực đại? Ghi lại giá trị này______________. Hai vị trí nào trên 
đường Lecher tạo công suất ngõ ra RF lớn nhất? Ghi lại giá trị này. ____________________. 
18. Gắn antenna Yagi vào và thử sử dụng đoạn dây chêm Quan sát các điểm cực đại và cực 
tiểu trên đồng hồ của panel, và ước lượng chiều dài đoạn dây chêm này theo số bước sóng.__ 
KHẢO SÁT BALUN 
Cột antenna (được dùng trong các bài thí nghiệm antenna khác nhau) có một balun dùng để 
phối hợp trở kháng cáp giữa cable đồng trục trong cột và các kiểu antenna khác nhau. Cable 
là đường truyền bất đối xứng trong khi antenna gắn trên cột là đối xứng. Balun có tác dụng 
làm giảm năng lượng truyền từ antenna đối xứng theo đường truyền (gồm cả cột antenna) 
xuống mass. Balun, do có các vật liệu cách điện bên trong, được chế tạo hơi nhỏ hơn 1/4 
bước sóng. Balun cách ly với cột antenna bởi nhựa epoxy. Khi ốc gắn trên balun được siết 
chặt, đáy balun lúc này sẽ ngắn mạch còn đỉnh balun có trở kháng cao. Do đó balun tương 
đương với đoạn dây 1/4 bước sóng. 
19. Xác định ảnh hưởng của balun lên công suất bức xạ từ antenna Yagi. Gắn antenna Yagi 
và thiết lập đồng hồ đo cường độ trường sao cho đồng hồ chỉ thị 25μA (giữa thang đo) khi ốc 
trên balun được nới lỏng. Balun được dời xuống sao cho nó cách xa antenna (ốc của balun 
không chạm tới cột). Dưới điều kiện này, thì mạch phối hợp 1/4 bước sóng của balun không 
tồn tại. Ghi lại dòng điện khi tháo balun ra. ____________μA. 
20. Khi balun được di chuyển lên trên, đồng hồ chỉ công suất tăng. Khi balun ở đúng vị trí, 
hãy ghi lại giá trị dòng điện. ______μA. 
Công suất bức xạ tăng hay giảm khi sử dụng balun? _____________________________. 
21. Công suất phát giảm khi tháo balun, vậy công suất này tiêu tốn đi đâu? ______________. 
22. Vẫn quan sát đồng hồ đo cường độ trường, đồng thời di chuyển các ngón tay đi xuống dọc 
cột antenna (lúc này balun không được sử dụng). Có hay không sự thay đổi công suất thu khi 
di chuyển bàn tay lên xuống? Sau đó gắn balun vào và siết ốc. Tiếp tục di chuyển các ngón 
tay trên cột antenn, và quan sát đồng hồ đo cường độ trường. Di chuyển các ngón tay từ vị trí 
ốc hướng lên phía antenna, chú ý khi chạm vào antenna (vùng có trở kháng cao hơn) sẽ có 
nhiều sự phản xạ xảy ra và ta có thể quan sát những thay đổi này trên đồng hồ. Ghi lại các 
hiện tượng quan sát được. 
___________________________________________________________________________ 
___________________________________________________________________________ 
IV. KẾT LUẬN 
______________________________________________________________ 
______________________________________________________________ 
______________________________________________________________ 
______________________________________________________________ 
______________________________________________________________ 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_huong_dan_thi_nghiem_vien_thong.pdf