Tài liệu Quản trị marketing quốc tế

Tóm tắt Tài liệu Quản trị marketing quốc tế: ... mỗi phiên bản có một bàn phím với hệ thống chữ cái riêng. Sự khác nhau kém rõ ràng hơn trong các quy định về kế toán và tài chính là các cách đọc và cách viết ở các nước khác nhau. ở Mỹ, họ đọc và viết từ trái sang phải, hết một dòng rồi mới chuyển xuống dòng dưới. Còn người Trung Quốc thì đọc từ... 7% diện tích toàn đất nước. Mật độ dân cư ở Java là 740 người/km2 – một con sôe hoàn toàn khác với trung bình của nước này là 83 ng/ km2. Ví dụ khác, Canada có diện tích rất rộng lớn mà số dân lại ít, . Nhưng khi xét kĩ hơn, dân cư Canada chủ yếu tập trung ở 3 thành phố lớn là Toronto, montreal và ... bảo hiểm phải phù hợp với các loại bảo đảm đã được yêu cầu. Khi đưa ra phạm vi bảo hiểm, hợp đồng phân biệt giữa tổn thất riêng và tổn thất chung. Tổn thất, bắt nguồn từ tiếng Pháp “avarie”, có nghĩa là mất mát hay hư hại. Tổn thất chung là sự hy sinh có chủ ý một hàng hoá thông thường để loại tr...

doc499 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 343 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu Quản trị marketing quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a việc bán đồng yên. Bộ tài chính và Ngân hàn cũng dùng những biện pháp khác. Hai tổ chức này phối hợp với các ngân hàng và chỉ dẫn họ cách điều hành nên mua hay bán trước đồng tiền và bằng cách nào lợi dụng được hệ thống phân phối để đạt được mục đích này. Hơn nữa, đồng yên cũng được tác động qua việc Nhật Bản không mở rộng thị trường vốn và cho phép đồng yên trở thành đơn vị tiền tệ chính thức trên thị trường quốc tế.
Đối với những nước nhập khẩu, mục đích của can thiệp là để giữ đồng tiền cao hơn giá trị thực bởi vì những hiểm hoạ do thất nghiệp tăng. Pháp và ý thường không áp dụng những biện pháp khắc khổ trong nước. Tuy nhiên mỗi nước cũng không cho phép thả nổi đồng tiền để điều hoà lại. Và do vậy, mỗi sự can thiệp chỉ tạm thời phá vỡ vòng xoáy của sự mất giá đồng tiền, giá nhập khẩu tăng, lạm phát cao và mất giá đồng tiền. Liên bang Xô Viết cũ đã can thiệp vì mục đích khác – lợi nhuận khi chờ bán lúa mỳ, họ giảm giá đồng đôla và sau đó sẽ mua lại.
Những sự can thiệp không nhằm thay đổi xu hướng thị trường. Những nguồn lực liên hợp của Ngân hàng Trung ương không đủ làm ngược hướng thị trường hối đoái. Xem xét những biện pháp mạnh của Mỹ năm 1978 để cứu vớt đồng đôla, một số hành động đã diễn ra:
Kích thích những mức độ tín dụng mới với Ngân hàng Trung ương nước ngoài cho 15 tỷ đôla trị giá theo mark, frand, yên để mua đôla trên thị trường mở.
Bán 2 tỷ đôla SDRs của IMF cho những ngân hàng này.
Tạm thời rút 3 tỷ đôla theo mark, franc và yên từ dự trữ của Mỹ trong IMF.
Việc bán trên thị trường hải ngoại 10 tỷ đôla tín phiếu kho bạc mệnh giá ngoại tệ.
Tăng bán vàng.
Mặc dù tổng số có thể làm ta giật mình nhưng ta phải biết rằng mức độ giao dịch tiền ở Newyork là 90 tỷ đôla mỗi ngày. Trong khoảng thời gian tăng đột ngột của đồng đôla đầu những năm 80, chính quyền và các nhà chuyên môn đều cho rằng đồng đôla đã quá cao về giá trị tuy nhiên họ không thể thay đổi được xu hướng này. Những nỗ lực của GS chỉ vào nửa cuối 1985 thành công trong việc giảm giá đồng đôla khi xu hướng này thay đổi. Vì vậy, những lời cáo buộc cho rằng Nhật Bản lạm dụng chính sách hối đoái không được công nhận. Hơn nữa, sự dừng lại đột ngột giá trị đồng yên từ 256 yên/1đôla xuống còn 120 yên/1đôla làm nên nhiều vấn đề thương mại đáng kể cho Nhật nước mà vẫn còn rất yếu. Sự suy yếu này có thể chứng minh cho Nhật khỏi sự cáo buộc là lạm dụng đồng tiền.
Đánh giá hệ thống tỷ giá thả nổi:
Tỷ giá cố định và thả nổi có bản chất và đặc điẻm khác biệt ngược lại. Do đó, chúng không thể cùng đạt được những mục tiêu về chắc chắn, ổn định và điều khiển lạm phát. Những người ủng hộ tỷ giá cố định tin rằng nó có thể thúc đẩy sự hiệu quả kinh tế, lòng tin công chúng và điều khiển lạm phát. Trong những năm gần đây, nhiều quan chức Mỹ đã ủng hộ sự hỗ trợ lại của hệ thống bản vị năng. Nếu hệ thống này có thể làm việc như dự tính thì sẽ không cần đến 2 đồng tiền trên thế giới.
Kinh nghiệm cho thấy tỷ giá cố định không tốt trong khoảng thời gian kéo dài. Chính sách này được tạo ra nhằm ổn định giá cả từ 1972 đến 1976. Thực tế, giá cả bán buôn dao động rất mạnh trong khoảng thời gian này. Vương quốc Anh là một ví dụ điển hình. Chỉ số giá năm 1930 của Anh là 100, đến 1946 là 162 và năm 1956 lên 406, năm 1966 lên 507 và năm 1976 lên 1248. Nếu lạm phát có vẻ được điều khiển khi có mối liên kết giữa vàng và tiền thì tác động đó chỉ có tác dụng vào lúc đó hoặc đúng hơn là tạm thời. Cũng như vậy, để cho tỷ giá cố định hoạt động thì giá vàng phải cố định để điều chỉnh lạm phát, một đòi hỏi khó nếu có thể thực hiện được.
Những vấn đề khác đi kèm với tỷ giá cố định là dòng vốn quá lớn trong khủng hoảng và sự đóng cửa các thị trường tài chính. Theo Morgan Guaranty, giữa năm 1976 và 1985, dan Mehico và Venezuela đã gửi 53 tỷ đôla và 30 tỷ đôla tương ứng ra khỏi nước họ. Cũng vậy, sẽ là không thực tế nếu tin rằng nước Mỹ muốn sự cung tiền của họ được hậu thuẫn bởi vàng và lòng nhân từ của những nhà sản xuất vàng chủ yếu ở Nam Phi và Liên Xô.
Nếu tỷ giá cố định là hiệu quả thì không phải là hiện nay. Như ghi chú trong một bài báo của IMF: “hệ thống tỷ giá cố định và những cơ chế sửa đổi của nó tỏ ra hiệu quả trong thập kỷ hoạt động thứ hai của quỹ. Điều này chủ yếu là do tỷ lệ việc làm cao, tỷ lệ lạm phát tương đối cân bằng giữa các nước công nghiệp, nguyện vọng của các nước mà cán cân thương mại được làm mạnh trong suốt khoảng thời gian tích trữ đôla và sự sẵn sàng sửa đổi những biện pháp trong nước để điều chỉnh sự mất cân bằng trong cán cân thanh toán.” Phần lớn nếu không muốn nói là tất cả những điều kiện cần thiết đều không tồn tại ngày nay.
Những người chỉ trích tỷ giá cố định cho rằng nó sẽ gây nên sự không chắc chắn mà sẽ làm cho suy giảm thương mại và tăng đầu cơ. Thực tế, từ 1973, thị trường ngoại hối đã tỏ rõ sự đàn hồi và khả năng duy trì tỷ lệ hối đoái hợp lý. Như kết luận trong một công trình nghiên cứu của IMF: “Sự không ổn định của tỷ giá cố định từ đầu những năm 1970 không ảnh hưởng đến thương mại thế giới.” Thực tế, xuất khẩu thế giới đều tăng đều trong 8 năm sau khi hệ thống thả nổi được áp dụng và rõ rằng là nó không ngăn cản xuất khẩu thế giới.
Những lời chỉ trích rằng sự không chắc chắn sẽ khuyến khích đầu tư và làm mất ổn định tỷ giá hối đoái là không thuyết phục. Hệ thống cố định sẽ rất khuyến khích đầu cơ khi cho phép họ không bao giờ thua lỗ khi tỷ giá đã đạt đến mức cao nhất và sẽ chỉ di chuyển một hướng. Nếu hệ thống thả nổi có yếu điểm gì thì hệ thống cố định cũng có, thậm chí mức độ còn lớn hơn.
Do sự thiếu thốn những quy tắc đi kèm với tỷ giá cố định, hệ thống thả nổi bị cho rằng kích thích lạm phát. Thực tế, hệ thống linh hoạt cho phép hiển thị những hậu quả của chính sách về lạm phát đối với công chúng, lao động, công nhân thông qua việc giảm giá trị đối ngoại và tăng giá trong nước. Sự công khai này tạo điều kiện để thi hành những chính sách hợp lý hơn để điều hoà tình thế mà không đi ngược lại trong không khí khủng hoảng, khi mặt trái có thể diễn ra. Lúc đó, quốc gia có thể theo đuổi sự hoà trộn giữa 2 mục tiêu thất nghiệp và giá cả mà họ thích và thường là cùng với sự cân bằng quốc tế.
Các quốc gia thành viên IMF có thể lựa chọn chính sách hối đoái trong số các chính sách: thả nổi kết hợp; thả nổi riêng rẽ; nối chặt với một đồng tiền khác, SDR hoặc một số đồng tiền mà họ chọn. 
Thoả thuận về tỷ giá hối đoái áp dụng đối với các nước thành viên của IMF khác nhau, phụ thuộc vào nhu cầu trước mắt của mỗi nước ( xem bảng 18-4). Tỷ giá hối đoái của các đồng tiền biểu diễn ở bảng 18-5. Biểu đồ 18-3 biểu diễn sự biến động của chỉ ssó tỷ giá hối đoái của 5 loại tiền mạnh và cần chú ý rằng các tỷ giá này dù theo chế độ tiền nào, cố định hay thả nổi đều biến động.
Nên áp dụng hệ thống tỷ giá thả nổi có quản lý, do vấn đề phát sinh từ độ biến động cao trong ngắn hạn và biên độ dao động lớn trong trung hạn của tỷ giá hối đoái. Tỷ giá thả nổi không phát huy tác dụng khi có khủng hoảng hay sau cuộc phục hồi kinh tế, có thể làm xấu đi vấn đề lạm phát do :
Khi Mexico phá giá đồng Peso năm 1976, nghiệp đoàn đã thắng lợi trong cuộc chiến đòi tăng lương 23% mà chỉ nhằm buộc chính phủ phải phá giá đồng tiền 2 tháng sau đó.
Nghiên cứu về chế độ tỷ giá áp dụng được tiến hành ở nhóm G10 gồm có Bỉ, Canada, Pháp,Tây Đức, ý , Nhật và Hà Lan, Thuỵ Điển, Vương Quốc Anh và Hoa Kỳ(Thuỵ Sỹ sẽ là thành viên thứ 11 năm 1983). Nhóm này mặc dù có 1 số nước không là thành viên chính thức của IMF, vẫn gắn liền 1 cách không chính thức với IMF thông qua:
1) Hiệp định chung về vay nợ(GAB).
2) 
3)Vai trò của các nước G10 trong hoạch định chính sách của IMF.
Trong cuộc họp tổ chức tại Tokyo ngày 21/6/1985, nhóm G10 đã đưa ra kết luận / tuyên bố rằng trong môi trường toàn cầu đầy phức tạp và khó khăn hiện nay,việc trở lại áp dụng chế độ tỷgiá cố định là không thực tế. Theo lời các bộ trưởng tài chính và quan chức ngân hàng trung ương ở những nước công nghiệp này chế độ tỷ giá hiện nay có nhiều điểm mạnh của nó tính linh hoạt của tỷ giá hối đoái đã góp phần tích cực vào việc điều chỉnh cán cân thanh toán và duy trì mọt hệ thống thanh toán và thương mại mở trước những cú sốc lớn từ bên ngoài. Tỷ giá hối thả nổi giúp các nước, đặc biệt là những nước lớn giữ được mức giá trong nước bị tác động dây chuyền bởi lạm phát ở quốc gia khác và dễ dàng theo đuổi chính sách tiền tệ đúng đắn trực tiếp gắn liền với điều kiện trong nước. Hơn nữa , người ta cũng đang nghi ngờ rằng liệu một hệ thóng kém linh hoạt hơn có làm sống lại những căng thẳng của thập kỷ qua hay không?
Mặc dù còn có những hạn chế nhưng hệ thống tỷ giá thả nổi đã đưa nền kinh tế thế giới vượt qua khủng hoảng dầu mỏ 1973-1974 một cách nhẹ nhàng. Kể từ đó , trải qua những cuộc lạm phát lớn, khủng hoảng nặng nề và sự đi chuyển tiền từ các nước tiêu thụ dầu mỏ sang các nước khai thác dầu mỏ, hệ thống tỷ giá thả nổi đã tự bộc lộ những ưu điểm của mình. Nhiều nhà quan sát tiếp tục tìm kiếm nhược điểm của hệ thống này tuy rằng các hệ thống tỷ giá hối đoái khác cũng có nhiều nếu không nói là nhiều hơn nhược điểm như vậy. Hiện nay tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý vẫn là tối ưu nhất.
Và các chiến lược tài chính
Theo một bản nghiên cứu, có một mối quan hệ giữa chính sách quản lý hối đoái bằng văn bản và quy mô hoạt động ngoại thương. Tuy nhiên trên thực tế, quy mô khối lượng giao dịch ngoại thương sẽ không còn liên quan khi mà bất kỳ một Công ty phải kiểm tra những rủi ro về ngoại hối. Phần này sẽ trình bày các chiến lược tài chính nhằm giảm thiểu những rủi ro ngoại hối.
Bảng 18-4: Bảng tỷ giá hối đoái (1/6/1984) của các quốc gia
Nghiệp vụ tự bảo hiểm có một số hình thức khác nhau trong đó có 1 hình thức gắn liền với thị trường tiền tệ liên ngân hàng, áp dụng cho cả hìh thức giao dịch trả tiền và ngay cả hình thức giao dịch kỳ hạn. Một nhà nhập khẩu hoặc người mua có thể tuân theo 4 bước của Brinkman(xem chương trước). Cụ thể là , nhà nhập khẩu có thể mua ngay ngoại tệ trên trị trường giao ngay(thị trường trả tiền mặt) để sử dụng trong tương lai. Đến thười điểm nào đó trong tương lai mà chưa cần ngoại tệ để mua bán hàng hoá thì người bán hoặc người mua có thể tham gia vào thị trường tiền tệ có kỳ hạn với hợp đồng mua bán có kỳ hạn được sự chấp thuận của một ngân hàng về việc mua bán ngoại tệ tại một mức giá nào đó ở thời diểm trong tương lai. Các công ty quy mô nhỏ thường gặp khó khăn trong việc có được kỳ hạn từ ngân hàng của mình bởi 2 lý do:
1) Không có tên tuổi trên thị trường.
2) Quy mô giao dịch quá nhỏ, không đủ thu hút sự quan tâm của ngân hàng.
Không kể quy mô như thế nào thì bất kỳ công ty nào cũng có thể sử dụng thị trường vị lai để tự bảo hiểm . Sự khác biệt cơ bản giữa Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng vị lai là quy mô và ngày giao được quy định cụ thể trong hợp đồng vị lai còn hợp đồng kỳ hạn thì không. Điểm đặc biệt đó đem lại tính thanh khoản của thị trường vị lai, khiến cho việc ra vào thị trường dễ dàng vào bất cứ lúc nào. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng có thể các nhu cầu cá nhân có thể gặp nhau một các chính xác 
Bảng 18-6: Liệt kê sự khác biệt giữa 2 loại thị trường tự bảo hiểm này.
Thị trường ngoại hối vị lai lớn nhất hiện nay là chi nhánh thị trường tiền tệ quốc tế (IMM) của sở giao dịch Chicago. Ngày 15/1/1986 hợp đồng mau bán Ecu được bổ sung trong hoạt động thương mại ( xem bảng 18-4). Hàng hoá mang tính toàn cầu này đòi hỏi sự giám sát trong vòng 24h. Để đáp ứng nhu cầu đó, LIFFE(sở giao dịch tài chính quốc tế Luân đôn) và SIMEX(Sở giao dịch tài chính quốc tế Singapỏe) 2 môt hình hoạt động giống IMM tiến hành mua bán thực trong 24h. Bảng 18-5:Ghi lại.
Một hình thức tự bảo hiểm khác là giao dịch quyền chọn bán mua tiền tệ mặc dù đến nay, hình thức này vẫn là bất hợp pháp ở HoaKỳ. Đặc điểm quan trọng nhất của hình thức giao dịch này là người mua phải trả phí chọn mua, người mua phải trả phí chọn mua . Người mua quyền chọn mua/bán có quyền mua/bán một số ngoại tệ nhất định theo giá ấn định trước 1 thời điểm ấn định trong tương lai và có thể bán lại quyền này cho người khác.
Lạm phát làm giảm nhu cầu cho vay nhưng làm tăng nhu cầu đi vay bởi vì 1 khoản nợ khi đáo hạn được trả lại với chi phí thấp hơn. Một quốc gia mà tỷ lệ lạm phát cao thường là có đồng tiền yếu đi kèm theo với lãi suất cao. Một quốc gia có lãi suất cao không nhất thiết phải có biện pháp để đẩy các khoản vay ra ngoài quốc gia.
Trong điều kiện thương mại quốc tế phức tạp cần xem xét 2 chiến lược đi đầu hay tụt lại đầu các công ty
áp dụng cho đa quốc gia với mạng lưới công ty con đã sử dụng 1 số biện pháp để giảm bớt việc sử dụng ngoại tệ trong giao dịch” Cần có 1 số điều chỉnh về tốc độ thanh toán qua tài khoản giữa công ty con với công ty con khác. Công ty con nơi có đồng tiền mạnh có thể trì hoãn hoặc chậm lại việc gửi cổ tức, tiền bản quyền phát minh và phí sử dụng cho công ty khác cùng thuộc 1 công ty đa quốc gia để giảm boát các khoản phải trả và các chứng minh về tài sản”.
Đồng tiền sử dụng trong hoá đơn cần được xem xét cẩn thận. Khi người mau dùng đồng tiền yếu còn người bán lại dùng đồng tiền mạnh thì hoá đơn nên sử dụng đồng tiền của người bán. Nếu ngược lại thì sử dụng đồng tiền của người mua, hoặc nước thứ 3 được lựa chọn khi cả 2 đồng tiền đều mạnh thì sử dụng đồng tiền lập hoá đơn cũng có thể áp dụng khi công ty con giao dịch với công ty khác ngoài công ty đa quốc gia- công ty mẹ của nó.
Bảng 18-6 So sánh thị trường tiền tệ vị lai và tị trường tiền tệ giao ngay có kỳ hạn
Tính chất
Thị trường vị lai
Thị trường giao ngay & có kỳ hạn
Quy mô hợp đồng
Quy định khối lượng tiền giao dịch trong hợp đồng
Không quy định, tuỳ nhu cầu, theo sự thoả thuận giữa người mua và người bán
Ngày giao hàng
- Quy định cụ thể trong thời hạn hợp đồng -Chú ý tính thanh khoản để đưa ra mức giá cạnh tranh tối đa
Bất kỳ ngày nào theo sự thoả thuận giữa người mua và người bán tuỳ theo nhu cầu của hai bên
Phương thức giao dịch
-Tiến hành trên vũ đài mang tính cạnh tranh là sàn giao dịch với hình thức công bố công khai giá chào bán, giá đặt mua và khối lượng tiền giao dịch
- Tiến hành qua điện thoại, điện tín - Giao dịch trực tiếp với ngân hàng, người môi giới hay công ty khác - Số lượng người mua và người bán có hạn chế
Người tham gia
- Người mua, người bán trong hợp đồng với giá ấn định, tính riêng cho từng hợp đồng ở một thời điểm định trước.
- Nếu không là thành viên của sở giao dịch thì tiến hành giao dịch thông qua người môi giưói là thành viên của sở giao dịch đại diện cho họ trên sàn giao dịch
- Thường không biết nhau trừ khi công ty giao dịch bằng tài khoản riêng qua người môi giới riêng
- Hình thành thị trường hai bên ( đưa ra 2 mức giá thể hiện sự sẵn sàng mua ở mức giá thấp và bán ở mức giá cao) đối với cả hai loại thị trường
- Người tham gia giao dịch trên cơ sở nguyên tắc lãnh đạo tới lạnh đạo cả trực tiếp hay qua người môi giới
- Trong môi giưói hai bên giao dịch thường biết nhau 
Việc gia nhập thị trường
- Đối tượng gia nhập: Ngân hàng, công ty, tổ chức tài chính, nhà đầu tư tư nhân và người đầu cơ
- Khuyến khích đầu cơ công khai có trình độ
-Thị trường mở cửa cho bất kỳ ai cần các phương tiện tự bảo hiểm hoặc có các rủi ro tư bản muốn đầu cơ
- Đối tượng gia nhập: Ngân hàng và các tổ chức thương mại lớn khác, có hạn chế các công ty nhỏ, cá nhân tham gia
Hoa hồng
- Phải trả phí ra vào thị trường theo sự thoả thuận giữa người môi giưói và khác hàng
- Phí tương đối thấp so với giá trị hợp đồng
- Được tính vào chi phí kinh doanh và khấu trừ trước thuế
- Không phải trả phí nếu là giao dịch trực tiếp
- Phải trả phí cả người mua và người bán nếu giao dịch qua người môi giới
- Phí là khoản chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra của ngân hàng- 
Được tính vào chi phí kinh doanh và khấu trừ trước thuế
Ký quỹ bảo đảm
- Người mua và người bán phải đặt cọc đảm bảo hợp đồng
- Nếu là giao dịch giữa các ngân hàng thì không phải đặt cọc
- Người mua, người bán nhỏ không phải là ngân hàng thì đặt cọc hay cân đối bù trừ qua ngân hàng trong một số trường hợp nhất định
Độ an toàn tài chính
Phòng thanh toán bù trừ của sở giao dịch là đối tác trong mỗi giao dịch do vậy giảm đáng kể nhu cầu giám sát rủi ro tín dụng
- Các bên tự giám sát và đề ra giưói hạn tín dụng cho mỗi đối tác để tránh rủi ro tài chính
- Do đó, khả năng tín dụng của các bên khác nhau
Thị trường
Sàn giao dịch trung tâm với mạng lưới thông tin toàn cầu
thị trường qua điện thoại trên toàn thế giới
Tác động về kinh tế
Thúc đẩy thương mại thế giới phát triển cân bằng việc cung cấp 1 cơ chế tự bảo hiểm, 1 thị trường rộng lớn và 
Thúc đẩy thương mại quốc tế bằng cung cấp một cơ chế tự bảo hiểm.
Luật điều chỉnh
Do hội đồng /Uỷ ban T4(1975)
Do 2 bên tự thoả thuận
Tần số giao hàng
-Theo lý thuyết, không có giao hàng trên thị trường.
-Trên thực tế, 1 tỷ lệ nhỏ(<1%) số hợp đồng có giao hàng thực sự
Đại đa số (>90% )giao dịch có giao hàng thực sự.
Biến động giá cả
Số giao dịch ấn định giới hạn thay đổi giá theo ngày.
Tính thanh khoản của thị trường
Cao
Thấp
Thanh toán
-Hàng ngày, qua trung tâm thanh toán bù trừ của sở giao dịch
-Đối với giao dịch trả ngay, 1 ngày sau khi ký kết hợp đồng(1 ngày ở Mỹ, đối với đồng $ Canada,Peso Mêhico).
-Giao dịch kỳ hạn: lãi hoặc lỗ được tính trong ngày thanh toán.
Báo giá
Theo điều khoản của Mỹ USD/đvị tiền tệ.
Theo điều khoản của châu âu( nội tệ trừ Anh , 1 vài đồng tiền của khối cộng đồng độc lập.
Niêm yết giá
Thường xuyên, liên tục tại sở giao dịch giá chào và giá đặt khác giá thự tế được xác giá niêm yết bằng giá giao dịch định trên thị trường liên ngân hàng
Kết luận
Chương này bao gồm nhiều tình huống tài chính liên quan đến marketing quốc tế, vay tiền là một ví dụ nhưng cùng với nó chuyển tiền là một vấn đề khác. Đã có, đang có và sẽ luôn có những khoản tài chính lớn doanh nghiệp bị mất trong một thời gian ngắn do sự giảm giá của đồng tiền: một vào thập kỷ trở lại đây. Các nhà cầm quyền đã thảo luận về giá trị lúc sự cạnh tranh mạnh mẽ trong hệ thống trao đổi của tiền tệ. Mặc dù không có một hệ thống duy nhất nào có thể xoá bỏ được sự thay đổi về tỉ lệ lên xuống của đồng tiền một cách cạnh tranh. Hiện nay không có sự thay đổi lớn đến hệ thống tiền tệ được thả nổi quản lý.
Xem xét hệ thống tỉ giá hối đoái được sử dụng tỉ lệ thay đổi hầu như luôn ổn định do đó một mức độ rủi ro hiếm khi xảy ra. Kể từ khi MNCS không quyết định đối với xu hướng của hệ thống trao đổi gồm thả nổi hay cố định, họ đã phải cố gắng để giảm những bất cập trong tỉ giá.
Bởi vì do sự thay đổi tỉ lệ lạm phát giữa các quốc gia sự tác động của lạm phát đối với giá trị của đồng tiền không thể được coi nhẹ.
Với những công ty làm ăn ở những nước có tỉ lệ lạm phát cao, giá trị những tài khoản của họ bị ảnh hưởng đáng kể như MNCS có thể kiếm lợi từ lạm phát nên họ biết vay tiền một cách thông minh. Xem xét thời gian thanh toán, các nhà quản lý tiền có thể đưa đến một đồng tiền linh hoạt và tạo cho đồng tiền mạnh hơn. Và nếu những MNCS có những công ty con ở nhiều nước khác nhau và mối quan hệ giữa chúng là một chiến lược phù hợp.
Mặc dù sự tăng lên số lượng về kỹ thuật dẫn đến tin rằng sẽ giảm thiểu được những bất cập về tỉ giá trao đổi với nước ngoài.
Thật quá sớm để hi vọng rằng phương pháp thảo luận ở đây là đầy đủ và các nhà quản lý có thể áp dụng. Nơi những xu hướng biến đổi chỉ ra xu hướng xoá bỏ những quy tắc trong hoạt động tài chính thế giới đang ngày tăng lên tính phức tạp.
Đây chỉ là vấn đề thời gian trước khi một chiến lược mới được tạo ra để quản lý những rủi ro trong trao đổi.
Câu hỏi
1. Hãy giảm thích lạm phát và quốc tế hoá lại không thể làm cho một đồng tiền chung không thể tồn tại.
2. Tại sao một công ty liên quan đến buôn bán quốc tế phải xoá bỏ những bất cập trong tỉ giá.
3. Phân biệt giữa
5. Tại sao sự tác động mất giá không xẩy ra ngay lập tức
7. EMS và ECU là gì?
8. Thả nổi hoàn toàn khác với thả nổi một phần như thế nào ?
9. MNC có thể phá vỡ hay khôi phục những bất cập trong buôn bán như thế nào.?
11. Lạm phát ảnh hưởng tới giá trị tiền tệ của một quốc gia như thế nào? Cho vay tiền hay trữ tiền là một ý tường tốt nếu nền tài chính của một quốc gia đang ở trong lạm phát.

File đính kèm:

  • doctai_lieu_quan_tri_marketing_quoc_te.doc