Tài liệu Ứng dụng Etabs trong tính toán thiết kế nhà cao tầng - Trần Anh Bình

Tóm tắt Tài liệu Ứng dụng Etabs trong tính toán thiết kế nhà cao tầng - Trần Anh Bình: ... phương X) - Tổ hợp tự động (Defaut Combo). Các tổ hợp này sẽ tự động sinh ra khi chúng ta tiến hành bài toán thiết kế thép theo tiêu chuẩn có sẵn mà Sap (Etabs) cung cấp. Số các trường hợp tổ hợp và hệ số của các trường hợp tải trọng tham gia vào tổ hợp phụ thuộc vào tiêu chuẩn thiết kế m...1 của phần tử chạy dọc theo trục trung hòa của tiết diện (hay trọng tâm của tiết diện đối với tiết diện dối xứng). Do vậy, tại giao điểm của dầm mái và cột, dầm mái sẽ bị nhô lên trên. Etabs cho phép ta chỉnh lại giao điểm này bằng chức năng Intersection Point. Chức năng này sẽ giúp người dùng...Æ Shell/Area Æ Pier Labels. - Trong hộp Pier Name : chọn tên Pier cần gán cho phần tử Line, Area. 43 KS. GV. Trần Anh Bình BM. Tin Học Xây Dựng – ĐHXD HN Chi tiết hộp thoại : - Add New Name : thêm một tên phần tử Pier mới. - Change Name : thay đổi tên phần tử Pier. - Delete Name : xó...

pdf72 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 474 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu Ứng dụng Etabs trong tính toán thiết kế nhà cao tầng - Trần Anh Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nhiệt (Temperature Load) 
(Tham khảo thêm trong quyển Sap2000.) 
 50
KS. GV. Trần Anh Bình BM. Tin Học Xây Dựng – ĐHXD HN 
CHƯƠNG 4 : PHỤ LỤC 
I. Section Designer 
1. Tổng quan 
Section Designer là chương trình chạy tích hợp vào trong Etabs. Chức năng cơ bản của 
Section Designer : 
- Định nghĩa các tiết diện bê tông cốt thép phức tạp (không đối xứng) cho Etabs. 
- Định nghĩa các tiết diện vách chịu lực (pier wall) bê tông cốt cho Etabs. 
2. Căn bản về Section Designer 
2.1. Khởi động Section Designer 
Tương ứng với hai chức năng cơ bản nói trên, ta có hai cách khởi động Section 
Designer trong Etabs : 
ƒ Section Designer For Frame Sections 
Khởi động Section Designer cho Frame Sections, ta làm theo các bước sau : 
- Chọn Define menu Æ Frame Sections trong Etabs, hộp thoại Define Frame 
Properties hiện lên. 
- Để định nghĩa thêm một tiết diện mới, nhấn vào Combo box và chọn Add SD 
Section 
- Hộp thoại SD Section Data xuất hiện. Các thông số trong hộp thoại này sẽ được đề 
cập cụ thể trong phần 2.1 
- Nhấn vào nút Section Designer trong hộp thoại SD Section Data để khởi động 
chương trình Section Designer. 
ƒ Section Designer For Wall Piers 
Để khởi động Section Designer cho Wall Piers ta làm theo các bước sau : 
- Vào Design menu Æ Shear Wall Design Æ Define Pier Sections for Checking 
trong Etabs, khi đó hộp thoại Pier Sections sẽ hiện lên. 
- Để định nghĩa mới một tiết diện ta bấm vào nút Add Pier Section, để thay đổi tiết 
diện đã có sẵn bấm vào nút Modify/Show Pier Section. 
 51
KS. GV. Trần Anh Bình BM. Tin Học Xây Dựng – ĐHXD HN 
- Hộp thoại Pier Section Dat hiện lên. Các thông số của hộp thoại nên sẽ được đề cập 
đến trong mục 2.3. 
- Bấm vào nút Section Designer trên hộp thoại Pier Section Data để khởi động 
chương trình Section Designe. 
2.2. Hộp thoại Pier Section Data 
Mục này trình bày chi tiết các thông tin trong hộp thoại Pier Section Data. 
- Section Name : Tên của tiết diện Pier 
- Base Material : vật liệu cơ sở của Pier (giống như Base Material của Frame 
Section) 
- Add Pier : thêm một Pier mới (xem phần bài tập để hiểu hơn về hai lựa chọn này). 
o Add New Pier Section : tạo mới một Pier. 
o Start from Existing Wall Pier : định nghĩa mới một Pier từ một hình dạng Pier 
có sẵn. 
- Define/Edit/Show Section Æ bấm vào nút Section Designer để bắt đầu chỉnh sửa, 
hoặc để định nghĩa mới tiết diện. 
2.3. Hộp thoại SD Section Data 
Mục này trình bày chi tiết các thông tin trong hộp thoại Pier Section Data. 
 52
KS. GV. Trần Anh Bình BM. Tin Học Xây Dựng – ĐHXD HN 
- Section Name : Tên tiết diện. 
- Base Material : vật liệu cơ sở. Số lượng loại vật liệu trong Combo Box phụ thuộc 
vào số lượng loại vật liệu ta đã khai báo trong Etabs. Việc khai báo vật liệu cơ sở 
phục vụ cho hai mục đích : 
o Xác định loại bài toán thiết kế (Thiết kế bê tông cốt thép, hay thiết kế thép). 
o Nếu tiết diện được làm từ nhiều loại vật liệu, khi tính toán các đặc trưng hình 
học và đặc trưng cơ học của tiết diện, Etabs sẽ quy đổi tất cả các loại vật liệu 
về vật liệu cơ sở và đưa ra báo cáo (report) và các đặc trưng tiết diện đó 
(Section Properties). 
- Design Type : Mục này chỉ định rõ kiểu tiết diện. 
- Concrete Column Check/Desgin : Chỉ định loại bài toán thiết kế 
o Reinforcement to be Checked : Bài toán kiểm tra (xem thêm chương thiết kế 
thép trong Sap2000). 
o Reinforcement to be Designed : Bài toán thiết kế. 
- Define/Edit/Show Section Æ bấm vào nút Section Designer để bắt đầu chỉnh sửa, 
hoặc để định nghĩa mới tiết diện. 
3. Chương trình Section Designer 
3.1. Giao diện chương trình Section Designer 
 53
KS. GV. Trần Anh Bình BM. Tin Học Xây Dựng – ĐHXD HN 
3.2. Hệ trục tọa độ 
Hệ trục tọa độ trong CSISD (CSI Section Designer) bao gồm hai trục tọa độ X và Y. 
Trục X luôn nằm ngang và Y luôn thẳng đứng, chiều dương của chúng được thể hiện như 
hình vẽ. 
ƒ Hệ trục tọa độ địa phương của Frame 
Mặc định trục 2 và 3 như hình vẽ, trục 1 tuân theo quy tắc bàn tay phải 
(hướng từ gốc tọa độ ra phía người dùng, vuông góc với mặt phẳng màn 
hình) 
Đối với hệ trục tọa độ địa phương của Frame, ta có thể xoay chúng 
quanh trục 1. 
ƒ Hệ trục tọa độ địa phương của Pier 
Hệ trục tọa độ địa phương của Pier như hình vẽ. 
Không giống như hệ trục tọa độ địa phương của frame, hệ trục tọa 
độ địa phương của Pier không thể xoay đc. 
Hệ trục tọa độ địa phương của Pier trong Etabs được đề cập đến 
trong chương  
3.3. Tiết diện và hình dạng (Sections and Shapes) 
Chúng ta cần phân biệt hai khái niệm section và shape trong Section 
Designer. Một Section không chỉ có thể chứa một shape mà nó còn có thể 
chứa nhiều shape. 
ƒ Tiết diện (Section) 
Section là một tiết diện trọn vẹn được định nghĩa trong Section Designer. 
Hệ trục tọa độ địa phương của section được ký hiện là trục 2 và 3. Gốc của tọa độ địa 
phương là trọng tâm của tiết diện. 
 54
KS. GV. Trần Anh Bình BM. Tin Học Xây Dựng – ĐHXD HN 
ƒ Hình dạng (Shape) 
Hình dạng hình học (geometric shapes) giúp ta thiết kế 
tiết diện một cách nhanh chóng. Section Designer cung cấp rất 
nhiều shape có sẵn 
- Draw menu Æ Draw Structural Shape : Dùng để vẽ 
các hình dạng kết cấu như hình dạng chữ I/wide 
flange, channel, tee, angle, double angle, box/tube, 
pipe và plate. 
- Draw menu > Draw Solid Shape: Dùng để vẽ bốn 
hình dạng đặc là rectangle, circle, circular segment 
and circular sector. 
- Draw menu > Draw Poly Shape : Cho phép người 
dùng vẽ một hình đa giác một cách tùy ý. 
 Với mối Shape ta có thể hiệu chỉnh thuộc tính của 
chúng bằng cách nhấn phải chuột. 
- Material : hiệu chỉnh vật liệu. Mỗi một Shape chỉ 
được làm từ một loại vật liệu. Số lượng loại vật liệu 
có thể gán cho Shape tùy thuộc vào số lượng loại vật 
liệu mà ta khai báo trong Etabs. 
- Dimensions and Location (Kích thước và vị trí) 
o Vị trí – tọa độ tâm (X,Y Center). 
o Kích thước – chiều rộng và chiều cao (Height, 
Width). 
o Một số thuộc tính khác tùy thuộc vào hình dạng 
shape. 
o Góc quay (Rotation). 
- Màu của shape (color) 
- Nếu vật liệ là bê tông, ta có thêm mục Reinforcing, 
Combo box này cho phép người dùng định nghĩa cốt 
thép gia cường cho shape. 
o Bar Cover - lớp bảo vệ cốt thép, chính là Clear 
Cover (xem phần cốt thép gia cường). 
o Bar Size - kích thước cốt thép. 
o Corner Point Reinforcement - thép gia cường ở góc. 
Một trong các chức năng khá đặc biệt của Shape là ta có thể hiệu chỉnh kích thước một 
cách trực tiếp trên hình vẽ thông qua các Grip bằng chức năng Reshape 
- Chức năng Reshape : Draw menu Æ Reshape Mode 
 55
KS. GV. Trần Anh Bình BM. Tin Học Xây Dựng – ĐHXD HN 
- Grip : 
3.4. Cốt thép gia cường 
ƒ Khai báo đường kính cốt thép 
Etabs cung cấp các loại đường kính cốt thép theo tiêu chuẩn nước ngoài, do vậy sẽ thiếu 
một số đường kính nếu ta dùng tiêu chuẩn Việt Nam. Tuy nhiên, ta có thể thêm loại thép vào 
bằng cách vào Etabs, chọn Options menu Æ Preferences ÆReinforcement Bar Sizes. 
- Bar ID – ký hiệu thép, ví dụ 26d là ∅26 
- Bar Area – diện tích thép. 
- Bar Diameter – đường kính cốt thép. 
ƒ Cốt thép gia cường 
 56
KS. GV. Trần Anh Bình BM. Tin Học Xây Dựng – ĐHXD HN 
Phân loại 
- Loại bám dính cùng với Shape (hình a). Loại này được tự động tạo ra khi tai khai 
báo reinforcement trong thuộc tính của shape. 
- Thép gia cường thêm tại một vị trí bất kỳ. 
- Thép dải đều trên một đường thẳng (Line Pattern) dọc theo các đường biên của 
shape (Edges) (hình b). 
- Thép tại các góc (coner bar) (hình c) 
- Thép gia cường trên Line Pattern dọc theo các đường biên của shape (hình d). 
Chúng ta có hai loại Line Pattern như sau 
: 
- Thép gia cường tại góc và thép gia dọc theo đường biên 
của shape. Clear Cover là lớp bảo vệ thực của thép. 
3.5. Phương pháp vẽ 
Chúng ta có thể vẽ riêng từng Shape, sau đó vẽ các đường Line 
Pattern, hoặc ta có thể vẽ Shape sau đó chọn Reinforcement cho 
chúng. 
Muốn hiện chỉnh hình dạng hoặc vị trí của các đối tượng, 
chúng ta phải nhấn vào biểu tượng ReShape tên Toolbars hoặc vào vào Draw 
menuÆReShape Mode 
Để kết thúc việc thiết kế tiết diện, các bạn nhân vào nút Done ở phía bên dưới phải của 
cửa sổ chương trình. 
 57
KS. GV. Trần Anh Bình BM. Tin Học Xây Dựng – ĐHXD HN 
4. Section Properties 
ƒ Mục đích của Section Properties 
Các thông số tiết diện chúng ta có thể tìm thấy trong Display menu Æ Show Section 
Properties. Chức năng của lệnh này : 
- Hiển thị các đặc trưng tiết diện. 
- Cho phép ta xem (không sửa được) vật liệu cơ sở của tiết diện (Base Material) 
- Đối với Frame, nó cho phép ta thay đổi được hệ trục tọa độ địa phương của tiết 
diện. 
ƒ Thông số thiết diện 
Công thức tính sự quy đổi tiết 
diện 
Trong đó 
 58
- ASection – diện tích quy đổi (đơn vị dài bình 
phương). 
- AShape – diện tích thực của các shape trong section 
(không bao gồm cốt thép gia cường), đơn vị chiều 
dài bình phương). 
- EBase – modul đàn hồi của vật liệu cơ sở (lực/chiều 
dài bình phương). 
- EShape – modul đàn hồi của vật liệu tạo nên shape 
(lực/chiều dài bình phương). 
- n – số lượng shape trong một section. 
Chú ý : diện tích thép gia cường (reinforcing) không 
được kể đến trong quá trình tính toán Secion Properties. 
Section Properties chỉ được tính toán dựa trên thông số hình 
học của tất cả các shape có mặt trong section và vật liệu làm 
lên chúng. 
- A : diện tích của tiết diện (ASection). 
- J : Moment chống xoắn (đơn vị chiều dài mũ 4). 
- I33 : Moment quán tính quanh trục 3 (đơn vị chiều dài mũ 4). 
- I22 : Moment quán tính quanh trục 2 (đơn vị chiều dài mũ 4). 
- I23 : Moment quán tính, công thức như trên (đơn vị chiều dài mũ 4). 
- As2 : diện tích chống cắt song song với trục 2 (đơn vị chiều dài mũ 2). 
- As2 : diện tích chống cắt song song với trục 3 (đơn vị chiều dài mũ 2). 
KS. GV. Trần Anh Bình BM. Tin Học Xây Dựng – ĐHXD HN 
- S33(+face): Section modulus about the 3-axis at extreme fiber of the section in the 
positive 2-axis direction, length3. 
- S22(+face): Section modulus about the 2-axis at extreme fiber of the section in the 
positive 3-axis direction, length3. 
- S33(-face): Section modulus about the 3-axis at extreme fiber of the section in the 
negative 2-axis direction, length3. 
- S22(-face): Section modulus about the 2-axis at extreme fiber of the section in the 
negative 3-axis direction, length3. 
- r33 : Bán kính quán tính quanh trục 3 (đơn vị chiều dài). 
- R22 : Bán kính quán tính quanh trục 2 (đơn vị chiều dài). 
- Xcg, Ycg : tọa độ của trong tâm tiết diện (Center Gravity) trong hệ tọa độ XOY. 
5. Ví dụ 
Tạo một tiết diện cột C100x100 bằng bê tông mác 300. Cốt cứng hình chữ I kích thước 
là 0.8 x 0.6 x 0.05, cốt mềm là thép AII. 
Để bật chương trình Section Designer. Ta vào menu Define Æ Define Frame Section 
ÆSD Section Data. Điền các thông số cho cột như dưới đây : 
Bạn vào menu Draw Æ Draw Solid Shape Æ Rectangle, kích vào gốc tọa độ XOY. 
Kích phải chuột vào tiết diện hình vuông, chỉnh các thông số như trong hộp thoại Shape 
Properties – Solid. 
 59
KS. GV. Trần Anh Bình BM. Tin Học Xây Dựng – ĐHXD HN 
Sau đó vào menu Draw Æ Draw Structural Shape Æ I/Wide Flange, kích vào gốc tọa 
độ XOY. Kích phải chuột vào tiết diện hình chữ I, chỉnh các thông số như trong hộp thoại 
Shape Properties – I/Wide Flange. 
Sau khi hiệu chỉnh xong, tiết diện được vẽ có dạng như sau. 
 60
KS. GV. Trần Anh Bình BM. Tin Học Xây Dựng – ĐHXD HN 
Bấm phải chuột vào bất kỳ thanh thép trên cạnh của hình vuông (không bấm vào thép ở 
góc), hộp thoại Edge Reinforcing hiện lên, chỉnh các thông số như hình dưới. 
Bấm phải chuột vào bất kỳ thanh thép ở góc, hộp thoại Cornet Point Reinforcing hiện 
lên, chỉnh các thông số như hình dưới. 
Vào Menu Display Æ Show Section Properties. Chúng ta có bảng thông số tiết diện như 
hình dưới. Đóng Section Designer và nhấn nút OK để kết thúc việc định nghĩa khai báo tiết 
diện. 
 61
KS. GV. Trần Anh Bình BM. Tin Học Xây Dựng – ĐHXD HN 
Tiết diện cột vừa khai báo có hình dạng như hình trên. 
II. Lưới (Grid) 
 62
KS. GV. Trần Anh Bình BM. Tin Học Xây Dựng – ĐHXD HN 
1. Hộp thoại Building Plan Grid System and Story Data Definition 
Grid Dimensions (Plan) : các thông số của lưới trên mặt bằng 
- Uniform Grid Spacing : Lưới có khoảng cách giữa các đường lưới đều nhau 
- Number Lines in X Direction : số lượng đường lưới theo phương X 
- Number Lines in Y Direction : số lượng đường lưới theo phươngY 
- Spacing in X Direction : khoảng cách giữa các đường lưới theo phương X 
- Spacing in Y Direction : khoảng cách giữa các đường lưới theo phương Y 
Story Dimensions 
- Simple Story Data : Dữ liệu cho từng tầng 
- Number Stories : số tầng 
- Typical Story Height : chiều cao tầng điển hình 
- Bottom Story Height : chiều cao tầng trệt 
2. Hộp thoại Grid Labeling Options 
 63
KS. GV. Trần Anh Bình BM. Tin Học Xây Dựng – ĐHXD HN 
- Beginning X,Y ID : tên trục bắt đầu theo phương X,Y 
- Label Left to Right : tên trục được đánh số từ trái sang phải theo phương X. 
- Label Bottom to Top : tên trục được đánh số từ dưới lên trên theo phương Y. 
3. Hộp thoại Define Grid Data 
- X,Y Grid Data : lưới theo phương X,Y 
- Grid ID : tên trục 
- Ordinate : tọa độ của lưới 
- Line Type : Loại đường trục 
o Primary : lưới chính 
o Secondary : lưới phụ 
o Lưới chính sẽ có tên lưới. Trái lại, lưới phụ sẽ không có tên lưới. Để chuyển 
qua lại dưới lưới chính và lưới phụ, ta chỉ việc nhấp đúp chuột vào chữ 
Primary(Secondary) của lưới đó. 
- Visibility : điều khiển sự ẩn hiện của lưới : 
o Show : hiện lưới 
o Hide : ẩn lưới 
o Để chuyển qua lại giữa Show và Hide ta nhấn đúp chuột vào chữ show( hide) 
của lưới đó 
- Bubble Loc (Bubble Location) : điều khiển vị trí tên lưới 
o Top / Bottom : trên/dưới 
o Left/Right : trái/phải 
o Để chuyển qua lại giữa Top/Bottom và Left/Right ta nhấn đúp chuột vào chữ 
Top/Bottom và Left/Right của lưới đó 
- Grid Color : điều khiển màu của lưới 
- Units : đơn vị 
- Display grids as : hiển thị grid dưới dạng 
o Ordinates : tọa độ của các lưới 
o Spacing : khoảng cách giữa các đường luới 
- Hide All Grid Lines : ẩn tất cả các đường lưới 
- Glue to Grid Lines : các điểm trên lưới sẽ được bán dính lấy lưới. Có nghĩa là khi 
ta hiệu chỉnh lưới thì tất cả các điểm nằm trên lưới sẽ được dịch chuyển cùng với 
lưới. 
- Bubble Size : kích thước của text ghi tên lưới. 
 64
KS. GV. Trần Anh Bình BM. Tin Học Xây Dựng – ĐHXD HN 
4. Hộp thoại Story Data 
- Label : tên của tầng 
- Height : chiêu cao tầng 
- Elevation : cao độ của tầng 
- Master Story : tầng chính 
- Similar To : khai báo tầng sẽ tương tự như 
 65
KS. GV. Trần Anh Bình BM. Tin Học Xây Dựng – ĐHXD HN 
III. Tải trọng (Load) 
1. Wind Load 
Mục này xin giới thiệu một số tính năng nhập tải thông qua kiểu tải trọng là tải gió 
(Wind Load). 
Vào Define menu Æ Static Load Cases. Khai báo các thông số như trong bảng Define 
Static Load Case Names như dưới đây (Type – wind, Auto Lateral Load – User Defined). 
 66
KS. GV. Trần Anh Bình BM. Tin Học Xây Dựng – ĐHXD HN 
Sau khi đã Add New Load, nhấn vào nút Modify Lateral Load. 
FX, FY, MZ là lực đặt vào Diaphram. Các tải trọng này tác động vào diaphragm tại tọa 
độ là X-Ord và Y-Ord. 
Ví dụ, khi bạn muốn nhập tải gió động hoặc động đất, bạn tìm tọa độ tâm khối lượng và 
nhập vào X-Ord và Y-Ord, tải trọng theo phương X thì nhập vào FX, tải trọng theo phương Y 
thì nhập vào FY. 
 67
KS. GV. Trần Anh Bình BM. Tin Học Xây Dựng – ĐHXD HN 
Phương pháp này sử dụng cách nhập tải vào Diaphram nên nhất thiết bạn phải khai báo 
diaphragm cho các tầng. 
2. Quake Lad 
Mục này xin giới thiệu một số tính năng nhập tải thông qua kiểu tải trọng là tải gió 
(Wind Load). 
Vào Define menu Æ Static Load Cases. Khai báo các thông số như trong bảng Define 
Static Load Case Names như dưới đây (Type – Quake, Auto Lateral Load – User Loads). 
Sau khi đã Add New Load, nhấn vào nút Modify Lateral Load. 
 68
KS. GV. Trần Anh Bình BM. Tin Học Xây Dựng – ĐHXD HN 
FX, FY, MZ là lực đặt vào Diaphram. Các tải trọng này tác động vào diaphragm tại tọa 
độ là x và y. 
Ví dụ, khi bạn muốn nhập tải gió động hoặc động đất, bạn tìm tọa độ tâm khối lượng và 
nhập vào x và y, tải trọng theo phương X thì nhập vào FX, tải trọng theo phương Y thì nhập 
vào FY. 
Phương pháp này sử dụng cách nhập tải vào Diaphram nên nhất thiết bạn phải khai báo 
diaphragm cho các tầng. 
Ngoài ra, đối với loại tải trọng này, ta có thêm lựa chọn nhập vào tâm khối lượng của 
Diaphram (Apply at Center of Mass). 
Phương pháp này sử dụng cách nhập tải vào Diaphram nên nhất thiết bạn phải khai báo 
diaphragm cho các tầng. 
ƒ Chú ý 
Khi bạn khai báo tải trọng, bạn có khai báo loại tải trọng (Type) là Dead, Live, Wind, 
việc khai báo này chỉ có ý nghĩa khi bạn sử dụng chức năng tổ hợp tải trọng tự động (Define 
Æ Add Defaut Design Combo). Khi sử dụng chức năng Add Defaut Design Combo, Etabs sẽ 
dựa vào tiêu chuẩn thiết kế (Options Æ PreferencesÆConcrete Frame Design) và các loại tải 
trọng (Dead, Live,) mà bạn khai báo để tự sinh ra các tổ hợp tải trọng. 
Còn nếu bạn tự khai báo các tổ hợp tải trọng (không sử dụng chức năng Add Defaut 
Design Combo) thì việc khai báo loại tải trọng không có ý nghĩa gì. Do vậy bạn có thể tận 
dụng các chức năng nhạp tải trọng vào Diaphram nói trên để nhập các loại tải trong khác theo 
mong muốn của bạn. 
 69
KS. GV. Trần Anh Bình BM. Tin Học Xây Dựng – ĐHXD HN 
 70
KS. GV. Trần Anh Bình BM. Tin Học Xây Dựng – ĐHXD HN 
PHẦN III : CÁC BÀI TẬP THỰC HÀNH 
I. Phương pháp chung : 
1. Xác định đơn vị tính 
Xác định đơn vị tính. Khuyến cáo nên sử dụng đơn vị là Ton - m 
2. Xây dựng hệ lưới 
Sử dụng 2 phương pháp sau : 
- Tự tạo hê lưới 
- Nhập hệ lưới từ CAD 
3. Định nghĩa vật liệu 
Xác định tiêu chuẩn thiết kế 
- Theo tiêu chuẩn Việt Nam 
- Theo tiêu chuẩn nước ngoài (BS, ACI,) 
4. Định nghĩa tiết diện 
Các phương pháp 
- Từ thư viện mấu 
- Nhập từ catalog lấy từ file *.Pro 
Tuân thủ các quy tắc về đặt tên tiết diện. 
5. Xây dựng mô hình hình học 
- Vẽ mô hình dựa trên các công cụ vẽ có sẵn 
- Nhập mô hình từ AutoCAD 
6. Gán tiết diện 
7. Gán điều kiện biên 
- Liên kết Restrain 
- Liên kết Constrain 
- Các chuyển vị cưỡng bức 
- Các liên kết tại giao điểm của các phần tức (insertion, Release ,) 
8. Định nghĩa các trường hợp tải trọng, tổ hợp tải trọng 
9. Gán tải trọng 
Gán tải trọng cho từng phần tử của các từng trường hợp tải trọng. 
10. Định nghĩa các thông số khác 
- Các thong số liên quan đến tính chu kỳ giao động riêng của công trình 
- Các thông số cho bài toán thiết kế 
11. Thực hiện phân tích 
Kiểm tra lại mô hình 
- Kiểm tra lại sơ đồ hình học 
- Kiểm tra lại sơ đồ tải trọng 
- Chạy check model 
 71
KS. GV. Trần Anh Bình BM. Tin Học Xây Dựng – ĐHXD HN 
 72
Thực hiện chạy chương trình và lấy các thông số cần thiết 
- Lấy các chu kỳ giao động ứng với từng dạng dao động theo 2 phương 
- Lấy khối lượng riêng của từng tầng 
- Thực hiện quá trình tính toán các tải trọng động (gió động va động đất) theo 2 
phương dựa trên các kết quả vừa lấy đc ở trên (tính tay, Etabs không hỗ trợ) 
12. Nhập các tải trọng động cho công trình 
- Nhập tải trọng động đất 
- Nhập trải trọng gió động 
13. Thực hiện lại quá trình phân tích kết cấu và lấy các thông tin cần 
thiết 
- Chạy lại bài toán để có được nội lực và chuyển vị của công trình 
- Xuất nội lực ra file Excel để tính toán theo tiêu chuẩn Việt Nam nếu cần. 
- Thực hiện quá trình lấy phản lực quy đổi để tính toán đài dưới thang máy. 
14. Thực hiện bài toán thiết kế 
Etabs chỉ cung cấp lời giải cho bài toán thiết kế theo tiêu chuẩn nước ngoài (BS, 
ACI,.). Không có tiêu chuẩn Việt Nam 
- Thực hiện bài toán thiết kế thép cho phần tử frame. 
- Thực hiện bài toán thiết kế hoặc kiểm tra vách. 
15. Kiểm tra lại kết quả tính toán thiết kế 
Khuyến cáo : người dung nên kiểm tra lại kết quả tính toán bằng Etabs so với kết quả 
tính tay. 
Bài tập 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_ung_dung_etabs_trong_tinh_toan_thiet_ke_nha_cao_tan.pdf
Ebook liên quan