Tài liệu tập huấn Sử dụng QGIS cơ bản
Tóm tắt Tài liệu tập huấn Sử dụng QGIS cơ bản: ...tập hợp các chương trình phần mềm được sử dụng để tổ chức, lưu trữ, quản lý, và lấy các dữ liệu trong cơ sở dữ liệu. DBMSs được 17 RITC phân loại theo cấu trúc dữ liệu hoặc theo kiểu dữ liệu. DBMS nhận yêu cầu về dữ liệu từ một chương trình ứng dụng và chỉ thị cho hệ điều hành để cung cấp ... chất lượng của máy Client. Từ đó giải pháp kết hợp Server và Client ra đời nhằm tận dụng các ưu điểm của 2 kiến trúc nêu trên. Có thể kết hợp bằng cách dữ liệu lưu trên máy chủ, các chức năng xử lý đặt tại máy khách. Cũng có thể kết hợp bằng cách máy chủ cung cấp các chức năng, dữ liệu lưu ... là một dự án nguồn mở còn rất mới, triển khai từ tháng 5 năm 2002, hiện nay đang sử dụng phiên bản 2.0 và chúng ta có thể tin tưởng rằng Quantum GIS sẽ còn phát triển rất mạnh trong thời gian tới. Việc sử dụng QGIS khá đơn giản, ngay cả đối với những người mới làm quen với 60 RITC GIS. ...
để tìm các đối tượng thỏa mãn một hay nhiều điều kiện nào đó. Một lệnh truy vấn đơn giản bao gồm tên trường, toán tử và giá trị. Các lệnh truy vấn đơn giản có thể kết hợp với nhau để tạo thành các lệnh phức tạp. 3.1- Lệnh truy vấn hỏi đáp CSDL thuộc tính Muốn truy vấn thông tin của lớp nào thì ta đặt trỏ chuột lên lớp đó trong cửa sổ Lớp, mở bảng thuộc tính. Có 2 chế độ truy vấn dữ liệu thuộc tính: chọn trực tiếp trên bảng thuộc tính hoặc câu lệnh SQL để chọn các đối tượng/bản ghi thỏa mãn điều kiện trong tập hợp dữ liệu; lựa chọn các đối tượng/bản ghi thỏa mãn điều kiện và chỉ hiển thị các đối tượng đó (Query builder). Trường hợp 1: Chọn trực tiếp trên màn hình, bảng thuộc tính hoặc sử dụng công cụ (Select feature using an expression) trên bảng thuộc tính. Ví dụ: Tìm các đối lô rừng là các lô Rừng trồng (RT) và diện tích trên 5 ha. Câu lệnh như sau: "LDLR_TEN" = RTG' and "DTICH" >5 98 RITC Hình 86: Bảng nhập các điều kiện để tìm kiếm, truy vấn Trong cửa sổ Expression, nhập điều kiện cần truy vấn Nhấp OK để thực hiện lệnh truy vấn. Trường hợp 2: Truy vấn bằng câu lệnh Query trên thực đơn chính: Lớp>Query(hoặc dung tổ hợp phím Ctr+F). Kết quả là chỉ hiển thị thỏa mã điều kiện. Hình 87: Sử dụng thanh công cụ để truy vấn 99 RITC Sau đó nhập câu lệnh điều kiện cần truy vấn: Hình 88: Bảng nhập các điều kiện để tìm kiếm, truy vấn Sau khi nhập điều kiện truy vấn, nhấn chọn Kiểm tra để xác nhận câu lệnh có đúng cú pháp hay không; nếu đúng, nhấn OK 3.2- Lệnh truy vấn hỏi đáp CSDL không gian Tìm kiếm không gian tức là viết ra các lệnh truy vấn theo vị trí và mối liên hệ về không gian giữa các đối tượng như là tìm các điểm, đường và vùng nằm trong, chứa hay cắt nhau giữa các đối tượng ở một layer khác Để chọn các đối tượng dựa theo vị trí địa lý và mối liên hệ về không gian người dùng sử dụng công cụ Spatial Query thực đơn Plugins. Một số mối quan hệ không gian sử dụng trong công cụ Select By Location: - Contain: Chọn các đối tượng ở 1 lớp chứa các đối tượng ở 1 lớp khác. 100 RITC - Equal: Chọn các đối tượng có hình dạng tương đồng với các đối tượng ở lớp khác. - Intersect: Chọn các đối tượng giao nhau với các đối tượng ở layer khác. - IsDisjoint: Chọn các đối tượng nằm ngoài các đối tượng ở một layer khác. - Overlaps: Chọn các đối tượng trùng khít với đối tượng ở một layer khác. - Touches: Chọn các đối tượng có cùng chung cạnh hay đỉnh với đối tượng ở một layer khác. - Within: Chọn các đối tượng nằm trọn bên trong các đối tượng của layer khác. Hình 89: Truy vấn theo không gian 4- Cập nhật dữ liệu không gian 4.1- Các công cụ để tạo mới và chỉnh sửa Biểu tượng Công dụng Bật/Tắt chỉnh sửa (cho phép hoặc không cho phép chỉnh sửa lớp) Thêm 1 đối tượng mới dạng đường (tạo mới một đối tượng đường) Thêm 1 đối tượng mới dạng điểm (tạo mới một đối tượng điểm) 101 RITC Biểu tượng Công dụng Thêm 1 đối tượng mới dạng vùng (tạo mới một đối tượng vùng) Di chuyển đối tượng (kéo và thả đối tượng được chọn đến vị trí mới) Công cụ note (chỉnh sủa hình dạng của đối tượng) Xoá đối tượng (xoá 1 hoặc nhiều đối tượng được chọn) Cắt đối tượng (xoá và sao lưu vào bộ nhớ đệm 1 hoặc nhiều đối tượng được chọn) Copy đối tượng (sao lưu đối tượng vào bộ nhớ đệm) Dán đối tượng (thêm đối tượng mới từ bộ nhớ đệm) Ghi lại những thay đổi và tiếp tục (ghi lại những thay đổi) Thêm vòng (tạo ra 1 đa giác rỗng ở giữa mà phạm vi của đa giác mới bao gồm trong và ngoài) Thêm phần (thêm vào đa giác cũ 1 phần đa giác bên ngoài) Xoá vòng (xoá bỏ phần rỗng ở giữa đa giác) Xoá phần (xoá bỏ 1 phần của đối tượng multy mà không xoá phần khác, có thể làm việc với các đối tượng dạng điểm, đường, vùng) Cắt các đối tượng (chia đối tượng thành các phần) Chỉnh lại hình dạng đối tượng (vẽ lại hình dạng đối tượng) 102 RITC Biểu tượng Công dụng Gộp các đối tượng được chọn (gộp các đối tượng có ranh giới chung và cùng 1 thuộc tính) Kết hợp các thuộc tính của các đối tượng được chọn(Gộp các thuộc tính mà không gộp ranh giới) Xoay biểu tượng điểm (tạo ra 1 góc bao nhiêu độ so với điểm trước đó) Đơn giản hóa đối tượng 4.2- Tạo mới một đối tượng Hình 90: Thực đơn bật, tắt chỉnh sửa Tạo mới một đối tượng bấm phím phải chuột --> Hiện ra cửa sổ chọn Bật/Tắt chỉnh sửa Chọn vào nút để tạo một đối tượng vùng mới: 103 RITC Hình 91: Thêm mới 1 đối tượng dạng vùng Chọn vào nút để tạo một đối tượng đường mới: Hình 92: Thêm mới 1 đối tượng dạng đường Chọn vào nút để tạo một đối tượng điểm mới: Hình 93: Thêm mới 1 đối tượng dạng điểm Tạo một đối tượng mới kết thúc bằng việc bấm phải chuột --> nhập những thông tin cần thiết cho đối tượng vừa tạo 104 RITC Hình 94: Cửa sổ nhập thông tin khi kết thúc thêm 1 đối tượng Sau đó chọn để hoàn thành Có thể chọn để kết thúc mà không cần nhập thông tin cho đối tượng 4.3- Chỉnh sửa đối tượng Chọn để chọn đối tượng cần chỉnh sửa: Hình 95: Chọn biểu tượng công cụ để sủa hình dạng đối tượng vùng Hình 96: Vẽ lại hình dạng đối tượng 105 RITC 4.4- Gộp đối tượng Chọn các đối tượng cần gộp bằng công cụ . Từ thực đơn Chỉnh sửa, chọn Merge Selected Features để gộp các đối tượng đã chọn, hoặc nhấn vào biểu tượng trên thanh công cụ chỉnh sửa 4.5- Tách đối tượng Chọn các đối tượng cần tách bằng công cụ . Từ thực đơn Chỉnh sửa, chọn Cắt các đối tượng, hoặc nhấn vào biểu tượng trên thanh công cụ chỉnh sửa 5- Cập nhật dữ liệu thuộc tính 5.1- Cập nhật từng đối tượng Bật lớp đối tượng cần cập nhật Di chuyển đến vị trí của đố tượng cần chỉnh sửa. Bấm vào biểu tượng Rồi chọn đối tượng cần chỉnh sửa --> ra một bảng thông tin Hình 97: Bảng thông tin thuộc tính đối tượng Bấm vào dấu cộng (Hành động)--> Chỉnh sửa hình dạng đối tượng 106 RITC Hình 98: Bảng chỉnh sửa thông tin thuộc tính đối tượng Tại đây bấm vào trường muốn sửa, rồi sửa trực tiếp. Hình 99: Sửa thuộc tính đối tượng 107 RITC 5.2- Cập nhập nhiều đối tượng Sau khi đã chọn được các đối tượng cần thiết để gắn giá trị mới (cũng có thể là toàn bộ lớp), bấm phải chuột vào lớp cần chỉnh sửa -->Chọn “Open Attribute Table” Hình 100: Thực đơn mở bảng thuộc tính Bảng thuộc tính được mở ra: Hình 101: Bảng thuộc tính của lớp dữ liệu Có thể chọn biểu tượng Để cho các đối tượng được chọn lên trên cùng hoặc không. 108 RITC Có thể tích vào ô để trên bảng chỉ hiển thị những đối tượng được chọn hoặc không. Bấm vào biểu tượng Để mở “Bảng tính toán trường” Hình 102: Các biểu thức tính toán Trong đó: : Cho phép cập nhật những đối tượng được chọn hoặc tất cả các đối tượng có trong lớp đó. : Cho phép cập nhật vào trường trường hiện có. Nếu là trường mới thì phải thêm trường mới: Hình 103: Tạo ra trường dữ liệu mới Hình 104: Các trường và giá trị có trong trường đó 109 RITC Hiển thị các trường hiện có của lớp và các giá trị có trong các trường đó. Hình 105: Các phép toán tử cơ bản để tính toán Các toán tử để tính toán với trường. Hình 106: Các biểu thức tính toán Biểu thức tính toán trường. Chọn để đồng ý, chọn để huỷ bỏ, chọn để trợ giúp. 110 RITC CHƯƠNG IV: BIÊN TẬP VÀ IN BẢN ĐỒ 1- Thiết lập trang in 1.1- Tạo không gian in Sau khi đã biên tập hoàn chỉnh các lớp bản đồ, để xuất bản bản đồ thì cần phải trình bày bản đồ bản đồ theo quy định cụ thể của từng ngành, từng lĩnh vực. Các yêu cầu đối với mỗi bộ bản đồ thành quả có thể là: Nội dung và quy cách trình bày các lớp thông tin Tiêu đề bản đồ Tỷ lệ bản đồ Các yếu tố khác: chú giải, khung, lưới Trên thực đơn chính chọn thực đơn: Tập tin -> Trình biên tập In ấn Mới Hình 107: Thực đơn tạo một trình biên tập mới Khi đó sẽ xuất hiện cửa sổ để chúng ta trình bày bản đồ cần in ấn. Hình 108: Cửa sổ trang in 111 RITC 1.2- Xác định cấu hình trang in Trước tiên ta phải đặt khổ giấy để in: Vào phần tổng quát Giấy và chất lượng: Kích thước: chọn khổ giấy để in Đơn vị: chọn chiều dài, rộng trong phần tuỳ chọn trang giấy, hoặc hiển thị kích cỡ giấy đã có sẵn Hướng: đặt trang giấy là nằm ngang hay thẳng đứng In rạng raster: đánh dấu vào để in dướng dạng ảnh Bắt điểm: Bắt vào lưới: bắt khung váo lưới. Khoảng cách bắt: khoảng cách bắt vào lưới Căn lệch X: căn lệch xo với trục X Căn lệch Y: căn lệch xo với trục Y Chiều dầy bút vẽ: độ dầy của đường vẽ Màu lưới: mầu hiển thị của lưới. Kiểu lưới: kiểu hiển thị của lưới. Đặc: lưới được hiển thị là đặc. Chấm: lưới được hiển thị là các chấm Chữ thập: lưới được hiển thị là các chữ thập Để nạp bản đồ vào cửa sổ trình bày in ấn từ thanh công cụ chính của cửa sổ Trình biên tập in ấn, chọn biểu tượng Thêm bản đồ mới hoặc từ thực đơn chính chọn: Trình bày->Thêm bản đồ Hình 109: Chèn bản đồ vào trang in Khi đó các lớp bản đồ trình bày trên cửa sổ chính của chương trình sẽ được nạp vào bộ nhớ. Để đưa bản đồ này lên trang in, ta đặt chuột vào một vị trí trên đó rồi kéo tạo thành một khung trình bày, các lớp bản đồ sẽ hiện lên. 112 RITC Hình 110: Đưa bản đồ lên trang in 1.3- Đặt tỉ lệ bản đồ và kích thước bản đồ Để thiết lập phạm vi khung bản đồ cần in ta chọn thẻ Item Properties- >Bản đồ>Main Properties>Tỷ lệ: Đặt tỷ lệ bản đồ Hình 111: Thiết lập tỷ lệ bản đồ Phạm vi: Giới hạn không gian tọa độ bản đồ Show grid: Hiển thị lưới chiếu bản đồ Kiểu lưới: Đặc hoặc lưới chữ thập. Interval: Khoảng cách lưới. Offset: Độ lệch của lưới so với tọa độ thật. Chiều dày chữ thập: Độ lớn của chữ thập 113 RITC Line style: Kiểu hiển thị lưới Bled mode: Các chế độ lưới đặc biệt Grid frame: Khung bản đồ Draw coordinates: Hiển thị nhãn lưới Frame: Hiển thị khung bản đồ Nền: Hiển thị màu nền bản đồ Dạng kết xuất: Đặt chế độ trong suốt 1.4- Thêm tiêu đề Bản đồ để in ấn không thể thiếu được các tiêu đề, nhãn bản đồ. Đó là tên bản đồ, tên đơn vị thực hiện, ngày tháng năm thực hiện Tiêu đề bản đồ là thông tin khái quát nội dung bản đồ, nêu nội dung chủ yếu của bản đồ. Trong trình biên tập in ấn, để tạo các tiêu đề, nhãn, trên menu chính ta chọn Trình bày ->Thêm nhãn hoặc trên thanh công cụ chính ta chọn biểu tượng . Muốn chèn nhãn vào vị trí nào trên phần bàn đồ trình bày thì ta nhấn chuột vào vị trí đó. Từ thực đơn chính, chọn Trình bày>Thêm nhãn. Mặc định tiêu đề của phần mềm có nội dung là QGIS. Để nhập tiêu đề, ta xóa chữ QGIS và nhập tên bản đồ (tiêu đề). Ví dụ: BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG RỪNG 2014 XÃ ĐẮK DỤC - HUYỆN NGỌC HỒI - TỈNH KONTUM Sau khi nhập tiêu đề, tiến hành chọn phông chữ, cỡ chữ, màu sắc, chế độ in đậmcho dòng tiêu đề. Ngoài ra, ta có thể canh lề, chọn màu nền, khung...cho tiêu đề bản đồ. 114 RITC Hình 112: Nhập tiêu đề bản đồ 1.5- Tạo thước tỉ lệ Để tạo mới một thước tỉ lệ, trên menu chính của Trình biên tập in ấn bản đồ, ta chọn thực đơn Trình bày->Thêm thước tỉ lệ. Hoặc trên thanh công cụ, nhấn chuột vào biểu tượng Để chèn thước tỉ lệ lên cửa sổ trình biên tập in ấn, ta nhấn chuột trái vào vị trí cấn đặt thước tỉ lệ. Để thiết lập thông số trên thanh tỉ lệ, ta chọn thước tỉ lệ vừa tạo, rồi từ cửa sổ bên phải ta chọn thẻ Mục -> Thanh tỉ lệ. Các thông số thiết lập chính bao gồm: Kích thước đoạn thực tế tính theo đơn vị bản đồ, kiểu thước tỉ lệ cần trình bày, nhãn đơn vị thước tỉ lệ. 115 RITC Hình 113: Thiết lập thông số cho thanh thước tỷ lệ 1.6- Tạo mũi tên chỉ phương bắc Để tạo mũi tên chỉ hướng bắc, trên menu chính ta chọn Trình bày -> Thêm ảnh hoặc trên thanh công cụ chính ta chọn biểu tượng . Để chèn hình ảnh vào cửa sổ trình biên tập in ấn, ta nhấn chuột vào vị trí cần chèn hình ảnh, khi đó một khung hình ảnh được chèn vào. Để có hình ảnh mũi tên chỉ hướng, từ cửa sổ bên trái ta chọn Item Properties -> Picture>Tìm các thư mục rồi chọn hình ảnh mong muốn và thiết lập các thông số cho hình ảnh đó như: độ rộng, chiều cao, góc xoay hình ảnh. Ngoài bộ hình ảnh có sẵn của chương trình, ta cũng có thể chèn hình ảnh từ thư viện bộ hình ảnh khác. 116 RITC Hình 114: Các biểu tượng hình ảnh 1.7- Thiết lập và biên tập bảng chú giải Muốn thêm chú giải vào cửa sổ trình bày trang in bản đồ, từ menu chính ta chọn Trình bày -> Add Legend hoặc trên thanh công cụ chính nhấn chuột vào biểu tượng , sau đó nhấn chuột trái vào vị trí muốn chèn bảng chú giải trên cửa sổ trình bày trang in. Để có thể sửa tên lớp, thay đổi thứ tự các lớp, xóa các lớp, thêm nhóm trong bảng chú giải, ta chọn thẻ Item propertires -> Chú giải ở cửa sổ thiết lập thông số thuộc tính ở bên phải màn hình chính của Chương trình 117 RITC Hình 115: Các tuỳ chọn chú giải Cửa sổ chỉnh tên lớp bản đồ: Hình 116: Đặt tên cho lớp bản đồ 118 RITC Hình 117: Các mục chú giải Ngoài những chức năng trình bày trang in thông dụng nói trên, để phong phú hơn cho phần trình bày trang in, QGIS còn cung cấp các chức năng trình bày khác như: Thêm thuộc tính của lớp bản đồ vào trang in, thêm các đối tượng hình học, các chức năng nhóm, tách nhóm đối tượng hình học . Hình 118: Trình bày bản đồ thành quả 2- In bản đồ 2.1- In ra giấy Sau đã hoàn thành việc trình bày trang in bản đồ, để tiến hành in bản đồ, từ menu chính ta chọn Trình biên tập ->In, hoặc nhấn chuột vào biểu tượng 119 RITC trên thanh công cụ chính. Khi đó hộp hội thoại in bản đồ được mở ra cho phép ta chọn máy in cũng như thiết lập kiểu, thông số trang in, số bản cần in 2.2- In ra ảnh (file) QGIS cung cấp chức năng xuất bản đồ thành một số định dạng khác nhau như: xuất ra ảnh, xuất ra định dạng tệp tin pdf, xuất ra định dạng CSV Để thực hiện chức năng này ta chọn menu tệp tin trên menu chính rồi chọn định dạng dữ liệu muốn xuất ra. 120 RITC Phụ lục 1 : Quy định các lớp thông tin trong bản đồ kiểm kê rừng TT Tên lớp bản đồ Loại Miêu tả (1) (2) (3) (4) A Các lớp Text Các lớp bản đồ dạng chữ 1 (tenHC)_tde Text Lớp tên bản đồ, nguồn tài liệu, đơn vị xây dựng bản đồ(theo quy định tại bảng 24) 2 (tenHC)_hctext Text Lớp tên đơn vị hành chính các cấp (tên xã, tên huyện, tên tỉnh), tên địa danh (tên làng bản, thôn xóm, khu phố v..v..) 3 (tenHC)_Lntext Tên tiểu khu, khoảnh, các ghi chú khác liên quan đến Lâm nghiệp (Tên lâm trường, phân trường, xí nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ). 4 (tenHC)_dhtext Ghi chú giá trị đường bình độ, điểm độ cao, , tên núi, khe, sông, suối, đường và ghi chú khác trên bản đồ 5 (tenHC)_tenlo Text Ghi chú tên lô, trạng thái, diện tích B Các lớp Point Các lớp bản đồ dạng điểm 1 (tenHC)_ point Point Lớp điểm độ cao, điểm UB, trạm xá, trường học, bưu điện, nhà thờ C Các lớp line Các lớp bản đồ dạng đường 1 (tenHC)_Khung Line, text, polygon Lớp lưới toạ độ, khung bản đồ, tên lưới, tỷ lệ bản đồ 2 (tenHC)_rghcl Line Lớp ranh giới hành chính các cấp dạng line 3 (tenHC)_tkkl Line Lớp ranh giới tiểu khu, khoảnh dạng line 4 (tenHC)_cnl Line Lớp ranh giới ba loại rừng 5 (tenHC)_cql Line Lớp ranh giới chủ quản lý 6 (tenHC)_gth Line Lớp mạng lưới giao thông 7 (tenHC)_tv1 Line Lớp mạng lưới thuỷ văn 1 nét 8 (tenHC)_dh1 Line Lớp đường bình độ cái (50, 100m), phải có giá độ cao cho từng đường bình độ 9 (tenHC)_dh2 Line Lớp đường bình độ con (20, 10m) ), phải có giá độ cao cho từng đường bình độ 121 RITC TT Tên lớp bản đồ Loại Miêu tả (1) (2) (3) (4) D Các lớp Vùng Các lớp bản đồ dạng vùng 1 (tenHC)_tv2 Polygon Lớp mạng lưới thuỷ văn 2 nét 2 (tenHC)_runght Polygon Lớp lô trạng thái rừng (bản đồ chuyên đề) 3 (tenHC)_rungkk Polygon Lớp lô kiểm kê rừng (bản đồ chuyên đề) 4 (tenHC)_tkkp Polygon Lớp vùng tiểu khu, khoảnh 5 (tenHC)_cqlp Polygon Lớp vùng hiện trạng chủ quản lý 6 (tenHC)_cnrp Polygon Lớp vùng 3 loại rừng 7 (tenHC)_hcp Polygon Lớp vùng hành chính Tỉnh, huyện, xã 8 (tenHC)_bo Polygon Lớp đường bo theo quy định mục 7.7 9 (tenHC)_chudan1 text Theo hướng dẫn ghi chú mục 6.5 của quy định này 10 (tenHC)_chudan2 Line, point, polygon Theo hướng dẫn ghi chú mục 6.5 của quy định này 11 (tenHC)_Phaply Line, text Xác nhận pháp lý của chính quyền địa phương 122 RITC Phụ lục 2 : Quy định Trường dữ liệu của lớp bản đồ kiểm kê rừng cấp xã TT Tên trường Kiểu trường Độ rộng Chú thích 1 TT Decimal 7,0 Số thứ tự 2 id Decimal 2,0 Cột dự trữ 3 matinh Decimal 4,0 Mã tỉnh theo quy định của Tổng cục thống kê 4 mahuyen Decimal 4,0 Mã huyện theo quy định của Tổng cục thống kê 5 maxa Decimal 6,0 Mã xã theo quy định của Tổng cục thống kê 6 xa Character 20 Tên xãtheo quy định của Tổng cục thống kê 7 tk Character 10 Số hiệu tiêu khu 8 khoanh Character 5 Số hiệu khoảnh 9 lo Character 5 Số hiệu lô 10 thuad Decimal 5,0 Số hiệu thửa đất 11 tobando Character 8 Số hiệu tờ bản đồ địa chính 12 ddanh Character 25 Địa danh, thôn bản 13 dtich Decimal 9,2 Diện tích 14 nggocr Decimal 2,0 Nguồn gốc rừng 15 ldlr Character 10 Loại đất loại rừng 16 maldlr Decimal 4,0 Ký hiệu loại đất loại rừng 17 sldlr Character 15 Ký hiệu loại đất loại rừng phụ 18 namtr Decimal 5,0 Năm trồng 19 captuoi Decimal 5,0 Cấp tuổi 20 ktan Decimal 2,0 Số năm từ trồng đến khép tán 21 nggocrt Decimal 2,0 Nguồn gốc rừng trồng 22 thanhrung Decimal 2,0 Thành rừng=1, chưa thành rừng=2 23 mgo Decimal 7,1 Trữ lượng gỗ (m3/ha) 24 mtn Decimal 9,3 Số cây tre nứa (1000 cây/ha) 25 mgolo Decimal 9,1 Trữ lượng gỗ của lô (m3) 26 mtnlo Decimal 9,3 Số cây tre nứa của lô (1000 cây) 27 lapdia Decimal 4,0 Mã số điều kiện lập địa 28 malr3 Decimal 1,0 Mã số 3 loại rừng 123 RITC TT Tên trường Kiểu trường Độ rộng Chú thích 29 mdsd Character 20 Mục đích sử dụng 30 mamdsd Decimal 3,0 Mã số mục đích sử dụng 31 dtuong Decimal 2,0 Mã số đối tượng sử dụng 32 churung Character 30 Tên chủ rừng 33 machur Decimal 5,0 Mã số của chủ rừng 34 trchap Decimal 2,0 Mã số tình trạng tranh chấp 35 quyensd Decimal 2,0 Mã số tình trạng sử dụng 36 thoihansd Decimal 5,0 Năm hết hạn sử dụng đất 37 khoan Decimal 2,0 Mã số tình trạng khoán 38 nqh Decimal 2,0 Mã số tình trạng ngoài quy hoạch 39 nguoink Character 20 Tên người nhận khoán 40 nguoitrch Character 20 Tên người tranh chấp 41 mangnk Decimal 4,0 Mã số người nhận khoán 42 mangtrch Decimal 4,0 Mã số người tranh chấp 43 ngsinh Decimal 2,0 Mã số tình trạng nguyên sinh 44 Kd Decimal 8,1 Toạ độ X (mét từ kinh tuyến trục) 45 Vd Decimal 9,1 Toạ độ Y (mét từ xích đạo) 46 Capkd Decimal 5,0 Cấp kinh độ 47 Capvd Decimal 5,0 Cấp vĩ độ 48 locu Character 6,0 Tên lô lúc kiểm kê ở xã 49 vitrithua Interger Vị trí thửa so với thực địa (Mục V phụ lục 1) 50 tinh Character 30 Tên tỉnh theo quy định của Tổng cục thống kê 51 huyen Character 30 Tên huyện theo quy định của Tổng cục T. kê TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban chỉ đạo dự án tổng điều tra kiểm kê rừng trung ương, "Hướng dẫn điều tra kiểm kê rừng giai đoạn 2012-2016", tháng 12 năm 2012. 124 RITC 2. Ban chỉ đạo dự án tổng điều tra kiểm kê rừng trung ương, "Biện pháp kỹ thuật điều tra kiểm kê rừng giai đoạn 2012-2016", tháng 12 năm 2013. 3. Các tài liệu tập huấn về OpenGIS biên soạn tại Trung tâm tư vấn và Thông tin lâm nghiệp trong giai đoạn 2009-2012. 4. Các phần mềm OpenGIS đã phát triển tại Trung tâm tư vấn và Thông tin lâm nghiệp trong giai đoạn 2011-2014. 5. Nguyễn Cao Tùng, chương trình nghiên cứu xây dựng CSDL trợ giúp ra quyết định (INFOLINK) trong dự án TROPENBOS. 6. Nguyễn Hồng Phương, Đinh Văn Ưu (2007). Hệ thống thông tin địa lý (GIS) và một số ứng dụng trong Hải Dương học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2007. 7. Phạm Vọng Thành, "Bài giảng cơ sở hệ thống thông tin địa lý", 2000 8. Aronoff, 1993, "Geographic Information System: A Management Perspective", WDL Publication, Ottawa, 286p 9. Mapinfo Professional version 11.0, Mapinfo Corporation 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17.
File đính kèm:
- tai_lieu_tap_huan_su_dung_qgis_co_ban.pdf