Tài liệu Quản trị nhân sự trong doanh nghiệp

Tóm tắt Tài liệu Quản trị nhân sự trong doanh nghiệp: ...người lao động. Do đó, ảnh hưởng của các tổ chức này đối với các doanh nghiệp thường liên quan đến chế độ, chính sách tuyển dụng, sa thải... lao động. 2.1.2 Các yếu tố nội tại của doanh nghiệp: - Chính sách cán bộ của doanh nghiệp: những doanh nghiệp theo đuổi chính sách đề bạt nội bộ sẽ...ân viên là tùy thuộc vào xác định mục tiêu đánh giá. Chẳng hạn, mục tiêu chủ yếu là thăng chức, tăng lương thường áp dụng phương pháp thang điểm hay bảng điểm (rating scale method) có thể là thích hợp nhất. Ngược lại, mục tiêu đánh giá giúp nhân viên làm việc có hiệu quả và phát triển thì ph...y chân · Khả năng bẩm sinh. · Tính linh hoạt, tháo vát, kinh nghiệm . * Trách nhiệm: · Tiền bạc, khen thưởng tài chính, sự cam kết trung thành. · Ra quyết định. · Kiểm soát, lãnh đạo người khác. · Kết quả tài chính. · Quan hệ với cộng động, khách hàng. · Tính chất phụ thuộc, chu đá...

pdf49 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 379 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu Quản trị nhân sự trong doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t định. Phải củng cố kiện toàn tổ chức sản xuất, kỹ thuật sản 
xuất, tổ chức lao động đảm bảo cho quá trình sản xuất được cân đối hợp lý. Trong quá 
trình thực hiện do năng suất lao động của công nhân tăng, nhiều vấn đề mới đặt ra cần 
phải giải quyết như cung cấp nguyên vật liệu đúng quy cách chất lượng, kịp thời gian. 
Kiểm tra nghiệm thu được chính xác chất lượng sản phẩm. Điều chỉnh lại lao động trong 
dây chuyền sản xuất. Thống kê thanh toán tiền lương nhanh chóng chính xác, đúng kỳ 
hạn v.v... Các vấn đề đó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, tiền lương của công 
nhân nên họ rất quan tâm phát hiện và yêu cầu giải quyết. Bất kỳ một hiện tượng nào vi 
phạm đến kỹ thuật công nghệ và chế độ phục vụ công tác, người công nhân không những 
tìm cách khắc phục kịp thời mà còn tích cực đề phòng những khuyết điểm có thể xảy ra. 
Đồng thời đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực, làm việc thiếu trách nhiệm trong 
cán bộ quản lý và công nhân sản xuất. 
- Củng cố và phát triển mạnh mẽ phong trào thi đua XHCN, xây dựng tác phong 
thái độ lao động XHCN. Phong trào thi đua phát triển là do ý thức giác ngộ XHCN và 
trình độ văn hóa kỹ thuật của công nhân, do năng suất lao động mà có. Muốn thi đua 
được duy trì thường xuyên liên tục thì phải bồi dưỡng bằng vật chất mới có tác dụng. Trả 
lương theo sản phẩm là phương tiện tốt để thực hiện yêu cầu đó. Động viên thi đua liên 
tục và mạnh mẽ đồng thời áp dụng một cách đúng đắn chế độ tiền lương tính theo sản 
phẩm sẽ kết hợp chặt chẽ được hai mặt khuyến khích bằng lợi ích vật chất và động viên 
tinh thần để thúc đẩy và phát triển sản xuất. 
Qua những tác dụng kể trên ta thấy chế độ trả lương theo sản phẩm có ý nghĩa 
kinh tế, chính trị quan trọng. Nó động viên mạnh mẽ mọi người tích cực sản xuất với chất 
lượng tốt và năng suất cao. Vừa tăng thu nhập cho cá nhân người lao động vừa làm tăng 
sản phẩm cho xã hội góp phần thay đổi nền kinh tế đất nước. 
5.2.2 Điều kiện và hình thức trả lương theo sản phẩm 
Muốn tổ chức trả lương theo sản phẩm doanh nghiệp phải chuẩn bị các điều kiện 
sau đây: 
- Công tác chuẩn bị sản xuất 
+ Chuẩn bị về nhân lực: Khi tổ chức trả lương theo sản phẩm, việc chuẩn bị về 
nhân lực là vấn đề cần thiết vì con người là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất. 
Con người có quán triệt chế độ lương sản phẩm thì mới nâng cao tinh thần trách nhiệm 
tích cực và quyết tâm tạo điều kiện cần thiết cho việc thực hiện chế độ lương sản phẩm. 
Để chuẩn bị tốt yếu tố con người cần phê phán các tư tưởng rụt rè, cầu toàn, khuynh 
hướng làm bừa làm ẩu. Thiếu chuẩn bị điều kiện cần thiết, thiếu chỉ đạo chặt chẽ gây 
hoang mang dao động cho công nhân. Phải giải thích giáo dục cho công nhân hiểu rõ mục 
đích ý nghĩa của chế độ lương sản phẩm và cho họ thấy mục tiêu phấn đấu của họ về sản 
lượng và năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất. Ngoài ra còn phải 
bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ lao động tiền lương, cán bộ kỹ thuật, kiểm tra 
chất lượng sản phẩm v.v... 
+ Chuẩn bị về kế hoạch sản xuất: Kế hoạch sản xuất phải rõ ràng cụ thể, phải tổ 
chức cung cấp đầy đủ thường xuyên nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và phương tiện 
phòng hộ lao động để công nhân có thể sản xuất được liên tục. 
+ Xác định đơn giá lương sản phẩm: 
Để thực hiện chế độ lương sản phẩm cần xác định đơn giá lương sản phẩm cho 
chính xác trên cơ sở xác định cấp bậc công việc và định mức lao động chính xác. 
 * Xác định cấp bậc công việc: Như ta đã biết đơn giá lương sản phẩm được tính 
như sau: 
 Mức lương CBCNV + phụ cấp 
 Đơn giá sản phẩm = 
 Mức sản lượng 
Như vậy muốn có đơn giá hợp lý, chính xác định đúng đắn cấp bậc công việc. 
Nếu cấp bậc công việc được đánh giá xác định cao hơn yêu cầu kỹ thuật thì đơn giá sẽ 
cao hơn hoặc ngược lại - do đó nếu xí nghiệp chưa có cấp bậc công việc thì phải xây 
dựng cấp bậc công việc, nếu có rồi thì phải rà soát lại để kịp thời sửa đổi những cấp bậc 
công việc đã lạc hậu. 
* Định mức lao động: Định mức lao động là thước đo tiêu chuẩn về lao động, 
đánh giá kết quả lao động và tính đơn giá lượng. Nếu định mức lao động không phù hợp 
thì đơn giá lương sẽ sai và tiền lương của công nhân sẽ tăng hoặc giảm không hợp lý. Do 
đó sẽ không khuyến khích công nhân tăng năng suất lao động. 
 Định mức lao động để trả lương sản phẩm là mức lao động trung bình tiến tiến - 
do đó phải xây dựng định mức từ tình hình thực tế sản xuất ở doanh nghiệp đã được chấn 
chỉnh. Các mức lao động đang áp dụng [nếu có] phải kiểm tra lại để kịp thời sửa đổi 
những mức bất hợp lý không sát thực tế sản xuất. 
 * Công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm 
 Yêu cầu của chế độ lương sản phẩm là đảm bảo thu nhập tiền lương theo đúng số 
lượng và chất lượng sản phẩm đã hoàn thành theo xác nhận của K.C.S, do đó cần phải 
kiểm tra nghiệm thu sản phẩm chặt chẽ nhằm đảm bảo sản xuất những sản phẩm có chất 
lượng tốt, tránh khuynh hướng chạy theo sản lượng để tăng thu nhập, làm ra những sản 
phẩm sai, hỏng, không đúng quy cách và yêu cầu kỹ thuật đồng thời đảm bảo việc trả 
lương cho công nhân đúng đắn kịp thời. 
 * Công tác tổ chức đời sống 
 Cần phải tổ chức tốt công tác đời sống làm cho công nhân yên tâm phấn khởi sản 
xuất và phục vụ sản xuất. Đời sống của công nhân trước hết là vấn đề thu nhập tiền lương 
trong lao động, sinh hoạt đời sống của công nhân như: ăn, ở, đi lại... đều phải có kế hoạch 
giải quyết tốt những vấn đề này sẽ tạo điều kiện cho công nhân yên tâm sản xuất đạt năng 
suất cao nhất, chất lượng tốt. Đó chính là tính ưu việt của hình thức trả lương theo sản 
phẩm làm cho công nhân tin tưởng sâu sắc vào đời sống của họ có liên quan mật thiết với 
sự lao động trung thành của họ đối với xí nghiệp. 
5.2.3 Hình thức trả lương theo sản phẩm : 
5.2.3.1 Chế độ trả lương sản phẩm trực tiếp không hạn chế. 
 Chế độ tiền lương này được trả theo từng đơn vị sản phẩm hoặc chi tiết sản phẩm 
và theo đơn giá nhất định. Tiền lương của công nhân căn cứ vào số lượng sản phẩm hoặc 
chi tiết sản phẩm do họ trực tiếp sản xuất được để trả lương. Bất kỳ trường hợp nào công 
nhân sản xuất thấp hơn, đạt hoặc vượt định mức sản phẩm đều được trả theo đơn giá nhất 
định. Như vậy, tiền lương của công nhân sẽ tăng theo số sản phẩm sản xuất được. Nếu 
sản xuất được nhiều sản phẩm thì được trả nhiều lương và ngược lại sản xuất được ít sản 
phẩm thì được trả ít lương. 
 Đơn giá sản phẩm là cơ sở của hình thức tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp 
không hạn chế. Khi xác định đơn giá sản phẩm người ta căn cứ vào 2 nhân tố: định mức 
lao động và mức lương cấp bậc công việc. 
 Định mức lao động: là những đại lượng thời gian lao động cần thiết được quy 
định để hoàn thành một công việc, một khối lượng công việc, một sản phẩm, hay một 
chức năng nào đó đúng theo chất lượng đã được quy định trong những điều kiện tổ chức 
kỹ thuật, tâm sinh lý, kinh tế xã hội nhất định. Định mức lao động có các loại như: mức 
sản lượng, mức thời gian, mức phục vụ, mức quản lý. 
 Công thức tính đơn giá sản phẩm như sau: 
 - Nếu công việc tính có định mức sản lượng: 
 Mức lương cấp bậc công việc + phụ cấp 
 Đơn giá = 
 Mức sản lượng 
- Nếu công việc được định mức thời gian: 
Đơn giá = Mức lương cấp bậc công việc x mức thời gian 
Khi tính đơn giá sản phẩm ta phải lấy mức lương cấp bậc công việc để tính chứ 
không lấy mức lương cấp bậc công nhân được giao làm công việc đó, vì có những trường 
hợp lương cấp bậc công nhân cao hoặc thấp hơn cấp bậc công việc được giao làm cho 
đơn giá sản phẩm thay đổi, sẽ phá vỡ tính thống nhất của chế độ tiền lương trả theo sản 
phẩm và tính hợp lý của quy luật phân phối theo lao động. Về định mức lao động, khi 
tính đơn giá ta phải xác định mức của công việc đó là mức thời gian hay mức sản lượng 
để tính cho chính xác. 
Chế độ tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế thích hợp với 
những loại công việc có thể tiến hành định mức lao động, giao việc và nghiệm thu từng 
đơn vị sản phẩm hoặc chi tiết sản phẩm riêng rẽ được. Tùy theo đặc điểm về tổ chức kỹ 
thuật sản xuất, nếu những công việc người công nhân có thể tiến hành thống kê nghiệm 
thu sản phẩm riêng cho từng cho công nhân và trả lương trực tiếp cho từng công nhân. 
Nếu công nhân việc cần nhiều công nhân phối hợp, cộng tác với nhau mới sản xuất ra 
một sản phẩm thì có thể tiến hành trả lương trực tiếp cho nhóm hoặc tổ sản xuất đó. 
5.2.3.2 Chế độ tiền lương theo sản phẩm gián tiếp 
Chế độ lương này không áp dụng đối với công nhân trực tiếp sản xuất mà chỉ áp 
dụng cho công nhân phục vụ sản xuất. Công việc của họ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc 
đạt và vượt mức của công nhân chính hưởng lương theo sản phẩm. Nhiệm vụ và thành 
tích của họ gắn liền với lương của công nhân đứng máy. Tiền lương của công nhân phục 
vụ được tính căn cứ vào số lượng sản phẩm của công nhân đứng máy sản xuất ra. Những 
công nhân sửa chữa máy nếu áp dụng chế độ lương sản phẩm gián tiếp cần phải quy 
định và kiểm tra chặt chẽ việc nghiệm thu trong định kỳ sửa chữa máy, đề phòng hiện 
tượng tiêu cực đồng tình với công nhân đứng máy chạy theo sản lượng, cho máy chạy 
quá mức làm cho máy hỏng. 
Đơn giá sản phẩm gián tiếp được tính bằng cách lấy mức lương tháng của công 
nhân phục vụ chia cho định mức sản xuất chung của những công nhân đứng máy do công 
nhân đó phục vụ. Như vậy nếu những công nhân đứng máy trực tiếp sản xuất sản phẩm 
càng nhiều, tiền lương của số công nhân phục vụ càng nhiều và ngược lại. Nếu như 
những công nhân đứng máy sản xuất được ít sản phẩm thì tiền lương của công nhân phục 
vụ càng ít. 
Khi thực hiện chế độ tiền lương này thường xảy ra hai trường hợp và cách giải 
quyết như sau: 
· Nếu bản thân công nhân phục vụ có sai lầm làm cho công nhân chính sản xuất 
ra sản phẩm hỏng, chất lượng xấu thì tiền lương của công nhân phục vụ hưởng theo chế 
độ trả lương khi làm ra sản phẩm hỏng, không đảm bảo chất lượng song vẫn đảm bảo ít 
nhất bằng mức lương cấp bậc của người đó. 
· Nếu công nhân đứng máy không hoàn thành định mức sản lượng của công 
nhân phục vụ sẽ không tính theo đơn giá sản phẩm gián tiếp mà theo lương cấp bậc của 
họ. 
Chế độ tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp có tác dụng làm cho công nhân 
phục vụ quan tâm hơn đến việc nâng cao năng suất lao động của công nhân chính mà họ 
phục vụ. 
5.2.3.3 Chế độ tiền lương sản phẩm lũy tiến: 
Chế độ tiền lương này được tính như sau: 
Đối với số sản phẩm được sản xuất ra trong phạm vi định mức khởi điểm lũy tiến 
thì được trả theo đơn giá bình thường, còn số sản phẩm được sản xuất ra vượt mức khởi 
điểm lũy tiến được trả theo đơn giá lũy tiến, nghĩa là có nhiều đơn giá cho những sản 
phẩm vượt mức khởi điếm lũy tiến. Nếu vượt mức với tỉ lệ cao thì được tính những sản 
phẩm vượt mức bằng những đơn giá cao hơn. 
Chế độ lương này áp dụng cho công nhân sản xuất ở những khâu quan trọng, lúc 
sản xuất khẩn trương để bảo đảm tính đồng bộ, ở những khâu mà năng suất tăng có tính 
chất quyết định đối việc hoàn thành chung kế hoạch của xí nghiệp. 
Tiền lương của công nhân làm theo chế độ sản phẩm lũy tiến được tính theo công 
thức: 
L = [ Q1 x P ] + [ Q1 – Q0 ].PK 
Trong đó: 
 L: Tổng tiền lương công nhân được lĩnh. 
 Q1: Sản lượng thực tế của công nhân sản xuất ra. 
 Q0: Định mức sản lượng 
 P: Đơn giá lương sản phẩm 
 K: Hệ số tăng đơn giá sản phẩm 
Muốn thực hiện chế độ lương này phải chuẩn bị những điều kiện sau: 
- Định mức lao động có căn cứ kỹ thuật, đây là vấn đề quan trọng vì đơn giá sản 
phẩm sẽ tăng lũy tiến theo tỷ lệ vượt mức sản lượng. 
- Phải thống kê xác định rõ chất lượng và số lượng sản phẩm tiền lương của công 
nhân, mức lũy tiến, mức hạ giá thấp giá thành và giá trị tiết kiệm được. 
- Phải dự kiến được kết quả kinh tế của chế độ lương tính theo sản phẩm lũy tiến 
nhằm xác định mức lũy tiến cao nhất của đơn giá sản phẩm. Vì khi thực hiện chế độ tiền 
lương này lương của công nhân sẽ tăng nhanh hơn sản phẩm làm cho phần tiền lương 
trong đơn vị sản phẩm cũng tăng lên. Do đó giá thành sản phẩm cũng tăng theo, bởi vậy 
khi áp dụng chế độ lương này phải tính toán kết quả kinh tế, nâng cao năng suất lao động 
làm hạ giá thành sản phẩm. 
5.2.3.4 Hình thức lương khoán sản phẩm 
Chế độ lương khoán là chế độ lương sản phẩm khi giao công việc đã qui định rõ 
ràng số tiền để hoàn thành một khối lượng công việc trong một đơn vị thời gian nhất 
định. Chế độ lương này áp dụng cho những công việc mà xét thấy giao từng việc chi tiết 
không có lợi về mặt kinh tế, bởi vì trong sản xuất có nhiều công việc mang tính chất tổng 
hợp không thể giao việc mà thống kê kinh nghiệm thu kết quả lao động theo từng đơn vị 
sản phẩm từng phần riêng biệt của từng công nhân hoặc từng tổ sản xuất. Như vậy, ngay 
từ khi nhận việc, công nhân đã biết ngay được toàn bộ số tiền mà mình được lãnh sau khi 
hoàn thành khối lượng công việc giao khoán. Do đó, nếu đơn vị công tác nhận khoán 
giảm bớt được số người hoặc rút ngắn được thời gian hoàn thành khối lượng giao khoán 
thì tiền lương tính theo ngày làm việc của mỗi người trong đơn vị sẽ được tăng lên. 
Ngược lại nếu kéo dài thời gian hoàn thành thì tiền lương tính theo mỗi người sẽ ít đi. 
Do đó chế độ lương khoán có tác dụng khuyến khích công nhân nâng cao năng suất lao 
động,phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn hoặc giảm bớt số người không cần 
thiết. 
Khi xây áp dụng chế độ lương khoán cần phải làm tốt công việc thống kê và định 
mức lao động cho từng phần việc, tính đơn giá từng phần việc rồi tổng hợp lại thành khối 
lượng công việc, thành đơn giá cho toàn bộ công việc. Cần phải xây dựng chế độ kiểm tra 
chất lượng trong quá trình sản xuất, vì trong thực tế khi áp dụng lương khoán công nhân 
không chấp hành nghiêm chỉnh chế độ lao động để xay ra hiện tượng công nhân tự ý làm 
thêm giờ để mau chóng hoàn thành công việc chung nhưng không ghi vào phiếu giao 
khoán làm cho công việc thống kê phân tích năng suất lao động của công nhân không 
chính xác, làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc, ảnh hưởng đến sức khỏe và các mặt 
sinh hoạt của công nhân. 
5.2.3.5 Hình thức tiền lương theo sản phẩm có thưởng và hình thức lương khoán 
có thưởng. 
Hình thức lương khoán sản phẩm có thưởng là hình thức tiền lương sản phẩm trực tiếp 
không hạn chế hoặc hình thức lương khoán kết hợp với khen thưởng khi công nhân đạt 
những chỉ tiêu về số lượng, chất lượng hay thời gian đã quy định. Nhưng nếu vượt quá 
các chỉ tiêu đã qui định về chất lượng sản phẩm, tiết kiệm được nguyên liệu bảo đảm an 
toàn hoặc nâng cao 
công suất máy móc, thiết bị... thì được thêm tiền thưởng. Khoản tiền thưởng này 
chi trả khi công nhân hoàn thành định mức sản lượng. 
Thực hiện hình thức tiền lương này phải xác định rõ những chỉ tiêu và điều kiện 
thưởng. Tỉ lệ tiền thưởng cũng phải xác định đúng đắn. 
Chế độ tiền lương tính theo sản phẩm có thưởng sẽ quán triệt đầy đủ hơn nữa 
nguyên tắc phân phối lao động, khuyến khích công nhân chú trọng hơn nữa tới việc cải 
tiến chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và hoàn thành vượt 
mức nhiệm vụ qui định của đơn vị giao cho. 
 5.3 Hình thức trả lương theo thời gian 
Tiền lương theo thời gian là tiền lương thanh toán cho người công nhân căn cứ 
vào trình độ kỹ thuật và thời gian công tác của họ. 
Nhược điểm chính của hình thức tiền lương này là không gắn liền giữa chất lượng 
và số lượng lao động mà người công nhân đã tiêu hao trong quá trình sản xuất sản phẩm. 
Nói cách khác, phần tiền lương mà người lao động được hưởng không gắn liền với kết 
quả lao động mà họ tạo ra. Chính vì lẽ đó, nên hình thức tiền lương theo thời gian đã 
không mang lại cho người công nhân sự quan tâm đầy đủ đối với thành quả lao động của 
mình, không tạo điều kiện thuận lợi để uốn nắn kịp thời những thái độ sai lệch và không 
khuyến khích họ nghiêm chỉnh thực hiện chế độ tiết kiệm thời gian trong quá trình công 
tác. 
Thông thường ở doanh nghiệp, người ta sử dụng hình thức tiền lương theo thời 
gian cho những bộ phận mà quá trình sản xuất đã được tự động hóa, những công việc 
chưa xây dựng được định mức lao động, những công việc mà khối lượng hoàn thành 
không xác định được hoặc những loại công việc cần thiết phải trả lương thời gian nhằm 
đảm bảo chất lượng sản phẩm như công việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, công việc sửa 
chữa thiết bị máy móc. 
Hình thức trả lương theo thời gian gồm có hai loại: tiền lương thời gian giản đơn 
và tiền lương thời gian có thưởng. 
5.4 Trả lương khoán theo nhóm 
Trả lương khoán theo nhóm thường được áp dụng đối với những công việc có tính 
chất tổng hợp, gồm nhiều khâu liên kết, nếu chia thành các chi tiết, bộ phận sẽ không có 
lợi cho việc bảo đảm chất lượng thực hiện. Toàn bộ khối lượng công việc sẽ được giao 
khoán cho nhóm hoặc đội nhân viên thực hiện. Tiền lương sẽ được trả cho cho nhóm, đội 
dựa vào kết quả cuối cùng của cả nhóm, đội. Hình thức này kích thích tất cả các nhân 
viên quan tâm đến kết quả sản phẩm cuối cùng của cả nhóm. Trong thực tế, hình thức trả 
lương này thường được áp dụng trong các dây chuyền lắp ráp, trong ngành xây dựng, sửa 
chữa cơ khí, trong nông nghiệp, v.v... Để kích thích các nhân viên trong nhóm làm việc 
tích cực, việc phân phối tiền công giữa các thành viên trong nhóm căn cứ vào các yếu tố 
sau: 
- Trình độ nhân viên (thông qua hệ số mức lương: Hsi của nhân viên). 
- Thời gian thực tế làm việc của mỗi người (Tti). 
- Mức độ tham gia tích cực, nhiệt tình của mỗi người vào kết quả thực hiện của 
nhóm. 
Như vậy, thời gian làm việc quy chuẩn của công nhân sẽ được tính theo công 
thức: 
 Tci = Hsi x Tti x Ki 
Tổng thời gian làm việc quy chuẩn của tất cả công nhân trong nhóm sẽ được tính 
theo công thức: 
Tổng thời gian chuẩn bị = 
Trong đó: n là số công nhân trong nhóm. 
Tiền lương của mỗi công nhân sẽ được xác định trên cơ sở số tiền khoán chung cho cả 
nhóm và thời gian làm việc chuẩn của mỗi người , theo công thức: 
Ví dụ, sau khi giám định mức độ hư hỏng của một chiếc máy tiện, phân xưởng 
khoán cho ba công nhân thực hiện với tổng số tiền thù lao là 60.000 đồng. Ba người thợ 
sửa chữa trong nhóm sẽ được trả lương tương ứng với các hệ số lương, thời gian làm việc 
thực tế và mức độ tích cực của mỗi người như trong trong bảng 5.8 dưới đây. 
Bảng 5.8 Trả lương khoán cho nhóm người lao động 
Công 
nhân 
Hệ số 
lương 
(Hs) 
Tổng thời gian 
thực tế làm việc 
(giờ) 
Mức độ tích cực 
của mỗi người (Ki) 
Thời gian quy 
chuẩn (giờ) 
Tiền công 
(1000đ) 
1 2 3 4 5 6 
A 
B 
C 
1,78 
1,62 
1,47 
5 
4 
5 
1,2 
1,1 
1 
10,68 
7,13 
7,35 
25,5 
17 
17,5 
Tổng 14 25,16 60.000 
5.5 Hình thức kích thích theo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 
Kích thích theo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được áp dụng với tất cả 
mọi nhân viên trong doanh nghiệp. Hình thức này được áp dụng do những người sử dụng 
lao động muốn nhân viên hiểu được mối quan hệ giữa phần thù lao cho các cá nhân, cho 
nhóm của họ với kết quả sản xuất cuối cùng của doanh nghiệp. Hệ thống kích thích theo 
doanh nghiệp gồm hai loại: thưởng theo năng suất, hiệu quả nhằm gắn chặt tiền công cho 
nhân viên với các yếu tố năng suất, hiệu quả cụ thể như: tiết kiệm thời gian, vật liệu, 
giảm chi phí, v.v... và chia lãi (nhằm gắn chặt phần trả công cho nhân viên với lợi nhuận 
của doanh nghiệp). 
CÂU HỎI ÔN TẬP TOP
1. Hãy nêu khái niệm, mục tiêu, tầm quan trọng của quản trị nhân sự trong 
doanh nghiệp ? 
2. Phân tích các thách thức đối với quản trị nhân sự ? 
3. Nêu khái niệm, nội dung và tác dụng của phân tích công việc ? 
4. Khái niệm các phương pháp tuyển dụng nhân sự? 
5. Tầm quan trọng của việc đánh giá nhân viên? Các phương pháp đánh giá 
nhân viên? 
6. Khái niệm, bản chất và ý nghĩa của tiền lương trong doanh nghiệp? 
7. Phân biệt các hình thức tiền lương? 
8. Các hình thức phân công , hiệp tác lao động? 
Các yếu tố ảnh hưởng trả lưởng cho người lao động trong doanh nghiệp ? Liên hệ thực tế 
các doanh nghiệp hiện nay ? 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_quan_tri_nhan_su_trong_doanh_nghiep.pdf
Ebook liên quan