Tài liệu Tập huấn về an toàn thực phẩm (Phần 2)
Tóm tắt Tài liệu Tập huấn về an toàn thực phẩm (Phần 2): ... Tại sao lại quy định như vậy? Quy định này yêu cầu khi bán thức ăn đường phố phải có tủ kính, dụng cụ che đậy chống được bụi bẩn, mưa, nắng, ruồi, nhặng và đồng thời phải đảm bảo các thiết bị bảo quản, tủ kính đó phải sạch sẽ. Nếu để bẩn, không hợp vệ sinh sẽ là ổ cư trú cho các mầm...ủa quy định này là phòng ngừa sự lây nhiễm mầm bệnh từ người kinh doanh thức ăn vào thực phẩm và người tiêu dùng. - Người kinh doanh thức ăn đường phố phải khám sức khoẻ và được cấp Giấy xác nhận đủ sức khoẻ theo quy định của Bộ Y tế (Thông tư số 14/2013/ TT-BYT ngày 06 tháng 5 năm 201...Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sạch cả gan bàn tay và mu bàn tay, cổ tay các khe ngón tay và nếp móng tay • Lau khô tay sau khi rửa bằng khăn khô sạch, tốt nhất là dùng khăn giấy. • Không lau, chùi tay vào quần, áo, váy tạp dề. * Khi nào rửa tay? a) Rửa tay sau khi: • Đi toilet ...
m gây ô nhiễm. Chính vì vậy phải quy định: Nơi bày bán thực phẩm cách biệt các nguồn ô nhiễm. - Mặt khác khi kinh doanh thức ăn đường phố ở khu vực công cộng, hè đường phố phải đảm bảo giữ gìn vệ sinh chung, không gây ô nhiễm môi trường xung quang. Như vậy sẽ vừa Hình 11. Dụng cụ chứa đựng thực phẩm phải hợp vệ sinh Hình 12. Thực phẩm bày bán phải được che đậy phù hợp 12 | Tài liệu tập huấn | www.vfa.gov.vn 2. Khoản 2: Trường hợp kinh do- anh trên các phương tiện để bán rong phải thiết kế khoang chứa đựng, bảo quản thức ăn ngay, đồ uống bảo đảm vệ sinh, phải chống được bụi bẩn, mưa, nắng, ruồi nhặng và côn trùng gây hại. Tại sao lại quy định như vậy? - Khi bán hàng rong, thức ăn đường phố có thể bị ô nhiễm nếu không có khoang chứa đựng, bảo quản thức ăn, đồ uống hợp vệ sinh. Ví dụ: dưa cà muối có thể bị nhiễm hóa chất, kim loại nặng từ thùng nhựa chứa đựng (thùng nhựa không đạt tiêu chuẩn đảm bảo an toàn thực phẩm); hoặc từ các thiết bị chứa đựng bằng nhôm. - Bụi, ruồi, nhặng, côn trùng chứa vô số các mầm bệnh do vậy khi đi bán hàng rong phải đảm bảo có kho- ang chứa đựng, bảo quản thực phẩm, đồ uống che đậy được thực phẩm, tránh được các yếu tố lây truyền mầm bệnh. - Nắng, nhiệt độ là một yếu tố làm cho thực phẩm đã qua chế biến dễ bị hư hỏng nhanh. Do vậy một số thực phẩm yêu cầu tránh ánh nắng trực tiếp vào thực phẩm và phải có thiết bị bảo quản phù hợp cho từng loại thực phẩm. - Đối với thực phẩm yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt (ví dụ: kem, sữa chua, sữa tươi thanh trùng đóng chai, hộp) phải có thiết bị bảo quản thực phẩm theo hướng dẫn của nhà sản xuất (có thùng bảo quản lạnh). Hình 13. Sử dụng nước sạch để chế biến thực phẩm HÌnh 15. Sử dụng nước phải qua xử lý an toàn Hình 14. Đủ lượng nước sạch để rửa dụng cụ 13 | Tài liệu tập huấn | www.vfa.gov.vn 3. Khoản 3: Nước để chế biến đơn giản đối với thức ăn ngay, pha chế đồ uống phải đủ số lượng và phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) số 01:2009/BYT; Nước để sơ chế nguyên liệu, vệ sinh dụng cụ, rửa tay phải đủ và phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) số 02:2009/ BYT; Có đủ nước đá để pha chế đồ uống được sản xuất từ nguồn nước phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) số 01:2009/BYT. Tại sao lại quy định như vậy? - Thứ nhất, nước sử dụng trong kinh doanh thức ăn đường phố phải là nước sạch đảm bảo phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Đó là: + Theo QCVN số 01:2009/BYT là nước dùng để uống được không mùi, vị lạ, không đục, độ PH (6,5- 8,5) + Theo QCVN số 02:2009/BYT là nước phải đảm bảo không mùi, vị lạ, không đục, độ PH (6,0-8,5); Đó có thể là nước mưa, nước giếng đã qua xử lý đơn giản. - Thứ hai là phải đủ về số lượng. Phải mang đủ (đảm bảo đủ) lượng nước dùng để pha chế, chế biến, đủ nước rửa dụng cụ (bát, đũa cho khách hàng), rửa nguyên liệu chế biến, rửa tay Hình 17. Giá tủ bày bán thức ăn phải cao cách mặt đất 60cm Hình 16. Dụng cụ chế biến riêng biệt thực phẩm sống và thức ăn chín 14 | Tài liệu tập huấn | www.vfa.gov.vn - Nước không đảm bảo an toàn có thể chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh và hóa chất độc hại ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng. Ví dụ: bệnh tả, viêm gan vi rút A, E cấp tính lây truyền qua nước. Nước khai thác từ những nguồn nước ô nhiễm, chưa qua xử lý có thể có các hàm lượng chì, asen... ni- trat, nitrit... cao. 4. Khoản 4: Có đủ trang thiết bị, dụng cụ để chế biến, bảo quản, bày bán riêng biệt thực phẩm sống và thức ăn ngay; có đủ dụng cụ ăn uống, bao gói chứa đựng thức ăn bảo đảm vệ sinh; có đủ trang bị che đậy, bảo quản thức ăn trong quá trình vận chuyển, kinh doanh và bảo đảm luôn sạch sẽ; bàn ghế, giá tủ để bày bán thức ăn, đồ uống phải cách mặt đất ít nhất 60 cm. - Quy định sử dụng nồi, xong, bát, đũa, dao, thớt riêng khi chế biến thực phẩm sống, và sử dụng bát, đĩa, dao thớt sạch hợp vệ sinh cho thức ăn đã chế biến để ăn ngay nhằm tránh lây nhiễm chất bẩn, mầm bệnh từ dụng cụ chế biến, chứa đựng bẩn, từ nguyên liệu sống sang thực phẩm chín ăn ngay. Để đảm bảo điều đó, đồng nghĩa phải mang theo đủ số lượng dụng cụ sử dụng sạch. - Quy định dụng cụ ăn uống, bao gói chứa đựng thức ăn bảo đảm vệ sinh nhằm phòng tránh lây nhiễm, thôi nhiễm từ dụng cụ bẩn, không đảm bảo an toàn vào thực phẩm chín Hình 18. Sử dụng tủ kính để che đậy thực phẩm và cách mặt đất 60 cm 15 | Tài liệu tập huấn | www.vfa.gov.vn cho người sử dụng. Ví dụ sử dụng giấy báo để gói thức ăn sẽ thôi nhiễm chì (chất độc hại) vào thực phẩm; Bát đĩa không sạch có thể lây nhiễm vi sinh vật, hoặc hóa chất rửa bát vào thực phẩm. - Quy định bàn, giá tủ để bày bán thức ăn, đồ uống phải cách mặt đất ít nhất 60 cm nhằm đảm bảo có khoảng cách đủ cao để bụi, bẩn không bắn ngược từ mặt đất lên thực phẩm bày bán cho khách hàng. 5. Khoản 5: Thức ăn ngay, đồ uống phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh và phải chống được bụi bẩn, mưa, nắng, ruồi nhặng và côn trùng xâm nhập. Tại sao lại quy định như vậy? Quy định này yêu cầu khi bán thức ăn đường phố phải có tủ kính, dụng cụ che đậy chống được bụi bẩn, mưa, nắng, ruồi, nhặng và đồng thời phải đảm bảo các thiết bị bảo quản, tủ kính đó phải sạch sẽ. Nếu để bẩn, không hợp vệ sinh sẽ là ổ cư trú cho các mầm bệnh, bụi, ô nhiễm vào thực phẩm mà chúng che đậy, chứa đựng. 6. Khoản 6: Người bán hàng phải mang trang phục sạch sẽ và gọn gàng; khi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, đồ uống ăn ngay phải dùng găng tay sử dụng 1 lần. - Quần áo, tạp dề, mũ không sạch là nơi trú ngụ của bụi bẩn, vi khuẩn Hình 19. Sử dụng tủ kính để che đậy thực phẩm 16 | Tài liệu tập huấn | www.vfa.gov.vn Trong quá trình kinh doanh thức ăn đường phố, do va quệt, mầm bệnh sẽ rơi từ trang phục bẩn vào thực phẩm. Khi đội mũ, phải cho hết được tóc vào trong mũ để tránh những sợi tóc rụng rơi vào thực phẩm. - Găng tay sử dụng 1 lần sẽ hạn chế nguy cơ mất vệ sinh vì không bị dùng đi dùng lại, bị nhiễm bẩn trong quá trình kinh doanh thức ăn đường phố 7. Khoản 7: Nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thực phẩm bao gói, chế biến sẵn bảo đảm có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định. - Hóa đơn, hợp đồng, chứng từ mua bán là những giấy tờ chứng minh hàng hóa có nguồn gốc, có người chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm, không phải thực phẩm giả, hàng đã hết hạn sử dụng. - Nguyên liệu dùng để chế biến thực phẩm an toàn theo quy định là: + Nguyên liệu thực phẩm không quá thời hạn sử dụng; Không bị biến chất; + Không sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, bị tiêu hủy để chế biến thực phẩm; + Không sử dụng thịt hoặc sản phẩm được chế biến từ thịt chưa qua kiểm tra thú y . Hình 20. Sử dụng găng tay ni lon để tiếp xúc trực tiếp thực phẩm Hình 21. Sổ theo dõi thực phẩm 17 | Tài liệu tập huấn | www.vfa.gov.vn + Nguyên liệu thực phẩm phải đảm bảo không chứa chất độc hại bị ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép. - Phụ gia thực phẩm an toàn theo quy định khi đáp ứng các yêu cầu tối thiểu sau: + Nhãn ghi “dùng cho thực phẩm”; nhãn ghi đủ thông tin: tên phụ gia, tên và địa chỉ cá nhân chịu trách nhiệm về phụ gia đó; xuất xứ của phụ gia; định lượng, ngày sản xuất; hạn sử dụng; thành phần; hướng dẫn sử dụng, bảo quản. + Không sử dụng phụ gia thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, không sử dụng các phụ gia ngoài danh mục được phép sử dụng của Bộ Y tế; + Không sử dụng phụ gia thực phẩm quá liều lượng và không đúng đối tượng cho phép. 8. Khoản 8: Trang bị đầy đủ, sử dụng thường xuyên thùng rác có nắp, túi đựng để thu gom, chứa đựng rác thải và phải chuyển đến địa điểm thu gom rác thải công cộng trong ngày; nước thải phải được thu gom và bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường nơi kinh doanh. - Yêu cầu thùng rác có nắp đậy, túi Hình 22. Gan lợn bệnh không được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm Hình 23. Phụ gia thực phẩm được ghi nhãn theo quy định Hình 24. Sử dụng thùng đựng rác có nắp đậy 18 | Tài liệu tập huấn | www.vfa.gov.vn đựng để thu gom rác, thức ăn thừa, không để rơi vãi ra chỗ ăn, nơi chế biến làm bẩn, mất vệ sinh, bốc mùi hôi, thối, thu hút ruồi, nhặng. - Thùng rác đầy phải được chuyển đi ngay và phải rửa sạch thường xuyên. - Các thức ăn thừa có thể được giữ lại để chăn nuôi nhưng phải thu gom chứa trong các dụng cụ chuyên biệt và chuyển đi hàng ngày. 3.2. CÁC QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 8. ĐỐI VỚI NGƯỜI KINH DOANH THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ: 1. Khoản 1: Người kinh doanh thức ăn đường phố phải tập huấn và được cấp Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định. Tại sao lại quy định như vậy? - Có kiến thức đúng thì người lao động mới thực hành đúng về an toàn thực phẩm. - Người kinh doanh thức ăn đường phố cần nắm vững kiến thức trong tài liệu này và trả lời được các câu hỏi đưa ra trong quá trình kiểm tra, sẽ được cấp cấp Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định. 2. Khoản 2: Người kinh doanh thức ăn đường phố phải được khám sức khoẻ và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sức khoẻ theo quy định. Mục đích của quy định này là phòng ngừa sự lây nhiễm mầm bệnh từ người kinh doanh thức ăn vào thực phẩm và người tiêu dùng. - Người kinh doanh thức ăn đường phố phải khám sức khoẻ và được cấp Giấy xác nhận đủ sức khoẻ theo quy định của Bộ Y tế (Thông tư số 14/2013/ TT-BYT ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ Y tế hướng dẫn khám sức khỏe); - Trong trường hợp những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế, người kinh doanh thức ăn đường phố phải được cấy phân phát hiện mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn). Chỉ những trường hợp có kết quả cấy phân âm tính mới được phép tiếp tục kinh doanh thức ăn đường phố. - Giấy khám sức khỏe có giá trị trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe; - Việc khám sức khoẻ, xét nghiệm do các cơ sở y tế từ cấp quận, huyện và tương đương trở lên thực hiện. 3. Khoản 3: Người đang mắc các bệnh hoặc chứng bệnh thuộc danh mục các bệnh hoặc chứng bệnh truyền nhiễm mà người lao động không được phép tiếp xúc trực tiếp trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm đã được Bộ Y tế quy định thì không được tham gia kinh doanh 19 | Tài liệu tập huấn | www.vfa.gov.vn Hình 25. Thực hiện khám sức khỏe theo quy định thức ăn đường phố. - Những người đang mắc các bệnh hoặc chứng bệnh sau không được phép tham gia kinh doanh thức ăn đường phố đó là: + Lao tiến triển chưa được điều trị; + Các bệnh tiêu chảy: tả, lỵ, thương hàn; + Các chứng són đái, són phân (rối loạn cơ vòng bàng quang, hậu môn), ỉa chảy; + Viêm gan vi rút (viêm gan vi rút A, E) cấp tính; + Viêm đường hô hấp cấp tính; + Các tổn thương ngoài da nhiễm trùng; + Người lành mang trùng. Tại sao lại quy định như vậy? - Lao có rất nhiều thể, phổ biến nhất là lao phổi. Lao phổi tiến triển chưa được điều trị thì trong cơ thể người bệnh lượng vi khuẩn rất cao . - Viêm đường hô hấp cấp tính là tình trạng bệnh đang phát triển với lượng vi rút, vi khuẩn cao trong cơ thể người bệnh. Các mầm bệnh này theo các cơn ho, khạc đờm, hơi thở của người bệnh lan truyền vào không khí lây truyền cho khách hàng và nhiễm vào cho thực phẩm. - Các bệnh tiêu chảy: tả, lỵ, thương 20 | Tài liệu tập huấn | www.vfa.gov.vn Hình 26. Không được tiếp xúc với thực phẩm khi mắc bệnh thuộc danh mục không được phép hàn; Các chứng són đái, són phân (rối loạn cơ vòng bàng quang, hậu môn), ỉa chảy; Viêm gan vi rút cấp tính (viêm gan vi rút A, E). Người mắc các bệnh này thường phải đi vệ sinh nhiều lần trong ngày; nếu không rửa sạch tay bằng xà phòng, tay sẽ nhiễm các mầm bệnh và truyền vào thực phẩm bệnh cho khách hàng. - Người lành mang trùng: đây là những người không có biểu hiện bệnh lý, nhưng mầm bệnh (thương hàn, tả, lỵ...) vẫn đào thải qua phân người ra ngoài môi trường. - Các tổn thương ngoài da nhiễm trùng: Các bệnh ngoài da như bị mụn nhọt, viêm,... bản thân có những mầm bệnh. Ngoài ra, tại những nơi tổn thương còn dễ bị nhiễm thêm các vi khuẩn khác ví dụ như tụ cầu vàng (Staphylo- coccus aureus), liên cầu khuẩn nhóm A (Streptococus pyogenes)... Khi bị các chứng bệnh này, mầm bệnh từ tay người kinh doanh thức ăn đường phố rất dễ lây nhiễm vào thực phẩm và truyền bệnh cho khách hàng. 21 | Tài liệu tập huấn | www.vfa.gov.vn Hình 27. Nghiêm cấm sử dụng lòng đường để kinh doanh thực phẩm 3.3. QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 5 KHOẢN 13 LUẬT ATTP: Cấm: “Sử dụng trái phép lòng đường, vỉa hè, hành lang, sân chung, lối đi chung, diện tích phụ chung để chế biến, sản xuất, kinh doanh thức ăn đường phố”. 1/ GIỮ VỆ SINH: - Người kinh doanh thức ăn đường phố phải thực hiện: • Thường xuyên tắm rửa, gội đầu trước và sau khi đi làm • Giữ móng tay ngắn, sạch sẽ và không đeo nhẫn, đồng hồ. • Phải có trang phục làm việc sạch sẽ khi tiếp xúc với thực phẩm (bao gồm quần, áo, tạp dề...). • Không hút thuốc, xỉ mũi, khạc nhổ khi bán hàng. • Băng bó vết thương, vết đứt tay bằng băng gạc không thấm nước. • Che miệng khi ho, hắt hơi sau đó phải rửa sạch tay. • Ngừng kinh doanh thức ăn đường phố khi bị các bệnh và chứng bệnh theo quy định. - Thực hành tốt bàn tay: * Để rửa tay sạch cần: • Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sạch cả gan bàn tay và mu bàn tay, cổ tay các khe ngón tay và nếp móng tay • Lau khô tay sau khi rửa bằng khăn khô sạch, tốt nhất là dùng khăn giấy. • Không lau, chùi tay vào quần, áo, váy tạp dề. * Khi nào rửa tay? a) Rửa tay sau khi: • Đi toilet • Tiếp xúc với thực phẩm sống • Xì mũi • Đụng tay vào rác • Gãi ngứa, ngoáy tai, ngoáy mũi hoặc đụng tay vào các bộ phận của cơ thể • Đụng tay vào súc vật b) Rửa tay trước khi: • Tiếp xúc với thực phẩm • Chế biến thực phẩm - Giữ vệ sinh nơi kinh doanh, chế biến và thiết bị: + Giữ vệ sinh nơi kinh doanh, chế biến và giữ vệ sinh thiết bị sạch sẽ. + Nên vệ sinh dụng cụ ăn, uống và đun nấu theo các bước sau: • Vét bỏ vụn thực phẩm vào thùng rác; • Rửa bằng nước pha chất tẩy rửa, sử dụng khăn sạch hay bàn chải để loại bỏ thực phẩm và dầu, mỡ • Tráng lại bằng nước sạch và lau bằng khăn khô, sạch. IV. THỰC HÀNH ĐẢM BẢO VỆ SINH 22 | Tài liệu tập huấn | www.vfa.gov.vn 2/ ĐỂ RIÊNG THỰC PHẨM SỐNG VÀ CHÍN, CŨ VÀ MỚI - Để riêng thực phẩm sống và chín bằng cách: • Bảo quản thực phẩm trong các dụng cụ chứa đựng riêng biệt; • Sử dụng riêng biệt dụng cụ dùng cho thực phẩm chín và sống; trong trường hợp không thực hiện được thì phải rửa thật sạch và làm khô các dụng cụ trước khi sử dụng cho thực phẩm chín; • Không dùng khăn đã dùng cho thực phẩm sống cho các thực phẩm khác. - Để riêng thực phẩm cũ và mới: Thực phẩm cũ có thể chứa các sinh vật gây ngộ độc và các sinh vật này sẽ nhiễm sang thực phẩm mới nếu chúng được trộn lẫn với nhau. 3/ NẤU VÀ CHẾ BIẾN ĐÚNG CÁCH Nấu và chế biến thực phẩm đúng cách để tiêu diệt các sinh vật có mặt trong thực phẩm. • Thịt, thịt gà, trứng và hải sản đều phải nấu chín kỹ. • Trứng phải được nấu chín cho tới khi lòng đỏ rắn lại. Một số thực phẩm chứa chất độc tự nhiên (ví dụ: sắn hay còn được gọi là khoai mỳ, cóc,...). Phải đảm bảo biết cách chế biến, loại bỏ được chất độc trong thực phẩm nếu không tuyệt đối không được bán thực phẩm đó cho người tiêu dùng. 4/ BẢO QUẢN Ở NHIỆT ĐỘ AN TOÀN: Thực phẩm nấu chín xong, chưa được tiêu thụ ngay phải bảo quản: • Bảo quản lạnh (ở 50C hoặc lạnh hơn) • Bảo quản nóng (ở 600C hoặc nóng hơn) • Không để quá 2 tiếng ở nhiệt độ bình thường. 5/ CHỈ SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH VÀ NGUYÊN LIỆU AN TOÀN TRONG KINH THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ. 23 | Tài liệu tập huấn | www.vfa.gov.vn 24 | Tài liệu tập huấn | www.vfa.gov.vn 5 CHÌA KHÓA VÀNG Đ Ể CÓ T H Ự C P H Ẩ M A N TO À N H Ơ N : GIỮ VỆ SINH – NGĂN NG ỪA SỰ Ô NH IỄM; ĐỂ RIÊNG TH ỰC PHẨM SỐ NG VÀ CHÍN , CŨ VÀ MỚI NẤU VÀ CHẾ BIẾN ĐÚNG CÁCH BẢO QUẢN Ở NHIỆT ĐỘ A N TOÀN SỬ DỤNG NƯ ỚC SẠCH VÀ NGUYÊN LIỆ U AN TOÀN PHẦN THỰC HÀNH AN TOÀN THỰC PHẨM ĐEO KHẨU TRANG VÀ BAO TAY ĐÚNG CÁCH 25 | Tài liệu tập huấn | www.vfa.gov.vn BUỘC TÓC ĐÚNG CÁCH KHÔNG SỬ DỤNG TRANG SỨC KHI CHẾ BIẾN THỰC PHẨM 26 | Tài liệu tập huấn | www.vfa.gov.vn ĐÚNG ĐÚNG ĐÚNG ĐÚNG SAI SAI SAI SAI 27 | Tài liệu tập huấn | www.vfa.gov.vn ĐÚNG ĐÚNG ĐÚNG ĐÚNG SAI SAI SAI SAI 28 | Tài liệu tập huấn | www.vfa.gov.vn 29 | Tài liệu tập huấn | www.vfa.gov.vn NHỮNG THÓI QUEN KHÔNG PHÙ HỢP TRONG CHẾ BIẾN THỰC PHẨM PHIẾU ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC AN TOÀN THỰC PHẨM CHO NGƯỜI KINH DOANH THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ 1. THÔNG TIN CHUNG: Họ và tên: Năm sinh: ; Nam ; Nữ Địa chỉ: 2.HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI: Đánh dấu X vào duy nhất 01 câu trả lời mà bạn cho là đúng nhất cho mỗi câu hỏi. Trong trường hợp muốn điều chỉnh câu trả lời, khoanh tròn vào cột p/a trả lời (đã tích) và tích lại vào cột bên cạnh (cột điều chỉnh). Chỉ điều chỉnh phương án trả lời một lần. 3. Yêu cầu: Thời gian trả lời 01 phút 30 giây cho 1 câu. Tổng thời gian: 15 phút. NỘI DUNG CÂU HỎI P/A TRẢ LỜI CÂU 1: Tại sao vị trí kinh doanh thức ăn đường phố ở khu vực công cộng phải cách biệt các nguồn ô nhiễm? a) Phải bảo đảm mỹ quan đường phố. b) Để bụi, rác không rơi vào thực phẩm. CÂU 2: Dao, thớt dùng chung để thái thịt sống và thực phẩm chín được không? a) Có b) Không CÂU 3: Nước dùng để sơ chế nguyên liệu, vệ sinh dụng cụ là nguồn nước nào? a) Nước ao hồ. b) Nước đã qua xử lý đơn giản. CÂU 4: Bàn ghế, giá, tủ, kệ để bày bán thức ăn đồ uống phải cách mặt đất bao nhiêu cm? a) 30 cm b) 60 cm CÂU 5: Người bán hàng khi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, đồ uống ăn ngay phải dùng găng tay sử dụng mấy lần? a) 1 lần. b) 3 lần CÂU 6: Người kinh doanh thức ăn đường phố được giữ chứng từ, sổ ghi nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm và rau, củ quả? a) Đúng b) Sai 30 | Tài liệu tập huấn | www.vfa.gov.vn 31 | Tài liệu tập huấn | www.vfa.gov.vn NỘI DUNG CÂU HỎI P/A TRẢ LỜI CÂU 7: Thức ăn ngay, đồ uống có phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh không? a) Có b) Không CÂU 8: Người đang bị mụn, lở, loét ở tay không được bán hàng khi chưa chữa khỏi bệnh? a) Đúng b) Sai CÂU 9: Người kinh doanh thức ăn đường phố có cần phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và khám sức khỏe không? a) Có. b) Không. CÂU 10: Vì sao người đang mắc bệnh tiêu chảy: tả, lỵ, thương hàn không được tham gia kinh doanh thức ăn đường phố? a) Vì phải đi vệ sinh nhiều lần tay dễ nhiễm bẩn, truyền vào thực phẩm. b) Đi vệ sinh liên tục không có thời gian bán hàng CÂU 11: Sử dụng găng tay để bốc thức ăn cho khách hàng (găng dùng một lần) để làm gì? a) Bảo vệ bàn tay b) Bảo vệ thức ăn CÂU 12: Thực phẩm nấu chín xong, để được ở nhiệt độ thường trong thời gian bao nhiêu lâu? a) 2 tiếng b) 5 tiếng NGƯỜI THAM GIA (Ký và ghi rõ họ tên) 32 | Tài liệu tập huấn | www.vfa.gov.vn BỘ Y TẾ CỤC AN TOÀN THỰC PHẨM 10 NGUYÊN TẮC VÀNG C H Ế B I Ế N T H Ự C P H Ẩ M A N T O À N Nguyên tắc 1 Nguyên tắc 5 Nguyên tắc 7 Nguyên tắc 3 Nguyên tắc 9 Nguyên tắc 2 Nguyên tắc 8 Nguyên tắc 4 Nguyên tắc 6 Nguyên tắc 10 Chọn thực phẩm an toàn Đun kĩ lại thực phẩm trước khi ăn Luôn giữ tay sạch sẽ khi chế biến thực phẩm Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín Bảo vệ thực phẩm khỏi sự xâm nhập của các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các loài động vật khác Giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ Nấu kĩ thức ăn Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín Không để lẫn thực phẩm sống và chín Sử dụng nguồn nước sạch 32 | Tài liệu tập huấn | www.vfa.gov.vn
File đính kèm:
- tai_lieu_tap_huan_ve_an_toan_thuc_pham_phan_2.pdf