Tài liệu tập huấn Chăm sóc chấn thương

Tóm tắt Tài liệu tập huấn Chăm sóc chấn thương: ...n không đáp ứng với các nỗ lực hồi sức khác. Phương pháp thay thế và chỉ được thực hiện bởi phẫu thuật viên có kinh nghiệm là mở “cửa sổ” dẫn lưu dịch màng ngoài tim dưới mũi ức hay mở ngực cấp cứu và mở màng ngoài tim để giải quyết nguyên nhân có thể được thực hiện tại phòng thủ thuật nếu t... bàng quang cũng bị liệt mềm (nhẽo). Loại bàng quang này chứa được rất nhiều nước tiểu, nó cứ căng cho đến khi khônbg chứa được hơn nữa và nước tiểu bắt đầu trào ra. Loại này bàng quang không thể tống hết nước tiểu ra ngoài mà còn tồn đọng lại một số lượng lớn gây nguy cơ nhiễm trùng. Chăm s... nhất cần nhanh chóng được phát hiện và xử trí là tổn thương đường hô hấp do bỏng hoặc hít phải khí độc. • Dù là loại bỏng gì cũng cần nhanh chóng loại trừ nguyên nhân gây bỏng nhưng tuỳ theo nguyên nhân và tình trạng tổn thương mà có cách thích hợp. • Đánh giá tình trạng bỏng dựa vào diện t...

pdf83 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 199 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu tập huấn Chăm sóc chấn thương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 lưỡi để có thể đè lưỡi sâu xuống dưới, 
chú ý cần đặt cẩn thận để không gây phản xạ nôn ở bệnh nhân. 
(5) Đưa canyl miệng hầu vào sâu bên trong bằng cách nhẹ nhàng trượt canyl theo đường cong 
của lưỡi cho tới khi đầu ngoài canyl nằm giữa hai môi bệnh nhân. Canyl không được đẩy 
lưỡi ra sau làm bít tắc đường thở của bệnh nhân. 
(6) Rút dụng cụ đè lưỡi. 
(7) Thông khí cho bệnh nhân bằng bóng-van-mặt nạ. 
2. ĐẶT CANYL MŨI HẦU 
(1) Thuật đặt canyl mũi hầu được áp dụng đối với những bệnh nhân vẫn còn phản xạ nôn. (Lúc 
đó không đặt được canyl miệng hầu). 
(2) Khám hai lỗ mũi bệnh nhân xem có tắc nghẽn không (ví dụ như polyp mũi, gãy xương 
vùng hàm mặt, chảy máu). 
(3) Chọn canyl có kích thước thích hợp. 
(4) Dùng gel để làm trơn đầu canyl mũi hầu.(giúp cho việc đặt canyl dễ dàng hơn). 
(5) Đặt đầu canyl vào trong lỗ mũi và điều chỉnh đầu canyl về phía sau hướng về phía tai của 
bệnh nhân. 
(6) Nhẹ nhàng đẩy canyl qua lỗ mũi sau vào vùng hạ hầu bằng cách xoay nhẹ nhàng cho tới 
khi gờ ngoài của canyl nằm sát lỗ mũi ngoài . 
(7) Thông khí cho bệnh nhân bằng bóng-van-mặt nạ. 
3. THÔNG KHÍ BẰNG BÓNG-VAN-MẶT NẠ (HAI NGƯỜI) 
(1) Chọn mask có kích thước thích hợp vừa với mặt của bệnh nhân. 
(2) Nối dây dẫn ô xy vào dụng cụ bóng-van-mặt nạ và điều chỉnh lưu lượng ô xy tới 12 
lít/phút. 
(3) Đảm bảo đường thở của bệnh nhân thông thoáng và an toàn bằng các kĩ thuật đã được mô 
tả ở trên. 
(4) Người thứ nhất đặt mask lên trên mặt bệnh nhân, dùng hai tay của mình giữ chặt đảm bảo 
mask phủ kín mặt bệnh nhân. 
(5) Người thứ hai thông khí cho bệnh nhân bằng cách bóp bóng bằng hai tay. 
 1
(6) Mức độ thông khí đầy đủ của bệnh nhân được đánh giá bằng cách quan sát chuyển động 
lồng ngực bệnh nhân. 
(7) Bệnh nhân cần được bóp bóng 5 giây một lần. 
4. ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN ĐƯỜNG MIỆNG CHO NGƯỜI LỚN 
(1) Trước khi đặt Nội khí quản (NKQ) cần thông khí hỗ trợ và cho bệnh nhân thở ô xy liều 
cao liên tục, chuẩn bị sẵn sang máy hút và dụng cụ hút được. 
(2) Bơm thử cuff NKQ để chắc chắn bóng cuff không bị thủng rồi hút làm xẹp cuff. 
(3) Lắp lưỡi có đèn soi thanh quản vào cán, kiểm tra độ sáng của bóng đèn. 
(4) Yêu cầu người phụ dùng tay cố định đầu và cổ bệnh nhân. Cổ bệnh nhân phải ở tư thể 
không duỗi quá hay gấp quá trong quá trình làm thủ thuật. 
(5) Giữ cán đèn soi thanh quản bằng tay trái. 
(6) Đặt lưỡi có đèn soi thanh quản vào phía bên phải miệng bệnh nhân, đẩy lưỡi sang trái. 
(7) Quan sát nắp thanh quản và quan sát dây thanh âm bằng mắt thường. 
(8) Nhẹ nhàng đặt ống NKQ vào trong khí quản, chú ý không đè vào răng hay phần mềm xung 
quanh. 
(9) Bơm cuff để cố định ống NKQ. Cần tránh bơm cuff quá căng. 
(10) Kiểm tra vị trí của ống NKQ bằng thông khí qua bóng-van-ống thở. 
(11) Quan sát sự di chuyển lên xuống của lồng ngực theo nhịp bóp bóng. 
(12) Dùng ống nghe để nghe ngực và bụng bệnh nhân để đảm bảo ống NKQ được đặt đúng vị 
trí. 
(13) Bơm cuff để cố định ống NKQ. Nếu bệnh nhân cử động, cần xem lại vị trí của ống. 
(14) Nếu việc đặt NKQ thất bại sau vài giây, dừng nỗ lực đặt NKQ và tiến hành thông khí hỗ 
trợ cho bệnh nhân bằng bóng-van-mặt nạ, và tiến hành đặt NKQ lại. 
(15) Kiểm tra vị trí của ống NKQ bằng chụp phim X-quang ngực, nhưng lưu ý phim chụp ngực 
không loại trừ được khả năng đặt ống vào trong thực quản. 
(16) Dùng máy đo độ bão hoà ô xy mao mạch để theo dõi liên tục độ bão hoà ô xy . 
5. ĐẶT NKQ ĐƯỜNG MŨI CHO NGƯỜI LỚN 
Đặt NKQ đường mũi là chống chỉ định ở những bệnh nhân ngừng thở và có tổn thương vỡ khối 
xương mặt giữa hay nghi ngờ vỡ nền sọ. 
(1) Nếu nghi ngờ bệnh nhân bị chấn thương cột sống cổ, cần cố định cột sống cổ bằng nẹp cố 
định cột sống cổ. 
(2) Đảm bảo thông khí hỗ trợ đầy đủ và thở ô xy liều cao liên tục cho bệnh nhân. 
(3) Bơm thử cuff để đảm bảo bóng cuff không bị thủng, rồi hút hết khí ra khỏi cuff. 
(4) Nếu bệnh nhân còn tỉnh cần xịt thuốc tê và thuốc có tác dụng co mạch tại chỗ vào hai lỗ 
mũi để gây tê và làm co niêm mạc. Nếu bệnh nhân hôn mê, chỉ cần xịt thuốc co mạch tại 
chỗ. 
(5) Yêu cầu người trợ giúp dùng tay cố định đầu và cổ bệnh nhân. 
(6) Bôi trơn ống NKQ bằng gel có chất gây tê tại chỗ và đặt ống qua mũi bệnh nhân. 
 2
(7) Luồn ống chậm nhưng chắc chắn vào trong khoang mũi, hướng ống lên trên (để tránh cuốn 
mũi lớn ở dưới) và sau đó hướng ra sau và xuống dưới vào vùng mũi hầu. Khi luồn cần 
lượn theo độ cong của ống để dễ dàng đi qua cấu trúc giải phẫu vùng mũi hầu. 
(8) Khi ống đi qua mũi và xuống vùng mũi hầu, ống cần được xoay xuống dưới để đi qua vùng 
hầu. 
(9) Khi ống đã xuống tới vùng hầu, nghe để cảm nhận luồng không khí thoát qua từ ống NKQ. 
Đâỷ ống sâu vào cho tới khi thấy âm thanh di chuyển của khí lớn nhất gợi ý vị trí mở ra của 
khí quản thì dừng, . Trong khi lắng nghe sự di chuyển của luồng khí, xác định thời điểm 
đầu thì thở vào đẩy nhanh ống vào. Nếu việc đặt ống NKQ thất bại, làm lại quy trình trên 
bằng cách ấn nhẹ nhàng vào vùng sụn giáp. Luôn nhớ, thông khí và cho bệnh nhân thở ô 
xy cách quãng trong quá trình làm thủ thuật. 
(10) Bơm cuff để cố định ống. Tránh bơm cuff quá căng. 
(11) Nếu việc đặt NKQ thất bại sau vài giây, dừng đặt NKQ và tiến hành thông khí hỗ trợ cho 
bệnh nhân bằng dụng cụ bóng-van-mặt nạ, và tiến hành đặt NKQ lại. 
(12) Kiểm tra cẩn thận vị trí của ống NKQ bằng chụp x-quang ngực, nhưng chú ý phim chụp 
ngực không loại trừ được trường hợp đặt ống vào thực quản. 
(13) Dùng máy đo độ bão hoà ô xy mao mạch để liên tục theo dõi độ bão hoà ô xy . 
6. CHỌC MÀNG - MỞ MÀNG GIÁP NHẪN 
6.1 CHỌC MÀNG GIÁP NHẪN 
(1) Chuẩn bị dây dẫn ô xy: dùng kéo cắt một lỗ nhỏ ở một đầu của ống, nối đầu còn lại vào 
nguồn ô xy, và cần đảm bảo chắc chắn rằng ống dẫn ô xy thông, không bị tắc nghẽn. 
(2) Đặt bệnh nhân nằm ngửa. 
(3) Lắp catheter bên trong có kim chọc kích thước thích hợp ( #12 hay #14gauge, 8,5 cm) vào 
xy lanh 6-12 mL. 
(4) Sát trùng vùng cổ bằng gạc nhỏ tẩm thuốc sát khuẩn. 
(5) Sờ tìm màng giáp nhẫn ở phía trước cổ, giữa sụn giáp và sụn nhẫn. 
(6) Dùng ngón cái và ngón trỏ của một bàn tay để cố định khí quản. 
(7) Dùng kim chọc (đã được nối với xy lanh) chọc qua da ở đường giữa trực tiếp xuyên qua 
màng giáp nhẫn (mặt phẳng thẳng đứng ở đường giữa). Dùng lưới dao mổ #11 rạch một 
đường rạch nhỏ để giúp kim xuyên qua da dễ dàng hơn. 
(8) Hướng kim 450 so với mặt da trong khi đó hút tạo áp lực âm đối với xy lanh. 
(9) Cẩn thận chọc kim xuyên qua phần dưới màng giáp nhẫn , hút xy lanh khi chọc kim về phía 
trước. 
(10) Nếu hút được khí là chứng tỏ kim chọc đã đi vào tới bên trong lòng khí quản. 
(11) Tháo xy lanh và rút nòng (stylet) trong khi nhẹ nhàng đẩy xuống dưới vào đúng vị trí, cẩn 
thận không chọc xuyên thủng thành sau khí quản. 
(12) Nối dây ô xy vào catheter kim chọc, và cố định catheter vào cổ bệnh nhân. 
(13) Tiến hành thông khí ngắt quãng cho bệnh nhân bằng cách bịt ngón cái vào lỗ thủng ở dây 
dẫn ô xy trong 1 giây và thả ra trong 4 giây. Sau khi thả ngón cái ra, quá trình thở ra thụ 
động của bệnh nhân sẽ diễn ra. 
(14) Tiếp tục quan sát sự phập phồng của lồng ngực và nghe phổi để đánh giá sự thông khí. 
 3
6.2 MỞ MÀNG GIÁP NHẪN 
(1) Đặt bệnh nhân nằm ngửa với cổ thẳng. Sờ tìm gờ giáp hình chữ V ở khoảng giáp-nhẫn 
(vùng giới hạn giữa sụn giáp và sụn nhẫn), và lấy gờ hình V của mũi ức để định hướng. 
Lắp sẵn các dụng cụ cần thiết lại với nhau. 
(2) Sát trùng và gây tê tại chỗ nếu bệnh nhân tỉnh. 
(3) Dùng bàn tay trái để cố định sụn giáp và đảm bảo sự cố định này cho đến khi NKQ được 
đặt xong. 
(4) Dùng dao rạch một đường ngang ở phía trên màng giáp nhẫn, và tiếp tục cẩn thận rạch qua 
màng giáp nhẫn. 
(5) Đặt cán dao mổ vào trong đường cắt và quay 900 để mở đường thở. (Có thể dùng kẹp cầm 
máu hay dụng cụ tách khí quản để thay thế). 
(6) Đặt một ống NKQ có cuff, kích thước thích hợp hay ống mở khí quản (thường là có cỡ #5 
hay #6) qua lỗ mở màng giáp nhẫn, hướng ống này vào trong lòng và ra phía phân nhánh 
của khí quản. 
(7) Bơm cuff và tiến hành thông khí cho bệnh nhân. 
(8) Quan sát sự phập phồng lồng ngực và nghe phổi để đánh giá sự thông khí. 
(9) Cố định ống NKQ hay ống mở khí quản để ngăn không cho ống bị tuột ra. 
(10) Chú ý: Không được cắt hay lấy bỏ sụn giáp nhẫn. 
 4
 Phần 2 CÁC KĨ NĂNG LIÊN QUAN ĐẾN XỬ TRÍ SỐC 
1. ĐẶT ĐƯỜNG TRUYỀN TĨNH MẠCH NGOẠI VI 
(1) Chọn một vị trí thích hợp ở vùng chi định lấy ven, ví dụ vùng trước cẳng tay, trước xương 
chày, tĩnh mạch hiển. 
(2) Buộc ga rô ở phía trên vùng định lấy ven. 
(3) Sát trùng vùng da định lấy ven. 
(4) Chọc ven bằng kim có khẩu kính lớn và quan sát xem máu ra ngoài qua kim không. 
(5) Luồn catheter vào ven qua kim chọc, tháo bỏ kim và ga rô. 
(6) Có thể tiến hành lấy máu làm xét nghiệm ở giai đoạn này. 
(7) Nối catheter vào dây truyền và bắt đầu quá trình truyền dịch. 
(8) Quan sát xem catheter có dẫn dịch tốt không. 
(9) Có định catheter và dây truyền . 
2. THỦ THUẬT LẤY VEN ĐÙI: KĨ THUẬT SELDINGER 
(1) Đặt bệnh nhân nằm ngửa. 
(2) Sát trùng vùng da xung quanh nơi định chọc và trải một khăn lên trên vùng đó. Cần đi găng 
vô trùng khi tiến hành thủ thuật này. 
(3) Tìm tĩnh mạch đùi bằng cách sờ tìm động mạch đùi. Tĩnh mạch đùi nằm ngay sát phía bên 
trong của động mạch đùi. (theo thứ tự từ ngoài vào trong là thần kinh, động mạch, tĩnh 
mạch, và khoảng trống). Một ngón tay cần được đặt bên trên động mạch để giúp xác định 
mốc giải phẫu và tránh chọc kim vào động mạch. 
(4) Nếu bệnh nhân tỉnh, cần tiến hành gây tê tại chỗ trước khi chọc. 
(5) Nối kim chọc có khẩu kính lớn với một xy lanh 12 mL, bơm vào xy lanh khoảng 0,5-1 mL 
nước muối sinh lý. Kim chọc được hướng về phía đầu bệnh nhân, chọc qua da vào tĩnh 
mạch đùi. 
(6) Kim và xy lanh được giữ song song với mặt phẳng ngang. 
(7) Hướng kim về phía đầu và ra sau, từ từ đẩy kim trong khi nhẹ nhàng rút pit tông của xy 
lanh. 
(8) Khi thấy máu chảy vào xy lanh, tháo xy lanh và dùng một ngón tay bịt kín đầu kim để 
phòng ngừa tắc mạch do khí. 
(9) Đặt dây dẫn và tháo bỏ kim chọc. Sau đó đặt catheter qua dây dẫn (guidewire). 
(10) Tháo bỏ dây dẫn và nối catheter với dây truyền. 
(11) Cố định catheter đúng vị trí (ví dụ như dùng kim khâu cố định), có thể bôi mỡ kháng sinh, 
và băng kín vùng này. 
(12) Cố định dây truyền đúng vị trí. 
(13) Chụp x-quang ngực và bụng xem catheter có đúng vị trí không. 
(14) Cần lấy bỏ catheter theo đúng hướng dẫn thực hành (càng sớm càng tốt sau khi đã thực 
hiện được mục đích điều trị để hạn chế các biến chứng có thể xảy ra). 
 5
3. ĐẶT ĐƯỜNG TRUYỀN TĨNH MẠCH TRUNG TÂM ĐƯỜNG DƯỚI ĐÒN 
(1) Đặt bệnh nhân nằm ngửa, đầu cúi thấp để bộc lộ ven cổ và ngăn ngừa tắc mạch do khí. Chỉ 
khi loại trừ được chấn thương cột sống cổ ở bệnh nhân, thì đầu bệnh nhân mới được phép 
quay sang phía bên đối diện với vùng định chọc ven. 
(2) Sát trùng kĩ quanh vùng định chọc ven và trải môt xăng lên trên. Cần đi găng vô khuẩn khi 
tiến hành thủ thuật này. 
(3) Nếu bệnh nhân tỉnh, tiến hành gây tê tại chỗ tại vị trí định chọc 
(4) Dùng kim chọc khẩu kính lớn đã được gắn với xi lanh 12ml chứa 0.5-1ml nước muối sinh 
lý chọc vào vị trí được xác định ở dưới điểm nối 1/3 giữa và 1/3 trong của xương đòn 1 
cm. 
(5) Sau khi kim đi qua da, hướng đầu kimlên trên để ra khỏi phần da là phần có thể làm bít tắc 
kim 
(6) Giữ kim và xi lanh song song với mặt phẳng da 
(7) Chỉnh kim vào trong hơi hướng lên phía đầu và ra sau xương đòn theo hướng lên trên và ra 
sau tới đầu trong xương đòn (hướng theo ngón tay được đặt ở gờ hình chữ V phần trên cán 
xương ức). 
(8) Từ từ đẩy kim trong khi nhẹ nhàng rút pitong của xi lanh. 
(9) Khi thấy máu chảy vào xi lanh quay kim xuống dưới, tháo vỏ xi lanh, và dùng 1 ngón tay 
bịt kim để ngăn ngừa tắc mạch do khí. 
(10) Đặt 1 dây dẫn trong khi theo dõi điện tâm đồ xem có các bất thường về nhịp hay không. 
Rút bỏ kim trong khi giữ dây dẫn ở đúng vị trí. 
(11) Đặt catheter qua dây dẫn tới 1 vị trí đã được xác định từ trước (đầu catheter cần phải được 
đặt ở trên nhĩ phải). 
(12) Nối catheter với dây truyền. 
(13) Cố định catheter vào da (ví dụ bằng các mũi khâu), bôi mỡ kháng sinh và băng cẩn thận 
vùng chọc. 
(14) Cố định dây truyền bằng băng y tế ở đúng vị trí. 
(15) Chụp phim X quang để kiểm tra vị trí của đầu catheter và xem bệnh nhân có tràn khí màng 
phổi không. 
4. ĐẶT CATHETER TĨNH MẠCH TRUNG TÂM QUA TĨNH MẠCH CẢNH TRONG. 
Chú ý: đặt catheter tĩnh mạch cảnh trong thường khó ở các bệnh nhân chấn thương do phải thận 
trọng để bảo vệ cột sống cổ bệnh nhân. 
(1) Đặt bệnh nhân nằm ngửa, đầu cúi thấp để bộc lộ ven cổ và ngăn ngừa tắc mạch do khí. Chỉ 
khi loại trừ được chấn thương cột sống cổ ở bệnh nhân, thì đầu bệnh nhân mới được phép 
quay sang phía bên đối diện với vùng định chọc ven. 
(2) Sát trùng kĩ quanh vùng định chọc ven và trải một khăn lên trên. Cần đi găng vô khuẩn khi 
tiến hành thủ thuật này. 
(3) Nếu bệnh nhân tỉnh, tiến hành gây tê tại chỗ tại vị trí định chọc 
(4) Dùng xi lanh 12ml nối với 1 kim có khẩu kính lớn đã được bơm 0.5 – 1ml nước muối sinh 
lý chọc vào trung tâm của tam giác được tạo bởi 2 đầu phía dưới của cơ ức đòn chũm và 
xương đòn. 
(5) Sau khi chọc qua da , hướng kim lên trên ra khỏi vùng da là vùng có thể làm tắc kim. 
 6
(6) Hướng kim xuống dưới song song với mặt phẳng đứng dọc ở một góc 30o ra sau sovới mặt 
phẳng ngang. 
(7) Từ từ đẩy kim trong khi nhẹ nhàng rút pitong của xi lanh. 
(8) Khi thấy máu chảy vào xi lanh, tháo xi lanh và dùng 1 ngón tay bịt kim để ngăn ngừa tắc 
mạch do khí. Nếu chưa vào ven, rút kim và hướng kim ra phía ngoài khoảng 5 -10o. 
(9) Đặt dây dẫn trong khi theo dõi điện tâm đồ xem có các bất thường về nhịp không. 
(10) Rút kim ra trong khi cố định dây dẫn và đẩy catheter qua dây dẫn. Nối catheter với dây 
truyền. 
(11) Cố định catheter vào da (ví dụ bằng các mũi khâu), bôi mỡ kháng sinh và băng kín vùng 
chọc. 
(12) Buộc dây truyền bằng băng y tế ở đúng vị trí. 
(13) Chụp X-quang để kiểm tra vị trí của đầu catheter và đánh giá xem bệnh nhân có bị tràn khí 
màng phổi không. 
5. ĐẶT ĐƯỜNG TRUYỀN NỘI TUỶ XƯƠNG: PHÍA TRÊN XƯƠNG CHÀY. 
Chú ý: thủ thuật này chỉ áp dụng cho trẻ từ 6 tuổi trở xuống cho những bệnh nhân không thể lấy 
ven do suy tuần hoàn hay cho những trẻ mà sau 2 lần đặt canyl ven dưới da thất bại. Đặt đường 
truyền nội tuỷ xương chỉ nên hạn chế cho những trường hợp hồi sức cấp cứu bệnh nhi và cần 
dừng lại càng sớm càng tốt ngay sau khi lấy được ven. 
(1) Đặt bệnh nhân nằm ngửa, chọn chi dưới không bị thương. Cần đặt đệm phía dưới gối để có 
thể tạo ra góc gập gối khoảng 30o và cho phép gót chân bệnh nhân nằm thoải mái. 
(2) Xác định vị trí cần chọc- mặt trước trong của đầu trên xương chày ở khoảng 1- 3 cm phía 
dưới chỗ lồi củ xương chày. 
(3) Sát trùng kỹ vùng da xung quanh vị trí định chọc và trải khăn lên trên. Cần đi găng vô 
trùng khi thực hiện thủ thuật này. 
(4) Nếu bệnh nhân tỉnh, tiến hành gây tê tại chỗ tại vị trí chọc. 
(5) Lúc đầu chọc với một góc 900, dùng 1 kim chọc tuỷ xương ngắn khẩu kính lớn (hoặc kim 
chọc tuỷ sống ngắn, #18-gauge có nòng) qua da và màng xương hướng về phía bàn chân 
và cách xa bản sụn khớp. 
(6) Sau khi chọc tới xương, hướng kim một góc 45-600 so với bản sụn. Xoáy nhẹ nhàng, đẩy 
kim về phía trước qua vỏ xương vào trong tủy xương. 
(7) Tháo nòng và nối kim với 1 xi lanh 12ml đã có sẵn khoảng 6ml dung dịch nước muối sinh 
lý. Nhẹ nhàng kéo pittong. Sự xuất hiện của tuỷ xương vào trong xi lanh là dấu hiệu đã vào 
trong khoang tuỷ. 
(8) Bơm nước muối sinh lý qua kim để đẩy máu cục có thể làm tắc kim. Nếu nước muối chảy 
qua kim dễ dàng và không có dấu hiệu sưng phồng, kim đã được đặt ở vị trí thích hợp. Nếu 
tuỷ xương không được hút ra như ở phần 7 nhưng nước muối trong xi lanh vẫn chảy qua 
kim một cách dễ dàng và không có dấu hiệu sưng nề, kim đó đặt ở đúng vị trí. Ngoài ra, 
dấu hiệu khác thể hiện kim chọc được đặt đúng vị trí là kim chọc đứng thẳng không cần đỡ 
và dung dịch truyền chảy tự do không có dấu hiệu của dịch thoát vào tổ chức dưới da. 
(9) Nối kim chọc với dây truyền có khẩu kính lớn và bắt đầu tiến hành truyền dịch. Kim chọc 
sau đó được cẩn thận xoáy vào trong khoang nội tuỷ xương cho đến đầu ngoài của kim. 
Nếu dùng kim tù, cần cố định kim ở góc 45-600 so với bề mặt trước trong chân bệnh nhi. 
(10) Bôi mỡ kháng sinh và băng bằng gạc vô trùng 3x3. Cố định kim và dây truyền đúng vị trí 
 7
(11) Đánh giá thường xuyên vị trí của kim chọc đảm bảo rằng kim đã chọc qua vỏ xương vào 
bên trong khoang nội tuỷ. Cần nhớ đặt đường truyền nội tuỷ xương chỉ dùng trong các 
trường hợp cấp cứu đối với bệnh nhi và cần dừng ngay khi thực hiện được các thủ pháp lấy 
ven khác. 
 8
 Phần 3 CÁC NGUYÊN TẮC BẤT ĐỘNG CỘT SỐNG 
1. BẤT ĐỘNG CỘT SỐNG 
(1) Cáng cứng dài để cố định cột sống với các đai được đặt cạnh bệnh nhân. Các đai (strap) 
được đặt để thắt ngang qua ngực bệnh nhân, phía trên mào chậu, ngang 2 đùi và ngay phía 
trên 2 mắt cá chân. Đai và dây có thể được sử dụng để cố định đầu và cổ bệnh nhân vào 
cáng cứng. 
(2) Dùng tay nhẹ nhàng cố định đầu bệnh nhân và sử dụng nẹp cố định cổ bán cứng. 
(3) Nhẹ nhàng duỗi thẳng tay bệnh nhân và đặt sát vào thân . 
(4) Cẩn thận duỗi thẳng chân bệnh nhân và đặt theo hướng thẳng với cột sống . Dùng băng 
cuộn cố định 2 mắt cá chân. 
(5) Một người giữ đầu và cổ bệnh nhân thẳng trong khi người khác ôm vòng qua vai và nắm cổ 
tay bệnh nhân. Người thứ 3 dùng 1 tay ôm vòng và giữ háng bệnh nhân phía xa cổ tay, tay 
kia dùng gạc cuộn buộc chặt 2 mắt cá chân vào nhau. 
(6) Theo hướng người giữ cố định đầu và cổ bệnh nhân, bệnh nhân được xoay người một cách 
cẩn trọng như là hướng về phía hai người phụ ở phía bên của bệnh nhân nhưng chỉ ở một 
mức độ tối thiểu cần thiết để đặt cáng bên dưới bệnh nhân. Cần đảm bảo toàn bộ cơ thể 
bệnh nhân làm thành một đường thẳng trong khi tiến hành quy trình này. 
(7) Cáng cố định cột sống được đặt bên dưới bệnh nhân và cần lật bệnh nhân một cách thận 
trọng như lên trên cáng cứng. Hãy nhớ, phần cáng để cố định cột sống chỉ được sử dụng 
cho mục đích vận chuyển bệnh nhân và không nên đặt cơ thể bệnh nhân trên cáng trong 
suốt thời gian điều trị. 
(8) Đệm lót ở bên dưới đầu bệnh nhân là cần thiết để tránh cho cổ của bệnh nhân bị duỗi quá 
mức và giúp bệnh nhân thoải mái hơn. 
(9) Đệm cáng tốt bằng chăn, hay các vật dụng tương tự ở hai bên đầu và cổ bệnh nhân, và cố 
định đầu bệnh nhân chắc chắn vào cáng. Cũng cần buộc dây qua áo cố định cổ, để cố định 
đầu và cổ tốt hơn vào phần dài của cáng. 
Các động tác cần làm Điểm 
chuẩn
Điểm 
đạt 
được 
Hướng dẫn người trợ giúp đặt/ duy trì đầu bệnh nhân ở tư thế thẳng 1 
Hướng dẫn người trợ giúp dùng tay để cố định đầu bệnh nhân 1 
Đánh giá lại chức năng vận động, cảm giác và tuần hoàn của các chi 1 
Sử dụng áo cố định cổ có kích thước thích hợp với từng bệnh nhân 1 
Đặt các dụng cụ cố định phù hợp 1 
Hướng dẫn các cử động của bệnh nhân trên dụng cụ để không gây tổn 
thương cột sống 
1 
Đặt đệm lót giữa cơ thể bệnh nhân và cáng cứng nếu cần 1 
Cố định cơ thể bệnh nhân vào cáng cứng 1 
Đánh giá và đặt đệm sau đầu bệnh nhân nếu cần 1 
 9
Cố định đầu bệnh nhân vào cáng cứng 1 
Cố định 2 chân bệnh nhân vào cáng cứng 1 
Cố định 2 tay bệnh nhân vào cáng cứng 1 
Đánh giá lại chức năng vận động, cảm giác và tuần hoàn của các chi. 1 
Tổng cộng 13 
2. CÁC LỖI LỚN THƯỜNG GẶP KHI THỰC HIỆN BẤT ĐỘNG CỘT SỐNG 
(1) Không dùng tay điều chỉnh, cố định đầu bệnh nhân ngay từ đầu 
(2) Thả tay giữ đầu trước khi hoàn thành cố định cột sống cổ 
(3) Bệnh nhân bị xoay, dịch chuyển quá nhiều gây ra nguy cơ tổn thương thêm cho cột sống và 
tuỷ sống. 
(4) Bệnh nhân cử động nhiều lên trên, xuống dưới, sang trái, sang phải trên cáng 
(5) Bất động đầu không chuẩn: vẫn để đầu di động nhiều 
(6) Đầu không ở vị trí thẳng sau khi bất động. 
(7) Không đánh giá chức năng vận động, cảm giác và tuần hoàn của các chi sau khi thực hiện 
bất động trên cáng. 
(8) Cố định đầu trước khi cố định thân mình trên cáng. 
 10

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_tap_huan_cham_soc_chan_thuong.pdf
Ebook liên quan