Tài liệu Y học cổ truyền 2010 (Phần 1)

Tóm tắt Tài liệu Y học cổ truyền 2010 (Phần 1): ...c sau: a- Do Tà Khí: · Châm huyệt Tỉnh của kinh bệnh và kinh có quan hệ Biểu L{ (Phía đối (nghịch) với bên bệnh - tức là theo Mậu Thích). · Châm huyệt Du của kinh bệnh và kinh có quan hệ Biểu L{ (ở phía bên bệnh). b-Do Nội Nhân: · Huyệt Khích của kinh bệnh. · Huyệt Bổ của kinh bệnh. ...ực nhiệt: bụng đầy trướng. Không mửa. Không đi cầu. Suyễn cấp. - Chứng trạng hạ tiêu quan hệ chặt chẽ với Can, Thận, Đại tiểu tràng. . Hư hàn: đại tiện lỏng không dứt.Tiểu tiện trong dài, hoặc són đái. Bụng đầy, phù nề. . Thực nhiệt: đại tiểu tiện không thông. Đi ngoài ra máu. II. NHỮNG ...hưng dễ than phiền về tê nặng các chi. - Thường hay kèm tăng Cholesterol máu. Mạch hoạt. V- CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ: Như trên đã trình bày, TBMMN biểu hiện trên lâm sàng dưới nhiều thể lâm sàng khác nhau (từ những triệu chứng không đặc hiệu như hoa mắt, chóng mặt, cảm giác tê ở một phần cơ t...

pdf1717 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 175 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu Y học cổ truyền 2010 (Phần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(Họ Thầu dầu, Eupliorbiaceae). Thường dùng cành lá và rễ. Lá 
hình bầu dục nHọn đầu, mặt trên xanh sẫm có chấm lốm đốm, mặt dưới bạc, ít rễ 
con, ít đắng so với rễ Khổ sâm bắc. 
Tính vị: vị rất đắng, tính hàn. 
Quy kinh: : vào kinh Tâm, Tz và Thận. 
Tác dụng: táo thấp, thanh nhiệt. 
Chủ trị: trị sên lãi, tiêu hoá kém, bụng tích đau, bí đại tiện, kiết lỵ, xuất huyết ở 
ruột. 
. Vàng da do thấp - nhiệt: Dùng Khổ sâm với Hoàng bá, Chi tử, Long đởm thảo và 
Nhân trần cao. 
. Tiêu chảy và lỵ do thấp nhiệt: Dùng Kkhổ sâm với Mộc hương và Cam thảo. 
. Khí hư do thấp nhiệt và nấm sinh dục: Dùng Khổ sâm với Hoàng bá, Xà xàng tử 
và Long đởm thảo. 
- Các bệnh về da gồm ngứa, ghẻ và chốc lở: Dùng Khổ sâm (dùng trong hoặc 
ngoài) có thể dùng phối hợp với Đương qui, Bạch tiên bì, Địa phu tử và Xích 
thược. 
- Tiểu buốt do thấp nhiệt: Dùng Khổ sâm với Bồ công anh và Thạch vi. 
Liều dùng: Khổ sâm bắc: Ngày dùng 4 - 8g. Khổ sâm nam: Ngày dùng 6 - 12g (rễ 
lá). 
Cách Bào chế: 
Theo Trung Y: Mới hái về, ngâm nước vo gạo nếp một đêm, rửa sạch, đồ trong 2 
giờ lấy ra thái lát, phơi khô (thường dùng). 
Theo kinh nghiệm Việt Nam: 
- Mới đào rễ về, rửa sạch đất cát, thái nhỏ, phơi khô. 
- Lá dùng tươi hoặc khô, sắc uống hoặc tán bột. 
Bảo quản: dễ mốc mọt nên cần để nơi khô, ráo, kín. 
Chú ý: không dùng chung với Lê lô. 
Kiêng ky: Không dùng vị thuốc này trong các trường hợpTz Vị hư mà không thấp, 
Tz Vị hư hàn, Can Thận hư mà không nhiệt. 
 Khương hoàng 
Tên thuốc: Rhizoma Curcumae longae 
Tên khoa học: Curcuma longa L. 
Tên thông thường: Củ Nghệ vàng 
Bộ phận dùng: Củ. 
Tính vị: Vị cay, đắng, tính ấm. 
Quy kinh: Vào kinh Can, tz 
Tác dụng: Hành khí hoạt huyết. Thúc đẩy kinh nguyệt và giảm đau. 
Chủ trị: Trị cánh tay đau, t ngã bị tổn thương. 
- Khí huyết ngưng trệ biểu hiện đau ngực, bế kinh và đau bụng: Khương hoàng 
hợp với Ðương qui, Uất kim, Hương phụ và Diên hồ sách. 
- Chứng phong thấp ứ trệ biểu hiện cổ cứng, đau vai gáy và giảm cử động 
chi: Khương hoàng hợp với Khương hoạt và Ðương qui. 
Bào chế: Đào củ vào mùa thu hoặc mùa đông. Sau khi cạo vỏ và bỏ những củ xơ, 
củ được rửa sạch, đồ chín, phơi nắng cho khô và thái miếng. 
Liều dùng: 5-10g 
 Khương hoạt 
Tên thuốc: Rhizoma seu Radix Notopterygii. 
Tên khoa học: Rhizoma Notopterygii 
Họ Hoa Tán (Umbelliferae) 
 Bộ phận dùng: rễ. Độc hoạt trồng ở Tây Phương nên gọi là Khương hoạt. Có tài 
liệu nói rễ cái là Độc hoạt, rễ con là Khương hoạt. Rễ Khương hoạt có đầu mấu 
cứng như đầu con tằm, to, khô, thịt nâu, đậm, xốp nhẹ, không mốc mọt, thơm 
mát là tốt. 
Tính vị: vị đắng, cay, tính ôn. 
Quy kinh: vào kinh Bàng quang, Can và Thận. 
Tác dụng: Khương hoạt tính táo và tán, Độc hoạt tính đi khắp cơ thể. 
Khương hoạt trị phần trên, Độc hoạt trị phần dưới cho nên người xưa trị phong 
phần nhiều dùng Độc hoạt, trị thuỷ thüng thì dùng Khương hoạt. 
Chủ trị: trị trúng phong đau đầu, phong thấp, phù thüng, vết thương đâm ch m, 
phụ nữ bị sán hà (đau bụng dưới rạn xuống âm môn, bụng tích huyết thành khối). 
- Hội chứng phong hàn biểu biểu hiện: nghiến răng, sốt, đau đầu và đau nặng toàn 
thân: Dùng Khương hoạt với Phòng phong, Bạch chỉ và Thương truật. 
- Hội chứng phong hàn thấp biểu hiện: đau khớp, đau vai và lưng trên: Dùng 
Khương hoạt với Phòng phong và Khương hoàng. 
Liều dùng: Ngày dùng 4 - 12g. 
Cách Bào chế: 
Theo Trung Y: Cắt bỏ đầu, cạo vỏ, rửa sạch, sấy khô dùng 
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, để thật ráo, thái mỏng, phơi râm. Không 
có tẩm sao. 
Bảo quản: tránh nóng, để nơi khô ráo, đậy kín. 
Ghi chú: 
Có người dùng dây và rễ Trầu để thay thế Khương hoạt là không đúng. 
Kiêng ky: huyết hư mà không có phong hàn, thực tà thì không nên dùng. 
Không dùng vị thuốc này khi bị khớp do thiếu máu và đau đầu do âm suy. 
 Kim anh tử 
Tên thuốc: Fructus rosae Lacvigatae. 
Tên khoa học: Rosa Laevigata Michx 
Họ Hoa Hồng (Rosaceae) 
 Bộ phận dùng: quả. Quả to, cùi dày, gần ương ương (hơi vàng), khô là tốt. 
Tính vị: hơi ngọt, chua chát. 
Quy kinh: vào kinh Thận, Tz và Phế. 
Tác dụng: sáp tinh, cố trường, bổ Thận. 
Chủ trị: di tinh, tiểu són, Tz hư tiết tả. 
- Thận hư biểu hiện như xuất tinh, đái dầm ban đêm hoặc bạch đới ra nhiều: Dùng 
Kim anh tử với Khiếm thực và Thỏ ti tử. 
- Tiêu chảy mạn tính do Tz hư: Dùng Kim anh tử với Đảng sâm, Bạch truật và Sơn 
dược. 
Liều dùng: Ngày dùng 4 - 12g. 
Cách Bào chế: 
Theo Trung Y: Bỏ hạt cứng và bỏ. hết lòng trắng, hoặc cho vào túi vải rồi cho 
vào thuốc thang cùng sắc. Có thể làm cao kim anh hoặc tán bột. 
Theo kinh nghiệm Việt Nam: 
- Bổ đôi, bỏ vào trong túi vải, xóc, chà cho hết gai, rửa sạch nhanh. Dùng cái nạo 
nạo kỹ cho hết hột và lông trong ruột, sấy khô. 
- Sau khi sấy khô, tán bột để làm hoàn tán. 
- Nấu cao Kim anh (1ml: 10g) (không phải bỏ hột, lông cần lọc kỹ); bảo quản bằng 
rượu. 
Bảo quản: để nơi khô ráo, thoáng gió. 
Kiêng ky: bệnh mới phát sốt, táo kết không nên dùng. 
Không dùng Kim anh tử cho các trường hợp hoả thái quá. 
 Kim ngân hoa 
Tên thuốc: Flos Lonicerae. 
Tên khoa học: Lonicera japonica Thunb. 
Họ Cơm Cháy (Caprifoliaceae) 
 Bộ phận dùng: hoa mới chớm nở. Lá và dây ít dùng. 
Hoa chùm trắng vàng xen nhau, mềm, không tạp chất, đài có lông nhỏ là tốt. Thứ 
hoa đơn sắc vàng thâm, đoá hoa nhỏ, cứng là xấu. 
Tính vị: vị ngọt, tính hàn. 
Quy kinh: vào kinh Phế, vị, Tâm và Tz. 
Tác dụng: thuốc thanh nhiệt, giải độc. 
Chủ trị: trị sang lở, mụn nHọt, tả ly, phong thấp, trị ho do Phế nhiệt. 
. Cảm phong nhiệt ở phần vệ và khí biểu hiện như sốt, khát phong và hàn nghịch 
và đau Họng: Dùng Kim ngân hoa với Liên kiều và Ngưu bàng tử. 
. Cảm phong nhiệt ở phần khí biểu hiện như sốt cao, rất khát, mạch Phù, Thực: 
Dùng Kim ngân hoa với Thạch cao, Tri mẫu. 
. Cảm phong nhiệt ở phần huyết và phần doanh biểu hiện như lưỡi không có thần 
sắc (nhợt nhạt) lưỡi khô, lưỡi đỏ sẫm, hồi hộp và mất ngủ: Dùng Kim ngân hoa 
phối hợp với Mẫu đơn bì và Sinh địa. 
- NHọt và nHọt độc: Dùng Kim ngân hoa hoặc phối hợp với Bồ công anh, Cúc hoa 
và Liên kiều. 
- Tiêu chảy do nhiệt độc: Dùng Kim ngân hoa với Hoàng liên và Bạch đầu ông. 
Liều dùng: Tươi: Ngày dùng 20 - 50g. Khô và ngâm rượu: Ngày dùng 12 - 16g. 
Cách Bào chế: 
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Hoa tươi: giã nát vắt nước đun sôi uống. 
- Hoa khô: sắc uống hoặc sấy nhẹ lửa cho khô, tán bột (thường dùng). 
- Hoa tươi hoặc khô đều có thể ngâm với rượu đế 1/5 để uống. 
Bảo quản: dễ hút ẩm, mốc, biến màu, mất hương vị. Để nơi khô ráo, tránh ẩm, 
đựng trong thùng có lót vôi sống. 
Kiêng ky: Tz Vị hư hàn không thực nhiệt thì không nên dùng. 
 Kim tiền thảo 
Tên thuốc: Herba Lysimachiae Herba Desmodii. 
 Tên khoa học: Lysimachia christinae Hance (primulaceae). 
 Bộ phận dùng: toàn bộ cây. 
 Tính vị: vị ngọt hoặc không vị, tính ôn. 
 Qui kinh: Vào Đởm, Thận và Bàng quang. 
Tác dụng: Lợi niệu, chữa đi tiểu bất thường, hoá thấp và giảm vàng da. 
Chủ trị: Trị sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi mật. 
- Thấp nhiệt ở bàng quang biểu hiện như nước tiểu nóng, sỏi tiết niệu, đi tiểu đau, 
hay đi tiểu, đau bụng và sỏi mật: Dùng Kim tiền thảo với Hải kim sa và Kê nội kim 
trong bài Tam Kim Thang. 
- Vàng da do thấp nhiệt: Dùng Kim tiền thảo với Nhân trần cao và Chi tử. 
Bào chế: Thu hái vào mùa hè hoặc thu, rửa sạch và phơi nắng. 
 Liều dùng: 30-60g. 
 Kinh giới 
Tên thuốc: Herba seu Flos Schizonepetae 
Tên khoa học: Schizonepeta tennifolia Briq. 
Họ Hoa Môi (Labiatae) 
 Bộ phận dùng: cành lá và bông (Kinh giới tuệ). 
Có nhiều bông, mùi thơm đặc biệt, khô, không ẩm mới là tốt. 
Được thứ để lâu ngày vẫn còn hương thơm càng tốt. 
Tính vị: vị cay, tính ôn. 
Quy kinh: vào phần khí của Can kinh, kiêm vào kinh đởm và vị. 
Tác dụng: phát biểu, trừ phong, thanh nhiệt, thông huyết mạch. 
Chủ trị: trị cảm sốt, cảm cúm, trị bệnh sởi (dùng sống), hạ ứ huyết, chỉ huyết (sao 
cháy). 
· Cảm phong hàn biểu hiện đau đầu, ớn lạnh, sốt không có mồ hô: Kinh giới hợp 
với Phòng phong và Khương hoạt. 
· Cảm phong nhiệt biểu hiện sốt, đau đầu, đau Họng, ra mồ hôi ít hoặc không ra 
mồ hôi: Kinh giới hợp với Liên kiều, Bạc hà và Cát cánh trong bài Ngân Kiều Tán 
· Sởi và phát ban trên da kèm theo ngứa. Kinh giới hợp với Bạc hà, Thuyền thoái 
và Ngưu bàng tử để thúc cho ban mọc và giảm ngứa. 
· Các bệnh chảy máu, như chảy máu cam, tiêu ra máu và tiểu ra máu: Kinh giới 
hợp với các thuốc khác để cầm máu. 
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g. 
Cách Bào chế: Rửa qua cho sạch, phơi khô, thái ngắn 2 - 3cm (dùng sống). 
Có thể sao qua cho bớt thơm cay, hoặc sao cháy. 
Bảo quản: đậy kín để nơi khô ráo, tránh nóng. 
Kiêng ky: không có ngoại cảm phong hàn thì không nên dùng. 
Có tài liệu cjo rằng dùng Kinh giới không nên ăn cá Diếc. 
DƯỢC VỊ VẦN L 
La bố ma 
Tên thuốc: Folium Apocyni veneti. 
 Tên khoa học: Apocynum venetum L. 
 Bộ phận dùng: Lá hoặc toàn bộ cây. 
Tính vị: không vị, se, tính hơi hàn. 
 Qui kinh: Vào kinh Can. 
Tác dụng: Nhu Can và thanh nhiệt, lợi tiểu. 
Chủ trị: 
- Can dương vượng: đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, kích thích và mất ngủ: Dùng La 
bố ma với Hạ khô thảo, Câu đằng và Cúc hoa. Có thể dùng riêng La bố ma sắc 
uống thay nước trà. 
- Nước tiểu ít và phù: Dùng La bố ma hoặc phối hợp với các dược liệu lợi tiểu 
khác. 
Chế biến: Thu hái vào mùa hè, phơi nắng và cắt thành đoạn. 
 Liều dùng: 3-10g. 
 Lạc thạch đằng 
Tên thuốc: Calilis trachelospermi. 
 Tên khoa học: Tranchelospermun jasminoides (Lindl). Lem. 
 Bộ phận dùng: cành ra lá. 
Tính vị: vị đắng, tính hơi hàn. 
 Qui kinh: Vào kinh Tâm và Can. 
Tác dụng: trừ phong thấp, làm mát máu, và giảm sưng nề. 
Chủ trị: 
- Phong thấp ngưng trệ biểu hiện như đau viêm khớp, co thắt các cơ và co rút 
gân: Dùng Lạc thạch đằng với Ngü gia bì và Ngưu tất. 
- Ðau, áp xe Họng: Dùng Lạc thạch đằng với Qua lâu, Nhü hương và Một dược 
 Bào chế: Thu hái vào mùa đông hoặc xuân, rửa sạch, phơi nắng và cắt thành đoạn 
nhỏ. Cành sống có thể hầm với rượu vang. 
Liều dùng: 6-15g. 
 Lai phục tử 
Tên thuốc: Semen Raphani 
Tên khoa học: Raphanus sativus L. 
Tên thông thường: Hạt Củ cải 
Bộ phận dùng: hạt chín. 
Tính vị: Vị Cay, ngọt, tính bình 
Quy kinh: Vào kinh Tz, Vị, Phế 
Tác dụng: Tiêu thực, Giáng khí trừ đờm 
Chủ trị: 
· Chứng thực tích biểu hiện đầy trướng bụng và vùng thượng vị, ợ chua, đau bụng, 
tiêu chảy và kiết lỵ: Lại phục tử hợp với Sơn tra, Thần khúc và Trần bì trong bài 
Bảo Hòa Hoàn. 
· Chứng đờm nhiều biểu hiện ho nhiều đờm hoặc suyễn: Lại phục tử hợp với Bạch 
giới tử và Tô tử trong bài Tam Tử Dưỡng Thân Thang. 
Chế biến: Thu hoạch vào đầu mùa hè và phơi nắng cho khô. 
Liều dùng: 6-10g 
 Lăng tiêu hoa 
Tên thuốc: Flos campsis. 
Tên khoa học: Campis floner. 
 Bộ phận dùng: hoa thu hái vào lúc nở rộ. Phơi khô trong bóng râm. 
Tính vị: Vị cay, tính hơi hàn. 
 Qui kinh: Vào kinh Can và Tâm bào 
Tác dụng: Hoá ứ, thông kinh lạc. Làm mát máu và trừ phong. 
Chủ trị: 
- Vô kinh do ứ huyết: Dùng Lăng tiêu hoa với Đương qui, Hồng hoa, Xích thược. 
- Ngứa toàn thân do nội phong sinh gây ra vì quá nhiệt trong máu: Dùng Lăng tiêu 
hoa với Mẫu đơn bì, Sinh địa hoàng, Bạch tật lệ và Thuyền thoái. 
Liều dùng: 3-10g. 
Kiêng kỵ: Không dùng Lăng tiêu hoa cho phụ nữ có thai. 
 Lậu lô 
Tên thuốc: Radix rhapomtici seu Echinopsis. 
 Tên khoa học: Rhaponticum, uniflorum (L) DC; Echinops latifolius tausch. 
 Bộ phận dùng: rễ đào vào mùa thu. 
Tính vị: vị đắng, tính hàn. 
 Qui kinh: Vào kinh Vị. 
Tác dụng: thanh nhiệt và giải độc. Giảm sưng tấy, tăng tiết sữa. 
Chủ trị: 
- NHọt, sưng hoặc sưng và đau vú: Dùng Lậu lô với Bồ công anh, Qua lâu và Liên 
kiều. 
- Sau khi sinh không có sữa kèm vú sưng đau: Dùng Lậu lô với Vương bất lưu 
hành, Xuyên sơn giáp và Thông thảo. 
Bào chế: Loại bỏ rễ xơ, rửa sạch, phơi nắng và thái thành lát. 
Liều dùng: 3-12g. 
 Lệ chi 
Tên thuốc: Semen Litchi 
Tên khoa học: Litchi sinensis Radlk 
Họ Bồ Hòn (Sapindaceae) 
Bộ phận dùng: hột và cùi của quả. 
- Hạt: Lệ chi hạch (thường dùng) 
- Thịt (cùi, quả): Lệ chi nhục. 
Hạt già, mẩy là thứ tốt; xốp, mọt là xấu. 
Tính vị: 
- Cùi quả: vị ngọt, hơi chua, tính ấm. 
- Hạt: vị ngọt, sáp, tính ấm. 
Quy kinh: Vào kinh Can và Thận. 
Tác dụng: 
Cùi quả: dưỡng huyết, giải khát. 
Hạt: trị đau dạ dày, giảm đau, ấm trung tiêu, điều khí. 
Chủ trị: 
- Cùi quả: trị nhọc mệt, khát nước, có hạch ở cổ. 
- Hạt: trị đau dạ dày, đau ruột non, hòn dái viêm, sưng. 
Dùng chín: chữa Tz Vị hư yếu, trị lở, ung nhọt, trị thổ huyết. 
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g (cùi, hạt) 
Cách bào chế: 
- Cùi quả: ăn, khi còn tươi, nếu dùng làm thuốc sấy khô như long nhãn 
để dùng dần. 
Hạt: rửa sạch, giã nát, tẩm nước muối sao dùng (hạt vải 1kg dùng 30g 
muối) hoặc đốt tồn tính dùng. 
Bảo quản: 
- Cùi quả: phơi cho thật khô cầm không dính tay, để vào thùng đậy cho 
thật kín, thường sấy cho khô để tránh ẩm, mốc, sâu. 
Hạt: phơi cho thật khô, để nơi khô ráo. 
Kiêng kỵ: Không phải bệnh Sán khí thuộc hàn thấp, không nên dùng. 
 Liên kiều 
Tên thuốc: Fructus Forsythiae. 
 Tên khoa học: Forsythia-Suspensa (Thunb) Wahl. 
 Bộ phận dùng: quả xanh. 
Tính vị: vị đắng, tính hơi hàn. 
 Qui kinh: Vào kinh Tâm, Phế, Đởm. 
Tác dụng: thanh nhiệt và giải độc chữa mụn nhọt và tán kết. 
Chủ trị: Trị ôn bệnh phát sốt, cơ thể nóng nhiều, ung nhọt sưng tấy đỏ, trong 
người bứt rứt. 
. Cảm phong nhiệt ở phần biểu: đau đầu, sốt, khát và đau họng: Dùng Liên kiều 
với Ngưu bàng tử và Bạc hà. 
. Nhiệt ở Tâm bào: sốt cao, co giậtvà bất tỉnh: Dùng Liên kiều với Tê giác và Liên 
tử. 
- Nhọt, hậu bối: Dùng Liên kiều với Cúc hoa và Kim ngân hoa. 
- Lao hạch: Dùng Liên kiều với Hạ khô thảo, Huyền sâm và Xuyên bối mẫu. 
Chế biến: thu vào giai đoạn sương trắng tốt hơn là quả vàng vào giai đoạn sương 
lạnh. Quả được hầm, phơi nắng và tách hạt ra khỏi thịt quả. 
 Liều dùng: 6-10g. 
Kiêng kỵ: không dùng trong trường hợp huyết nhiệt do âm hư, tiêu chảy do Tz 
suy. 
 Liên nhục 
Tên thuốc: Semen nelumbinis 
Tên khoa học: Nelumbo nucifera Gaertn 
Họ Sen (Nelumbonaceae) 
Bộ phận dùng: hạt Hạt chắc, thịt rắn, không sâu, mọt là tốt. 
Tính vị: vị ngọt, sáp, tính bình. 
Quy kinh: Vào kinh Tâm, Tz và Thận. 
Tác dụng: bổ Tâm, an thần, ích Tz, sáp trường, cố tinh, bồi dưỡng cơ thể. 
Chủ trị: Trị tim yếu. mất ngủ, Tz hư tiết tả, lỵ, lâu ngày, di tinh, bạch đới. 
- Hồi hộp, mất ngủ và kích thích: Dùng Liên tử với Toan táo nhân, Bá tử nhân và 
Phục thần. 
- Thận suy biểu hiện như xuất tinh hoặc khí hư ra nhiều: Dùng Liên tử với Thỏ ti 
tử, Sơn dược và Khiếm thực. 
- Tiêu chảy mạn tính do Tz suy: Dùng Liên tử với Bạch truật, Sơn dược và Phục linh 
Liều dùng: Ngày dùng 12 - 20g có thể đến 100 - 200g. 
Cách Bào chế: 
Theo Trung.y: Bỏ vỏ đen ở ngoài, ngâm vào nước, bóc bỏ màng đỏ và tím xanh ở 
trong, đồ chín, phơi khô hoặc sấy cho thật khô dùng (Bản Thảo Cương Mục). 
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Bỏ vỏ đỏ ở ngoài và tím xanh ở trong, sao vàng dùng. 
Mất ngủ, nấu ăn để bồi dưỡng thì dùng sống. 
Bảo quản: để nơi khô ráo, thường phơi để chống mốc và mọt. 
Kiêng ky: người cơ thể mạnh phát sốt, đại tiện táo kết không nên dùng. 
 Linh dương giác 
Tên thuốc: Cornus Saigae Tataricae 
Tên khoa học: Saiga tatarica L. 
Bộ phận dùng: Sừng. 
Tính chất và mùi vị: Vị mặn, tính hàn 
Quy kinh: Vào kinh Tâm và Can 
Tác dụng: Bình Can, tức phong, trấn kinh, thanh nhiệt và giải độc 
Chủ trị: Trị sốt cao mê man, co giật, kinh phong, động kinh, mắt sưng đỏ, đau, gân 
thịt máy động. 
- Phong nội sinh do quá nhiệt biểu hiện như sốt cao, co thắt và co giật: Dùng Linh 
dương giác với Câu đằng, Cúc hoa, Sinh địa hoàng trong bài Linh Giác Câu Đằng 
Thang. 
- Can dương thịnh: hoa mắt nặng đầu và mờ mắt: dùng Linh dương giác với Thạch 
quyết minh, Hạ khô thảo và Cúc hoa. 
- Can hoả thượng cang: đỏ mắt, đau và sưng mắt, đau đầu: dùng Linh dương giác 
với Chi tử, Long đởm thảo, Quyết minh tử. 
- Sốt cao, hôn mê, nói sảng: dùng Linh dương giác với Thạch cao và Tê giác trong 
bài Linh Dương Giác Tán. 
Bào chế: Linh dương giác cưa vào mùa thu, nghiền thành bột hoặc thái thành lát 
mỏng. 
Liều dùng: 1-3g, 0,3-0,5g dạng bột. 
 Long cốt 
Tên thuốc: Osdraconis. 
Tên khoa học: Os draconis 
 Bộ phận dùng: khối xương đã hoá đá (như đá vôi). Long cối là thứ xương của loài 
động vật,chôn dưới đất lâu năm hoá đá, sắc trắng, chắc, cứng, có thứ sắc hơi nâu, 
xanh, vàng, hoặc lốm đốm. Để vào đầu lưỡi thì dính chặt. 
Tính vị: vị ngọt, chát, tính bình. 
Quy kinh: Vào kinh Can, đởm, Tâm và Thận. 
Tác dụng: trấn kinh, cố sáp, thu liễm, sinh cơ (lên da non). 
Chủ trị: kinh giản, di tinh, bạch đới, tự đổ mồ hôi, đi tả, đi lỵ, nên nHọt không kín 
miệng (rửa sạch chỗ đau, tán bột thật nhỏ rắc vào). 
- Can Thận âm hư kèm Can dương vượng biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, mờ 
mắt hoặc kích thích: Dùng Long cốt với Mẫu lệ, Đại giả thạch và Bạch thược trong 
bài Trấn Can Tức Phong Thang. 
- Xuất tinh do thận suy: Dùng Long cốt với Mẫu lệ, Sa uyển tử và Khiếm thực. 
- Hồi hộp và mất ngủ: Dùng Long cốt với Mẫu lệ, Viễn chí và Toan táo nhân. 
- Khí hư do Thận suy: Dùng Long cốt với Mẫu lệ, Sơn dược và Ôtặc cốt. 
- Ra mồ hôi trộm và ra mồ hôi ban đêm: Dùng Long cốt với Mẫu lệ và Ngü vị tử. 
Liều dùng: Ngày dùng 8 - 9g. 
Cách Bào chế: 
Theo Trung Y: 
+ Nung đỏ, tán bột dùng hoặc dùng sống (Bản Thảo Cương Mục) 
+ Tẩm rượu một đêm, sấy khô tán bột rồi đem thuỷ phi 3 lần: khi nào uống, hoà 
với thuốc sắc, không sắc chung. 
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Đem Long cốt bỏ vào lò lửa nung cho thật đỏ, thời 
gian 4 giờ, để nguội, tán bột thật mịn dùng cho thuốc chén hoặc thuốc hoàn tán. 
Cüng có trường hợp cá biệt dùng sống hoặc khi nung đỏ nhúng vào giấm rồi mới 
để nguội, tán dùng. 
Kiêng ky: các chứng trên do thấp nhiệt gây ra thì không nên dùng uống.trong. 
 Long đởm thảo 
Tên thuốc: Radix Gentianae. 
Tên khoa học: Gentiana scabra Bunge) 
Họ Long Đởm (Genltianaceae) 
Bộ phận dùng: rễ. Rễ chùm có nhiều tua nhỏ bằng chiếc tăm, mềm, chắc, sắc vàng 
đậm, thật đắng là tốt. Thường nhầm với rễ bạch vi. Rễ này cứng đen, không đắng. 
Cüng dùng cả cây Thanh ngâm (Curanga amara, Họ Hoa mõm chó) làm Nam long 
đởm thảo rễ trắng ngà không có tua, giống Long đởm thảo ở chất đắng nà thôi. 
Tính vị: vị đắng, tính lạnh. 
Quy kinh: Vào kinh Can, Đởm và Bàng quang. 
Tác dụng: thuốc tả Can hoả, thanh thấp nhiệt. 
Chủ trị: Dùng sống: sát trùng, trừ nhiệt, thạch Can. Tẩm sao: trị đau mắt. 
. Vàng da thấp nhiệt: Dùng Long đởm thảo với Nhân trần cao và Chi tử. 
. Thấp nhiệt ở hạ tiêu biểu hiện như đau và sưng bộ phận sinh dục và eczema: 
Dùng Long đởm thảo với Hoàng bá, Khổ sâm và Xa tiền tử. 
- Cơn hỏa bốc lên trên biểu hiện như đau đầu, nặng đầu, đỏ mắt, điếc và đau ở 
vùng xương sườn: Dùng Long đởm thảo với Hoàng cầm, Chi tử, Sài hồ và Mộc 
thông. 
- Sốt, co thắt và co giật: Dùng Long đởm thảo với Câu đằng và Ngưu hoàng. 
Liều dùng: Ngày dùng 3 - 6g. 
Cách bào chế. 
Theo Trung Y: Đào được rễ đem phơi râm. Khi dùng lấy dao đồng cắt bỏ hết phần 
lông, thái nát tẩm nước Cam thảo một đêm, đem phơi khô (Lôi Công Bào Chích 
Luận). 
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, phơi khô. Thái từng khúc ngắn 2 – 3cm 
(thường dùng sống). Tẩm rượu (có thể sao qua hay không sắc). 
Bảo quản: để nơi khô ráo. 
Kiêng ky: Tz Vị hư nhược, tiêu chảy và không có thực hoả, thấp nhiệt thì không 
nên dùng. 
 Long não 
Tên thuốc: Camphora. 
Tên khoa học: Cinnamomum camphora L 
Họ Long Não (Lauraceae) 
Bộ phận dùng: bột kết tinh sau khi cất gỗ, lá cây long não. Bột trắng, mùi thơm 
đặc biệt, có khi người ta đóng bột thành khối vuông. Loại khô, hạt nhỏ thật trắng, 
không ẩm, chảy, không lẫn tạp chất là tốt. 
Tính vị: vị cay, tính nóng. 
Quy kinh: Vào kinh Phế, Tâm và Can. 
Tác dụng: thuốc hưng phấn, sát trùng. 
Chủ trị: trừ nhọt, trị sang lở, trừ hàn thấp, liệt dương, đau nhức. 
Liều dùng: Ngày dùng 2 - 4g. 
Cách bào chế: Theo kinh nghiệm Việt Nam: Ngâm cồn 60o với tỷ lệ 1/10 để xoa 
bóp. 
Bảo quản: bột và cồn đựng lọ kín. Lọ đựng Long não có thêm Đăng Tâm để không 
mất hương vị. 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_y_hoc_co_truyen_2010_phan_1.pdf