Tài liệu Marketing trực tiếp và việc ứng dụng vào Việt Nam
Tóm tắt Tài liệu Marketing trực tiếp và việc ứng dụng vào Việt Nam: ...h cơ sở dữ liệu về khách hàng và dần cập nhật nó. Thông tin về khách hàng, về đối thủ cạnh tranh, về chính những hoạt động của doanh nghiệp có thể được thu thập, xử lý, lưu trữ và sử dụng một cách dễ dàng, thuận lợi bởi công nghệ thông tin. Doanh nghiệp cũng dễ dàng tiếp cận được khách hàng ...tìm hiểu thêm nhu cầu, giới thiệu sản phẩm mới (hoặc sản phẩm cải tiến) theo chu kỳ sử dụng của khách hàng hiện có. Cần nhớ rằng chỉ có khách hàng có niềm tin và ấn tượng tốt với doanh nghiệp mới sẵn lòng cung cấp thông tin. Khi gửi thư chào hàng, doanh nghiệp cần báo cho 25 khách hàng biế...ông kết nối qua trạm trung chuyển VNIX: 24000 Mbps) - Tổng lưu lượng trao đổi qua trạm trung chuyển VNIX : 33023289 Gbytes - Tổng số tên miền .vn đã đăng ký: 90189 - Tổng số tên miền Tiếng Việt đã đăng ký: 4156 - Tổng số địa chỉ IPv4 đã cấp : 6589440 địa chỉ - Số lượng địa chỉ IPv6...
trình, các biện pháp hỗ trợ việc đánh giá hiệu quả của hoạt động marketing. Nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng lớn như Procter & Gamble, Kraft Foods và Gillete đã sử dụng các phương pháp thống kê để tìm kiếm sự liên hệ giữa các chương trình truyền thông marketing với doanh số bán và sự nhận biết của khách hàng về nhãn hiệu. Nói chung, việc tính toán hiệu quả của marketing vẫn khó khăn và phức tạp và các chuyên gia luôn muốn sử dụng các hình thức marketing có thể giúp đo lường hiệu quả và marketing trực tiếp là một trong những phương thức được lựa chọn. 1.4. Marketing trực tiếp trên thế giới 1.4.1. Marketing trực tiếp tại các nước công nghiệp phát triển Từ những năm 1960s, marketing trực tiếp đã phát triển nhanh chóng và trở thành công cụ marketing chủ đạo ở nhiều nước công nghiệp phát triển. Năm 1997, các doanh nghiệp Mỹ chi tới $135 tỉ cho marketing trực tiếp, doanh số bán từ marketing đạt trên $1.100 tỉ. Còn tới năm 2006, mức chi của toàn nước Mỹ cho marketing trực tiếp lên tới $1.157 tỷ và doanh số bán đạt $8.576 tỷ [20] [21] [22]. Số người làm việc trong lĩnh vực marketing trực tiếp nhiều gấp đôi với sự hỗ trợ của tất cả các phương tiện thông tin hiện đại. Người ta đã dự báo rằng, trong tương lai, marketing trực tiếp sẽ thay thế các hình thức truyền thông truyền thống và trở thành một trong các công cụ chủ yếu của marketing bởi nó là sự tích hợp của ba hình thức: quảng cáo, xúc tiến bán hàng và bán hàng trực tiếp để thực hiện bán hàng không qua trung gian. Hiện nay, marketing trực tiếp phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các quốc gia. Các công ty lớn đều đã chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho marketing trực tiếp và tìm cách tiếp cận với khách hàng bằng những phương thức liên lạc hiệu quả và phong phú hơn. Hiệp hội Marketing trực tiếp Châu Âu cũng cho biết con số mà các doanh nghiệp nơi đây chi cho marketing trực tiếp không dưới $2 tỷ trong năm 1998 và tốc độ tăng cho hoạt động này tăng không dưới 10%/năm [12][14]. 48 Ngày nay, người sử dụng marketing trực tiếp đã thấy vai trò ngày càng lớn của marketing trực tiếp trong hoạt động kinh doanh. Tại Mỹ, hơn 12,4 tỷ bản sao của hơn 8500 catalog khác nhau được gửi tới khách hàng mỗi năm. Một hộ gia đình trung bình nhận được ít nhất 50 catalog mỗi năm. Marketing bằng thư trực tiếp là một hoạt động kinh doanh rất lớn có doanh số đạt tới hàng chục tỉ USD. Ngay từ năm 1991, hơn 45% người Mỹ “đã từng mua một thứ gì đó qua thư trực tiếp”. Cũng tại thị trường này, internet đã và đang trở thành phương tiện quảng cáo chiếm ưu thế hàng đầu. Các doanh nghiệp sẵn lòng chi rất nhiều tiền cho quảng cáo trên internet, thiết kế và nâng cấp website thay vì một chương trình truyền thông trên truyền hình như trong những thập kỷ trước. Bên cạnh đó, việc ra đời của TV thế hệ mới cho phép khách hàng chọn lọc kênh truyền hình, bỏ qua quảng cáo đã làm cho các doanh nghiệp tỏ ra thờ ở với quảng cáo trên truyền hình. Theo Advertising Age, tạp chí chuyên đề về quảng cáo ở Mỹ, chi tiêu của các hãng cho quảng cáo trên Internet trong năm 2006 lên tới $15,6 tỷ[9]. Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Marketing trực tiếp, doanh thu từ tiếp thị trực tiếp tại Mỹ trong năm 2008 vẫn tăng 6.2% với năm 2007 và đạt mức $7,8 tỉ, ngay cả khi nền kinh tế Mỹ gặp nhiều khó khăn với các thiên tai như bão Katrina, Rita Trong khi đó, mức tăng doanh thu trung bình từ các hoạt động tiếp thị quảng cáo nói chung chỉ đạt khoảng 3,5% đến cuối năm 2008[27]. Bảng 1.3. Số lượng người sử dụng Internet của các Châu lục trên Thế giới Châu lục Dân số (người) Số người sử dụng Tỷ lệ % Châu Phi 955,206,348 4,514,400 51,065,630 Châu Á 3,776,181,949 114,304,000 578,538,257 Châu Âu 800,401,065 105,096,093 384,633,765 Trung Đông 197,090,443 3,284,800 41,939,200 Bắc Mỹ 337,167,248 108,096,800 248,241,969 Mỹ Latinh 576,091,673 18,068,919 139,009,209 Châu Úc 33,981,562 7,620,480 20,204,331 Toàn thế giới 6,676,120,288 360,985,492 1,463,632,361 Nguồn: Internet world statistics; Internet Việt Nam-VNNIC, tháng 9/2006 Các ngành được dự đoán sẽ tiếp tục chi nhiều cho marketing trực tiếp vẫn là vận tải, dịch vụ công nghiệp, truyền thông, dịch vụ khách hàng, các sản phẩm công nghệ, dịch vụ ngân hàng, bán lẻ... Các hoạt động marketing trực tiếp tiêu biểu được sử dụng nhiều theo thứ tự là: internet marketing, quảng cáo và bán hàng qua 49 TV, truyền thanh, bưu chính marketing Theo những chuyên gia marketing trực tiếp, sẽ có nhiều thay đổi về ngân sách cho marketing trực tiếp trong những năm tới do sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của internet và số người sử dụng nó. Còn ở Úc, quốc gia phát triển với tốc độ tăng trưởng kinh tế 4% hàng năm thì chi phí cho marketing trực tiếp lại tăng trưởng 16%/năm trong vòng 5 năm gần đây. Dịch vụ từ xa qua điện thoại hay internet cũng tăng 30% một năm. Năm 2000, tổng chi phí cho marketing trực tiếp là 6,1 tỷ đô la Úc. Hiệp hội Marketing từ xa của Úc có tới hơn 400 thành viên là các công ty. Úc là quốc gia có tỷ lệ người sử dụng internet rất cao[32]. Với một số doanh nghiệp, Úc được xem là tiềm năng hơn thị trường Trung Quốc cho dù dân số ở Úc thấp hơn nhiều lần so với Trung Quốc. Với hơn 12 triệu địa chỉ email đã có, thực hiện giao dịch và 10 triệu địa chỉ email được cung cấp nhờ những lần thu thập thông tin qua internet, các doanh nghiệp sử dụng marketing trực tiếp tin tưởng vào khả năng thành công với hơn 22 triệu địa chỉ email này. Úc cũng chính là quốc gia có danh sách các địa chỉ email dài nhất sẵn lòng kết nối với các doanh nghiệp. Marketing qua điện thoại ở Úc cũng thu được nhiều thành công. Năm 1991 các doanh nghiệp đã chi khoảng 234 tỉ USD vào phí điện thoại để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của mình. Cho đến năm 2000, con số này đã lên tới 5.357 tỷ USD do số lượng người sử dụng điện thoại tăng lên, số lượng khách hàng cần tư vấn và mua hàng qua điện thoại cũng tăng nhanh[33]. 1.4.2. Marketing trực tiếp tại các quốc gia châu Á Thế kỷ 21 được coi là thế kỷ của Châu Á Thái Bình Dương với tốc độ phát triển kinh tế đạt mức cao nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng bình quân vào khoảng trên dưới 7%/năm. Năm 2000, thống kê cho thấy, Châu Á đã đóng góp 40% GNP của cả thế giới và nơi đây đã và đang trở thành trung tâm chú ý của các công ty đa quốc gia với kim ngạch xuất nhập khẩu trong khu vực đã chiếm tới 20% kim ngạch xuất nhập khẩu thế giới. Tại đây, marketing trực tiếp đã và đang được đón nhận và ứng dụng rộng rãi. Điều này được thể hiện rõ rệt ở Ấn Độ, Singapore, Hàn Quốc hay Malaixia với sự thay đổi thực sự trong hành vi và cách thức kinh doanh tại các thành phố lớn như Sydney hay Kuala Lumpur. Từ năm 1997, marketing trực tiếp đã được các doanh nghiệp Hàn Quốc, Singapore, Malaixia hay Thái Lan ứng dụng một cách phổ cập với các công cụ như internet, thư điện tử, điện thoại, thư trực tiếp... Hiệp hội Marketing trực tiếp của Mỹ đã tới triển khai 50 một hội nghị về marketing trực tiếp tại Malaixia với sự tham dự của hàng trăm công ty lớn nhỏ từ 34 quốc gia Châu Á quan tâm tới marketing trực tiếp - công cụ marketing hiệu quả trong thời đại công nghệ thông tin này. Các doanh nghiệp tham gia hội thảo với mong muốn chia sẻ thông tin và học hỏi kinh nghiệm ứng dụng marketing trực tiếp vào hoạt động kinh doanh. Chương trình đã diễn ra trong vào 9 ngày với tổng thời lượng cho thảo luận của các khách mời lên tới hơn 40 giờ đã chứng tỏ mối quan tâm của khách mời tới dự hội nghị đối với marketing trực tiếp [38]. Marketing trực tiếp cũng được coi là hoạt động tương đối mới ở thị trường Hàn Quốc nhưng cũng đã có nhiều đánh giá cho thấy, đã có rất nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc gặt hái được thành công nhờ marketing bằng thư trực tiếp và các quảng cáo có yêu cầu phản hồi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tính đến 31 tháng 12 năm 2000, đã có 6.232 công ty áp dụng marketing trực tiếp ở Hàn Quốc. Năm 2000, doanh thu từ hoạt động marketing trực tiếp trên thị trường này được thống kê như sau: $673 triệu từ bán hàng qua catalog, $1.122 triệu từ bán hàng qua TV, và $383 triệu từ bán hàng qua internet. Tổng cộng doanh thu đạt được từ marketing trực tiếp là $2.178 triệu[39]. Có nhiều lý do để marketing trực tiếp đã và đang được ứng dụng ngày một phổ biến ở châu Á. Các lý do đó đã được trình bày ở phần Lợi ích của marketing trực tiếp. Các chuyên gia marketing trực tiếp cho biết, tỷ lệ khách hàng phản ứng với các thông điệp marketing trực tiếp ở Châu Á rất cao, đặc biệt là Indonesia, tiếp theo là Malaixia và Đài Loan. Thị trường Philippine cũng tăng trưởng nhanh nhưng tăng trưởng ở đây không đều, chính vì lẽ đó, ứng dụng marketing trực tiếp ở đây không phổ biến bằng các quốc gia đã kể trên. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp do dự trước việc ứng dụng marketing trực tiếp. Trên thực tế, tỷ lệ trả lời marketing trực tiếp ở Đài Loan đứng thứ hai ở Châu Á, sau Malaixia. Nhưng tỷ lệ thư quảng cáo/gói hàng khuyến mại đến được với địa chỉ cần tìm ở Đài Loan không cao nếu doanh nghiệp sử dụng địa chỉ được viết bằng tiếng Anh. Để thư/bưu kiện có thể đến được với địa chỉ cần thiết, các doanh nghiệp cần phải đề địa chỉ theo tiếng Trung Quốc - tiếng bản ngữ của người dân nơi đây. Tương tự như ở Đài Loan, thư trực tiếp cũng không có hiệu quả ở Hồng Kông và Singapore bởi đó là những quốc gia có ngôn ngữ sử dụng chính là tiếng Trung Quốc, không phải là các ký tự Latin. Chính vì vậy, để thư có để đến với đúng địa chỉ, doanh nghiệp phải làm thế nào để dịch địa chỉ (và tất 51 nhiên, cả thông điệp) của từng khách hàng ra tiếng bản ngữ. Rất ít khách hàng chịu mở một lá thư được gửi tới họ bằng thứ tiếng mà không mấy quen thuộc. Với thị trường Trung Quốc, các chuyên gia cho rằng, còn quá sớm để có một kết luận nào đó về khả năng thành công của marketing trực tiếp nói chung tại đây. Bưu điện ở đây có thể cung cấp một danh sách người nhận thư với địa chỉ rõ ràng, chính xác nhưng lại quá dài. Sẽ rất khó để tìm ra được những khách hàng tiềm năng trong một danh sách quá dài như thế. Tuy nhiên, cũng không phải dễ dàng có được danh sách này. Muốn có được danh sách đó, doanh nghiệp phải có mối quan hệ đối tác thân thiết với Bưu điện Trung Quốc. Ở một số quốc gia có một số đạo luật điều chỉnh hành vi tạo rào cản cho các doanh nghiệp sử dụng một công cụ nào đó của marketing trực tiếp. Ở Malaixia, để có thể có gửi thư từ các địa chỉ trong nước đến cho khách hàng mục tiêu tại đó với mục đích quảng bá, doanh nghiệp phải xin phép. Malaixia kiểm soát thông tin cũng như trách nhiệm của các doanh nghiệp tới khách hàng công nghiệp và khách hàng cá nhân với những cam kết đã thông báo cho khách hàng. Bảng 1.4. Thống kê số người sử dụng Internet của khu vực Đông Nam Á Dân số Tỷ lệ Tên quốc gia ( người ) Số người sử dụng % Nguồn số liệu người sử dụng Internet Myanmar 48800000 40000 0.08 ITU Cambodia 14440000 70000 0.48 ITU Lào 5860000 100000 1.70 ITU Brunei 390000 159200 40.82 ITU Singapore 4440000 2700000 60.81 ITU Philippines 87960000 5300000 6.02 ITU Indonesia 231630000 13000000 5.61 ITU Thái Lan 63880000 13416000 21.00 ITU Malaysia 26570000 15000000 56.45 ITU Việt Nam 87380000 17872000 20.45 ITU Khu vực Asean 571350000 67657200 11.84 ITU Nguồn: Trung tâm Internet Việt Nam-VNNIC, tháng 1/2009 52 Malaysia là quốc gia 20 triệu dân trong đó 46% dân số nói tiếng Anh. Trình độ dân trí ở quốc gia này khá cao với nền kinh tế có khả năng cạnh tranh trên thế giới. Chi phí cho marketing trực tiếp tại Malaysia đã tăng trưởng với tốc độ 20%/năm trong 5 năm qua chứng tỏ mức độ thông dụng của hình thức này tại đây. Minh họa 1.9. Marketing trực tiếp tại Trung Quốc Công ty Protime Consulting Justin Lu, Giám đốc của Công ty Protime Consulting đã nhanh chóng thành công trong sự nghiệp của mình bằng việc sở hữu hàng loạt đối tác, khách hàng tên tuổi. Công ty của Lu dù luôn đạt doanh số hơn $1triệu/năm với quy mô ngày càng lớn nhưng ông lại chỉ có 30 nhân viên. Tại sao Lu làm được điều này? Dù ở Trung Quốc nhưng Lu vẫn có thể tiếp thị và bắt tay với các khách hàng thuộc loại "đại gia" trên thế giới như Sony, Estée Lauder, Hyatt... Phương thức của Lu đơn giản: Marketing trực tiếp qua internet. Lu bắt tay với Salesforce.com, công ty chuyên cung cấp các dịch vụ trực tuyến, thông qua hệ thống phát thư điện tử của Saleforce.com tiếp thị rộng khắp đến khách hàng. Ngoài ra, Lu còn sử dụng hệ thống quản lý quan hệ đối tác, khách hàng để tăng cường sự tương tác thông tin giữa hai bên trong thời gian ngắn nhất mà đạt hiệu quả cao nhất. Lu khẳng định, với những ứng dụng này, Protime cắt giảm chi phí đến mức thấp nhất và quan trọng hơn, chính nó đã giúp công ty tăng trưởng doanh số đáng kể. Công ty Alibaba Thời gian đầu, Alibaba chỉ là công ty internet của Trung Quốc, không lâu sau đó, Alibaba đã phát triển nhanh chóng chuỗi thương mại điện tử của mình trên toàn thế giới, kết nối hàng nghìn công ty nhỏ, giúp họ bán được hàng cho các tập đoàn lớn. Chức năng của Alibaba là gửi những đơn chào bán sản phẩm của mình, tìm kiếm khách hàng trên internet, đóng vai trò "ông chủ mạng" cho gần 12.000 địa chỉ web công ty với gần 20.000 loại hàng hoá khác nhau. Một khi là nhà "môi giới lão luyện", Alibaba đã chứng minh họ ứng dụng các công cụ marketing trực tiếp một cách hiệu quả nhất. Với cách thức internet marketing tiện dụng, Alibaba cho phép khách mua có thể tìm thấy thông tin đầy đủ và chi tiết về khách hàng thông qua newsletter, thư điện tử, quảng cáo trực tuyến được thiết kế chuyên nghiệp. Do vậy, Alibaba thành công và chính sự thành công đó làm cho ngày càng nhiều công ty trên thế giới đặt quảng cáo trực tuyến trên trang web này. Nguồn: Luận về marketing trực tuyến, tạp chí Marketing số 36/2007 53 Tại Ấn Độ, marketing trực tiếp đã và đang được đưa vào ứng dụng ở rất nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, chưa có nhiều doanh nghiệp cảm thấy lợi ích to lớn từ những hoạt động này, bởi hầu hết cho rằng, với trình độ phát triển kinh tế như Ấn Độ ngày nay, các hình thức marketing truyền thống vẫn hiệu quả hơn. Minh họa 1.10. Mười nguyên nhân hạn chế internet marketing[30][41] Một công trình điều tra thị trường do E-CommerceNet.com tiến hành trên cơ sở 1000 phiếu điều tra, trong đó 80% từ châu Á đã rút ra 10 yếu tố cơ bản hạn chế doanh nghiệp và người tiêu dùng tham gia thương mại điện tử là: - Vấn đề an ninh và mã hoá; - Độ tin cậy thấp và rủi ro lớn trong giao dịch thương mại điện tử; - Thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ kinh doanh và tin học cần thiết; - Thiếu mô hình kinh doanh thương mại điện tử phù hợp cho từng quốc gia có mức độ phát triển mạng internet; - Trở ngại văn hoá trong phát triển thương mại điện tử; - Đối tượng tham gia thương mại điện tử giới hạn trong nhóm người thuộc tầng lớp trí thức và thu nhập cao; - Thương mại điện tử đòi hỏi những thay đổi căn bản trong cơ cấu tổ chức và quản lý của doanh nghiệp; - Rủi ro xuất phát từ gian lận thương mại, nguy cơ hàng giả rất cao trong thương mại điện tử; - Tốc độ kết nối mạng internet ở các nước đang phát triển, đặc biệt là ở Việt Nam rất chậm; - Các vấn đề luật pháp. Marketing trực tiếp rất phổ biến ở Thái Lan và được dự báo là sẽ bùng nổ trong vài năm tới. Từ cuộc khủng hoảng giữa năm 1997 nhiều người mất việc làm và đã gia nhập vào đội ngũ marketing trực tiếp. Marketing trực tiếp thường được sử dụng trong các ngành kinh doanh mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc sức khoẻ, hàng tiêu dùng gia dụng, đồ điện tử và kinh doanh dịch vụ như bảo hiểm y tế, nhân thọ. Hầu hết các cửa hàng tổng hợp lớn ở Thái Lan đều sử dụng marketing trực tiếp thông qua bưu điện với thẻ giảm giá. Việc bán trực tiếp hàng tiêu dùng gia dụng và đồ điện tử đã trở nên quen thuộc với nông dân Thái Lan. Marketing trực tiếp không bị giới hạn bởi bất cứ điều luật nào ngoài Luật Thương mại thông thường. Trước kia, Thái Lan đã từng là quốc gia đứng thứ hai ở Châu Á về tỷ lệ trả lời thư trực tiếp nhưng gần đây, tỷ lệ này đã giảm xuống đáng kể. Cho đến năm 2006, nhằm củng cố và gây hiệu ứng mạnh cho việc sử dụng marketing trực tiếp, Hiệp hội Marketing trực tiếp tại Châu Á đã tổ chức một cuộc Hội thảo vùng với 54 chủ đề Marketing trực tiếp – Tương lai của Marketing kéo dài hai ngày với sự tham dự của hàng trăm doanh nghiệp lớn trong khu vực. Hội thảo đã khẳng định, marketing trực tiếp là xu hướng phát triển tất yếu của marketing trong thời đại điện tử và công nghệ thông tin phát triển như ngày nay. Nhiều ý kiến cho thấy, xu hướng ứng dụng marketing trực tiếp tại các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường châu Á ngày càng tăng lên. Chi phí cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu và thực hiện các chương trình bán hàng trực tiếp qua mạng hoặc qua truyền hình ngày càng tăng lên. Các tổng đài điện thoại nóng cũng được các doanh nghiệp đầu tư nhằm đáp ứng nhanh nhạy nhu cầu khách hàng. Kết luận chương Trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu, bên cạnh những hình thức truyền thông marketing truyền thống thì marketing trực tiếp đã và đang phát huy vai trò quan trọng và là một hình thức truyền thông tiết kiệm mà hiệu quả trong xây dựng nhận thức của người tiêu dùng đối với một thương hiệu. Người làm marketing có thể sử dụng các những ứng dụng của marketing trực tiếp như bưu chính, TV, báo, tạp chí, website, email để tiếp cận trực tiếp và tăng cường mối quan hệ với khách hàng và tạo những ấn tượng tốt cho thương hiệu. Marketing trực tiếp khuyến khích người tiêu dùng tham gia tích cực vào phát triển thương hiệu, đọc thông tin về sản phẩm, hướng dẫn cụ thể cách sử dụng. Hiệu quả phát triển thương hiệu của những tập đoàn lớn như Fedex, Charles Schwab, The New York Times, Nike, Levi Strauss, Harley Davidson đã chứng minh vai trò của marketing trực tiếp trong thế kỷ 21, thế kỷ của công nghệ thông tin và thương mại điện tử. Nhiều doanh nghiệp cho rằng marketing trực tiếp sẽ là công cụ cơ bản nhất trong truyền thông marketing để họ tiếp cận với khách hàng một cách hiệu quả, đặc biệt là internet marketing. Internet tiết kiệm tối thiểu chi phí và đem lại hiệu quả lớn hơn nhiều so với phương pháp gửi quảng cáo bằng thư truyền thống: không tem, không phong bì, không tốn giấy và các chi phí khác. Trên cơ sở dữ liệu về người tiêu dùng, người làm marketing có thể gửi hàng triệu email bằng một lần nhấn chuột, hoặc có thể sử dụng chương trình tự động gửi email cho từng nhóm khách hàng hoặc từng khách hàng những nội dung phù hợp với đặc điểm từng nhóm. Tuy nhiên, marketing trực tiếp cũng có những nhược điểm như khả năng ứng dụng nó không hoàn toàn phụ thuộc vào nỗ lực của doanh nghiệp mà còn phụ 55 thuộc vào sự phát triển kinh tế xã hội ở khu vực thị trường mà doanh nghiệp muốn hướng tới, của những điều kiện chính trị luật pháp và của cả hành vi mua sắm của khách hàng mục tiêu. Bên cạnh đó, một vài công cụ của marketing trực tiếp chỉ có thể được sử dụng khi doanh nghiệp có được cơ sở dữ liệu khách hàng cập nhật và đầy đủ. Tất nhiên, mỗi công cụ marketing trực tiếp có những ưu và nhược điểm riêng và cũng có điều kiện áp dụng nhất định. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng, marketing trực tiếp đã và đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới và đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng chúng. Tuy nhiên, tại Việt Nam việc ứng dụng hình thức này ra sao? Nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về hình thức này như thế nào? Họ đã tận dụng được lợi thế của marketing trực tiếp vào kinh doanh trong điều kiện môi trường kinh doanh đang thay đổi để xây dựng lợi thế cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu khách hàng như thế nào? Khả năng chấp nhận của khách hàng Việt Nam với các công cụ marketing trực tiếp ở mức độ nào? luôn là những câu hỏi mà các doanh nghiệp đặt ra khi ứng dụng marketing trực tiếp. Chương tiếp theo sau đây xin trả lời một cách khát quát nhất những câu hỏi kể trên.
File đính kèm:
- tai_lieu_marketing_truc_tiep_va_viec_ung_dung_vao_viet_nam.pdf