Tài liệu Tâm lý học giao tiếp - Trần Tuấn Lộ

Tóm tắt Tài liệu Tâm lý học giao tiếp - Trần Tuấn Lộ: ...Người mua, dù biết rằng người bán cần mình, cũng không vì thế mà thiêu lịch sự với người bán. 10 – SỰ GIAO TIẾP GIỮA NGƯỜI NỔI TIẾNG VÀ NGƯỜI HÂM MỘ Ở NHỮNG NƠI CÔNG CỘNG: Trong lĩnh vực ca nhạc, thể thao, điện ảnh, v.v...có những người nổi tiếng tài năng (những ngôi sao) và có hàng trăm, hàn... chủ thể có thể làm cho chủ thể thấy được, thấy hết và hiểu đúng, hoặc không thấy được, không thấy hết và không hiểu đúng những hiện tượng tâm lý, xã hội ở con người mà mình giao tiếp. b. Nhu cầu và sự lựa chọn nhận thức của chủ thể làm cho chủ thể nhanh chóng hướng sự chú ý của mình vào nhữn...đi đâu đấy?Anh từ Hà Nội vào đây hôm nào?Độ rày anh đang làm gì?Anh có khỏe không?Chị và các cháu ở nhà có khỏe không? Mà đã hỏi thì cũng phải nghe câu trả lời, không nên hỏi cho có lệ, thuần tuý xã giao, hình thức, hỏi rồi quay sang nói chuyện với người khác hay bỏ đi ngay. 1.3 - Xưng hô như ...

pdf123 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 212 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu Tâm lý học giao tiếp - Trần Tuấn Lộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh đã nói hay viết, để
mà nhận định và đánh giá về nhân cách của người đó.
Một sự nhận định và đánh giá như thế rất có thể sai
lầm. Mà phải căn cứ vào việc làm của người đó, việc
làm thực chứ không phải việc làm "đóng kịch", "đánh
lừa", "đánh lạc hướng".
2-NÓI CHUYỆN VÀ TRANH LUẬN
Nói chuyện là để thông tin trao đổi kinh
nghiệm cho nhau hoặc tìm hiểu, chia sẻ, thông cảm
nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng, mơ ước, cảm xúc,
tình cảm của nhau, để biết động cơ mục đích, nội
dung và cách thức hành động hay hoạt động của nhau.
Có thể nói chuyện bằng lời, mặt đối mặt, hay qua điện
thoại. Cũng có thể nói chuyện với nhau bằng cách viết
thư và gửi thư cho nhau. Đó là chưa kể cách nói
chuyện với nhau bằng cử chỉ, điệu bộ của những
người câm.
Một cuộc nói chuyện được coi là có chất
lượng và có hiệu quả cao khi nào người nói đạt được
mục đích của mình là người nghe hiểu mình, đồng
tình với mình, quan hệ tình cảm hay quan hệ làm ăn,
công tác giữa hai người vẫn được duy trì, củng cố.
Một cuộc nói chuyện tâm tình để giải bày tâm
sự và một cuộc nói chuyện làm ăn để bàn bạc về cách
thực hiện một công việc nào đó là rất khác nhau. Khác
với nói chuyện tâm tình, trong đó người nói giải bày
tâm sự là chính, còn người nghe để thông cảm, để
chia sẻ thông cảm là chính, sự bàn bạc đòi hỏi hai
bên phải đi đến một sự kết luận mà hai bên đều nhất
trí. Nếu giải bày tâm sự thì muốn nói thế nào thì nói, tuỳ
theo cảm xúc, tâm trạng của mình, nói dài hay nói
ngắn đều được cả. Nhưng nếu bàn bạc với nhau thì
phải để cho nhau nói được hết ý kiến của mình, do đó,
mỗi lần nói thì mỗi bên phải nói sao cho chính xác,
cho rõ ràng, cho mạch lạc và nhất là ngắn gọn chừng
nào tốt chừng ấy.
Một cuộc nói chuyện nhằm thuyết phục người
khác là một cuộc nói chuyện nhằm mục đích làm cho
người nghe tán thành ý kiến của mình, tin rằng những
điều mình nói là đúng sự thật, là có lý. Thuyết phục
cũng còn nhằm mục đích làm cho người nghe hiểu
rằng ý kiến của họ, việc đã làm, đang làm, hay sẽ làm
của họ là không đúng, là sai lầm, do đó thay đổi ý kiến
hoặc không làm cái việc đó nữa. Để có thể thuyết phục
người nghe, người nói phải nói một cách có căn cứ
thực tế và lý luận ("Nói có sách, mách có chứng"), phải
có lý và có tình, tất nhiên là phải tỏ ra khiêm tốn, biết
điều, phải tỏ ra hiểu đúng và thông cảm với cách suy
nghĩ và với ý định của người nghe ở những chỗ nào,
đồng thời vạch ra những chỗ không đúng, sai lầm, vô
lý, không thực tế, không phù hợp với luật pháp và đạo
lý trong cách suy nghĩ và trong việc làm của người
nghe.
Phép lịch sự và tính khoa học của việc nói
chuyện nhằm mục đích thuyết phục khi giao tiếp đòi
hỏi chúng ta nên và không nên thực hiện những điều
sau đây:
NÊN KHÔNG NÊN
1) Nói ngắn gọn, rõ
ràng, mạch lạc.
1) Nói dài lê thê, nói lung
tung, điều này điều kia,
chuyện này, chuyện kia
k h ô n g ăn nhập gì với
nhau.
2) Dùng từ ngữ chính
xác người nghe hiểu
đúng ý mình.
2) Dùng từ ngữ không
đúng, người nghe hiểu
sai ý mình.
3) Thái độ nói nghiêm
túc, chân thành, khiêm
tốn, kính trọng người
nghe
3) Thái độ nói tỏ vẻ nửa
đùa nửa thực, ba hoa, coi
thường người nghe.
4) Nói có căn cứ thực
tế, có lý và có tình,
chứng tỏ mình là
người từng trải có
nhiều kinh nghiệm, có
nghiên cứu.
4) Nói vô căn cứ, không
có lý lẽ gì cả và không có
ý thức chiếu cố đến lợi ích
và tình cảm của con
người, có vẻ thiếu kinh
nghiệm và thiếu hiểu biết.
5) Bình tĩnh và chân
thành lắng nghe ý kiến
thắc mắc hoặc phản
bác của người nghe
mình rồi trả lời lại.
5) Không để cho người
nghe phát biểu ý kiến
thắc mắc hay phản bác, tỏ
vẻ mất bình tĩnh và tự ái,
lờ đi không đề cập đến
hoặc không trả lời những
điều mà người nghe thắc
mắc, phản bác.
 Một cuộc tranh luận là một cuộc nói chuyện
đặt biệt nhằm mục đích tìm cho ra chân lý bằng cách
mỗi bên ra sức tìm kiếm, vạch ra và chứng minh sự
sai lầm trong những luận điểm, những sự kiện, những
số liệu và trong phương pháp nghiên cứu và trình bày
kết quả nghiên cứu của bên kia, đồng thời tìm cách
chứng minh rằng những điều mình nói, mình viết là
đúng, những điều bên kia phê phán mình là sai.Một
cuộc tranh luận có chất lượng và có hiệu quả cao khi
nào mỗi bên tranh luận thấy và thừa nhận sự sai lầm
hoặc thiếu sót của mình, thấy và công nhận sự đúng
đắng hoặc đầy đủ của bên kia, hoặc là chứng minh và
bảo vệ được sự đúng đắn trong các luận điểm, sự
kiện và số liệu do mình đưa ra và chứng minh được
sự sai lầm trong sự phê phán của bên kia
Có nhiều loại tranh luận: tranh luận về khoa
học và kỹ thuật, tranh luận về chính trị (đường lối, về
chủ trương, chính sách và biện pháp), tranh luận về
thẩm mỹ, tranh luận về kinh doanh ...
Nhưng dù thuộc loại nào, việc tranh luận cũng
phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
a) Tôn trọng đối phương: tôn trọng ý kiến của
người khác (dù ý kiến đó khác với ta, thậm chí trái
ngược với ta) bằng cách bình tĩnh lắng nghe, không
cắt ngang ý kiến của đối phương, không phát biểu ý
kiến phản bác, chê bai, nhạo báng ý kiến của đối
phương ngay trong khi đối phương đang trình bày ý
kiến của mình.
b) Phải bình tĩnh, điềm đạm, ôn tồn, chứng
minh lẽ phải của mình, chớ có nổi nóng lên, hung
hăng, lên giọng, vung tay, đập bàn,...
c) Cố gắng tìm thấy phần đúng, phần có lý
trong ý kiến của đối phương và thừa nhận nó có lý một
cách công khai và phải công khai thừa nhận cái sai
trong ý kiến của mình mà đối phương đã vạch ra.
d) Cả hai bên đều bình đẳng trước chân lý và
đều tôn trọng về sự bình đẳng đó. Do đó, tranh luận
thẳng thắn, không nể nang, không vì tuổi tác, chức vụ,
cấp bậc mà nể nang không dám phê phán sự sai lầm
hoặc áp đặt ý kiến của mình lên người khác.
3-LẮNG NGHE
Hoạt động ngôn ngữ trong giao tiếp (nói, viết)
gắn liền với sự lắng nghe người đang nói với mình.
a) Lắng nghe là sự chú ý thính giác để nắm
bắt, hiểu đúng và cảm thông được hết những điều mà
người khác đang nói với mình.
b) Lắng nghe gắn liền với sự chú ý thị giác,
nghĩa là trong khi tai mình nghe người ta nói thì mắt
mình cũng phải nhìn thẳng vào mắt người đang nói để
phát hiện, khám phá thêm những cảm xúc, những thái
độ biểu lộ trong đôi mắt của người đang nói, kể cả để
biết được người đó đang nói thật lòng mình hay chỉ là
để tỏ ra mình lịch sự, hay nói dối.
c) Lắng nghe cũng có khi cần được biểu lộ
bằng bộ mặt diễn cảm hoặc bằng những cái gật đầu
chứng tỏ người nghe đã hiểu, đã cảm thông, đã tâm
đắc hoặc có sự sửng sốt, ngạc nhiên về những điều
được nghe.
d) Lắng nghe không có nghĩa là không nói gì
với người đang nói, mà nên thỉnh thoảng có sự phản
hồi bằng lời nói của người nghe khi cần thiết, bằng
một câu hỏi hoặc bằng một lời nói về cảm nghĩ để
chứng tỏ mình có suy nghĩ về những điều được nghe
và để người nói thêm phần hào hứng, tự tin, ... Tất
nhiên đừng phản hồi theo kiểu cắt ngang mà phải chờ
đến khi người ta nói hết điều đang nói.
Tóm lại, lắng nghe là điều kiện phải có để có
thể hiểu đúng và hiểu hết những điều được nghe.Hơn
thế nữa, việc lắng nghe là thái độ tôn trọng người nói.
4-NÓI QUA ĐIỆN THẠI
Khi có việc gấp và có thể trình bày một cách
ngắn gọn, hoặc khi có một cái tin cần báo ngay hoặc
cần xin ý kiến trả lời ngay cho một câu hỏi thì có thể
dùng điện thoại để nói.
Phép lịch sự trong việc dùng điện thoại để nói
thể hiện ở mấy điểm sau đây:
a) Phải tự giới thiệu mình là ai và xin phép
được nói chuyện với ai ở đầu dây bên kia.
b) Nếu người ở đầu dây bên kia không phải là
người mình cần nói chuyện thì phải xin người ta làm
ơn báo cho người mình muốn gặp để người đó đến
đầu dây nói chuyện với mình.
c) Phải có sự chào hỏi vài câu đã, sau đó mới
nêu công việc, nêu vấn đề trao đổi ý kiến (trừ trường
hợp báo một tin dữ, gấp thì có thể nói ngay, khỏi phải
chào hỏi mất thì giờ quí báu).
d) Nói điệu thoại ở cơ quan thì chỉ nói to vừa
phải, để khỏi gây trở ngại cho mấy người ngồi gần chỗ
để mấy điện thoại. Nếu là công việc thì cứ sử dụng
máy trong thời gian cần thiết, nhưng nếu là việc riêng
tư của mình thì nên nói ngắn gọn, nhanh chóng rồi trả
lại cho cơ quan, đừng để cho cơ quan phải chờ vì sự
riêng tư của mình.
e) Nói xong, có chào hoặc chúc sức khỏe,
không để dập máy để cắt đứt câu chuyện một cách đột
ngột trong khi người đầu dây bên kia đang nói hoặc
còn muốn nói. Nếu ngừng thì nên khéo léo cáo lỗi vì
một lý do nào đó.
f) Không nên gọi điện thoại nhà riêng của
người mà mình cần nói chuyện vào những giờ bất tiện:
giữa đêm khuya, sáng sớm chưa ngủ đậy, các giờ ăn
trưa, ăn tối. Nếu cần thì cứ gọi nhưng có xin lỗi.
5-VIẾT THƯ
Viết thư cho nhau là việc cần thiết khi cần
thông tin trao đổi ý kiến, trao đổi tình cảm, hoặc bàn
bạc công việc mà không đến với nhau được (nhất là vì
ở xa) và không tiện nói qua điện thoại hoặc không có
điện thoại. Mặc dù, qua thư từ, chúng ta chỉ nói được
với nhau bằng lời (qua chữ viết) mà không diễn tả
được thêm bằng cử chỉ, điệu bộ và bằng sự nhìn được
vào mặt nhau để giao lưu tình cảm và cảm xúc bằng
đôi mắt và bằng cả cái miệng của mình, nhưng việc
viết thư lại có cái thế mạnh riêng, so với việc nói
chuyện mặt đối mặt, ở chỗ mình có thể tìm được
những từ ngữ đúng hơn hay hơn để viết lên giấy; nội
dung vấn đề được trình bày có hệ thống, có thứ tự
được sau một cách hợp lý và nói chung văn viết bao
giờ cũng trong sáng, hợp lý, lưu loát, gọn gàng và diễn
cảm hơn văn nói.
Có hai loại thư: thư công tác và thư chuyện
riêng. Thư công tác cần viết ngắn, rõ ràng, chính xác,
không bóng gió và không nên thổ lộ tình cảm riêng tư
hoặc nêu những sự việc không liên quan đến chủ đề
công tác. Còn thư riêng thì tự do, thoải mái, nhất là
trong việc nêu ra những ý nghĩ và tình cảm của mình
cũng như mọi việc của bản thân, của gia đình, của địa
phương ... mà mình cần nói với người sẽ nhận thư
mình.
Phép lịch sự trong việc viết và gởi thư cho
người khác đòi hỏi chúng ta phải lưu ý việc dùng giấy
kiểu gì để viết, phải viết với những lời lẽ như thế nào
cho phù hợp với đối tượng, chữ viết phải đẹp và phải
rõ như thế nào (hay có thể viết ngoáy), cái phong bì
phải như thế nào, dán con tem và đề tên họ, địa chỉ
người nhận lên phong bì như thế nào cho đẹp, thể
hiện sự tôn trọng của ta đối với người nhận thư. Có
người gởi thư công tác không phải bằng cách viết mà
bằng cách đánh máy (vì cần lưu một bản)... còn như
cho bạn, thư cho người yêu thì nên viết để thể hiện tình
cảm và sự công phu của mình nhiều hơn. Đó là chưa
kể ngày xưa có người lịch sự đến mức gởi thư cho
người yêu của mình bằng thứ giấy mỏng, có màu
hồng, xanh, hay tím phơn phớt và có ướp nước hoa để
thư khi mở ra đọc có mùi hương thoang thoảng, dễ
chịu, nhẹ nhàng, kín đáo!
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1) Ngôn ngữ có vai trò quan trọng như thế
nào trong giao tiếp?
2) Nói chuyện nghĩa là gì và phép lịch sự khi
nói chuyện với người khác là như thế nào?
3) Tranh luận nghĩa là gì và phép lịch sự khi
tranh luận với người khác là như thế nào?
4) Lắng nghe trong khi giao tiếp nghĩa là
gì?Sư lắng nghe quan trọng như thế nào trong giao
tiếp?
5) Nói qua điện thoại như thế nào là lịch sự?
6) Viết thư như thế nào là lịch sự?
Created by AM Word2CHM
TÂM LÝ HỌC GIAO TIẾP
1. BỘ MẶT
1.1 Xét về mặt cấu trúc, bộ mặt là một tổng thể
gồm có đầu tóc, vầng trán, đôi lông mày, hai con mắt,
mũi, hai má, miệng, cằm và hai tai.
1.2. Xét về mặt thẩm mỹ, bộ mặt là bộ phận
quan trọng nhất tạo nên vẻ đẹp độc đáo và đặc trưng
của mỗi cá nhân. Vẻ đẹp đó không chỉ đẹp về mặt sinh
học, về mặt ngoại hình mà còn đẹp về mặt nội tâm do
đôi mắt và cái miệng có khả năng diễn cảm, biểu lộ
thái độ tốt đẹp của con người trong giao tiếp. Ngay cả
trong trường hợp sinh đôi, hai người có thể có cơ thể
và bộ mặt giống nhau như đúc, nhưng vẻ đẹp nội tâm
của mỗi người vẫn biểu lộ khác nhau trên bộ mặt
giống nhau đó. Tất nhiên cũng có những người có bộ
mặt không đẹp, thậm chí có thể nói là xấu (xấu bẩm
sinh hoặc xấu do bị tai nạn), nhưng trong một mức độ
nào đó, vẻ đẹp của tâm hồn, sự thông minh của trí tuệ
cũng có thể ánh lên trong đôi mắt hoặc trên nụ cười.
Bài 11: BỘ MẶT, CỬ ĐỘNG, CỬ CHỈ VÀ
HÀNH ĐỘNG TRONG GIAO TIẾP
Và cũng là tất nhiên, vẻ đẹp vốn có của bộ mặt mỗi
người có thể bị mất đi trong chốc lát nếu người đó nổi
cơn thịnh nộ!
1.3. Xét về mặt giao tiếp, bộ mặt là bộ phận
quan trọng nhất của cơ thể người, do nó có đôi mắt và
cái miệng có thể biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ và ý
muốn của chủ thể đối với khách thể. Đó là chưa kể sự
tham gia phụ hoạ của vầng trán và đôi lông mày, của
mũi và của má.
Đôi mắt biểu lộ xúc cảm, tình cảm, thái độ và
ý muốn của con người qua các trạng thái khác nhau
của nó. Ví dụ: - Mắt mở to (ngạc nhiên, sợ hãi) - Trợn
thắt (tức giận, đe doạ) - Mắt lim dim (đang thường
thức, có khoái cảm) - Mắt nhắm khẽ (nghe nhạc, suy
nghĩ, thưởng thức khoái cảm) - Mắt nhắm nghiền
(không thích, cảm thấy khó chịu, từ chối) - Mắt nhìn xa
xăm, mơ màng (nhớ ai, nghĩ về một cái gì đó ở xa,
trong kỳ ức) - Mắt liếc (đưa tình hoặc nhìn trộm) - Mắt
nhìn vui sướng, âu yếm, kính trọng, tin tưởng, buồn
rầu, lo lắng, sợ hãi, chán chường, chế diễu, khinh bỉ,
tức giận,..v.v - Mắt khóc (nước mắt rưng rưng, nước
mắt rơi lả chả) Cái miệng cũng biểu lộ rất rõ những
xúc cảm, tình cảm, thái độ và ý muốn của chủ thể: -
Miệng mím (tỏ vẻ cương quyết, cố gắng) - Miệng mở to
(há hốc: kinh ngạc, sợ hãi) - Miệng cười: cười mãn,
cười lặng lẽ, cười khúc khích, cười khanh khách, cười
ha hả, cười hô hố....
- Cắn môi (hàm răng trên cắn nhẹ môi dưới:
xúc cảm, khó nói) - Bĩu môi (chế diễu, chê bai, khinh
bỉ) Vùng trán và đôi lông mày có thể nhíu lại (nhăn trán,
cau mày) biểu lộ trạng thái suy nghĩ căng thẳng hay
bực bội, khó chịu của con người.
Mũi có thể nhăn lại hoặc phổng lên khi người
ta cảm thấy tởm lợm hoặc khoái chí.
Da mặt có thể đỏ lên (đỏ mặt) hoặc tái đi (tái
mặt).
Với tất cả các bộ phận nói trên, nhất là với mắt
và miệng, bộ mặt biểu lộ một cách khác nhau các xúc
cảm của con người như vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi,
giận giữ, ghê tởm.
2. CỬ ĐỘNG
Cử động là một động tác, một sự động đậy
của cơ thể (đầu, mắt, miệng, tay chân, v.v...) do nhu
cầu của cơ thể, do thói quen, không có mục đích thông
tin, giao tiếp, nhưng có thể phản ánh một tâm trạng,
một hiện tượng tâm lý như thể nào đó. Ví dụ: run vì
lạnh, run vì sợ, rung đùi, chớp mắt, gãi đầu gãi tai, xoa
cằm, nới cà vạt, bẻ ngón tay, v.v
Cử chỉ là một cử động được thực hiện cho
người khác nhìn thấy để hiểu ý mình muốn nói gì với
người đó. Cử chỉ là do nhân loại và dân tộc sáng tạo
ra và được truyền từ những thế hệ trước đến thế hệ
ngày nay và mai sau, được mọi người thống nhất cách
hiểu ý nghĩa của nó. Có thể coi cử chỉ là một thứ ngôn
ngữ không lời.
3.1. Cử chỉ của cái đầu:
- Gật đầu một cái (đồng ý) hoặc gật đầu lia lịa
(rất đồng ý) - Lắc đầu vài cái (không đồng ý) hoặc lắc
đầu quầy quậy (rất không đồng ý) - Cúi đầu (chào,
hoặc cung kính lắng nghe, hoặc tỏ ra biết lỗi) -
Nghiêng đầu (chào, lắng nghe) - Ngẩng cao đầu (tự
hào, tự tin, tỏ ý không sợ hãi) - Vác mặt lên trời (tỏ ý
kiêu ngạo, coi thường kinh bỉ mọi người xung quanh)
3.2. Cử chỉ của tay:
- Chìa tay ra (bắt tay người khác) - Ngửa tay ra
(xin) - Nắm tay thành quả đấm (đe dọa bạo hành) - Vẫy
tay (chào từ xa, gặp mặt, tạm biệt) - Ngoắc tay (gọi lại) -
Xua tay (đuổi đi, xua đi) - Ngón trỏ (chỉ đường, chỉ vật) -
Ngón cái (hạng tốt nhất, kết quả mĩ mãn, số I) - Hai
ngón tay xoè ra thành hình chữ V (thắng lợi) 4. HÀNH
ĐỘNG ĐỐI XỬ, ỨNG XỬ TRONG KHI GIAO TIẾP
- Kéo ghế (mời ngồi) - Rót nước (mời uống) -
Lấy quả cây, kẹo bánh (mời ăn) - Mang quà tới tặng,
gửi quà cho khách mang về
- Cầm tay, khoác vai, hôn - Đánh đàn, hát, mở
nhạc cho khách nghe - Đưa album ảnh cho khách xem
- Mời khách đi xem nhà, xem vườn - Mời khách ăn
cơm, v.v
5. KỊP THỜI NẮM BẮT VÀ HỂU ĐÚNG Ý NGHĨA CỦA
MỖI BỘ MẶT BIỂU LỘ XÚC CẢM CỦA MỖI CỬ ĐỘNG
CỬ CHỈ VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA NGƯỜI MÀ TA ĐANG
GIAO TIẾP
5.1. Để hiểu đúng tâm lý của người mà ta
đang giao tiếp, ta không nên chỉ căn cứ vào những gì
người đó nói mà còn phải căn cứ vào những cử chỉ,
những cử động và hành động.
Thật ra, xúc cảm và tình cảm, trạng thái tâm lý,
thái độ của con người rất tế nhị, phức tạp và đa dạng.
Ngoài những dạng cơ bản khác nhau (như những xúc
cảm vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, giận giữ, ghê
tởm...) còn có những dạng kết hợp, pha trộn (như
những trạng thái tâm lý vừa mừng vừa lo, vừa giận dữ
vừa thương, vừa ngạc nhiên, vừa sợ, v.v...). Vì thế, phải
là người tinh tế, từng trải trong giao tiếp mới phân biệt
được những xúc cảm nào là xúc cảm thuộc loại kết
hợp, pha trộn được biểu lộ trên khuôn mặt của đối
phương.
5.2. Mỗi người cần phải biết và hiểu tất cả
những cử chỉ của dân tộc mình để sử dụng và để hiểu
ý người khác trong khi giao tiếp. Khi giao tiếp với
người nước ngoài, cần phải lưu ý xem trong các cử chỉ
của người nước ngoài đó có cử chỉ nào là cử chỉ của
những người nước đó và mình đã biết, đã hiểu chưa,
nếu chưa thì nên tìm hiểu để biết và hiểu. Mặt khác,
cũng nên đề phòng trường hợp mình dùng một cử chỉ
nào đó, vốn là quen thuộc đối với người Việt Nam,
những người nước ngoài có thể không biết, không
hiểu, do ở nước họ không có cử chỉ đó trong giao tiếp.
Vấn đề trở nên rắc rối khi một cử chỉ nào đó, đối với
người nước này là bình thường nhưng đối với nước
khác lại có ý nghĩa thô tục, xúc phạm.Trong khi giao
tiếp, cần lưu ý cả những cử động của đối phương vì có
những cử động phản ánh tâm trạng con người.
5.3. Cần thận trọng, dè dặt đối với người mình
giao tiếp lần đầu.Thận trọng và dè dặt trong lời nói và
nhất là trong hành động. Có những hành động chỉ có
thể thực hiện khi cả hai bên đều đã hiểu đúng và đầy
đủ về nhau, không hiểu lầm nhau, sẵn sàng bỏ qua
cho nhau về những sự vụng về hoặc quá trớn của
nhau. Nếu không như thế thì việc thực hiện một hành
động nào đó chưa đúng lúc, đúng chỗ, và có thể bị đối
phương phản ứng gay gắt, gây tổn thương hoặc làm
tan vỡ mối quan hệ vừa mới được thiết lập giữa hai
người.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1 Hãy phân tích tầm quan trọng của bộ mặt
trong giao tiếp.
2. Đôi mắt có thể có những trạng thái khác
nhau như thế nào trong giao tiếp?Mỗi trạng thái đó có
ý nghĩa như thế nào về mặt tâm lý?Tại sao người ta
nói rằng "đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn"?
3. Miệng có thể có những trạng thái khác
nhau như thế nào trong giao tiếp?Mỗi trạng thái đó có
ý nghĩa như thế nào về mặt tâm lý?
4. Hãy miêu tả bộ mặt khi nó biểu lộ những
xúc cảm vui mừng, buồn rầu, ngạc nhiên, sợ hãi, giận
dữ, ghê tởm.
5. Cử động là gì, cử chỉ là gì, khác nhau ở chỗ
nào ?
6. Nêu một số cử động thường thấy ở con
người. Mỗi cử động đó có thể là sự biểu lộ của một
trạng thái tâm lý như thế nào?
7. Nêu một số cử chỉ của đầu, của tay và cho
biết ý nghĩa thông tin của mỗi cử chỉ đó trong giao tiếp.
8. Trong giao tiếp, người ta thường có những
hành động gì?
 Created by AM Word2CHM
TÂM LÝ HỌC GIAO TIẾP
1) SHEILA OSTRANDER. Nghệ thuật giao
tiếp. NXB Long An, 1989.
2) BRANDON TOROPOV. Nghệ thuật giao
tiếp hữu hiệu nơi công sở. NXB Trẻ, TP HCM, 2001.
3) M. KAY DUPONT. Nghệ thuật giao dịch
trong kinh doanh.NXB Đà Nẵng, 1995.
4) MURIEL SOLOMON. Làm việc với người
trái tính trái nết.NXB Trẻ.
5) ELENA JANKOWIC - SANDRA
BERNSTEIN. Cung cách ứng xử (cẩm nang giao tế
trong kinh doanh). NXB Thống Kê, Hà Nội, 1997.
6) ALLAN PEASE.Thuật xét người qua điệu
bộ. NXB Trẻ, TP HCM, 1999
7) ROGER E. AXTELL. Cử chỉ.NXB Trẻ. TP
HCM, 1999.
8) VŨ THị KIM PHƯỢNG - DƯƠNG QUANG
TÀI LIỆU THAM KHẢO
HUY.Giao tiếp trong kinh doanh. NXB Thống Kê, Hà
Nội, 1997.
9) THÁI TRÍ DŨNG. Nghệ thuật giao tiếp và
thương lượng trong kinh doanh. NXB Thống Kê, Hà
Nội, 1998.
10) TRẦN BÁ CỪ. Nhận b iết người qua hành
vi ứng xử. NXB Phụ Nữ, Hà Nội, 2000.
11) LÊ THỊ BỪNG – HẢI VANG. Tâm lý học
ứng xử.NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997.
12) NGUYỄN THỊ OANH. Tâm lý truyền thông
và giao tiếp.Khoa Phụ Nữ học - Đại học Mở Bán Công,
TP HCM, 1995.
13) TRẦN TUẤN LỘ. Tâm lý học giao
tiếp.Khoa Đông Nam Á - Đại Học Mở Bán Công, TP
HCM, 1993.
 Created by AM Word2CHM

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_tam_ly_hoc_giao_tiep_tran_tuan_lo.pdf
Ebook liên quan