Tài liệu Khái quát văn học Việt Nam

Tóm tắt Tài liệu Khái quát văn học Việt Nam: ...rẻ trông chồng.Sự đối lập giữa con người và chiến tranh càng trở nên mạnh mẽ. Trâm cài, xiêm giắt thẹn thùng Lệch vòng tóc rối, lỏng vòng lưng eo. Nỗi sầu muộn như ngày càng chồng chất thêm trong lòng chinh phụ, nó như một sức mạnh vật chất đè nặng lên cuộc sống của nàng: Sầu ôm nặng hãy...c của nghĩa quân. 3.Nguyên nhân thành công và hạn chế của tác phẩm. 2.3.1.Nguyên nhân thành công: Nguyên nhân chính làm nên phần thành công của tác phẩm là lập trường dân tộüc và sự tác độüng của đời sống thực tế. 2.3.2. Hạn chế của tác phẩm: Tác phẩm có những hạn chế là tất yếu bởi...n chắc chắn đã hỗ trợ đắc lực cho phong trào đấu tranh của quần chúng bấy giờ. 4.Một số vấn đề về nghệ thuật. 2.4.1.Vấn đề tục và dâm trong thơ bà. Ðây là vấn đề từng gây nhiều tranh cãi và nói chung ở mỗi thời đại, mỗi giai cấp đều có những ý kiến khác nhau. *Trước Cách mạng tháng tám:...

pdf49 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 254 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu Khái quát văn học Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
í dụ: Trương Chi, Tấm Cám, Thạch 
Sanh. 
 -Loại lấy đề tài, cốt truyện từ văn học Trung Quốc. Ví dụ: Truyện Hoa Tiên, Nhị 
độ mai, Phan Trần. 
 -Loại lấy đề tài, cốt truyện từ những sáng tác chữ Hán hoặc những sự tích có thật ở 
Việt Nam. Ví dụ: Tống Trân-Cúc Hoa, Bích Câu kỳ ngộ. 
 1.3.2.Dựa vào nội dung và hình thức, có hai loại. 
 -Truyện Nôm bình dân: Loại này do các nho sĩ bình dân sáng tác. 
+Về nội dung loại truyện này mang đậm tính chất quần chúng. 
+Về nghệ thuật: mộc mạc , giản dị. 
+Ví dụ: Tống Trân- Cúc Hoa, Phạm Công-Cúc Hoa, Phạm Tải-Ngọc Hoa. 
 -Truyện Nôm bác học: Lọai này do các nhà nho thuộc tầng lớp trên sáng tác. 
 +Về nội dung, tư tưởng có phần phức tạp hơn truyện Nôm bình dân. 
 +Về nghệ thuật điêu luyện hơn truyện Nôm bình dân. 
 +Ví dụ: Phan Trần, Nhị độ mai. 
 1.3.3.Dựa vào mối quan hệ với tác giả: phân làm hai loại. 
 -Truyện Nôm hữu danh (còn tên tác giả, ví dụ truyện Hoa Tiên của Nguyễn Huy 
Tự), loại này còn lại không nhiều. Truyện Nôm hưũ danh phần lớn là truyện Nôm bác 
học. 
 -Truyện Nôm khuyết danh (không còn tên tác giả). Phần lớn các truyện Nôm 
khuyết danh là truyện Nôm bình dân. 
 .Cả ba hình thức phân loại trên chỉ có tính chất tương đối, trong đó hình thức thức 
thứ hai là hình thức phân loại có giá trị khoa học. 
II.ÐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA TRUYỆN THƠ NÔM BÌNH 
DÂN. 
1.Nội dung. 
 Vấn đề trung tâm đặt ra trong hầu hết các truyện Nôm bình dân là cuộc đấu 
tranh của những người bị áp bức chống cường quyền bạo chúa bảo vệ tình yêu thủy 
chung, bảo vệ hạnh phúc gia đình, bảo vệ nhân phẩm. Qua cuộc đấu tranh nhiều khi 
không cân sức ấy, tác giả truyện Nôm bình dân có ý thức làm nổi bật hai vấn đề cơ bản 
sau: 
 -Tố cáo bộ mặt thối nát, tàn bạo của xã hội phong kiến trên bước đường suy vong 
của nó. 
 -Ðề cao phẩm chất tốt đẹp của quần chúng lao động. 
 -Ngoài ra các tác giả truyện Nôm bình dân cũng thường đưa ra những cách giải 
quyết tích cực, tiến bộ các vấn đề xã hội. 
 Ba vấn đề này được coi là ba đặc điểm chính về nội dung của truyện Nôm bình 
dân. Ba đặc điểm này cũng đã nói lên rằng truyện Nôm bình dân có một nội dung gần 
gũi với quan niệm đạo đức, thẩm mĩ của quần chúng lao động. 
 2.1.1.Tố cáo bộ mặt cực kỳ thối nát, tàn bạo của xã hội phong kiến. 
-Trong vấn đề phản ánh hiện thực, tố cáo tội ác của giai cấp thống trị, vạch rõ bản chất 
của xã hội phong kiến, nói lên những nỗi thống khổ của quần chúng lao động, tác giả của 
những truyện nôm giàu tính quần chúng này cũng chưa có được cái nhìn đầy đủ, sâu sắc 
và toàn diện. Kẻ thù giai cấp của quần chúng hiện lên trong trụuyện chưa phải là cả hệ 
thống giai cấp phong kiến thống trị đã cấu kết với nhau để bóc lột nhân dân mà chỉ hiện 
lên lẻ tẻ. Hình thức bóc lột chính là bóc lột về mặt kinh tế vẫn chưa được các tác giả của 
bộ phận văn học này đề cập đến. Song ở một mức độ nào đó các tác giả này cũng đã 
chung sức vạch rõ bản chất thối nát , tàn bạo của xã hội phong kiến. Họ cũng đã dũng 
cảm làm cái công việc mà những nhà thơ, nhà văn đại diện cho quyền lợi của giai cấp 
thống trị không dám làm hoặc che dấu để dối mình, lừa người. Ðó là phơi bày chân dung 
thực vốn hết sức bẩn thỉu của giai cấp thống trị. Có thể nói, cùng với bộ phận văn học dân 
gian, truyện Nôm bình dân đã giúp chúng ta tìm hiểu thêm được nhiều mặt thuộc về bản 
chất của xã hội phong kiến, một xã hội mà lịch sử dân tộc ta mãi còn lên án. 
-Những truyện Nôm khuyết danh đã xây dựng được một hệ thống nhân vật phản 
diện từ vua chúa, quan lại, bọn nhà giàu ở nông thôn cho đến cả thần thánh (những thần 
thánh tàn ác). Qua hệ thống nhân vật phản diện này các tác giả đã vạch trần, tố cáo bản 
chất xấu xa của giai cấp bóc lột, áp bức đồng thời nói lên tình trạng thống khổ của các 
tầng lớp nhân dân với một thái độ đồng tình sâu sắc.. 
-Vua chúa. 
 +Nếu như trong văn học bác học vua chúa thường được nhắc đến với một 
thái độ tôn kính hoặc được coi như những thần tượng thiêng liêng tôn quý thì ở truyện 
Nôm bình dân chúng chỉ là những tên hôn quân, bạo chúa đáng lên án nhất. Loại truyện 
này nói rất nhiều đến việc vua chúa ép duyên trắng trợn. Hoặc chúng ép các tân khoa 
trạng nguyên phải bỏ vợ tào khang (người vợ đã cùng chung sống trong cảnh nghèo hèn) 
để lấy con gái mình (hai tên vua trong Tống Trân-Cúc Hoa đã lần lượt ép Tống Trân lấy 
con gái mình, bỉ ổi nhất là tên vua nước Việt sau khi không ép được Tống Trân hắn đã 
đẩy chàng đi xa). Hoặc những tên vua như Trang vương trong Phạm Tải-Ngọc Hoa, vua 
Hung Nô trong Lý Công đã ép những người con gái đẹp bỏ chồng để lấy mình. Tàn bạo 
nhất vẫn là Trang Vương, hành động ép buộc của y đã đẩy Ngọc Hoa-một cô gái đang 
yêu vào chỗ chết. Cái chết của nhân vật này đã gieo vào lòng người đọc một nỗi thương 
tâm vô hạn và càng thấy căm thù hơn giai cấp phong kiến thống trị. 
 +Có quyền, có lực bọn vua chúa tự cho phép mình làm những việc trái với 
luân thường, đạo lý nhằm thỏa mãn dục vọng đen tối của mình nhưng mặt khác đối với 
quần chúng lao động- những con người bị áp bức- bọn chúng lại ra sức kìm hãm tình cảm 
chân chính của họ. Tên vua Bảo Vương trong Lý Công đã cương quyết cắt đứt tình cha 
con, nhẫn tâm bắt con gái độc nhất cho voi giày, không được thì đem thả bể trôi sông chỉ 
vì công chúa đã tự tiện yêu đương ngoài sự kiểm soát của cha mẹ. 
-Quan lại: Trong truyện Nôm bình dân, bon quan lại hiện lên chỉ là những kẻ bất 
tài, bất lực, chỉ giỏi việc xu nịnh vua, giỏi ức hiếp dân. Cả lũ triều thần trong Phạm Tải-
Ngọc Hoa không ngăn cản nổi vua làm điều xằng bậy lại con xúi giục vua đi sâu vào tội 
lỗi. Tên quan trong Phương Hoa chỉ vì không lấy được người con gái đã hứa hôn đã đem 
tay chân đến giết hại, cướp của, phá nhà của cô gái ấy. 
-Bọn nhà giàu ở nông thôn. 
Những phú ông, những trưởng giả-bọn giàu có ở nông thôn được phản ánh trong 
các truyện Nôm khuyết danh bình dân khá sâu sắc. Nét nổi bật ở bọn người này là tâm lý 
tham tiền. Vì tiền, bọn chúng có thể làm tất cả. Có độc giả nào lại không căm ghét tên 
trưởng giả trong Tống Trân-Cúc Hoa. Vì tiền mà hắn đã coi con gái như một món hàng 
có thể đánh mõ, rao làng, gả bán mấy lần cũng được. Chẳng cần giữ một chút liêm sĩ nào 
cả, y ép Cúc Hoa phải bỏ chồng đi vắng để lấy một người triệu phú trong làng. Khi con 
gái kháng cự lại, y đã hành hạ con không tiếc tay và cuối cùng vẫn gả bán con cho bằng 
được mặc cho cô gái tội nghiệp kêu than. 
*Tóm lại: Tất cả những bọn này để đạt được mục tiêu ích kỷ, đê hèn của mình đã 
không từ một âm mưu, một thủ đoạn đen tối, hiểm độc nào. Chúng đã giày xéo lên những 
đạo đức, luân lý cơ bản nhất, giày xéo lên những pháp luật mà chúng đặt ra, giày xéo lên 
tính mạng của người dân và phá hoại hạnh phúc của bao nhiêu người vô tội. 
Ðồng thời với việc tố cáo tội ác của giai cấp thống trị, tác giả của bộ phận văn học 
này đã nói lên được nỗi thống khổ của quần chúng lao động (hạnh phúc tan vỡ, tính mạng 
bị đe dọa.. .) với một thái độ đồng tình sâu sắc. 
 2.1.2.Ðề cao những phẩm chất tốt đẹp của quần chúng lao động. 
 Truyện Nôm bình dân có một giá trị nhân đạo khá sâu sắc bởi nó không chỉ tố cáo 
những tội ác của giai cấp thống trị với quần chúng lao động , với những con người bị áp 
bức, đè nén mà các tác giả của bộ phận văn học này còn có ý thức đề cao phẩm chất tốt 
đẹp của quần chúng lao động, đặc biệt là đề cao người phụ nữ- con người thấp hèn nhất 
trong xã hội xưa. 
 -Khuynh hướng đề cao quần chúng lao động đều thể hiện rất rõ trong mọi truyện 
Nôm bình dân. Ta thấy rằng các nhân vật chính bao giờ cũng là những người lao động, 
những người bị áp bức, bóc lột. Truyện viết về họ nên tác giả thường lấy tên họ đặt cho 
tác phẩm: Thạch Sanh, Tấm Cám, Trương Chi.. . 
 -Ðề cao phẩm chất tốt đẹp của quần chúngü, tác giả của bộ phận văn học này chủ 
yếu viết về những tình cảm tốt đẹp và lòng nhân đạo cao quý của họ. Trước hết là lòng 
thương người, một tình thương hết sức mộc mạc, chân thành mà cảm động và vững bền. 
 -Ðó là những con người như Cúc Hoa, Ngọc Hoa sẵn sàng yêu thương kẻ nghèo 
khó khốn cùng (mẹ con Phạm Công, Phạm Tải). Ðó là tấm lòng cưu mang những con 
người sa cơ, lỡ vận; là tấm lòng chí hiếu của những nàng dâu đối với mẹ chồng như 
Thoai Khanh đối với mẹ Châu Tuấn, Cúc Hoa đối với mẹ Phạm Công. Quan hệ mẹ 
chồng-nàng dâu ở đây được khẳng định là một tình cảm tốt đẹp, đáng quý chứ không phủ 
định như ở ca dao. 
 -Nổi bật nhất vẫn là tình cảm, tình yêu của những cặp vợ chồng, họ yêu thương 
thắm thiết và chung thủy hết mực với nhau. Sự chung thủy của vợ chồng Phạm Công-
Cúc Hoa, Phạm Tải-Ngọc Hoa đã giúp họ vượt qua mọi thử thách, mọi cảnh ngộ éo le mà 
xã hội phong kiến đã bày ra, giúo họ vượt lên trên sự cám dỗ của giàu sang, phú quý, 
đứng vững trước sự đe dọa của cường quyền, bạo lực. 
 -Ðề cao quần chúng lao động, tác giả của bộ phận văn học này cũng đặc biệt chú ý 
đề cao người phụ nữ. Ðây cũng là một nét đặc sắc của văn học giai đoạn này đồng thời nó 
cũng là sự phản ánh vai trò, chức năng của người phụ nữ vào văn học. Các nhân vật phụ 
nữ xuất hiện trong các truyện Nôm bình dân có nhiều nét đổi mới: Họ xuất hiện với một 
tư thế của người vươn lên làm chủ vận mệnh. Thường xuất thân từ lá ngọc cành vàng 
(con nhà triệu phú trở lên như Cúc Hoa) nhưng các nhân vật nữ này lại có thân phận cụ 
thể của quần chúng lao động (họ cũng bị áp bức, đè nén; giàu lòng trắc ẩn, giàu lòng 
thương người). 
 Các điểm cần lưu ý. 
 +Các nhân vật nữ đã dám hành động theo suy nghĩ của mình chứ không theo đạo 
đức phong kiến. Hành động của Cúc Hoa, Ngọc Hoa quả là những hành động táo bạo. 
Hai cô gái này đã cương quyết lấy người con trai mà mình đã thương yêu dù những 
chàng trai đó là những người ăn mày nghèo nàn. Quan niệm về hôn nhân của Cúc Hoa, 
Ngọc Hoa là một quan niệm hết sức tiến bộ, nó vượt xa quan niệm môn đăng hộ đối của 
các cô gái quý tộc xưa. Hai cô dám nhìn thẳng vào chân giá trị của những con người 
nghèo hèn nhất, đến với họ và đến với cả một tấm lòng yêu thương và thông cảm. 
 +Hoàn toàn khác với các cô gái trong truyện Nôm bác học, đến với tình yêu bằng 
sự rung động của giới tính, cac cô gái của truyện Nôm bình dân đã đến với tình yêu bằng 
sự rung động của đạo đức-lòng yêu thương những người nghèo. Ðây chính là cơ sở của 
nhiều mối tình son sắt, thủy chung bất chấp những ngang trái của cuộc đời cũ. 
+Một số nhân vật nữ không chỉ dám chủ động xây dựng hạnh phúc mà còn 
tích cực đấu tranh để bảo vệ hạnh phúc và tình yêu đẹp đẽ của mình (nên nhớ rằng các 
nhân vật này bảo vệ tình yêu, hạnh phúc của bản thân chứ không phải để bảo vệ đạo đức 
phong kiến). Và trong cuộc đấu tranh đó họ đã bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp (lòng vị 
tha, đức hi sinh, nghị lực phi thường, trí thông minh quyết đoán...) mà nội dung phản 
ánh còn được mở rộng, ý nghĩa xã hội của chủ đề được nâng cao. Cuộc đấu tranh của họ 
ngoài ý nghĩa bảo vệ hạnh phúc, tình yêu còn có ý nghĩa bảo vệ nhân phẩm, bảo vệ 
chính nghĩa, bảo vệ công lý. 
 +Cố nhiên những phẩm chất đạo đức trên thường bị tác giả quy vào những quan 
niệm: trung, hiếu, tiết, nghĩa của hệ thôïng luân lý Nho giáo. Nhưng xét cho cùng những 
khái niệm đạo đức đó căn bản đã có một nội dung nhân đạo được nhân dân tán thành và 
ưa chuộng. 
2.1.3.Cách giải quyết các vấn đề xã hội. 
-Truyện Nôm bình dân không chỉ đặt ra những vấn đề lớn lao mà truyện Nôm còn 
đưa ra được cách giải quyết tích cực là để những người lương thiện chiến thắng các lực 
lượng bạo tàn. Ðây là phần lãng mạn tích cực của bộ phận văn học này vì thực ra trong 
chế độ phong kiến nói chung nhân dân lao động làm gì kiếm ra được hạnh phúc trọn vẹn 
bởi các cuộc khởi nghĩa của nông dân thường đi đến thất bại hoặc chỉ đưa đến một sự 
thay đổi triều đại rồi đâu lại vào đấy. 
-Nhưng có một điều là sống trong xã hội đen tối đó quần chúng lao động bao giờ 
cũng có một ước mơ về một xã hội không có sự bất công, bất bình đẳng, một xã hội thái 
bình trong đó người ta sống yêu thương nhau và có hạnh phúc đầy đủ, họ ước mơ một xã 
hội có vua tốt, tôi hiền. (Văn học dân gian nói đến vấn đề này rất rõ). Ðó là những mơ 
ước chính đáng (xét trong hoàn cảnh xã hội) chứ chưa phải là nhữnh mơ ước đúng đắn 
nhất, đầy đủ nhất. Tác giả của bộ phận văn học này là những người có cuộc sống khá gần 
gũi với quần chúng lao động nên họ hiểu được quần chúng nhiều hơn và phản ánh được 
những ước mơ đẹp đẽ, phản ánh được tinh thần lạc quan mạnh khỏe của quần chúng vào 
sáng tác của mình. Vì thế các sáng tác của các tác giả bình dân này đã tiếp thêm sức sống 
cho con người lao động trong xã hộ xưa, quần chúng tìm đến những sáng tạo nghệ thuật 
này một phần cũng vì lý do trên. 
-Chúng ta cũng cần biết thêm rằng: Do những hạn chế của lịch sử cho nên các tác 
giả cũng chưa nhìn thấy ở quần chúng cái động lực để giải quyết các vấn đề thời đại đặt 
ra, cho nên trong đấu tranh họ phải nhờ đến những lực lượng siêu hình như thần phật 
giúp đỡ. Nhưng thần phật cũng chỉ có mặt để cho con người chiến đấu hết mình với hoàn 
cảnh. Trong cuộc đấu tranh sinh tử ấy, con người vẫn phải chủ động, vẫn phải nỗ lực rất 
nhiều. 
2.Ðặc điểm nghệ thuật. 
 2.2.1.Kết cấu cốt truyện. 
-Truyện Nôm bình dân có một phong cách gần giống với truyện cổ dân gian, có thể 
coi nó là gạch nối giữa văn học dân gian và văn học bác học. 
 -Phần lớn các truyện bình dân này đều mượn kết cấu, cốt truyện của truyện cổ dân 
gian và bảo lưu khuôn dạng của truyện cổ. Cơ sở cốt truyện là xung đột xã hội, xung đột 
giữa thiện, ác nhưng các truyện Nôm bình dân chỉ biểu hiện ở góc độ bảo vệ tình yêu, 
hạnh phúc; chống lại sự thống trị của giai cấp phong kiến; kết cấu theo đường thẳng; kết 
thúc có hậu; tình tiết phát triển theo sự phát triển của nhân vật chính. 
 -Tuy nhiên so với văn học dân gian, truyện Nôm bình dân cũng có một số nét khác 
biệt thể hiện của một thể loại có khả năng phản ánh hơn truyện cổ như tác giả đã chú ý 
mô tả một số cảnh sinh hoạt xã hộivà con người, yếu tố trữ tình ít nhiều đã có vị trí đáng 
kể, thỉnh thoảng có tác giả đã chú ý miêu tảí tâm trạng của nhân vật. Ngoài ra truyện 
Nôm bình dân cũng không còn những lời bình luận, triết lý về cuộc đời của tác giả ở đầu 
hay cuối truyện như ở truyện cổ. 
2.2.2.Nhân vật. 
Nhà văn quan tâm đến việc dựng câu chuyện, đến hành động chứ không chú ý 
đến tâm ly ïnhân vật. Thường nhân vật phản diện thành công hơn nhân vật chính diện. 
Nhiều nhân vật còn rất đơn giản mặc dù đã đúng về bản chất. 
2.2.3.Phương pháp sáng tác. 
 Ðã có sự kết hợp giữa yếu tố hiện thực và lãng mạn nhưng sự kết hợp này còn non 
nớt vô cùng, nó chưa phản ánh được một cách chân thực quá trình phát triển biện chứng 
của nhân vật, mỗi truyện đều chưa có được phong cách riêng, nhiều chuyện còn có chung 
môtip về nhân vật chính diện (nho sĩ nghèo đỗ trạng nguyên(bị ép duyên rồi vì từ chối mà 
bị hãm hại hoặc đi sứ xa, sau được sum họp). 
III.MỘT SỐ NÉT HẠN CHẾ 
 -Thể hiện cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt trong xã hội mới ở khía cạnh đấu tranh 
bảo vệ tình yêu, hạnh phúc lứa đôi. 
 -Chưa phản ánh khía cạnh giai cấp thống trị cấu kết với nhau để bóc lột nhân dân 
về kinh tế. 
 -Chưa gắn được cuộc đấu tranh giữa những người bị áp bức vào cuộc đấu tranh 
của quần chúng lao động trong xã hội. 
 -Ước mơ cuối cùng của tác giả là thay đổi triều đại chứ chưa phải là thay đổi chế 
độ xã hội. 
Những hạn chế trên là tất yếu vì sống trong xã hội phong kiến các tác giả không 
thể thoát khỏi ảnh hưởng nhiều hay ít của tư tưởng thống trị xã hội cũng như không thể 
vượt qua được hạn chế của lịch sử. 
IV.KẾT LUẬN 
Tuy còn có một số hạn chế nhất định nhưng Truyện bình dân vẫn là một bộ phận 
văn học có giá trị, là vốn quý trong gia tài văn hóa chung của dân tộc. Bộ phận văn học 
này đã đóng góp tiếng nói vào loại hình tự sự của nền văn học nước nhà. Cùng với các bộ 
phận truyện Nôm khác, bộ phận truyện Nôm khuyết danh tạo nên một nền rộng rãi để 
trên cơ sở đó xuất hiện kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du. 
Chương 6 
Nguyễn Du và Truyện Kiều. 
Phần thứ nhất. 
VÀI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI, CON NGƯỜI VÀ SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG CỦA 
NGUYỄN DU 
 I.CUỘC ĐỜI VÀ CON NGƯỜI 
1.Thời đại. 
 Thời đại là một cơ sở sâu xa tạo nên sự xuất hiện gương mặt thiên tài văn học 
Nguyễn Du. 
 -Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu (tính ra dương lịch là ngày 3 
tháng 1 năm 1766) tại kinh đô Thăng Long và lớn lên ở đấy. Ông mất ngày 16 tháng 9 
năm 1920 tại Huế. Nhà thơ sống vào giai đoạn lịch sử xã hội Việt Nam có nhiều biến 
động dữ dội, nhất là khoảng 30 năm đầu của cuộc đời nhà thơ. Nguyễn Du đã có dịp 
chứng kiến những biến cố lịch sử trọng đại nhất: Sự sụp đổ thảm hại của tập đoàn phong 
kiến thống trị Lê-Trịnh, vận mệnh ngắn ngủi nhưng rạng rỡ của phong trào Tây Sơn và 
triều đại Quang Trung, công cuộc trung hưng của nhà Nguyễn. 
 -Ông đã sống trong một thời đại mà truyền thống nhân văn và tinh thần dân tộc 
được kết tinh một cách rực rỡ. 
 -Những biến cố xã hội, truyền thống nhân văn và tinh thần dân tộc của thời đại đã 
để lại những âm hưởng, những màu sắc trong nhân cách cũng như sáng tác của nhà thơ. 
2.Gia đình. 
 -Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình phong kiến đại quý tộc, trí thức, 
tài hoa và có danh vọng vào bậc nhất đương thời. Không những thế, gia đình này còn có 
một truyền thống về văn học. Hoàn cảnh gia đình đã có những tác động rõ rệt đối với sự 
hình thành thiên tài văn học ở Nguyễn Du. 
 -Gia đình Nguyễn Du có nhiều người đậu đạt cao và làm quan to tại triều đình: 
 +Thân sinh của Nguyễn Du đậu tiến sĩ, từng làm tể tướng. 
 +Nguyễn Khản, anh cùng cha khác mẹ với Nguyễn Du đậu tiến sĩ giữ chức lớn 
dưới cả hai thời Trịnh Sâm và Trịnh Tông . 
 +Nguyễn Huệ, bác ruột Nguyễn Du, đậu tiến sĩ. 
 +Theo Phạm Ðình Hổ thì dòng họ này có 12 tiến sĩ và 5 quận công. 
Hoàn cảnh gia đình đã để lại những dấu ấn vàng son trong tâm hồn nhà thơ và 
cũng chắc chắn rằng qua thực tiễn của gia đình, ông cũng đã nhận thức được nhiều điều 
về giới quan lại đương thời. 
-Dòng họ này còn có truyền thống văn học.Thân sinh của ông là Nguyễn Nghiễm 
là một sử gia cũng là một nhà thơ. Nguyễn Khản giỏi thơ Nôm, tương truyền có dịch 
Chinh phụ ngâm. Nguyễn Hành, Nguyễn Thiện (cháu gọi Nguyễn Du bằng chú) đều là 
những nhà thơ, nhà văn nổi tiếng đương thời. 
3.Bản thân Nguyễn Du. 
 -Là một con người tài năng. 
-Xuất thân trong một gia đình phong kiến đại quý tộc có danh vọng vào loại bậc 
nhất đương thời nhưng Nguyễn Du sống trong cuộc sống nhung lụa không được bao lâu. 
Bởi vì nhà thơ lớn lên giữa lúc gia đình đang sụp đổ nhanh chóng theo đà sụp đổ của tập 
đoàn phong kiến thống trị Lê-Trịnh. Nguyễn Du phải sớm đương đầu với những biến cố 
lớn lao của gia đình và xã hội. Có lúc nhà thơ cũng bị hất ra giữa cuộc đời, đã từng chịu 
nhiều nỗi bất hạnh. Ông có một thời gian dài khoảng 16 năm sống lưu lạc ở quê vợ ở 
Thái Bình, quê cha Hà Tĩnh. Những năm tháng bất hạnh này có ảnh hưởng trực tiếp 
quyết định đến sự hình thành con người nghệ sĩ vĩ đại ở ông. 
-Nguyễn Du là một nhà thơ có tấm lòng nhân đạo sâu xa. Qua thơ chữ Hán, Văn 
chiêu hồn, Truyện Kiều ta thấy ông luôn day dứt về số phận con người, trong tác phẩm 
của mình đã hơn một lần nhà thơ thốt lên: 
Ðau đớn thay phận đàn bà 
*Tóm lại: Nguyễn Du đã có những yếu tố cơ bản đêí trở thành một nghệ sĩ thiên 
tài: tài năng, tri thức, vốn sống, tâm hồn, tư tưởng tình cảm. 
 II.SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG 
Nhà thơ đã để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng bằng chữ Hán và chữ Nôm. 
1.Về chữ Hán. 
Ông có ba tập thơ: 
 -Thanh Hiên thi tập (Tập thơ của Thanh Hiên) 1786-1804. 
 -Nam trung tạp ngâm: 1805-1812. 
 -Bắc hành tạp lục: 1813-1814. 
Cả ba tập thơ đã được tập hợp lại thành tập Thơ chữ Hán của Nguyễn Du do nhóm Lê 
Thước và Trương Chính giới thiệu, xuất bản năm 1965 gồm 243 bài thơ. 
2.Về chữ Nôm. 
 -Ðoạn trường tân thanh (tên Truyện Kiều là do quần chúng đặt cho tác phẩm). 
 -Văn chiêu hồn (còn gọi là Văn tế thập loại chúng sinh). 
 -Sinh tế Trường Lưu nhị nữ. 
 -Thác lời trai phường nón. 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_khai_quat_van_hoc_viet_nam.pdf