Tài liệu Hướng dẫn thực hiện nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe

Tóm tắt Tài liệu Hướng dẫn thực hiện nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe: ... triển bình thường. Chiều cao phản ánh trung thành tình trạng dinh dưỡng trong cả quá trình phát triển của trẻ, chiều cao dù có tăng chậm nhưng không bao giờ đứng hoặc giảm đi như cân nặng. - Chiều cao nằm trong khoảng trung bình trở xuống phản ánh sự thiếu dinh dưỡng trong một thời gian d...Bị mất nước mà biểu hiện : môi se, mắt trũng, rất khát nước; khóc không có nước mắt, đái ít. - Sốt, kém ăn và nôn nhiều. - Đi ngoài ra nước nhiều lần trong 1 hoặc 2 giờ ( hoặc có máu trong phân ). 3. Béo phì ở trẻ em Béo phì là tình trạng không bình thường của sức khỏe, trong đó có nguyê...g phải sẽ gây bỏng cho trẻ. v Giờ ngủ - Ngạt thở : Trẻ nằm xuống đệm, úp mặt xuống gối, nếu để trẻ ngủ lâu trong tư thế đó sẽ thiếu dưỡng khí gây ngạt thở ( đặc biệt lưu ý trẻ dưới một tuổi ). - Hóc dị vật : Trẻ khi đi ngủ, nếu ngậm các loại hạt, kẹo cứng, thậm chí ngậm đồ chơi rất dễ rơ...

pdf70 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu Hướng dẫn thực hiện nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên cần có ý kiến kịp thời những vấn đề về cơ sở vật chất chưa 
đảm bảo an toàn cho trẻ tại nhóm lớp mình phụ trách với ban giám hiệu nhà 
trường, phụ huynh, học sinh cùng bàn bạc để có thể đưa ra các giải pháp phù hợp 
tạo môi trường an toàn cho trẻ. (Ví dụ : chưa có tường rào bảo vệ hoặc bị hỏng; 
chó của các nhà xung quanh thả rong chạy vào lớp học; đồ dùng, đồ chơi không 
đảm bảo vệ sinh, an toàn; tường, trần lớp học bị hư hỏng). Giáo viên cũng cần 
tham gia ý kiến khi xây dựng một lớp học mới trong khu dân cư nên đặt vị trí nào 
để trẻ đến lớp không bị quá xa, không bị ảnh hưởng của điều kiện môi trường 
không tốt như gần đường giao thông lớn, gần các cơ sở sản xuất có thải ra các chất 
độc hại, gây ồn 
II. MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CÓ THỂ XẢY RA TAI NẠN CHO TRẺ 
 Các tai nạn thương tích có thể xảy ra ở trẻ lứa tuổi mầm non là : 
bỏng, ngã, ngộ độc, động vật cắn, liên quan đến giao thông, các vật sắc nhọn, các 
vật tự nhiên, đuối nước, điện giật, máy móc, ngạt thở, sét dánh, các nguyên nhân 
khác 
1. 1. Khi đi học từ nhà đến trường và từ trường trở về 
nhà : Tai nạn liên quan đến giao thông, ngã, đuối nước, động vạt cắn, thất 
lạc 
2. 2. Khi ở trường 
a) Giờ chơi 
v Chơi ở ngoài trời 
Khi chơi tự do ở ngoài trời trẻ có thể gặp các tai nạn như : chấn thương 
mềm, rách da, gãy xương, v.vNguyên nhân thường do trẻ đùa nghịch xô đẩy 
nhau, dùng que làm kiếm nghịch, đấu kiếm, chọc vào nhau và trẻ có thể vô tình 
chọc vào mắt gây chấn thương. Ngoài ra, trẻ còn chơi đùa cầm gạch, sỏi, đá ném 
nhau hoặc trẻ chạy, nhảy và vào các bậc thềm gây chấn thương. 
v Giờ chơi trong lớp 
- Khi chơi trong nhóm, trẻ có thể gặp các tai nạn như : dị vật mũi, tai, 
do trẻ tự nhét đồ chơi (hạt cườm, con xúc xắc, các loại hạt quả, đôi khi cả đất nặn) 
vào mũi, tai mình hoặc nhét vào tai bạn, mũi bạn. Trẻ hay ngậm đồ chơi vào mồm, 
chọc vào có thẻ rách niêm mạc miệng, hít vào gây dị vật đường thở, nuốt vào gây 
dị vật đường ăn. 
- Trẻ chơi tự do trong nhóm chạy đùa xô đẩy nhau va vào thành bàn, 
cạnh ghế, mép tủ v.vgây chấn thương. 
v Giờ học 
- Trẻ có thể đùa nghịch chọc các vật vào mặt nhau ( đặc biệt chọc bút 
vào mắt nhau ). 
v Giờ ăn 
- Sặc thức ăn ( trong khi, ăn trẻ vừa ăn vừa cười đùa hoặc trẻ đang 
khóc mà cố ép trẻ ăn, uống đều rất dễ gây sặc cho trẻ). 
- Dị vật đường ăn ( thường gặp là hóc xương do chế biến không kĩ ). 
- Bỏng thức ăn ( canh, cháo súp, nước xôi ) : Nếu để thức ăn còn nóng 
hoặc các phích nước xôi gần nơi trẻ chơi đùa; trẻ va, vướng phải sẽ gây bỏng cho 
trẻ. 
v Giờ ngủ 
- Ngạt thở : Trẻ nằm xuống đệm, úp mặt xuống gối, nếu để trẻ ngủ lâu 
trong tư thế đó sẽ thiếu dưỡng khí gây ngạt thở ( đặc biệt lưu ý trẻ dưới một tuổi ). 
- Hóc dị vật : Trẻ khi đi ngủ, nếu ngậm các loại hạt, kẹo cứng, thậm 
chí ngậm đồ chơi rất dễ rơi vào đường thở gây ngạt. 
- Ngộ độc : Trong khi trẻ ngủ nếu trẻ hít phải khí độc từ các nguồn gây 
ô nhiễm không khí ( thường do than tổ ong đốt tại nơi trẻ ngủ, do khói than củi 
hoặc lớp mẫu giáo ở gần và cuối chiều gió bị ảnh hưởng bởi các lò gạch đang hoạt 
động, xưởng sản xuất có thải ra các chất khí độc hại) rất dễ bị ngộ độc. 
III – CÁCH PHÒNG TRÁNH VÀ XỬ TRÍ BAN ĐẦU MỘT SỐ TAI 
NẠN 
 1. Nguyên tắc chung 
 – Cô giáo phối hợp với nhà trường và phụ huynh tạo cho trẻ một 
môi trường an toàn về sức khoẻ, tâm lí và thân thể. 
 – Trẻ lứa tuổi mầm non phải luôn luôn được sự chăm sóc, trông coi 
của người có trách nhiệm. Cô giáo phải thường xuyên theo dõi, bao quát trẻ mọi 
lúc mọi nơi. 
 – Giáo viên phải được tập huấn kiến thức và kĩ năng về phòng và 
xử trí ban đầu một số tai nạn thường gặp. Hằng năm, nhà trường cần phối hợp với 
y tế địa phương tập huấn, nhắc lại cho giáo viên về nội dung này. 
 – Khi trẻ bị tai nạn, phải bình tĩnh xử trí sơ cứu ban đầu tại chỗ, 
đồng thời báo cho cha mẹ và y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời cho trẻ. 
 - Giáo dục về an toàn cho trẻ : Những đồ vật gây nguy hiểm, những 
hành động gây nguy hiểm và những nơi nguy hiểm trẻ không được đến gần. 
 - Giáo viên cần nhắc nhở và tuyên truyền cho phụ huynh : Thực 
hiên các biện pháp an toàn cho trẻ đề phòng những tai nạn có thể xảy ra tại gia 
đình, khi cho trẻ đến trường hoặc đón trẻ từ trường về nhà. 
 2. Phòng tránh trẻ thất lạc và tai nạn 
 a) Đề phòng trẻ bị lạc 
 – Cô nhận trẻ trực tiếp từ tay cha mẹ trẻ. 
 – Đếm và kiểm tra trẻ nhiều lần trong ngày, chú ý những lúc đưa trẻ ra 
ngoài lớp trong các hoạt động ngoài trời hoặc tham quan. Bàn giao số trẻ khi giao 
ca. 
 – Cửa phòng trẻ phải có rào chắn (nếu cần). 
 – Cô phải ở lại lớp cho tới khi trả hết trẻ. 
 – Chỉ trả trẻ cho cha mẹ trẻ, cho người lớn được ủy quyền, không trả trẻ 
cho người lạ. 
 b) Đề phòng dị vật đường thở 
 – Không cho trẻ cầm các đồ chơi quá nhỏ có thể cho vào miệng, mũi. 
 – Khi cho trẻ ăn các quả có hạt cần bóc bỏ hạt trước khi cho trẻ ăn. 
 – Giáo giục trẻ lớn khi ăn không được vừa ăn vừa đùa nghịch hoặc nói 
chuyện. 
 – Không ép trẻ ăn, uống khi trẻ đang khóc. Thận trọng khi cho trẻ uống 
thuốc, đặc biệt là các thuốc dạng viên. 
 – Giáo viên và người chăm sóc trẻ cần nắm vững cách phòng tránh dị 
vật đường thở cho trẻ và một số kĩ năng đơn giản giúp trẻ loại dị vật đường thở ra 
ngoài. 
 Khi xảy ra trẻ bị dị vật đường thở, giáo viên cần bình tĩnh sơ cứu cho 
trẻ; đồng thời báo cho gia đình và đưa tới y tế nơi gần nhất để cấp cứu cho trẻ. 
 c) Phòng tránh đuối nước 
 – Nếu có điều kiện nên dạy trẻ tập bơi sớm. 
 – Rào ao, các hố nước, kênh nương cạnh trường (hoặc lớp học) 
 – Không bao giờ được để trẻ ở một mình dưới nước hoặc gần nơi nguy 
hiểm. Nhắc nhở cha mẹ khi đưa trẻ đi đến trường và từ trường về nhà, nếu phải đi 
qua những nơi nguy hiểm (hồ, ao, kênh, rạch) phải luôn để mắt đến trẻ. Lớp học 
được tổ chức ở các bè nổi trên mặt nước phải có biện pháp bảo vệ tránh để trẻ ngã 
xuống nước. 
 – Tại các lớp học, không nên để trẻ một mình vào nơi chứa nước kể cả 
xô nước, chậu nước. Giám sát khi trẻ đi vệ sinh, khi trẻ chơi gần khu vực có chứa 
nguồn nước. 
 – Giếng nước, bể nước phải xây cao thành và có nắp đậy chắc chắn. 
Cần đậy nắp các dụng cụ chứa nước như chum, vại 
 d) Phòng tránh cháy bỏng 
 – Kiểm tra thức ăn trước khi cho trẻ ăn, uống. Tránh cho trẻ ăn thức ăn, 
nước uống còn quá nóng. 
 – Không cho trẻ đến gần nơi đun bếp ga, bếp củi, nồi canh hoặc phích 
nước còn nóng. 
 – Không để trẻ nghịch diêm, bật lửa và các chất khác gây cháy bỏng. 
Để diêm, bật lửa, nến, đèn dầu, bàn là, vật nóng xa tầm với của trẻ hoặc nơi an 
toàn đối với trẻ. Giáo dục cho trẻ nhận biết đồ vật và nơi nguy hiểm. 
 Lưu ý : Không để trẻ đến gần ống xả của xe máy khi vừa dừng vì rất dễ 
gây bỏng. Khi bị bỏng thường bỏng sâu, dễ nhiễm trùng và để lại sẹo. 
 e) Phòng tránh ngộ độc 
 – Không để bếp than tổ ong, bếp củi đang đun hoặc đang ủ gần nơi sinh 
hoạt của trẻ. 
 – Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi nghi ngờ ăn thức ăn bị ôi 
thiu hoặc thức ăn có nhiều chất bảo quản, phụ gia (lạp xưởng, thịt nguội,) cô 
giáo báo cho nhà trường hoặc phụ huynh (nếu là thức ăn do gia đình mang tới) và 
không cho trẻ ăn. 
 – Thuốc chữa bệnh để trên cao, ngoài tầm với của trẻ 
 – Không cho trẻ chơi đồ chơi có hóa chất: chai, lọ đựng thuốc, màu độc 
hại cho trẻ. 
 – Không cho trẻ tiếp xúc với thuốc trừ sâu. Không được đựng thuốc trừ 
sâu, thuốc chuột, dầu hỏa axit trong vỏ chai nước ngọt, nước khoáng, lon bia, chai 
dầu ăn, cốc 
 g) Phòng tránh điện giật 
 – Đặt ổ điện, bảng điện, ngoài tầm với của trẻ. Luôn đậy nắp các ổ điện. 
 – Khi thiết bị điện bị hở mát không được sử dụng và có biện pháp xủ lí 
ngay. 
 – Giáo dục trẻ không được nghịch, chọc vào các ổ điện, không tự động 
cắm các đồ dùng bằng ổ điện vào các ổ cắm. 
 h) Phòng tránh vết thương do các vật sắc nhọn 
 – Cất giữ vật dụng sắc nhọn xa tầm với của trẻ. Nếu trẻ lớn có thể 
hướng dẫn trẻ sử dụng một cách an toàn. 
 – Loại bỏ các vật sắc nhọn bằng kim loại, mảnh thủy tinh, gốm, 
sắtkhỏi nơi vui chơi của trẻ. 
 – Giải thích cho trẻ về sự nguy hiểm của các vật sắc nhọn khi chơi, đùa 
nghịch hay sinh hoạt. 
 i) Phòng tránh tai nạn giao thông 
 – Khi cho trẻ đi bộ: dắt trẻ đi trên vỉa hè, đi bộ đi bên tay phải để tạo 
thói qen cho trẻ. 
 – Tuyên truyền cho phụ huynh khi trẻ từ nhà đến lớp: khi đưa đón trẻ 
bằng xe đạp, xe máy, cần để trẻ ngồi an toàn ( tốt nhất khi đèo trẻ cần cho trẻ ngồi 
trong ghế). Không để cho trẻ em dưới 1 tuổi đèo em đi học. 
 k) Phòng tránh động vật cắn: chó, mèo, rắn cắn, ong đốt 
 – Không cho trẻ đến gần, hoặc trêu chó và mèo lạ. Xích hoặc đeo rọ mõ 
cho chó. 
 – Không để trẻ chơi gần các bụi rậm, nơi có tổ ong để đề phòng rắn cắn, 
ong đốt. 
 3. Xử trí ban đầu một số tai nạn 
 a) Dị vật đường thở 
* Nhận biết: 
 Dị vật đường thở thường xảy ra đột ngột thường thấy các biểu hiện sau: 
 – Trẻ đang ăn, uống hoặc chơi đột ngột ho sặc sụa, thở ra, mặt đỏ, chảy 
nước mắt. 
 – Ngoài ra, trẻ khó thở dữ dội, mặt môi tím tái và có thể ngưng thở, 
nặng hơn là trẻ có thể bất tỉnh, đái dầm. 
* Cấp cứu 
 Khi trẻ bị dị vật đường thở, cần cấp cứu tại chỗ ngay lập tức, nếu không, 
trẻ sẽ bị ngạt thở dẫn đến tử vong. 
 – Cách 1: Người cấp cứu ngồi trên ghế hoặc quỳ một chân vuông góc, 
đặt đầu trẻ trên đầu gối dốc xuống, một tay đỡ ngực trẻ, tay kia vỗ nhẹ 1-5 lần 
giữa hai xương bả vai. 
 – Cách 2: Đặt trẻ nằm sấp vắt ngang phần bụng sát cơ hoành lên một 
cẳng tay hoặc lên đùi người cấp cứu, tay kia vỗ giữa hai xương bả vai 1-5 lần. 
 – Nếu sơ cứu, dị vật bật ra và trẻ hết khó thở, cô cần theo dõi trẻ cho 
đến khi trẻ trở lại bình thường. Nếu trẻ không thở lại bình thường, hãy tiến hành 
làm hô hấp nhân tạo và chuyển ngay đến y tế. 
 – Nếu dị vật không thoát ra được thì phải lấy ngón tay móc dị vật ra, 
hãy rất cẩn thận, đừng đẩy dị vật rơi sâu thêm vào họng trẻ. 
 – Nếu trẻ vẫn tiếp tục bị sặc, hãy đặt trẻ ngồi vào lòng, một tay đỡ lấy 
lưng trẻ, tay kia nắm lại thành quả đấm, ngón cái nằm trong, ấn mạnh vào trong và 
lên trên ở điểm giữa rốn và mũi ức 4 lần. 
 – Nếu không lấy được dị vật, hãy áp miệng vào miệng trẻ, thổi nhẹ để 
không khí lọt qua chỗ bị tắc. Đồng thời nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần 
nhất để cấp cứu. 
 b) Điện giật: 
 * Xử trí tại chỗ 
 – Cứu trẻ thoát khỏi dòng điện bằng cách nhanh chóng cắt cầu dao 
( hoặc rút cầu chì), dùng gậy gỗ ( tre) khô gỡ dây điện khỏi cơ thể trẻ, hoặc kéo trẻ 
khỏi nguồn điện (tránh điện truyền sang người cứu, không được dùng tay không, 
phải đeo găng cao su hoặc quần ni long, vải khô, chân đi guốc, dép khô hoặc đứng 
trên tấm ván khô). 
 – Nếu trẻ ngạt thở, tim ngừng đập trong khi chờ y tế đến hoặc trước khi 
đưa trẻ đi bệnh viện, phải khẩn trương kiên trì thổi ngạt và xoa bóp tim ngoài lồng 
ngực cho tới khi trẻ thở lại ( có khi phải làm 3-4 giờ mới hồi phục được) 
Nếu có vết thương bỏng: phủ kín vết thương bằng cách băng khô vết bỏng 
trước khi chuyển đi. 
 c) Đuối nước 
* Xử lí tại chỗ 
 – Vớt trẻ lên rồi cởi nhanh quần áo ướt 
 – Làm thông đường thở bằng cách dốc ngược đầu xuống thấp rồi lay 
mạnh, ép vào lồng ngực để tháo nước ở đường hô hấp ra ngoài. Sau đó, lau sạch 
miệng và tiến hành hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt) xoa bóp tim ngoài lồng ngực 
( xem thực hành cách hà hơi thổi ngạt và xoa bóp tim ngoài lồng ngực) cho đến 
khi trẻ thở lại, tim đập lại. 
 Khi trẻ bắt đầu thở lại, tim đập lại, phải lau khô người, xoa dầu cho 
nóng toàn thân quấn chăn ấm và chuyển ngay tới cơ sở gần nhất. 
 Chú ý: Trong khi chuyển trẻ đến y tế, vẫn phải theo dõi sát, nếu cần 
phải tiếp tục thổi ngạt và bóp tim ngoài lồng ngực. 
 d) Vết thương chảy máu 
 – Rửa vết thương bằng nước sôi để nguội 
 – Bôi cồn sát trùng, băng lại, trường hợp vết thương rộng hay ở mặt nên 
đưa đến bệnh viện 
 – Không rắc các loại thuốc mỡ, thuốc bột lên vết thương 
* Xử trí khi vết thương ở các mạch máu lớn. 
 – Động mạch ở chi 
 + Cầm máu tạm thời bằng băng ép tại chỗ 
 + Đặt garô phía trên chỗ tổn thương. 
 + Cách dặt garô: Dùng băng cao su mềm, mỏng, đàn hồi to bản ( chiều 
rộng 3-5 cm dài 1,2 đến 2m với chi trên hoặc 5-8cm, dài 2-3m với chi dưới) chặn 
trên đường đi của động mạch cách vết thương 2-3cm, phải lót vải mềm ở da trước 
khi quấn garô. Quấn garo vừa phải khi không còn máu chảy ra phía dưới là được. 
 Nếu không có garô (băng garo theo quy định), có thể dùng tạm khăn vải, 
dây buộc hoặc dùng tay ấn vào đường đi của động mạch. 
 Sau đó, băng vết thương lại để tránh nhiễm khuẩn. 
 Khi đặt garo xong, phải chuyển trẻ đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện ngay. 
* Tổn thương mạch nội tạng 
 – Băng ép vết thương phía ngoài 
 – Chuyển trẻ đến đến y tế, bệnh viện một cách nhanh nhất. 
 e) Rắn cắn 
* Nhận biết 
 – Chỉ sau vài phút rắn độc cắn, xung quanh vết rắn cắn bị phù nề, tấy đỏ. 
Trẻ thấy nhức buốt chỗ cắn. 
 – Sau 30 phút hay 1 giờ, trẻ vã mồ hôi, mặt tái nhợt, nôn oẹ, ỉa chảy, 
mạch nhanh. 
* Xử Trí 
 – Ngay sau khi bị rắn cắn, nên buộc ngay một garô lên phía trên vết cắn 
độ vài centimét. 
 – Rửa sạch và rạch rộng vết cắn, nếu có thể, làm ngay giác hút, để hút 
máu lẫn nọc độc ra bớt, có thể rửa bằng dung dịch thuốc tím loãng. 
 – Chuyển gấp trẻ lên y tế để tiêm huyết thanh chống nọc rắn. 
 g) Chó cắn 
- Rửa ngay vết cắn bằng nước xà phòng rồi băng lại và chuyển trẻ đến cơ 
sở y tế có huyết thanh và vắc-xin phòng dại để điều trị càng sớm càng tốt. 
- Tìm cách bắt nhốt con chó đã cắn và theo dõi trong vòng 10 ngày. Nếu 
thấy chó có những biểu hiện lạ như run rẩy, xù lông, hung dữ, thè lưỡi và dãi lòng 
thòng, tấn công đột ngột đồng loại hay người đến gần là biểu hiện chó dại. 
 h) Xử trí một số tai nạn khác 
* Hóc xương 
 – Nên mang đến bệnh viện. 
 – Không nên chữa mẹo hoặc moi tay vào cổ họng trẻ. 
* Bỏng 
 – Loại trừ tác nhân gây bỏng. Rửa hoặc ngâm ngay vết thương bằng 
nước sạch để giảm độ nóng, tránh làm bẩn vết bỏng, giữ không để vỡ nốt phồng. 
 – Nếu bỏng nhẹ, diện tích da bị bỏng nhỏ có thể bôi dầu cá lên vết bỏng 
(nếu có), nốt phồng sẽ xẹp dần rồi khỏi. 
 – Nếu bỏng nặng phải đưa ngay trẻ đến y tế. 
 * Gãy xương : Giữ chỗ xương gãy ở tư thế bất động bằng cách : 
dùng hai nẹp bằng gỗ hoặc thanh tre to bản, có chiều dài lớn hơn khoảng cách hai 
khớp lân cận, đặt sát vào hai bên xương gãy rồi dùng cuộn băng hay miếng vải dài 
cuộn chặt hai miếng nẹp lại (suốt từ đầu này đến đầu kia của nẹp) và nhẹ nhàng 
đưa trẻ tới bệnh viện. 
 i) Hướng dẫn động tác hô hấp nhân tạo, xoa bóp tim ngoài lồng ngực 
 Nhiều tai nạn có thể dẫn đến ngạt thở, ngừng thở và tim ngưng đập. Khi 
trẻ bị tình trạng trên (có thể do hóc dị vật, chết đuối), cô cần bình tĩnh để xử lí cấp 
cứu ngay bằng cách : làm thông đường thở, hà hơi thổi ngạt, bóp tim ngoài lồng 
ngực. Nếu được cấp cứu ngay và các tác động tác chính xác, trẻ có thể thở lại 
được. Nếu để muộn quá 5 phút, bộ não thiếu ô-xi sẽ khó hồi phục được. 
 – Nếu có hai người thì một người thổi ngạt, người kia bóp tim. 
 – Có thể phối hợp sau 1 lần thổi ngạt thì tiếp theo 5 lần xoa bóp tim. 
 – Nếu có một người thì tay phải bóp tim, tay trái giữ đầu trẻ ngửa ra sau 
để hà hơi. 
 – Kiểm tra nhịp thở : 
 + Đặt trẻ nằm ngửa trên mặt phẳng vững chắc. 
 + Ghé tai gần miệng, mũi nghe hơi thở của trẻ. 
 + Nhìn lồng ngực xem có chuyển động không. 
 + Nếu không có dấu hiệu còn thở, phải hô hấp nhân tạo ngay, đồng thời, 
người khác phải gọi xe cấp cứu hoặc y tế. 
 – Kiểm tra nhịp đập của tim 
 Làm thật nhanh trong vòng 5 giây, bằng cách : nghe nhịp đập của tim 
hoặc bắt mạch ở các mạch máu lớn. Nếu không thấy tim đập hoặc không bắt được 
mạch phải bóp tim ngoài lồng ngực ngay. 
* Hô hấp nhân tạo 
 – Nhanh chóng làm thông đường thở 
 + Nới rộng quần áo, mở rộng miệng trẻ để lấy các vật lạ, đờm dãi ra khỏi 
miệng. Nếu trẻ nôn, lật trẻ nằm nghiêng và lau sạch chất nôn. 
 + Đặt một bàn tay xuống dưới gáy, còn tay kia đặt ở trán làm cho đầu trẻ 
ngửa ra sau tối đa. Theo dõi xem trẻ có thể thở được không, nếu không, phải hà 
hơi thổi ngạt ngay cho trẻ. 
 – Hà hơi thổi ngạt : sau khi đã làm thông đường thở, cô quỳ bên trái, 
ngang đầu trẻ. Cô hít vào một hơi dài, bịt 2 lỗ mũi trẻ và mở rộng miệng trẻ, sau 
đó áp miệng mình vào miệng trẻ, thổi nhẹ nhàng, rồi bỏ miệng mình ra để cho hơi 
thở ở lồng ngực trẻ thoát ra, lấy hơi thổi tiếp một lần nữa. Mỗi phút khoảng 20-25 
lần, tiếp tục hà hơi cho đến khi trẻ thở được. 
 Chú ý : 
- Quan sát khi thổi vào, lồng ngực trẻ phồng lên là được, nếu lồng 
ngực không nhô lên là có dị vật làm tắc khí quản và cần lấy dị vật ra (xem phần xử 
trí hóc dị vật) và móc lại miệng trẻ để cho hết đờm dãi. 
- Thổi vừa phải, không thổi quá mạnh, vì như vậy sẽ làm rách phế 
nang, gây chảy máu. 
- Đầu trẻ trong suốt thời gian này phải ngửa hết ra sau. 
* Xoa bóp tim ngoài lồng ngực 
 – Trường hợp tim ngừng đập phải xoa bóp tim. 
 + Đặt trẻ nằm ngửa trên nền cứng (giường hoặc ván) 
 + Xác định vị trí để bóp tim : điểm giữa của mũi ức với phần đáy của cổ. 
 – Bóp tim ngoài lồng ngực 
 Dùng gót bàn tay ấn sâu 2,5- 3 cm rồi thả ra, nhịp 3 lần / 2 giây ( mỗi 
lần ép, cô đếm từ 1 đến 5). Chỉ ép lồng ngực sau một động tác thổi ngạt và xoa 
bóp tim, thấy trẻ hồi tỉnh dần lại là tổt. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi tim đập 
đều và trẻ thở được. 
 Chú ý : Khi ấn xương ức xuống nên làm vừa phải, nếu mạnh quá dễ 
gãy xương, nếu nhẹ quá thì không có kết quả. 
E – MỘT SỐ LƯU Ý TRONG CHĂM SÓC TRẺ KHUYẾT TẬT 
 1. Trẻ khuyết tật cần được ăn uống chăm sóc sức khỏe như những trẻ 
khỏe mạnh, bình thường cùng lứa tuổi. Tuy nhiên, tùy theo loại tật mà chú ý cho 
trẻ ăn nhiều hơn một số loại thức ăn, ví dụ : 
 – Trẻ khiếm thị cần được ăn nhiều dầu, mỡ, rau có màu xanh non, xanh 
thẳm, quả có màu vàng, đỏ, da cam 
 – Trẻ bị giảm khả năng vận động cần được chú ý cho ăn nhiều hơn 
những thức ăn giàu đạm, vitamin D và canxi giúp cho sự phát triển vận động ở trẻ 
như trứng, sữa, thịt, bò, cá, tôm, cua, ốc, các loại đậu đỗ 
 – Trẻ có khó khăn trong học tập cần được ăn nhiều loại thức ăn giàu 
dinh dưỡng như đã nêu ở trên, đặc biệt là thức ăn giàu đạm, chất béo, muối khoáng 
như muối iốt, cá biển tôm, cua, trứng, sữa, dầu mỡ, lạc vừng 
 Những thức ăn giàu dinh dưỡng có thể lấy ngay từ địa phương, trong 
vườn của mỗi gia đình hoặc vườn trường, chế biến thành các món ăn khác nhau 
cho trẻ ăn hằng ngày. 
 2. Khi tổ chức bữa ăn cho trẻ tại lớp, nên bố trí một chỗ nhất định cho 
trẻ khiếm thị ngồi ăn đảm bảo người trông trẻ có thể bao quát, giúp đỡ trẻ. Đồ 
dùng, các món ăn cũng cần được sắp xếp một cách thống nhất, Ví dụ : Các món ăn 
nước để ở phía tay phải của trẻ, rau và thức ăn mặn đặt ở phía tay trái. Đối với trẻ 
khuyết tật về vận động, cô giáo nên sắp xếp trẻ ngồi ở vị trí thuận tiện để cô giáo, 
hoặc các bạn có thể hỗ trợ được trẻ. Tuy nhiên, tùy theo mức độ khuyết tật mà 
hướng dẫn trẻ tự phục vụ một số hoạt động đơn giản như tự xúc thức ăn, tự lấy 
nước uống, rửa tay, lau miệng. 
 3. Khi chăm sóc trẻ khuyết tật, không nên bao bọc trẻ quá mức (cha mẹ, 
cô giáo, thương trẻ nên nuông chiều trẻ, hoặc cho rằng trẻ không thể vận động 
được nên cho trẻ ăn tùy thích, dẫn đến trẻ ăn quá nhiều), trong khi trẻ ít vận động, 
tập luyện khiến trẻ trở nên, thụ động, béo phì. Do đó, phải kết hợp cho trẻ ăn uống 
đủ chất, hợp lí với việc tập luyện giúp trẻ phát triển tốt. 
 4. Một số trẻ khuyết tật hòa nhập tự ti, mặc cảm, chậm chạp, khả năng 
tự phục vụ yếu, giáo viên cần chú ý hướng dẫn các kĩ năng ăn uống, vệ sinh, tự 
phục vụ cho trẻ, các kĩ năng này cần được lặp đi, lặp lại nhiều lần như khuyến 
khích trẻ khuyết tật ăn cùng với trẻ khác, hoặc trẻ bình thường giúp trẻ khuyết tật 
trong việc ăn uống, tự phục vụ (lau mũi, lau tay, thu dọn bàn sau khi ăn), tạo cơ 
hội cho trẻ tham gia càng nhiều, tự làm càng sớm, càng tốt, kiên nhẫn để trẻ chủ 
động trải nghiệm, học hỏi tránh trông coi một cách quá mức ( song vẫn phải đảm 
bảo an toàn cho trẻ). Như vậy, sẽ tạo cho trẻ cảm giác mình giống như những trẻ 
khác, giúp trẻ phát triển sự tự tin và tính độc lập. 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_huong_dan_thuc_hien_nuoi_duong_va_cham_soc_suc_khoe.pdf
Ebook liên quan