Tài liệu Tiếng Việt thực hành (Phần 1)

Tóm tắt Tài liệu Tiếng Việt thực hành (Phần 1): ...phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng lúc một hồn thơ rộng như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên và rạo rực băn khoăn như Xuân Diệu” (Hoài T... thuốc ảnh hưởng đến kinh tế, là nguyên nhân dẫn đến phạm pháp +Phần kết thúc: Từ”Ngày nay.ngăn ngừa ôn dịch này”: Nêu lên quyết tâm cả thế giới phòng chống loại trừ thuốc lá khỏi đời sống. 2-Tái tạo lại đề cương văn bản khoa học: Đây là công việc nhằm khôi phục lại toàn bộ nội dung, kết c...************ Bài 4: XÂY DỰNG MỘT TÀI LIỆU KHOA HỌC I-Khái quát về xây dựng văn bản: Xây dựng văn bản chính là quá trình tạo lập văn bản từ khi khởi đầu đến lúc hoàn thiện. Để tạo lập văn bản không thể đặt bút viết ngay mà phải tiến hành theo nhiều bước(4 bước): +Định hướng cho văn bản ...

pdf19 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 191 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu Tiếng Việt thực hành (Phần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u sau cứ thế nối tiếp nhau cho đến khi đoạn văn kết thúcmóc nối vào ý câu 
trước. 
 Mô hình : 
 VD:”Đọc thơ Nguyễn Trãi, nhiều người đọc khó mà biết có đúng là thơ Nguyễn 
Trãi không. Đúng là thơ nguyễn Trãi rồi thì cũng không phải là dễ hiểu đúng. Lại có 
khi chữ hiểu đúng, câu hiểu đúng mà toàn bài không hiểu. Không hiểu vì không biết 
chắc bài thơ được viết ra lúc nào trong cuộc đời nhiều chìm nổi của Nguyễn Trãi”. 
 e-Kết cấu theo lối kết hợp :Quy nạp – Diễn dịch ( Tổng – Phân – Tổng): Câu đầu 
nêu ý tổng quát, sau đó các câu tiếp theo phân tích cụ thể ý đó, câu cuối cùng kết lại 
tổng hợp khái quát ý của các câu trên. 
 VD: “ Văn học dân gian đã đem lại những hiểu biết cực kỳ phong phú và đa dạng về 
cuộc sống nhân dân các thời đại. VHDG cho ta thấy rõ quan niềm về vũ trụ, về nhân 
sinh, những kinh nghiệm sản xuất, những tập quán lao động, những quan hệ họ hàng, 
làng nước, những tín ngưỡng, những phẩm chất đạo đức và tình cảm nhiều mặt trong 
đời sống con người. Điểm đáng quý là tính cổ xưa và tính nguyên sơ của nó. Người 
đời nay và mai sau có thể qua VHDG mà tái hiện đời sống tinh thần của nhân dân 
trong quá khứ” 
 f-Ngoài các kiểu cấu trúc trên trong thực tể đoạn văn có đan xen nhiều kiểu cấu trúc: 
 Diễn dịch – Quy Nạp; Diễn dịch – Song hành; Song song – Quy nạp; 
 Có kiểu cấu trúc tối giản: Đoạn văn chỉ có một câu. 
 3-Các phương thức liên kết câu trong đoạn văn: 
 a-Phương thức lặp: 
Câu 1 Câu 2 Câu X 
 +Lặp từ vựng: các câu có sự lặp lại một số từ ngữ nhất định nhằm nhấn mạnh ý 
 VD:” Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được 
hoàn toàn độc lập, dân tộc ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo 
mặc, ai cũng được học hành” (Hồ Chí Minh) 
 +Lặp ngữ âm: các câu có sự lặp lại về ngữ âm (Vần, thanh điệu, nhịp) tạo nên sự 
trầm bổng của đoạn văn. 
 VD:”Tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hy sinh bảo 
vệ con người. Tre anh hùng lao động. Tre anh hùng chiến đấu”. 
 +Lặp cú pháp: Lặp lại một kiểu cấu trúc cú pháp nhất định 
VD: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc 
đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít Nhật mấy năm nay,dân tộc đó 
phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!” 
 b-Phương thức thế: 
 +Thế bằng đại từ “Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống. Nó do 
đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố”. 
 +Thế bằng từ gần nghĩa:”Sài Gòn làm cho thế giới kinh ngạc. Sức sống của thành 
phố mãnh liệt không sao tưởng nổi” 
 c-Phương thức nối: Dùng các từ ngữ chuyên thực hiện chức năng nối kết 
 +Quan hệ từ: nhưng, vì, và hoặc 
 +Các từ chuyển tiếp: một là, hai là, đầu tiên, trước hết, tóm lại, nhìn chung. Nghĩa 
là 
 +Các phụ từ: Cũng, vẫn đã 
 d-Phương thức trật tự: sắp xếp các câu, ý theo một trật tự hợp lý khoa học. 
 e-Phương thức tĩnh lược:Câu sau vắng đi một số thành phần đẫ có ở câu đi trước 
 VD:” Tinh thần yêu nước cũng như các thứ quý, của quý. Có khi được trình bày 
trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng, dễ thấy, nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo 
trong rương trong hòm”( tĩnh lược chủ ngữ) 
III-Tìm dàn ý của một lập luận trong tài liệu khoa học: 
 1-Bố cục của một tài liệu khoa học: 
 Cũng giống như bố cục của bất kỳ văn bản nào gồm có 3 phần: Mở đầu, phát triển 
và kết thúc. Tuy nhiên việc triển khai từng phần trong văn bản khoa học có những 
nét đặc thù. 
 a-Phần mở đầu: Trong các văn bản khoa học phần này thường mang nhiệm vụ 
thông tin thuần tuý (Khác với văn bản nghệ thuật còn mang nhiệm vụ khơi gợi tâm 
lý người tiếp nhận). Phần này có nhiệm vụ giới thiệu khái quát vấn đề cần bàn tới 
trong văn bản. 
Phần này thường tập trung trả lời những câu hỏi: Nội dung vấn đề cần bàn tới là gì? 
Giới hạn phạm vi đề cập đến, tại sao phải đề cập đến ván đề đó? 
 b- Phần phát triển: Đây là nội dung chính của văn bản khoa học triển khai dưới 
dạng các luận điểm, luận cứ và luận chứng. Mỗi luận điểm được xem là một tiểu chủ 
đề cần phân tích. Về hình thức mỗi luận điểm được thể hiện bằng một đoạn văn cụ 
thể (nếu luận điểm lớn có thể tách thành nhiều đoạn văn. Việc sắp xếp các luận điểm 
phải đảm bảo tính logic khoa học, các luận điểm luôn có quan hệ liên thông phát 
triển. 
 c-Phần kết thúc: khái quát vấn đề đã triển khai ở phần phát triển, chỉ ra ý nghĩa của 
vấn đề, mở ra những hướng suy nghĩ tiếp. 
 VD: Văn bản“Ôn dịch, thuốc lá” của giáo sư Nguyễn Khắc Viện (Sách Ngữ văn lớp 
7) là một tài liệu khoa học 
 +Phần mở đầu:Từ” Dịch hạch, thổ tả.. còn nặng hơn cả AIDS”: Thông báo về tệ 
nghiện thuốc lá là một vấn nạn trên hành tinh chúng ta. 
 +Phần phát triển: Từ”Ngày trước Trần Hưng Đạo  con đường phạm pháp”. Phần 
này triển khai thành nhiều luận điểm: 
-Hút thuốc lá có nhiều chất độc ngấm vào cơ thể ảnh hưởng đến sức khoẻ bản thân 
-Hút thuốc ảnh hưởng đến môi trường chung quanh, ảnh hưởng đến sức khoẻ gia 
đình 
-Hút thuốc ảnh hưởng đến kinh tế, là nguyên nhân dẫn đến phạm pháp 
+Phần kết thúc: Từ”Ngày nay.ngăn ngừa ôn dịch này”: Nêu lên quyết tâm cả thế 
giới phòng chống loại trừ thuốc lá khỏi đời sống. 
 2-Tái tạo lại đề cương văn bản khoa học: 
 Đây là công việc nhằm khôi phục lại toàn bộ nội dung, kết cấu văn bản dưới dạng 
khái quát nhất. Đề cương văn bản khoa học chính là sự tóm tắt ngắn gọn các luận 
điểm, luận cứ, luận chứng đã được triển khai ở phần văn bản hoàn chỉnh. Khi tái tạo 
cần chú ý một số yêu cầu sau: 
 +Thống kê các luận điểm theo hệ thống tầng bậc, treo trật tự trên dưới, trước sau 
đảm bảo tính logic khoa học 
 +Thâu tóm một cách cô đọng khái quát nhất nội dung cơ bản của từng luận điểm 
 +Thể hiện bằng những dấu hiệu hình thức theo từng cấp độ (luận điểm, luận cứ, 
luận chứng). Có thể sử dụng các cấp độ ký hiệu sau: 
 Cấp độ I : A, B, C, D 
 Cấp độ II: I, II,III, IV 
 Cấp độ III: 1, 2, 3, 4 
 Cấp độ IV: a, b, c, d 
*************** 
Bài 3: THUẬT LẠI NỘI DUNG TÀI LIỆU KHOA HỌC 
I-Tóm tắt một tài liệu khoa học: 
 1-Mục đích yêu cầu của việc tóm tắt tài liệu khoa học: 
 a-Mục đích: 
 +Lưu trữ tài liệu ở dạng khái quát 
 +Trình bày công trình khoa học trên báo chí, báo cáo tại hội nghị, hội thảo khoa 
học cho mọi người nghe. 
 + Trong nhà trường việc tóm tắt tài liệu giáo trình góp phần nắm chắc bài học hơn 
 b-Yêu cầu: 
 +Dù việc tóm tắt nhằm mục đích gì thì cũng phải trung thành với nguyên bản (cả 
về nội dung lẫn kết cấu hình thức). 
 +Nêu được bản chất vấn đề bàn tới trong tài liệu, không thiếu sót, không cắt xén, 
tóm tắt ngắn gọn, súc tích. 
 2-Một số cách tóm tắt thướng sử dụng: 
 a-Tóm tắt dưới dạng đề cương: 
 Từ văn bản nguyên gốc tóm tắt giữ lại khung của văn bản dưới dạng dàn ý chi 
tiết.Những nội dung cần tóm tắt là: 
 +Phần mở đầu: Trình bày đối tượng, mục đích lý do tài liệu nghiên cứu, hệ thống 
các phương pháp nghiên cứu. 
 +Phần phát triển: Trình bày hệ thống các đề mục dưới dạng các chương, phần, 
mục. Tóm tắt nội dung chính của từng phần . 
 +Phần kết luận: Rút ra ý nghĩa của việc tìm tòi nghiên cứu, định hướng ứng dụng. 
 b-Tóm tắt thành văn bản hoàn chỉnh: 
 Cũng tóm tắt dựa trên ba phần chính trong bố của của tài liệu nhưng triển khai 
dưới dạng một văn bản hoàn chỉnh. Khi tóm tắt cần lưu ý những điểm sau: 
 +Đọc thật kỹ từng phần mục, bám sát hệ thống câu chủ đề và lược ngắn bớt một 
số từ ngữ, lưu giữ lại những thông tin chính. 
 +Luôn có ý thức sử dụng các phương tiện liên kết câu để tạo thành những đoạn 
văn hoàn chỉnh. 
 3-Một số nguyên tắc khi tóm tắt : 
 +Cần sử dụng đúng và nhất quán các thuật ngữ khoa học chuyên ngành được sử 
dụng trong tài liệu. VD: Hình tượng nhân vật, chủ thể trữ tình, phương thức tự sự 
 +Để đảm bảo tính khách quan đôi khi cần trích dẫn nguyên văn tài liệu, đắc biệt 
là những luận điểm thể hiện những phát hiện mới của tác giả, những điều tác giả tâm 
đắc.Khi trích dẫn phải trung thành với ý tưởng của tác giả, tuyệt đối không cắt xén 
làm hiểu sai hoặc thiếu sót tinh thần của tác giả. 
II-Tổng thuật các tài liệu khoa học: 
 1-Mục đích yêu cầu: 
 +Nhằm thông báo giới thiệu các công trình khoa học theo chuyên ngành( có thể 
tổng thuật trên tạp chí khoa học của ngành hoặc trong hội nghị khoa học). Tổng 
thuật giúp người tiếp nhận hình dung khái quát về diện mạo các tài liệu công trình 
khoa học: nhận diện được các thành tựu nghiên cứu củatài tiệu(cả về lý luận lẫn ứng 
dụng), những vấn đề gợi ý tiếp tục giải quyết. 
 +Nhằm phân tích tiếp thu học tập hoặc phê phán một tài liệu khoa học nào đó. 
 Trong thời đại hiện nay với sự bùng nổ các thông tin khao học, nhiều tài liệu khoa 
học mới thường xuyên được cập nhật thì việc tổng thuật tài liệu càng trở nên cần 
thiết. 
 +Tổng thuật là công việc cần thiết của các nhà quản lý khoa học trong việc chủ trì 
các hội thảo khoa học chuyên ngành 
 2-Phương pháp tổng thuật: 
 + Thống kê hệ thống tất cả các tài liệu cần tổng thuật, tập hợp theo loại hình 
nghiên cứu( Khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng). Xuất phát từ tên tài liệu, mục 
đích nghiên cứu mà tài liệu hướng tới để phân loại. 
 +Đọc thật kỹ tất cả các tài liệu sau khi đã nhóm theo loại hình nghiên cứu, phát 
hiện những điểm tương đồng và loại biệt giữa các tài liệu về nội dung và phương 
pháp nghiên cứu. 
 +Ghi nhận những vấn đề được trình bày trong từng tài liệu, lần lượt tổng thuật các 
khía cạnh nội dung đã khái quát trong tài liệu. 
 +Để việc tổng thuật thêm sinh động có sức thuyết phục, cần biết chọn lựa và trích 
dẫn một số đoạn (luận điểm) thể hiện tính phát hiện của tác giả tài liệu. 
III-Trình bày lịch sử vấn đề: 
 1-Mục đích yêu cầu: 
 a-Mục đích: 
 + Trình bày lịch sử vấn đề nhằm nhận thức lại một cách có hệ thống tất cả các 
công trình khoa học theo chuyên ngành có liên quan với nhau ( Cùng đề cập đến 
một vấn đề nào đó). Việc này nhằm mục đích khẳng định vấn đề nghiên cứu tính 
đến thời điểm tiến hành đề tài đã có tài liệu nào bàn đến chưa, bàn đến những vấn đề 
nào, những vấn đề nào chưa bàn đến. Việc tìm hiểu lịch sử vấn đề phải xuất phát từ 
mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 
 +Tìm hiểu lịch sử vấn đề giúp cho người nghiên cứu tránh lặp lại những vấn đề đã 
được giải quyết trong các tài liệu trước đó. Định hướng đúng nhiệm vụ nghiên cứu. 
 b-Yêu cầu: 
 +Dựng lại diện mạo lịch sử vấn đề nghiên cứu (có thể thống kê theo lịch đại hoặc 
theo nội dung vấn đề). 
 +Nhận xét đánh giá các tài liệu khoa học có liên quan đến đề tài 
 +Trình bày ngắn gọn nhưng đầy đủ. 
 2-Cách trình bày phần lịch sử vấn đề nghiên cứu: 
 +Sau khi phân loại các tài liệu theo loại hình nghiên cứu, tiến hành điểm lại nội 
dung các tài liệu theo trình tự thời gian xuất hiện, nhưng không phải chỉ là việc 
thống kê đơn thuần mà phải nêu được những nội dung chính mà tài liệu đề cập tới. 
 +Tiến hành phân tích, đánh giá những thành tựu mà tài liệu đẫ đạt được, những 
vấn đề cần bàn bạc, nghiên cứu thêm. Đây là bước quan trọng để xác định nhiệm vụ 
nghiên cứu. 
****************** 
Bài 4: XÂY DỰNG MỘT TÀI LIỆU KHOA HỌC 
I-Khái quát về xây dựng văn bản: 
 Xây dựng văn bản chính là quá trình tạo lập văn bản từ khi khởi đầu đến lúc hoàn 
thiện. Để tạo lập văn bản không thể đặt bút viết ngay mà phải tiến hành theo nhiều 
bước(4 bước): 
 +Định hướng cho văn bản 
 +Lập chương trình (Hay đề cương) văn bản 
 +Hiện thực hóa chương trình (Viết thành văn bản) 
 +Kiểm tra sửa chữa hoàn thiện văn bản. 
 Việc định hướng văn bản là khâu quan trọng đầu tiên trước khi tạo lập văn 
bản. Xác định các nhân tố giao tiếp của văn bản trả lời câu hỏi: Viết đêû làm gì? 
Viết cho ai? Viết cái gì? Viết như thế nào? 
 a-Định hướng mục đích giao tiếp:Khi viết văn bản luôn có ý thức viết ra nhằm 
mục đích gì, đạt kết quả gì. Bởi lẽ mục đích giao tiếp khác nhau sẽ có cách viết khác 
nhau, nếu không xác định mục đích giao tiếp không thể tạo nên văn bản có hiệu quả 
giao tiếp cao. 
 b-Định hướng nội dung giao tiếp: Khi viết văn bản cần xác định viết về cái gì, 
phạm vi giới hạn của đề tài ra sao để từ đó lựa chọn các ý đưa vào văn bản. Nội 
dung giao tiếp còn tuỳ thuộc vào loại hình văn bản: 
 +Văn bản miêu tả: nội dung là các đặc điểm, tình tiết, không gian, thời gian 
 +Văn bản nghị luận, khoa học là các ý kiến, luận điểm 
 c-Định hướng đối tượng giao tiếp: Xác định ai sẽ là người tham gia tiếp nhận văn 
bản. Mỗi đối tượng giao tiếp khác nhau sẽ hình thành cách viết khác nhau. Đối 
tượng giao tiếp – một yếu tố phi ngôn ngữ nhưng để lại dấu ấn quan trọng trong việc 
sử dụng ngôn ngữ, cách xây dựng văn bản. 
 d-Định hướng phong cách giao tiếp: Mỗi văn bản đều thuộc một phong cách nhất 
định (Hành chính, nghị luận, nghệ thuật, báo chí) tạo nên phong cách ngôn ngữ 
của văn bản 
II-Tạo lập văn bản – Một tài liệu khoa học: 
 1-Định hướng văn bản: 
 +Đây là văn bản khoa học mục đích nghiên cứu một vấn đề khoa học nhằm phục 
vụ đời sống. 
 +Nội dung nghiên cứu: các vấn đề thuộc lãnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã 
hội, khoa học giáo dục. 
 +Đối tượng giao tiếp: Chủ yếu là các nhà nghiên cứu, cán bộ khoa học, giáo viên 
học sinh 
 Phong cách giao tiếp: Phong cách khoa học chú ý hệ thống lập luận (Các luận 
điểm, luận cứ, luận chứng) 
 2-Lập đề cương nghiên cứu: 
 a-Mục đích: 
 +Xây dựng nội dung bao quát tổng thể về văn bản, tránh cho văn bản đi xa trọng 
tâm nghiên cứu, lạc đề 
 +Việc lập đề cương nghiên cứu người viết có điều kiện suy nghĩ cân nhắc lựa 
chọn sắp xếp các luận điểm đảm bảo tính khoa học. 
 b-Yêu cầu : 
 +Đề cương phải thể hiện đầy đủ hướng triển khai nội dung văn bản, các tiêu mục 
phải bao quát được nội hàm luận điểm. 
 +Sự lựa chọn sắp xếp các nội dung trong đề cương phải chặt chẽ, logic thể hiện 
tính khoa học, hệ thống. 
 +Các bộ phận trong đềcương phải cân đối hài hòa, thích hợp với vai trò vị trí của 
nó trong chỉnh thể văn bản. 
 c-Một số loại đề cương thường sủ dụng: 
 +Đề cương sơ giản: Dưới dạng dàn ý khái quát triển khai văn bản 
 +Đề cương chi tiết : triển khai tương đối cụ thể hướng đi của văn bản. 
 d-Các thao tác lập đề cương một tài liệu khoa học: 
 +Xác lập các thành tố nội dung tài liệu cần triển khai dưới dạng các luận điểm, 
luận cứ, luận chứng. Phân thành từng cấp độ luận điểm từ lớn đến nhỏ. 
 +Nghiên cứu suy nghĩ sắp xếp các luận điểm theo trình tự đảm bảo tính khoa học, 
hệ thống (Sắp xếp theo trình tự thực ttế khách quan, theo hệ thống lôgic khoa học). 
 +Trình bày đề cương 
 e-Một số lỗi thường mắc khi lập đề cương: 
 +Xa đề hoặc lạc đề : đề cương không bám sát định hướng mục đích nghiên cứu, 
chưa khớp với tên tài liệu đặt ra, đi lan man không có trọng điểm. 
 +Nội dung triển khai chưa đầy đủ so với yêu cầu nhiệm vụ dặt ra trong phần mở 
đầu 
 +Các nội dung trình bày có sự trùng lặp 
 +Hệ thống các luận điểm thiếu tính nhất quán, mâu thuẫn không logic 
 +Trình tự trình bày các luận điểm hông theo trình tự hợp lý 
 f-Minh họa một đề cương tài liệu khoa học: 
 Tên đề tài: “Vai trò và tác dụng của sách trong đời sống tinh thần của con người” 
 1-Vai trò của sách: 
 a-Sách là kho tàng tri thức của con người: 
 +Tri thức về kinh nghiệm sản xuất 
 + Tri thức về thế giới tự nhiên 
 +Tri thức về hiện thực con người 
 b-Sách là sản phẩm tinh thần của con người: 
 +Sách là kết quả của lao động trí tuệ 
 +Sách là hàng hoá có giá trị đặc biệt 
 c-Sách là người bạn tâm tình gần gũi với con người: 
 +Sách khuyên nhủ ta nhiều điều hay lẽ phải 
 +Sách là món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày. 
 2-Tác dụng của sách: 
 a-Giúp con người hiểu biết khám phá nhiều hiên thực mới: 
 +Về khoa học tự nhiên 
 +Về khoa học xã hội 
 b-Sách giúp con người vượt qua giới hạn không gian thời gian: 
 +Hiểu biết quá khứ, hiện tại, tương lai 
 +Mở rộng tầm nhìn ra thế giới 
 3-Bàn về việc đọc sách: 
 a-Đọc sách tốt: Nâng cao hiểu biết về tự nhiên , xã hội. Giúp ta khám phá chính 
bản thân mình, chắp cánh ước mơ và sáng tạo khoa học 
 b-Đọc sách xấu: Hiểu sai sự thật, nhìn nhận cuộc đời lệch lạc, tự hạ thấp nhân 
cách, không có khát khao vươn đến cái đẹp. 
 4-Thái độ đọc sách: 
 a- Cần có thói quen đọc sách 
 b-Chọn sách tốt và có giá trị nhân văn cao 
 c-Phê phán lên án sách có tác dụng xấu 
3-Viết thành văn bản: 
 a-Yêu cầu về đoạn văn: 
 +Đoạn văn phải là bộ phận khăng khít của văn bản, mỗi đoạn văn là một bộ 
phận của chủ đề. 
 +Các câu trong đoạn văn phải mạch lạc, chặt chẽ, hợp logic 
 b-Các thao tác viết đoạn văn: 
 +Trên cơ sở đề cương đã xác lập thì mỗi thành tố nội dung trong đề cương 
tương ứng với một đoạn văn. 
 +Đoạn văn trong văn bản khoa học không chỉ mang nội dung thông báo, trần 
thuật mà còn thể hiện tầm sâu suy nghĩ tư duy phân tích, tổng hợp, cách lập luận của 
người viết. Do vậy cần lựa chọn hướng triển khai nội dung, cách lập luận theo 
phong cách khoa học. 
 c-Tách đoạn, chuyển đoạn và liên kết đoạn: 
 +Khi đã triển khai nội dung của đoạn ở mức độ đầy đủ, cần thực hiện thao tác 
tách đoạn. Tách đoạn nhằm mục đích tạo cho văn bản tính mạch lạc khúc chiết về 
hình thức trình bày, làm cho từng nội dung vấn đề trở nên rõ ràng cụ thể. Khi viết 
thành văn bản cần tránh 2 xu hướng: 
 -Viết liền mạch, không tách đoạn 
 -Tách đoạn tuỳ tiện, ngầu hứng. 
 +Một số cách liên kết đoạn và chuyển đoạn: 
 -Dùng một số phương tiện liên kết ở câu giáp ranh giữa 2 đoạn 
 -Các câu mở đầu được viết theo phương thức lặp 
 -Sử dụng câu có chức năng chuyển đoạn 
 4-Sửa chữa hoàn thiện văn bản: Sau khi viết xong văn bản cần tiến hành công việc 
cuối cùng là đọc lại văn bản, kiểm tra các lỗi sai sót tiến hành sửa chữa điều chỉnh 
những chỗ cần thiết. 
 Một số lỗi thường gặp khi viết: 
 a-Lỗi trong đoạn văn: 
 +Lan man không bám sát chủ đề +Mâu thuẫn về ý 
 +Lặp lại, thiếu hụt chủ đề +Liên kết câu thiếu chặt chẽ 
 b-Lỗi trong cấu tạo văn bản: 
 +Lỗi không tách đoạn, tách đoạn tuỳ tiện ngẫu hứng 
 +Liên kết đoạn thiếu chặt chẽ. 
III-Kỹ thuật trình bày một luận văn khoa học: 
 1-Khái quát về luận văn khoa học: 
 Luận văn khoa học thường thực hiện ở giai đoạn cuối khoá học ở bậc đại học, cao 
học.Tập trung nghiên cứu khoa học về một chuyên ngành cụ thể. Phạm vi nghiên 
cứu thường là một vấn đề tương đối rộng, hoàn chỉnh 
 VD: Luận văn khoa học chuyên ngành Ngữ văn thường nghiên cứu những hiên 
tượng văn học như: Tác giả, thể loại, phong cách, thi pháp văn học. 
 2-Phương pháp tiến hành luận văn khoa học: 
 a-Các bước tiến hành luận văn: 
 +Chọn lựa đề tài nghiên cứu:Việc chọn đề tài nghiên cứu quyết định quá trình 
và hiệu quả nghiên cứu. Thông thường người nghiên cứu chọn những vấn đề mình 
tâm đắc, am hiểu sâu và có nhiều thuận lợi về tư liệu khi triển khai. Có khi là những 
vấn đề đang được đời sống quan tâm, đang tranh luận cần làm sáng tỏ. 
 +Việc đặt tên đề tài: Tên đề tài xác định rõ mục đích nghiên cứu, phạm vi giới 
hạn nội dung nghiên cứu. Tên cần cô đúc ngắn gọn nhưng hàm chữa đầy đủ thông 
tin về hướng nghiên cứu. 
 +Tìm tòi, tập hợp các tài liệu khoa học khác có liên quan đến đề tài, lập hồ sơ 
thư mục tài liệu, phân loại tài liệu theo loại hình nội dung vấn đề có liên quan. 
 +Viết đề cương nghiên cứu lần 1 và thông qua hội đồng thẩm định 
 +Sửa chữa bổ sung hoàn thiện đề cương chi tiết lần 2 và thông qua hội đồng 
thẩm định góp ý lần cuối trược khi viết. 
 +Tiến hành viết đề tài, trong quá trình viết có thể điều chỉnh bổ sung những 
phát hiện mới. 
 b-Cấu trúc một luận văn khoa học: gồm 3 phần 
 +Phần mở đầu: Mang tính chất giới thiệu khái quát về việc nghiên cứu: Mục 
đích lý do chọn đề tài, đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, hệ thống các 
phương pháp nghiên cứu. 
 +Phần nôi dung: Có thể cấu trúc dưới dạng các chương, mục tuỳ theo dung 
lượng của đề tài nhưng đều tập trung giải quyết những vấn đề sau: 
 -Trình bày lịch sử vấn đề nghiên cứu 
 -Hướng giải quyết vấn đề của đề tài: Phát hiện, kiến giải mới so với những tài 
liệu trước đó thông qua hệ thống các luận điểm khoa học 
 +Phần kết luận: Nêu ý nghĩa của đề tài, gợi mở những hướng nghiên cứu mới. 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_tieng_viet_thuc_hanh_phan_1.pdf