Tài liệu Tâm lý học dị thường và lâm sàng (Phần 1)

Tóm tắt Tài liệu Tâm lý học dị thường và lâm sàng (Phần 1): ...thể mô tả đ−ợc hành vi của họ, họa hoằn lắm mới là những cảm giác “sở hữu” đ−ợc 3. có thể bắt đầu mô tả đ−ợc những phản ứng cảm xúc đối với các sự kiện trong quá khứ và nhận ra sự mâu thuẫn trong kinh nghiệm của họ 4. Phát triển hiểu biết về cảm giác hiện tại, nh−ng xác định đ−ợc khó khăn kh...p phòng chống uống r−ợu quá mức Liệu pháp chống tái phát đối với những ng−ời đã cai nghiện thành công hoặc giảm đ−ợc mức r−ợu tiêu thụ. ở đây, can thiệp là h−ớng đến toàn bộ những ng−ời uống r−ợu cũng nh− những ng−ời uống quá mức. Mối liên hệ giữa SKTT kém và sự không công bằng kinh tế- x...tháp. Những triệu chứng này bao gồm các triệu chứng parkinson, rối loạn vận động muộn (xem ch−ơng 3). Khoảng 1/4 số ng−ời dùng neuroleptic kéo dài hoặc rất dài là có những triệu chứng này. Điều trị bằng clozapine thì không có nguy cơ bị các triệu chứng trên. Tuy nhiên những ng−ời dùng nó lại...

pdf193 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 181 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu Tâm lý học dị thường và lâm sàng (Phần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n 
 Giả thuyết cuối cùng đ−ợc đ−a ra là ít nhất cũng có một vài cơ chế tiềm ẩn trong 
SAD không phải là đặc biệt đối với hội chứng này, và có lẽ chính chúng lại là một dạng 
khác của trầm cảm mà thôi. Có rất nhiều yếu tố để có thể coi serotonin là nguyên nhân của 
SAD. Serotonin liên quan đến sự kiểm soát chế độ ăn uống và giấc ngủ, và nó là tiền chất 
của melatonin. L−ợng serotonin thay đổi theo mùa, và việc làm giảm l−ợng serotonin bằng 
cách loại bỏ một tiền chất đối với serotonin, chất trytophan, trong chế độ ăn, dẫn đến các 
triệu chứng trầm cảm trong suốt mùa hè ở những ng−ời có biểu hiện điển hình SAD trong 
mùa đông (Neumeister và cs. 1997). Một chứng cứ rõ ràng hơn về vai trò của serotonin 
đ−ợc thấy từ điều trị thử nghiệm bằng SSRIs. Cả sertraline và fluoxetine đều đã tỏ ra có tác 
dụng ở mức độ vừa phải trong điều trị SAD. Tuy nhiên, nhìn chung những ph−ơng pháp này 
không hiệu quả bằng liệu pháp ánh sáng (Partonen và Lonnqvist 1998), cho thấy rằng dù 
cho l−ợng serotonin có thể là một nguyên nhân ngầm ẩn của SAD, nó cũng không hoàn 
toàn thuyết phục. 
Điều trị rối loạn cảm xúc theo mùa 
 Ph−ơng pháp điều trị SAD đã đ−ợc thừa nhận là điều trị bằng ánh sáng trắng (“bright 
light” treatment), ph−ơng pháp khắc phục sự giảm l−ợng melatonin. Đặc tr−ng của ph−ơng 
pháp này là cá nhân phơi mình trong ánh sáng nhân tạo mạnh, dao động từ 2.500 luxơ trong 
2 giờ đến 10.000 luxơ trong nửa giờ mỗi ngày trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 tuần. Để 
tiện so sánh, cần biết rằng thông th−ờng, ánh sáng trong nhà chỉ ở mức 100 luxơ hoặc ít 
hơn. ánh sáng ở ngoài có thể từ 2000 luxơ hoặc ít hơn trong ngày m−a mùa đông và 10.000 
luxơ d−ới ánh nắng mặt trời trực tiếp. 
 187
 Những can thiệp này tỏ ra có hiệu quả. Trong siêu phân tích những nghiên cứu có 
liên quan, Terman và cs. (1989), đã báo cáo về một sự cải thiện đáng kể trong 67% ng−ời bị 
SAD nhẹ và 40% ng−ời rối loạn vừa và nặng, đ−ợc điều trị bằng liệu pháp ánh sáng: kết quả 
còn tốt rõ rệt hơn so với những ng−ời trị liệu bằng placebo. Gần đây hơn, Sumaya và cs. 
(2001) đ đã tiến hành một thử nghiệm: các bệnh nhân trầm cảm đ−ợc đặt vào 3 hoàn cảnh 
một cách ngẫu nhiên: nhóm thứ nhất đ−ợc điều trị bằng một “liều” ánh sáng 10.000 luxơ 30 
phút mỗi ngày trong 1 tuần; nhóm thứ hai nhận một l−ợng ánh sáng 300 luxơ không có tác 
dụng trị liệu (ánh sáng ở đây chỉ là một loại placebo) trong cùng khoảng thời gian đó và 
nhóm thứ 3 không đ−ợc trị liệu. Sau thực nghiệm, 50% trong số những ng−ời nhận đ−ợc trị 
liệu tích cực không lặp lại những triệu chứng trầm cảm nữa. Mức độ trầm cảm không thay 
đổi đối với 2 nhóm còn lại. Tuy nhiên, có thể phải cân nhắc đến đáp ứng placebo đối với 
liệu pháp ánh sáng, đôi khi nó t−ơng đ−ơng với liệu pháp điều trị tích cực. Wileman và 
đồng nghiệp năm 2001 đã chia ngẫu nhiên bệnh nhân SAD vào các điều kiện trị liệu tích 
cực (4 tuần với ánh sáng 10.000 luxơ) và điều trị placebo (4 tuần với ánh sáng 300 luxơ). 
Ngay sau điều trị, 30% những ng−ời đ−ợc điều trị tích cực và 33% những ng−ời trong nhóm 
đ−ợc dùng placebo không còn trầm cảm nữa; 63% trong nhóm thứ nhất và 57% thuộc nhóm 
còn lại có biểu hiện cải thiện rõ rệt. Tuy thế, liệu pháp ánh sáng vẫn đ−ợc coi là liệu pháp 
hàng đầu trong điều trị SAD. 
Rối loạn cảm xúc l−ỡng cực 
Ng−ời bị rối loạn cảm xúc l−ỡng cực (bipolar disorder) trải qua cả trầm cảm và những 
giai đoạn h−ng cảm. Theo DSM-IV-TR, cơn h−ng cảm bao gồm ít nhất ba trong số các triệu 
chứng sau: 
• tự đánh giá bị trơ lì hoặc cảm thấy mình vĩ đại 
• giảm nhu cầu ngủ 
• nói nhiều hơn bình th−ờng hoặc sự thúc bách cần phải nói 
• t− duy dồn dập 
• dễ bối rối 
• tăng hoạt động hoặc kích động tâm vận động 
• tham gia quá mức vào các hoạt động nguy hiểm. 
Những cá nhân h−ng cảm đi lại rất nhanh, nói nhanh, to; những đoạn đối thoại của 
họ th−ờng có nhiều lời bông đùa và cố gắng tỏ ra tài giỏi. Họ thích những gì chói lọi, sặc 
sỡ. Họ ít có khả năng phán xét và có thể tham gia vào những hoạt động nguy hiểm mà nếu 
nh− họ ít h−ng cảm hơn, thì họ sẽ từ chối. Họ cũng có thể trở nên hoàn toàn bất mãn với 
hành động của ng−ời khác, những ng−ời họ cho rằng cản trở họ đạt đ−ợc những kế hoạch to 
lớn của mình. Điều thú vị là, khi đang ở trong giai đoạn h−ng cảm rất nhiều ng−ời tỏ vẻ 
hoàn toàn hạnh phúc, nh−ng điều này không phải lúc nào cũng đúng. 
 DSM-IV-TR mô tả hai loại của rối loạn cảm xúc l−ỡng cực: 
 188
• Rối loạn l−ỡng cực típ 1: Cá nhân trải qua sự luân phiên giữa những đợt trầm cảm và 
h−ng cảm, mỗi đợt kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng. Một số ng−ời có thể trải qua 
một vài chuỗi chỉ toàn đợt trầm cảm hoặc chỉ toàn đợt h−ng cảm, phân cách với nhau 
bởi những giai đoạn hoàn toàn bình th−ờng. Một số ng−ời có thể gặp cả trầm cảm và 
h−ng cảm chỉ trong một ngày. 
• Rối loạn cảm xúc l−ỡng cực típ 2: Các cơn trầm cảm chiếm −u thế. Cá nhân có thể 
trải qua giai đoạn h−ng cảm nhẹ (tăng vận động hơn so với bình th−ờng, nh−ng 
không thái quá nh− h−ng cảm) và trầm cảm nặng. Ngoài ra, họ không trải qua một 
đợt h−ng cảm nào. 
Khoảng 1-1,5% ng−ời tr−ởng thành trải qua rối loạn cảm xúc l−ỡng cực vào bất cứ 
lúc nào, trong đó rối loạn cảm xúc l−ỡng cực típ 1 phổ biến nhất (Bebbington và Ramana 
1995). Trong tỉ lệ nói chung giữa nam và nữ không khác nhau thì phụ nữ d−ờng nh− trầm 
cảm nhiều hơn và ít h−ng cảm hơn nam giới, mặt khác, ở phụ nữ, việc lặp đi lặp lại giữa các 
giai đoạn này th−ờng xuyên hơn nam giới (APA 2000). Mức độ phổ biến cũng không khác 
nhau giữa các nhóm kinh tế-xã hội và dân tộc. Pha rối loạn cảm xúc l−ỡng cực đầu tiên 
th−ờng diễn ra trong khoảng từ 20 đến 30 tuổi. Hơn một nửa những ng−ời khởi phát lần đầu 
với một pha trầm cảm chủ yếu và ít nhất 80% những ng−ời khởi phát với đợt h−ng cảm có 
khả năng tái phát bệnh 1 lần hoặc nhiều hơn (APA 1994). Mỗi pha có thể kéo dài vài ngày, 
hàng tuần, hoặc trong một số tr−ờng hợp, hàng năm. Mức độ nghiêm trọng của rối nhiễu có 
xu h−ớng tăng cùng với thời gian, mặc dù sau khoảng 10 năm đã bớt đi rõ rệt. 
Nguyên nhân của rối loạn cảm xúc l−ỡng cực 
Yếu tố di truyền 
 Allen (1976) có một nghiên cứu rất sớm về di truyền trong rối loạn cảm xúc l−ỡng 
cực, theo đó tỉ lệ các cặp sinh đôi cùng trứng cùng bị rối loạn cảm xúc l−ỡng cực là 72%, 
khác trứng trung bình khoảng 14%. Gần đây hơn, các tỉ lệ này rút xuống, lần l−ợt là 40% và 
từ 5-10% (Craddock và Jones, 1999). Trong khi cố gắng xác định khu trú của gen góp phần 
vào nguy cơ rối loạn cảm xúc l−ỡng cực, ng−ời ta đã đ−a ra giả thuyết rằng nó có thể nằm ở 
các nhiễm sắc thể 4, 6, 12, 13, 15, 18 và 22 (Berretini 2000), nghĩa là có nhiều gen cùng 
góp phần vào nguy cơ này. 
Cơ chế sinh học 
 Đ−a ra vai trò của serotonin và norepinephrine trong trầm cảm, có vẻ nh− rất hợp lí 
khi giả định rằng chúng cũng đóng vai trò quan trọng trong h−ng cảm. Tuy nhiên, mô hình 
sinh học không đơn giản nh− ng−ời ta nghĩ. Các dữ kiện về norepinephrine là chắc chắn đối 
với những kiểu rối loạn cảm xúc đơn giản. L−ợng norepinephrine cao liên quan đến sự h−ng 
phấn khí sắc và h−ng cảm; l−ợng này thấp dẫn đến trạng thái trầm cảm. Nh−ng ng−ời ta 
 189
không tìm thấy mối quan hệ nào đối với l−ợng serotonin. Trên thực tế, h−ng cảm có liên 
quan đến sự giảm l−ợng serotonin (Mahmood và Silverstone 2001) - cũng nh− trong trầm 
cảm. Phát hiện này có lẽ liên quan đến giả thuyết của tâm lí học cho rằng hành vi h−ng cảm 
đôi khi lại “che giấu” trạng thái trầm cảm. Những dữ kiện nh− thế này dẫn một số nhà 
nghiên cứu đến chỗ đ−a ra Thuyết cho phép về rối loạn cảm xúc l−ỡng cực (a permissive 
theory of bipolar disorder), trong đó l−ợng serotonin thấp đôi khi cho phép hoạt động của 
norepinephrine quyết định khí sắc. Serotonin thấp kết hợp với norepinephrine thấp dẫn đến 
trầm cảm, kết hợp với norepinephrine cao, dẫn đến h−ng cảm. 
 Mô hình thứ hai về rối loạn cảm xúc l−ỡng cực bắt nguồn từ vai trò của các chất 
DTTK trong việc dẫn điện của tất cả các tế bào thần kinh. Hai quá trình liên quan đến sự 
truyền các xung thần kinh có thể gồm có: những thông điệp thứ hai (phosphoinositides) bị 
nhiễu, khiến cho các dây thần kinh bị bất ngờ, trong đó có cả những dây thần kinh liên 
quan đến khí sắc bình th−ờng và làm thay đổi hoạt động của cả natri và kali trong chính 
những nơron ấy (xem ch−ơng 3). Trong trạng thái h−ng cảm, hoạt động của thông điệp thứ 
hai hoặc sự chuyển natri và kali qua màng tế bào có thể lên đến quá mức và dẫn đến hoạt 
động quá sức của hệ thống tế bào; trong trầm cảm, có lẽ các tế bào thần kinh kém hoạt 
động (Lenox và cs. 1998). 
Tr−ờng phái phân tâm học 
 Các nhà phân tâm nhìn h−ng cảm hoàn toàn nh− một cơ chế phòng vệ để đ−ơng đầu 
với những trạng thái cảm xúc không dễ chịu hay những xung năng không đ−ợc chấp nhận. 
Katan (1953) cho rằng vì các đợt h−ng cảm th−ờng đến sau các đợt trầm cảm, cho nên 
những xung đột trong h−ng cảm có bản chất t−ơng tự với những xung đột trong trầm cảm. 
Những ng−ời từng trải qua trầm cảm rồi đến h−ng cảm duy trì mối bận tâm của họ đối với 
một mất mát thực sự hay chỉ là t−ởng t−ợng. Trong trạng thái h−ng cảm, nỗi lo lắng này 
đ−ợc giải phóng ra ngoài. Những suy nghĩ đ−ợc h−ớng ra bên ngoài và cá nhân phản ứng lại 
những vật bên ngoài theo cách giống nh− sự tiếp nhận (introjection) h−ớng giận dữ vào 
trong ở trầm cảm. 
Mô hình nhận thức 
 Cũng nh− phân tâm học, mô hình nhận thức của Winters và Neale (1985) cho rằng 
h−ng cảm là một phản ứng phòng về chống lại trầm cảm, rằng sự kết hợp giữa sự hạ thấp tự 
đánh giá và những chuẩn mực không thực tế về sự thành công có thể dẫn tới cả những đợt 
trầm cảm lẫn h−ng cảm. Theo Winters và Neale, khi cá nhân thuộc vào loại ng−ời có sơ đồ 
nhận thức trải qua một sự kiện không mong muốn, họ sẽ đồng thời cảm thấy trầm cảm và 
có những nhận thức liên quan đến sự hạ thấp tự đánh giá, hoặc một phản ứng phòng vệ 
chống lại những cảm giác này, trong đó họ mang một cái “mặt nạ h−ng cảm” - giúp họ 
biểu hiện đ−ợc rằng mình vẫn giữ đ−ợc tự đánh giá nh− bình th−ờng. Tại sao những cá nhân 
 190
ấy lại phải lựa chọn các chiến l−ợc khác nhau trong những khoảng thời gian khác nhau, vẫn 
còn là điều ch−a rõ ràng. Tuy nhiên, đó có lẽ là kết quả của việc những ng−ời sống xung 
quanh cá nhân này chấp nhận hay không tr−ớc mỗi phản ứng của họ. ở đâu biểu hiện của 
những cảm xúc âm tính không đ−ợc chấp nhận, họ có thể ứng phó theo kiểu h−ng cảm, 
khiến họ đ−ợc tán th−ởng và duy trì hoặc tăng liên hệ xã hội với những ng−ời quan trọng. 
Tuy nhiên, mặc dù có những củng cố xã hội này, cá nhân vẫn không thể tiếp tục hành vi 
của họ, và khi đó trầm cảm có thể bùng nổ. Họ rơi vào giai đoạn trầm cảm. 
 ở một trong số không nhiều các thực nghiệm về giải thuyết phòng vệ h−ng cảm, 
Lyon và cs. (1999) so sánh sự quy kết của những ng−ời rối loạn cảm xúc l−ỡng cực - một 
nhóm trầm cảm, một nhóm h−ng cảm và một nhóm đối chứng “bình th−ờng”, dựa trên phản 
ứng của họ đối với những tình huống tích cực và tiêu cực giả định. Cả hai nhóm trầm cảm 
hoặc h−ng cảm đều quy trách nhiệm cá nhân cho nhiều sự kiện tiêu cực và ít sự kiện tích 
cực hơn so với nhóm đối chứng. Trái lại, khi đ−ợc yêu cầu xác định con số sự việc tiêu cực 
hay tích cực với t− cách cá nhân, cả nhóm đối chứng và nhóm h−ng cảm đều tán thành rộng 
rãi những sự kiện tích cực. Nhóm trầm cảm hầu nh− chỉ chọn những sự kiện tiêu cực. Thế 
nh−ng, trong trắc nghiệm trí nhớ tiếp theo về những từ này, cả nhóm trầm cảm và h−ng cảm 
đều nhớ lại đ−ợc nhiều từ tiêu cực hơn là nhóm bình th−ờng. Lyon và các đồng nghiệp của 
mình đã dùng hai kết quả này để chỉ ra rằng khi ng−ời ta h−ng cảm rõ rệt, họ sẽ có những 
quy kết tích cực về bản thân mình, song ở d−ới nó là những niềm tin tiêu cực về bản thân: 
sự phòng vệ có tính h−ng cảm. 
 Những dữ kiện thực nghiệm này t−ơng đồng với kinh nghiệm của Helen, ng−ời đã 
trải qua sự thay đổi khí sắc rõ rệt trong rất nhiều năm. Khi đang ở giai đoạn h−ng cảm, đặc 
tr−ng của cô là hay mặc quần áo có màu đậm và sặc sỡ, trang điểm sáng và thái quá, tăng 
vận động, thích tụ tập và khó tập trung vào một thứ trong khoảng thời gian nhất định. Trông 
cô lúc nào cũng nh− đang có điều gì rất vui. Nói chuyện với cô về những gì cô đã trải qua 
lại cho một ấn t−ợng khác: 
“Tôi biết là trông tôi có vẻ rất vui, rất hạnh phúc và tất cả những thứ giống thế. Nh−ng tôi không 
cảm thấy thế. Tôi cảm thấy mình bị mọi chuyện kéo theo, giống nh− là có điều gì đó trong tôi thúc đẩy tôi, 
khiến tôi làm những việc điên rồ. Chẳng hạn nh− việc trang điểm, tôi bôi son trát phấn đầy trên mặt, tôi 
chẳng thích thế, nh−ng tôi lại làm thế. Tôi cảm thấy có những lúc tinh thần mình rất tồi tệ khi mình biểu 
hiện h−ng phấn nh− vậy. Đó không phải là cái tôi lựa chọn, giống nh− nó đang diễn ra mà không cần đếm 
xỉa đến việc tôi cảm thấy thế nào - chẳng hạnh phúc gì. Tôi thực sự không thích thú gì với điều này. Và tôi 
cũng chẳng mong muốn những ng−ời xung quanh nghĩ rằng tôi hạnh phúc điều đó thực sự khó hiểu.” 
Trị liệu rối loạn cảm xúc l−ỡng cực 
Liệu pháp lithium 
 Các thuốc chống trầm cảm chuẩn th−ờng không đ−ợc dùng đối với rối loạn l−ỡng 
cực, vì chúng gây ra sự thay đổi nhanh hơn là ổn định cảm xúc. Thay vào đó, lithium 
 191
bicarbonate dạng thuốc viên đ−ợc sử dụng đối với những biến đổi khí sắc vừa phải. Đối với 
dạng này, lithium bắt đầu có tác dụng sau 5 đến 14 ngày sử dụng ở khoảng 60% các tr−ờng 
hợp, và cần phải đ−ợc tiếp tục sử dụng để làm giảm nguy cơ khởi phát của trầm cảm và 
h−ng cảm. Sappes và cs. (1991) công bố rằng tỉ lệ tái phát ở những cá nhân ng−ng dùng 
thuốc khi không có triệu chứng cao hơn 28 lần so với những cá nhân tiếp tục dùng loại 
thuốc này. Ng−ời ta không rõ loại thuốc này làm thế nào để đạt đ−ợc những kết quả nh− 
thế. Nó có thể có tác dụng trong cả 3 quá trình ảnh h−ởng đến khí sắc: làm tăng hoạt hoá 
serotonin, điều chỉnh hoạt động của các thông điệp thứ hai, và/hoặc chỉnh lại hoạt động của 
natri và kali trong các neuron. 
 Dù có tiềm năng trị liệu nh− vậy, song hiệu quả của lithium trong thực hành lâm 
sàng vẫn còn ít hơn những gì ng−ời ta kì vọng vào nó, có lẽ bởi vì ng−ời sử dụng nó không 
đảm bảo chế độ điều trị đ−ợc đặt ra. Từ 18-53% số ng−ời đ−ợc điều trị không chấp hành 
đúng chế độ đ−ợc yêu cầu (Guscott và Taylor 1994). Nguyên nhân của việc này là do tác 
dụng phụ nh− tăng cân, có những vấn đề về định h−ớng, khát thái quá và rối loạn trí nhớ. 
Các yếu tố tâm lí có thể là không thích dùng loại thuốc kiểm soát khí sắc, cảm thấy khỏe 
mạnh, không cần phải dùng thuốc và sợ mất những lúc vui vẻ của h−ng cảm nhẹ. Ngoài ra, 
rất nhiều ng−ời sử dụng phàn nàn về tình trạng tắt dần vào bất cứ lúc nào của tất cả mọi 
cảm xúc, điều này khiến họ thấy khó chịu. Một điều đáng l−u ý nữa là cánh cửa giữa một 
liều lithium không hiệu quả và một liều lithium gây ngộ độc là rất hẹp. Dùng một liều quá 
cao có thể dẫn đến ngộ độc lithium, và hậu quả của nó là buồn nôn, nôn, run, rối loạn chức 
năng thận và có thể dẫn đến tử vong. Do đó, l−ợng lithium cần phải đ−ợc kiểm tra đều đặn 
bằng thử máu, đây là một nguyên nhân nữa làm ng−ời ta không muốn dùng nó lâu dài. 
Tiếp cận hành vi nhận thức 
 Mô hình sinh học về rối loạn cảm xúc l−ỡng cực đã chiếm vị trí thống trị trong nhiều 
năm, và chỉ gần đây thì những thử nghiệm để thay đổi các giai đoạn của rối nhiễu theo 
ph−ơng pháp nhận thức-hành vi mới đ−ợc tiến hành. Những thử nghiệm này đã đạt đ−ợc 
những thành công đáng kể, góp phần vào hiệu quả của lithium trong tất cả các thử nghiệm 
đ−ợc báo cáo (xem Scott 2001). Scott và cs. (2001) đã chia ngẫu nhiên các bệnh nhân rối 
loạn cảm xúc l−ỡng cực thành hai nhóm: một nhóm điều trị bằng lithium, một nhóm điều 
trị kết hợp lithium với liệu pháp nhận thức. Liệu pháp nhận thức bao gồm 3 yếu tố sau: 
• một giai đoạn giáo dục để chuẩn bị cho tiếp cận nhận thức 
• tập trung vào các ph−ơng pháp hành vi - nhận thức trong việc điều chỉnh các triệu 
chứng, bao gồm: thiết lập một lịch hoạt động hàng ngày và quản lí thời gian, cũng 
nh− đối phó với các suy nghĩ rối nhiễu 
• những kĩ thuật phòng tránh tái phát. 
Sau cùng là cần phát triển các chiến l−ợc điều chỉnh thuốc, các chiến l−ợc của cá 
nhân để giải quyết stress, hoặc tìm kiếm sự trợ giúp trong những lúc mà bệnh có dấu hiệu 
 192
khởi phát trở lại. Trị liệu duy trì trong 6 tháng. Sau 6 tháng, những ng−ời đ−ợc trị liệu kết 
hợp tỏ ra đ−ợc cải thiện rõ ràng khi đánh giá hoạt động nói chung và trầm cảm, so với 
những ng−ời chỉ điều trị bằng thuốc. Kết quả về sự tái phát cũng gây ấn t−ợng nh− vậy: 
60% những ng−ời trị liệu kết hợp ít có khả năng tái phát hơn là những ng−ời trị liệu bằng 
thuốc. 
Tóm tắt ch−ơng 
1. Trầm cảm chủ yếu bao gồm những dấu hiệu sút kém tâm lí rõ rệt kéo dài trong ít 
nhất 2 tuần. Khoảng 1/3 ng−ời trầm cảm vẫn không khỏi bệnh trong 1 năm sau 
đó. 
2. Các nhà tâm lí học động thái coi trầm cảm nh− kết quả của sự mất mát có tính 
t−ợng tr−ng đối với tình yêu hoặc sự quý trọng. Cảm xúc âm tính h−ớng về ng−ời 
có trách nhiệm lại đ−ợc nội tâm hoá và dẫn đến trầm cảm. 
3. Giải thích văn hoá xã hội tập trung vào những khác biệt về stress và cách giải 
quyết nó trong những nhóm xã hội khác nhau. 
4. Các yếu tố di truyền cũng góp phần vào nguy cơ gây trầm cảm. 
5. L−ợng serotonin thấp gây trầm cảm, đây là kết quả của việc một số hệ thống trên 
não mất khả năng kiểm soát, bao gồm những hệ thống đ−ợc điều chỉnh bởi 
norepinephrine và dopamine. 
6. Các lí thuyết hành vi thì cho rằng trầm cảm là do thiếu các củng cố xã hội. 
7. Tr−ờng phái nhận thức coi những ý nghĩ tiêu cực tự động và sơ đồ chức năng bị 
rối loạn là nguyên nhân. 
8. Cả liệu pháp hoá d−ợc và can thiệp nhận thức đều có hiệu quả ngang nhau trong 
điều trị trầm cảm ngắn hạn. Đối với điều trị dài hạn thì liệu pháp nhận thức tỏ ra 
có hiệu quả hơn. 
9. Cỏ St John tỏ ra là một liệu pháp tự nhiên có hiệu quả. 
10. Liệu pháp sốc điện có hiệu quả đối với một số tr−ờng hợp kháng trị liệu, nh−ng 
có sử dụng sốc điện để duy trì những thành công ban đầu hay không thì vẫn còn 
là điều tranh cãi. 
11. Khi cá nhân có những vấn đề về sức khoẻ tâm thần trầm trọng, có thể tăng nguy 
cơ tự sát, những ng−ời không có rối nhiễu tâm thần cũng vậy. 
12. ở ng−ời lớn, nguyên nhân đầu tiên dẫn đến hành vi tự sát là những vấn đề trong 
mối quan hệ liên nhân cách (mối quan hệ ng−ời-ng−ời). 
13. Freud coi tự sát nh− là một sự trả thù đối với những ng−ời mà cá nhân ghét. 
14. Các nhà tâm lí học nhận thức cho rằng sự thiếu kĩ năng giải quyết vấn đề, cảm 
giác vô giá trị và bị từ chối, những yếu tố này kết hợp với các tính huống gây 
stress, sự lẫn lộn cảm xúc và tình trạng kích động cao về sinh lí, đặt cá nhân vào 
nguy cơ tìm đến tự sát. 
 193
15. Can thiệp tăng c−ờng kỹ năng giải quyết vấn đề làm giảm nguy cơ tự sát. 
16. Rối loạn cảm xúc theo mùa là kết quả của sự rối loạn melatonin và nhịp sống 
hàng ngày. 
17. Liệu pháp ánh sáng chứng tỏ mình là ph−ơng pháp trị liệu hiệu quả nhất đối với 
rối loạn cảm xúc theo mùa. 
18. Rối loạn cảm xúc l−ỡng cực có nguyên nhân từ cơ chế sinh học, liên quan đến sự 
truyền thông tin giữa các trục thần kinh. 
19. Ph−ơng pháp trị liệu hàng đầu đối với rối loạn cảm xúc l−ỡng cực là lithium, mặc 
dù liệu pháp nhận thức - hành vi cũng có tác dụng. 
Câu hỏi thảo luận 
1. Jacobson và Hollon (1996) đã đ−a ra ý kiến rằng những phát hiện trong các nghiên 
cứu ngắn hạn về trầm cảm của Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc Gia Hoa Kỳ NIMH là 
sai lầm do quá trình thực hiện liệu pháp nhận thức một cách không chuyên nghiệp. 
Tiến hành trên diện rộng, công dụng nhanh, không phải là kĩ năng sở tr−ờng của các 
nhà trị liệu, liệu đó có phải là một ý kiến tranh luận, bởi vì liệu pháp hoá d−ợc vẫn 
đ−ợc −u tiên sử dụng hơn các liệu pháp tâm lí? 
2. Thử tìm hiểu xem tại sao tỉ lệ tái phát ở ng−ời bị trầm cảm điều trị bằng thuốc chống 
trầm cảm lại cao hơn đáng kể so với trị liệu bằng liệu pháp nhận thức. 
3. Rối loạn cảm xúc theo mùa trong mùa đông có phải là hiện t−ợng phổ biến không? 
Nếu có thì tại sao? 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_tam_ly_hoc_di_thuong_va_lam_sang_phan_1.pdf