Tân nhạc và sự hình thành nghệ thuật thanh nhạc chuyên nghiệp Việt Nam
Tóm tắt Tân nhạc và sự hình thành nghệ thuật thanh nhạc chuyên nghiệp Việt Nam: ... hơn. Giữa các thể loại thanh nhạc hiện đại là các bài hát ru cùng với nhiều thể loại dân ca khác bắt nguồn sâu xa trong cuộc sống, trong quá khứ. Nghệ thuật thanh nhạc chuyên nghiệp của nhân loại mà đỉnh cao là các dòng thanh nhạc thuộc các trường phái thanh nhạc cổ điển gắn liền với ...Pháp đã mở Trường Pháp - Việt, Trường Thông ngôn, Trường Sư phạm thực hành, Trường Cao đẳng các ngành Y, ngành Luật và hệ thống các trường tiểu học, trung học ở Hà Nội. Các trường này đều có giờ dạy hát, dạy nhạc. Năm 1927, “Pháp quốc Viễn đông Âm nhạc Viện - Hà Nội” (Conservatoire F...ác nhạc sĩ, ca sĩ trẻ Việt Nam. Nhà thơ Thế Lữ viết trên báo Ngày nay ngày 26/6/1938: “Người ta đã sốt sắng đến Hội Trí tri như để đón nhận sự thực hiện điều mà người ta vẫn thiết tha mong mỏi”. Chuyến công diễn của nhạc sĩ, ca sĩ Nguyễn Văn Tuyên là sự khởi xướng công khai cho phong t...
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Trương Ngọc Thắng 64 TÂN NHẠC VÀ SỰ HÌNH THÀNH NGHỆ THUẬT THANH NHẠC CHUYÊN NGHIỆP VIỆT NAM TAN MODERN MUSIC AND THE FORMATION OF THE VIETNAMESE PROFESSIONAL VOCAL MUSIC TRƯƠNG NGỌC THẮNG PGS.TS.NGƯT. Trường Đại học Văn Lang, Email: truongngocthang@vanlanguni.edu.vn TÓM TẮT: Nghệ thuật thanh nhạc chuyên nghiệp của nhân loại mà đỉnh cao là các Trường phái thanh nhạc cổ điển gắn liền với nghệ thuật Bel canto của Italia và châu Âu đã hình thành và phát triển từ nhiều thế kỷ qua đã và đang tiếp tục ảnh hưởng, chi phối và dẫn dắt toàn bộ các hoạt động biểu diễn, đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp của toàn nhân loại. Trào lưu âm nhạc Tân nhạc trong thời kỳ Pháp thuộc, trào lưu học tập nhạc cụ phương Tây, trào lưu hát lời ta theo điệu Tây, trào lưu sáng tác ca khúc mới, âm nhạc cải cách, ca hát theo phim ảnh đã tạo điều kiện cho thanh nhạc chuyên nghiệp Việt Nam phát triển với hai nhạc sĩ tiên phong là Nguyễn Văn Tuyên (1909 – 2009) và Nguyễn Xuân Khoát (1910 – 1993). Từ khóa: tân nhạc, sự hình thành, thanh nhạc chuyên nghiệp Việt Nam. ABSTRACT: Professional vocal music of mankind with its peak being the classical vocal music schools associated with the Bel Canto Art of Italy and Europe has been established and developed for centuries and is in fact continuing to affect, dominate, and guideall the performances and training of professional vocal music of mankind. Modern musical movements in the colonial times, movementsto learn to use Western instruments, movements to sing French songs with Vietnamese lyrics, movementsto composenew songs, reformed music, and movements to sing songs extracted from movies/musical showsall have createdfavorable conditions for the professional vocal music in Vietnam to develop. Two outstanding pioneering musicians were Nguyen Van Tuyen (1909 - 2009) and Nguyen Xuan Khoat (1910 - 1993). Key words: modern music, formation, professional vocal music of Vietnam. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh hay âm nhạc lấy âm thanh làm phương tiện, gắn bó mật thiết với văn học và trở thành một loại hình nghệ thuật trong đó có ca hát phục vụ cho cuộc sống của con người. Nghệ thuật luôn phát sinh từ quá trình lao động nhằm phản ánh hiện thực. Ca hát là phương tiện bộc lộ và giãi bày tình cảm, là tiếng nói đời sống nội tâm của con người. Không những thế, âm nhạc nói chung và ca hát nói riêng còn được coi là một loại hình TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 02 / 2017 65 nghệ thuật hữu hiệu và tích cực góp phần giáo dục toàn diện công dân, bồi dưỡng và xây dựng nhân cách, đạo đức cho con người. Đại thi hào Goethe đã nói: “Khi ngôn ngữ bất lực thì âm nhạc lên tiếng”. Thanh nhạc là loại hình nghệ thuật đặc thù với hình thức diễn xướng là thông qua cơ quan phát âm của cơ thể sống của con người. Sự liên quan trực tiếp tới quá trình hoạt động sinh - lý - sống của con người làm cho thanh nhạc có mối quan hệ trực tiếp, hữu cơ tới đời sống nội tâm, tình cảm mà không một thứ nhạc cụ nào, dù hiện đại nhất, dù tinh tế nhất có thể thay thế được. Được hình thành và phát triển 60 năm qua, nghệ thuật thanh nhạc chuyên nghiệp Việt Nam tuy còn non trẻ và chịu ít nhiều ảnh hưởng của chiến tranh cũng như hoàn cảnh kinh tế - xã hội, song đã biết tuân thủ các tiêu chí thẩm mỹ và kỹ thuật chung của thế giới, kết hợp với những đặc thù về tâm - sinh lý, văn hoá, ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam. Sự kết hợp nhuần nhuyễn ấy đã khiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển nghệ thuật thanh nhạc chuyên nghiệp Việt Nam đạt được những thành tựu đáng khích lệ, rất đáng tự hào. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHỆ THUẬT THANH NHẠC CHUYÊN NGHIỆP VIỆT NAM 2.1. Cơ sở lý luận Thanh nhạc là loại hình nghệ thuật xuất hiện sớm nhất trong tiến trình phát triển của đời sống nhân loại, có thể nói ca hát cùng tuổi với tiếng nói của loài người. Những hình thức đầu tiên, đơn giản nhất của thanh nhạc đã ra đời giữa buổi bình minh của xã hội loài người khi con người biết dùng ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp. Những hình thức này gắn liền mật thiết với đời sống của các bộ lạc nguyên thuỷ. Đó là tiếng gọi đàn của người chăn cừu, là hiệu lệnh săn bắn, hiệu lệnh chiến đấu, là tiếng hò dô trong lao động,... Từ thời xa xưa đến nay, thanh nhạc đã trải qua một chặng đường phát triển dài biết bao thế kỷ. Nghệ thuật âm nhạc và thanh nhạc đã trở nên phức tạp hơn, phong phú hơn. Giữa các thể loại thanh nhạc hiện đại là các bài hát ru cùng với nhiều thể loại dân ca khác bắt nguồn sâu xa trong cuộc sống, trong quá khứ. Nghệ thuật thanh nhạc chuyên nghiệp của nhân loại mà đỉnh cao là các dòng thanh nhạc thuộc các trường phái thanh nhạc cổ điển gắn liền với nghệ thuật Bel canto của Italia và châu Âu đã hình thành và phát triển từ nhiều thế kỷ qua, cùng với hệ thống lý luận sư phạm với những quy trình và giáo trình đào tạo mang tính khoa học, đã và đang tiếp tục ảnh hưởng, chi phối và dẫn dắt toàn bộ các hoạt động biểu diễn, đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp của toàn nhân loại. Tiêu biểu là Trường phái thanh nhạc Italia, Trường phái thanh nhạc Pháp, Trường phái thanh nhạc Đức, Trường phái thanh nhạc Nga, Những trường phái tiêu biểu này đã hình thành quy trình đào tạo, chương trình, giáo trình, các cơ sở về lý luận thanh nhạc từ hơi thở, kỹ thuật, âm sắc, âm khu giọng, tư duy, ngôn ngữ và các tài liệu nghiên cứu, các bài tập thực hành làm cơ sở cho nghệ thuật thanh nhạc thế giới phát triển rực rỡ như ngày nay. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Trương Ngọc Thắng 66 2.2. Nghệ thuật thanh nhạc chuyên nghiệp Việt Nam Âm nhạc dân gian đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nền âm nhạc chuyên nghiệp, thanh nhạc chuyên nghiệp Việt Nam. Thanh nhạc chuyên nghiệp Việt Nam bắt nguồn từ ca hát dân gian trong ca trù, trong hát Chèo, ca Huế, hát Bội (Tuồng), âm nhạc Cung đình Huế, Quan họ Bắc Ninh, Hát Xoan Phú Thọ, Đờn ca tài tử Nam Bộ,... Hầu hết các điệu hát trên phục vụ cho việc thờ thần, hát thi, dần dần một số làn điệu như Hát lý, Hát xẩm, Hát nhịp một được đưa vào nghệ thuật ca hát. Nghệ thuật ca nhạc là một trong những thú vui của quý tộc triều Nguyễn, vì vậy ca Huế đã xuất hiện trong triều đại các chúa, vua của triều đình nhà Nguyễn. Ca hát truyền thống Việt Nam đã đạt được những thành quả khoa học trong việc phát triển hơi, khoảng vang, nhả chữ và phong cách biểu diễn. Đó là những kỹ thuật không thể thiếu trong thanh nhạc chuyên nghiệp. Trào lưu âm nhạc tân nhạc trong thời kỳ Pháp thuộc, trào lưu học tập nhạc cụ phương Tây, trào lưu hát lời ta theo điệu Tây, trào lưu sáng tác ca khúc mới, âm nhạc cải cách, ca hát theo phim ảnh đã tạo điều kiện cho thanh nhạc chuyên nghiệp Việt Nam phát triển với hai nhạc sĩ tiên phong là Nguyễn Văn Tuyên và Nguyễn Xuân Khoát. Nhiều tài liệu về lịch sử âm nhạc Việt Nam của một số nhà lý luận thường nói về một trào lưu âm nhạc xuất hiện ở Việt Nam vào những năm 30 của thế kỉ XX là trào lưu Tân nhạc. Từ đó đến nay, tân nhạc đã trở thành tên gọi chính thức trong tất cả các văn bản âm nhạc và lịch sử âm nhạc Việt Nam. Theo chúng tôi, trào lưu tân nhạc có hai phần rất quan trọng đó là Nhạc và Hát. Hai phần này cùng song song phát triển và đã đạt được những thành tựu rực rỡ góp phần đưa nền âm nhạc Việt Nam phát triển. Vào những năm 1918 – 1920, Thực dân Pháp đã mở Trường Pháp - Việt, Trường Thông ngôn, Trường Sư phạm thực hành, Trường Cao đẳng các ngành Y, ngành Luật và hệ thống các trường tiểu học, trung học ở Hà Nội. Các trường này đều có giờ dạy hát, dạy nhạc. Năm 1927, “Pháp quốc Viễn đông Âm nhạc Viện - Hà Nội” (Conservatoire Francais d’Extrême - Orienut - Hanoi) ra đời. Mô hình trường nhạc lúc đó gồm có ba cấp là sơ cấp, trung cấp và cao cấp với các môn học cơ bản. Thanh nhạc cũng được đào tạo tại trường. Đó là những yếu tố ảnh hưởng tích cực cho việc hình thành bộ môn thanh nhạc khi Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam) thành lập (năm 1956), mở đầu cho một thời kỳ đào tạo thanh nhạc theo các chương trình chuyên nghiệp của khu vực và thế giới. Vào cuối năm 1937, một sự kiện âm nhạc đáng ghi nhận đã diễn ra, đó là nhạc sĩ, ca sĩ Nguyễn Văn Tuyên thực hiện chuyến công diễn xuyên Việt để cổ xuý cho “âm nhạc cải cách” Việt Nam. Nguyễn Văn Tuyên sinh năm 1909 ở Huế. Ông theo học nhạc Tây từ lúc nhỏ, tự học căn bản từ những sách giáo khoa về lý thuyết âm nhạc của Pháp. Năm 1936, ông di cư vào Sài Gòn giảng dạy âm nhạc tại Trường Lycée Paul Doumer Sài Gòn và tham gia Hội Khuyến Nhạc (Philharmonique) ở Sài Gòn. Ông bắt đầu hát nhạc Tây và chiếm được TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 02 / 2017 67 cảm tình của báo chí và radio (truyền thanh). Năm 1937, ông phổ một bài thơ của bạn ông và viết thành ca khúc đầu tiên của mình. Cũng vào năm 1937, Đài Phát thanh Sài Gòn đã dành cho ông mỗi tuần 15 phút với lời giới thiệu ngắn gọn:“15 phút của Nguyễn Văn Tuyên” (le quart d’heure de Nguyen Van Tuyen). Nguyễn Văn Tuyên đã học nhạc với nữ giáo sư Vincenot và học thanh nhạc với Giáo sư Fraisvinet của Nhà hát Toulouse. Ông còn tìm tòi nghiên cứu về thanh nhạc qua tài liệu của Pháp. Sau khi nghe Nguyễn Văn Tuyên hát theo phong cách nhạc mới, Thống đốc Nam Kỳ (Cochinchine) khi đó là P. Pagès mời ông du lịch tới Pháp để tiếp tục học nhạc, nhưng vì lý do gia đình, Nguyễn Văn Tuyên đã từ chối. Thay vì đi Pháp ông lại đề nghị và được Thống đốc Pagès tài trợ đi một vòng Việt Nam để quảng bá những bài nhạc mới này. Đó là những điều kiện thuận lợi để Nguyễn Văn Tuyên chuẩn bị cho cuộc vận động cải cách âm nhạc và thanh nhạc. Nguyễn Văn Tuyên có những buổi biểu diễn và diễn thuyết ở Huế, Hải Phòng và Hà Nội vào năm 1938. Những bài hát đầu tiên của ông khi đó là Kiếp hoa, Bông cúc vàng và Anh hùng ca. Nguyễn Văn Tuyên tiếp tục trình diễn ở Hải Phòng và Nam Định cho những khán giả nhiệt tình ủng hộ âm nhạc mới. Những bài hát đó bắt đầu lan truyền và trở nên phổ biến. Các nhóm Myosotis và Tricéa cùng các nhạc sĩ khác cũng bắt đầu tung ra những ca khúc mang tính cải cách của mình. Nguyễn Văn Tuyên qua đời ngày 30/4/2009 tại Thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 100 tuổi. Những tư tưởng và việc làm của nhạc sĩ, ca sĩ Nguyễn Văn Tuyên đã như tiếp sức thêm cho các nhạc sĩ, ca sĩ trẻ Việt Nam. Nhà thơ Thế Lữ viết trên báo Ngày nay ngày 26/6/1938: “Người ta đã sốt sắng đến Hội Trí tri như để đón nhận sự thực hiện điều mà người ta vẫn thiết tha mong mỏi”. Chuyến công diễn của nhạc sĩ, ca sĩ Nguyễn Văn Tuyên là sự khởi xướng công khai cho phong trào âm nhạc cải cách làm cho Hà Nội và các vùng miền của Việt Nam bừng lên một không khí âm nhạc mới, thanh nhạc mới. Nhạc sĩ, ca sĩ Nguyễn Văn Tuyên (Nguồn: Internet) Thời kỳ này, một số phương pháp ký âm cũng được chú ý, như ký âm bằng “nốt” của hệ thống phương Tây thâm nhập Việt Nam. Đó là những điều kiện cho việc hình thành và phát triển nền âm nhạc chuyên nghiệp - thanh nhạc chuyên nghiệp Việt Nam sau này. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Trương Ngọc Thắng 68 Năm 1956, Trường Âm nhạc Việt Nam ra đời (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam) là trung tâm đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp đầu tiên của Việt Nam, đánh dấu một thời kỳ mới của âm nhạc Việt Nam, của thanh nhạc chuyên nghiệp Việt Nam, bắt đầu thời kỳ đào tạo chính quy, chuyên nghiệp. Những con người như Dương Thiệu Tước, Nguyễn Văn Tuyên, Nguyễn Xuân Khoát, Văn Cao, Văn Chung, Lê Yên, Thẩm Oánh, Hoàng Quý, Lê Thương, Nguyễn Văn Thương, Lưu Hữu Phước, Đỗ Nhuận,... đã làm một công việc có ý nghĩa thời đại. Đó là khai sinh ra nền Tân nhạc Việt Nam, nền thanh nhạc mới Việt Nam, tiến tới hình thành nền thanh nhạc chuyên nghiệp Việt Nam. Cùng với quá trình hình thành và phát triển nền âm nhạc mới Việt Nam, các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp đã hình thành các khoa thanh nhạc ngày nay như Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Âm nhạc Huế, Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội, các trường văn hóa nghệ thuật của các tỉnh, thành trong cả nước. Các cơ sở này đã đào tạo nhiều thế hệ nghệ sĩ chuyên nghiệp tiêu biểu như: Quốc Hương, Trần Khánh, Thương Huyền, Trần Thụ, Quý Dương, Trần Hiếu, Mai Khanh, Trung Kiên, Lô Thanh, Kiều Hưng, Kim Ngọc, Thúy Huyền, Tường Vy, Bích Liên, Thanh Huyền, Tuyết Thanh, Diệu Thuý, Mỹ Bình, Thu Hiền, Lê Dung, Quang Thọ, Quang Huy, Doãn Tần, Thanh Hoa, Minh Đức, Bích Việt, Kim Phúc, Tạ Minh Tâm, Ánh Tuyết, Đăng Dương, Trọng Tấn, Việt Hoàn, Lan Anh, Anh Thơ, Bích Thủy, Thanh Lam, Mỹ Linh, Mỹ Tâm, Thanh Nhàn, Anh Tuấn, Anh Dũng, Thành Lê, Khánh Ngọc, Lê Như Ngọc Mai,... Và còn rất nhiều thế hệ ca sĩ trẻ thuộc các dòng ca hát chuyên nghiệp khác đã làm tròn trách nhiệm của người nghệ sĩ, ca sĩ trong các cuộc cách mạng của đất nước. 3. KẾT LUẬN Có thể khẳng định, từ trào lưu tân nhạc, hát lời ta theo điệu Tây, từ sự vận động của nhạc sĩ, ca sĩ Nguyễn Văn Tuyên, từ phong trào ca hát trong hai cuộc cách mạng chống Pháp, chống Mỹ, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thanh nhạc chuyên nghiệp Việt Nam đã định hình trong đào tạo các cấp từ trung học, đại học, sau đại học với đầy đủ đội ngũ, chương trình, giáo trình, thư viện, đạt đến đỉnh cao của Nghệ thuật thanh nhạc tiên tiến, ngang tầm với các nước trong khu vực. Minh chứng hùng hồn là việc các ca sĩ thanh nhạc Việt Nam tham gia và đạt các thứ hạng cao trong các cuộc thi thanh nhạc Quốc tế được tổ chức tại Liên Xô (cũ), Trung Quốc, Triều Tiên, Bungary, Thái Lan, Mông Cổ, Hàn Quốc,... TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 01 / 2016 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Dương và nhóm tác giả (2002), Tân nhạc Hà Nội, Nxb. Hội Âm nhạc Hà Nội. 2. Phạm Duy (2006), Tân nhạc Việt Nam thuở ban đầu, Nxb. Trẻ. 3. Hợp tuyển tài liệu nghiên cứu, lý luận, phê bình âm nhạc Việt Nam thế kỷ XX, Viện Âm nhạc 2003. 4. Nguyễn Trung Kiên (2001), Phương pháp sư phạm thanh nhạc, Viện Âm nhạc – Hà Nội. 5. Hồ Mộ La (2005), Lịch sử nghệ thuật thanh nhạc phương Tây, Nxb. Từ điển Bách khoa. 5. Vũ Tự Lân (1997), Những ảnh hưởng của âm nhạc châu Âu trong ca khúc Việt Nam giai đoạn 1930 - 1950, Nxb. Thế giới - Hà Nội. 6. Nguyễn Thụy Loan (1995), Lược sử âm nhạc Việt Nam, Nhạc viện Quốc gia Hà Nội, Nxb. Âm nhạc - Hà Nội. 7. Tú Ngọc và nhóm tác giả (2000), Âm nhạc mới Việt Nam, tiến trình và thành tựu, Nxb. Viện Âm nhạc Việt Nam - Hà Nội. 8. Lô Thanh (1991), Xây dựng và phát triển nghệ thuật thanh nhạc Việt Nam. 9. Trương Ngọc Thắng (2010), Quá trình hình thành và phát triển ca hát chuyên nghiệp Việt Nam, Nxb. Thuận Hóa. Ngày nhận bài: 10/01/2017. Ngày biên tập xong: 01/3/2017. Duyệt đăng: 21/3/2017
File đính kèm:
- tan_nhac_va_su_hinh_thanh_nghe_thuat_thanh_nhac_chuyen_nghie.pdf