Tập bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin - Học phần 1

Tóm tắt Tập bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin - Học phần 1: ...inh thần của con người với tính cách là một thực thể xã hội. Điểm đặc biệt của tính tích cực đó là sự phản ánh hiện thực khách quan trong dạng hình ảnh do cảm giác mang lại và đến lượt mình, ý thức định hướng hoạt động thực tiễn của con người. Triết học của chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định, ý ...i phối sự phát triển của sự vật, hiện tượng; còn ngẫu nhiên có thể làm cho sự phát triển ấy diễn ra nhanh hoặc chậm. Vì vậy, cần dựa vào tất nhiên, nhưng không bỏ qua cái ngẫu nhiên 3) tất nhiên và ngẫu nhiên thống nhất hữu cơ với nhau bởi cái tất nhiên vạch đường đi cho mình xuyên qua vô số...có tính tuyệt đối; vừa có tính khách quan, vừa có tính chủ quan, thể hiện tính biện chứng của chân lý. 1) Tính khách quan bởi nội dung mà nó phản ánh là có tính khách quan, phù hợp với khách thể nhận thức. Bản chất về tính khách quan của chân lý là thừa nhận nguồn gốc khách quan của cảm gi...

pdf127 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 231 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tập bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin - Học phần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tài năng? Con người có thể làm chủ được bản thân mình 
không? Con người phải làm gì để có cuộc sống xứng đáng với bản thân? v.v. Chủ 
nghĩa Mác-Lênin coi con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội; là sự 
thống nhất giữa yếu tố xã hội với yếu tố tự nhiên của mình. 
1. Con người và bản chất con người 
 a. Khái niệm con người 
Trong lịch sử triết học của nhân loại đã tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về 
con người. Quan điểm duy tâm, tôn giáo coi con người là thực thể tinh thần, coi bản 
chất con người là tinh thần. Đặc trưng của con người là tư tưởng; là sản phẩm của lực 
lượng siêu nhiên, tuyệt đối hoá yếu tố tinh thần của con người. Triết học phương 
Đông cổ, trung đại chủ yếu coi Trời và Người là sự hoà hợp với nhau (Thiên Nhân 
hợp nhất). Nho giáo (với các đại diện Khổng, Mạnh, Tuân Tử), trong đó bản chất con 
người bị quy định bởi Mệnh Trời “Nhân giã kỹ thiên địa chi đức, âm dương chi giao, 
quỷ thần chi hội, ngũ hành chi trí khí giã- Con người là cái đức của Trời Đất, sự giao 
hợp của âm dương, sự tụ hội của quỷ thần, cái khí tinh tú của ngũ hành”. Những 
quan niệm này đều đúng, nhưng chưa đủ vì chưa chỉ ra được nguồn gốc của các yếu 
tố đó cũng như chưa chỉ ra và phân tích được mối quan hệ giữa chúng. Quan niệm về 
con người trong chủ nghĩa duy vật trước Mác. Triết học phương Tây thời nào cũng 
có tư tưởng duy vật gắn với thực tiễn xã hội đồng thời ở bất kỳ thời nào quan điểm 
duy tâm về con người vẫn cũng là tư tưởng thống trị. Nhưng chỉ mãi khi Thuyết tiến 
hoá của Đácuyn ra đời, các nhà triết học duy vật mới có căn cứ khoa học để chỉ ra 
nguồn gốc phi thần thánh của con người "Không phải Chúa đã tạo ra con người theo 
hình ảnh của Chúa mà chính con người đã tạo ra Chúa theo hình ảnh của con người" 
(Phoiơbắc). Tuy vậy, do chịu ảnh hưởng bởi tư duy siêu hình nên triết học phương 
Tây đã giải thích sai lệch về nguồn gốc và bản chất con người. Các nhà duy vật thế 
kỷ XVII-XVIII (Hốpxơ) coi con người khi sinh ra đã mang sẵn bản chất tự nhiên 
(tính đồng loại). Phái nhân bản học sinh vật (Phoiơbắc, Phờrớt v.v) tuyệt đối hoá yếu 
 Thạc sĩ, Trần Quốc Hoàn, khoa LLCT& KTĐC trường ĐHVH TP. HCM 
 119 
tố sinh vật của con người, quy bản chất của con người vào tính tự nhiên của nó. Đây 
là loại quan điểm triết học tuyệt đối hoá mặt tự nhiên của con người, tách con người 
ra khỏi các hoạt động thực tiễn của họ, hoà tan bản chất con người vào bản chất tôn 
giáo. Do vậy, con người là con người trừu tượng, bị tách khỏi các mối quan hệ xã 
hội, khỏi hoạt động thực tiễn vốn có của mình. 
Trong chủ nghĩa Mác-Lênin, con người luôn là nội dung cơ bản. Tìm bản chất 
con người để giải phóng con người khỏi xã hội tư bản cũ với những giai cấp và 
những sự đối kháng giai cấp của nó; xây dựng một liên hợp, trong đó, sự phát triển tự 
do của mỗi người là điều kiện phát triển tự do của tất cả mọi người là mục đích cuối 
cùng của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người. 
b. Bản chất71 của con người 
- Con người là thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội. Là sản 
phẩm của quá trình phát triển lâu dài của giới tự nhiên; con người có nhu cầu tự 
nhiên nên phải tuân theo sự chi phối của các quy luật tự nhiên. Là một thực thể tự 
nhiên-sinh vật, con người cũng tồn tại với những bản năng và nhu cầu tự nhiên như 
ăn, uống, sinh con v.v và chịu sự chi phối của quy luật tự nhiên như quy luật sinh học 
(trao đổi chất, di truyền, biến dị, thích nghi môi trường sống v.v). Cái khác biệt giữa 
con người với con vật là bản năng của con người đã được ý thức; quy luật tâm lý, ý 
thức của con người được hình thành từ nền tảng sinh học như tình cảm, khát vọng, 
niềm tin, ý chí v.v giúp con người khai thác, cải tạo tự nhiên và sáng tạo thêm những 
gì mà tự nhiên không có để thoả mãn nhu cầu sinh tồn và phát triển của mình. Bản 
năng của con vật là bản năng sinh tồn thuần tuý, cuộc sống của nó hoàn toàn phụ 
thuộc vào tự nhiên. Yếu tố tự nhiên-sinh vật ở con người là tiền đề, là điều kiện cần 
thiết cho sự hình thành và hoạt động của con người. Yếu tố đó tồn tại vĩnh viễn bởi 
nó là cái sinh vật, cái vật chất sinh lý của con người. Xã hội càng văn minh, con 
người càng phát triển thì bản năng động vật của nó càng thu hẹp lại, nhường chỗ cho 
những hành vi tự giác, “Con người càng xa con vật bao nhiêu thì con người lại càng 
tự mình làm ra lịch sử của mình có ý thức bấy nhiêu”. 
71 Lưu ý thêm rằng, bản chất không phải là cái duy nhất, mà là bộ phận quy định con người 
 Thạc sĩ, Trần Quốc Hoàn, khoa LLCT& KTĐC trường ĐHVH TP. HCM 
 120 
Con người là một thực thể xã hội hoạt động có ý thức và sáng tạo. Là sản 
phẩm của quá trình xã hội hóa; có nhu cầu xã hội nên phải tuân theo các chuẩn mực 
xã hội; con người có bản tính xã hội. Bản chất xã hội của con người được thể hiện 
trong các hoạt động xã hội mà trước hết là trong sản xuất vật chất để duy trì đời sống 
của mình. Lao động là hành vi lịch sử đầu tiên, là hoạt động bản chất của con người 
mà nhờ đó con người tách ra khỏi động vật. Con người chỉ tồn tại với tư cách là con 
người trong quan hệ với con người, với thế giới xung quanh. Hệ thống các quan hệ 
xã hội của con người được hình thành trong quá trình hoạt động thực tiễn và tham gia 
vào đời sống xã hội và đến lượt mình, chúng quy định đời sống xã hội, quy định bản 
chất xã hội của con người. Như vậy, quan hệ xã hội là yếu tố cấu thành, là đặc trưng 
bản chất của con người. Bản chất xã hội đó được xây dựng từ cơ sở thực thể tự 
nhiên-sinh vật của con người. 
- Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ 
xã hội72. Về bản chất, con người khác với con vật ở cả ba mặt, trong quan hệ giữa 
con người với giới tự nhiên, quan hệ giữa con người với xã hội và quan hệ giữa con 
người với chính bản thân mình. Trong đó quan hệ giữa con người với xã hội là quan 
hệ bản chất nhất. Không có con người trừu tượng sống ngoài điều kiện, hoàn cảnh 
lịch sử xã hội, mà ngược lại trong điều kiện, hoàn cảnh và bằng hoạt động thực tiễn 
của mình, con người tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển 
về thể lực, trí lực và chỉ trong các mối quan hệ xã hội trên và các quan hệ khác như 
giai cấp, dân tộc, thời đại, chính trị, kinh tế, cá nhân, gia đình, xã hội v.v, con người 
mới thể hiện bản chất của mình. Nhấn mạnh mặt xã hội là coi bản chất xã hội của 
con người là yếu tố cơ bản nhất để phân biệt con người với động vật và cũng để khắc 
phục thiếu sót của các nhà triết học không thấy được bản chất xã hội của con người. 
Hơn nữa, bản chất trên mang tính phổ biến nhưng không phải là cái duy nhất; do vậy, 
cũng phải thấy cái riêng biệt, phong phú và đa dạng của mỗi cá nhân về phong cách, 
nhu cầu, lợi ích v.v trong cộng đồng xã hội. 
72 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, 2004, t.3, tr.11 
 Thạc sĩ, Trần Quốc Hoàn, khoa LLCT& KTĐC trường ĐHVH TP. HCM 
 121 
- Con người vừa là chủ thể vừa là sản phẩm của lịch sử. Con người tác động, 
cải biến tự nhiên bằng hoạt động thực tiễn của mình, thúc đẩy sự vận động và phát 
triển của xã hội. Lao động vừa là điều kiện cho sự tồn tại, phát triển của con người, 
vừa là phương thức làm biến đổi đời sống xã hội. Không có con người thì cũng 
không tồn tại các quy luật xã hội, không có sự tồn tại của toàn bộ lịch sử xã hội. 
 Bản chất con người luôn vận động, thay đổi cùng với sự thay đổi của điều kiện 
lịch sử; bản chất đó là hệ thống mở, tương ứng với điều kiện tồn tại của con người. 
“Con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến 
mức ấy”73. Mỗi sự vận động và phát triển của lịch sử quy định sự biến đổi bản chất 
con người. 
2. Quần chúng nhân dân và vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân 
a. Khái niệm quần chúng nhân dân 
Quần chúng nhân dân là những bộ phận; những tầng lớp dân cư; các lực lượng 
tiến bộ và nhân dân lao động có lợi ích căn bản giống nhau được tập hợp dưới sự 
lãnh đạo của một lãnh tụ; một tổ chức hay một chính đảng nào đó mà hoạt động của 
họ có tác động biến đổi lịch sử. 
b. Vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân 
Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định lịch sử xã hội là do chính con người làm 
nên; là quá trình con người đấu tranh cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội và tự cải tạo bản 
thân mình. Sự khẳng định đó được thể hiện trong những lĩnh vực 
1) Quần chúng là lực lượng sản xuất của xã hội. Xã hội muốn tồn tại, con 
người muốn sống thì trước hết, phải có thức ăn, nhà ở, vật dùng v.v. Để đáp ứng 
được những nhu cầu đó của chính mình, con người phải không ngừng sản xuất ra của 
cải vật chất cho xã hội. Do vậy, sản xuất vật chất là điều kiện cơ bản quyết định sự 
tồn tại và phát triển của xã hội. Sản xuất vật chất, chế tạo và cải tiến công cụ, áp 
dụng chúng vào thực tiễn là hoạt động của toàn xã hội. Lực lượng sản xuất là những 
người lao động (bao gồm lao động trí óc và lao động chân tay). Thực tiễn sản xuất 
của con người là cơ sở và động lực cho sự phát triển của khoa học công nghệ và sự 
73 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.3, tr.55 
 Thạc sĩ, Trần Quốc Hoàn, khoa LLCT& KTĐC trường ĐHVH TP. HCM 
 122 
phát triển đó làm cho năng suất lao động tăng lên. Hoạt động khoa học công nghệ là 
hoạt động của quần chúng, trước hết là hoạt động của tầng lớp trí thức và giai cấp 
công nhân. Những thành tựu của khoa học công nghệ làm lao động của người lao 
động trở thành lao động có trí tuệ, có kỹ năng trong sản xuất ra của cải vật chất cho 
xã hội. Như vậy, hoạt động sản xuất của quần chúng là điều kiện cơ bản để quyết 
định sự tồn tại và phát triển của xã hội, vì vậy, quần chúng nhân dân là người sáng 
tạo ra lịch sử 
2) Quần chúng nhân dân là động lực của cách mạng xã hội. Trong xã hội có 
giai cấp đối kháng, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất biểu hiện 
thành mâu thuẫn giữa các giai cấp đối kháng có lợi ích cơ bản đối lập nhau, giữa giai 
cấp thống trị và giai cấp bị trị. Khi quan hệ sản xuất trở thành rào cản sự phát triển 
của lực lượng sản xuất thì xẩy ra cách mạng xã hội để phá bỏ rào cản đó, giải phóng 
lực lượng sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất mới, phù hợp với tính chất và trình độ 
phát triển của lực lượng sản xuất, hình thành phương thức sản xuất mới, cao hơn. 
Trong cuộc cách mạng làm thay đổi hình thái kinh tế-xã hội đó, quần chúng bao giờ 
cũng là lực lượng cơ bản, đóng vai trò quyết định thắng lợi 
3) Quần chúng nhân dân đóng vai trò quy định trong lĩnh vực sản xuất tinh 
thần; là lực lượng hiện thực hoá tư tưởng; chuyển sức mạnh tinh thần thành sức 
mạnh vật chất. Quần chúng có vai trò to lớn trong sự phát triển của văn học, nghệ 
thuật v.v bởi sản xuất tinh thần phản ánh sản xuất vật chất. Những tác phẩm văn học, 
nghệ thuật, những tư tưởng vĩ đại đều có nguồn gốc từ thực tiễn lao động cải tạo tự 
nhiên và xã hội của quần chúng và ngược lại, một khi thâm nhập vào quần chúng tư 
tưởng sẽ biến thành lực lượng vật chất để cải biến tự nhiên, cải tạo xã hội. Từ mọi 
góc độ, từ kinh tế đến chính trị, từ thực tiễn đến tư tưởng, tinh thần quần chúng luôn 
đóng vai trò quy định. 
 c. Cá nhân và vai trò của nó trong lịch sử 
Cá nhân là cá thể người, là sản phẩm của sự phát triển xã hội; là chủ thể của 
lao động, của các quan hệ xã hội do những điều kiện lịch sử quy định; là một khái 
niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ một con người cụ thể, một đơn nhất 
 Thạc sĩ, Trần Quốc Hoàn, khoa LLCT& KTĐC trường ĐHVH TP. HCM 
 123 
của cộng đồng, có bản sắc riêng để phân biệt người này với người khác. Cá nhân là 
cá thể người có nhân cách, là thành viên của cộng đồng xã hội. 
Con người, ngay từ khi sinh ra đã có những điều kiện cần thiết để trở thành cá 
nhân, nhưng chỉ được xem là một cá nhân khi đã trưởng thành về thể lực, trí lực và 
về xã hội. Con người là cá nhân trong các mối quan hệ xã hội và thông qua các mối 
quan hệ đó để khẳng định mình, khẳng định cái "Tôi" có bản sắc riêng, có đặc điểm 
riêng, đã đạt được một trình độ nhận thức nhất định và bản sắc, đặc điểm, nhận thức 
đó của con người là kết quả phát triển nội tại của chính nó trong một xã hội ở trình 
độ phát triển nhất định. Do vậy, phạm trù cá nhân dùng để chỉ sự riêng biệt trong sự 
thống nhất với những bản chất xã hội chung của cộng đồng người. 
 Cá nhân là một hiện tượng mang tính lịch sử. Mỗi một giai đoạn phát triển của 
lịch sử xã hội đều có những kiểu cá nhân riêng của mình. Trong xã hội nguyên thuỷ 
(do điều kiện sinh hoạt thấp), chiếm hữu nô lệ (người nô lệ tồn tại như con vật biết 
nói) và trong xã hội phong kiến (đời sống vật chất và tinh thần phụ thuộc), con người 
chưa thể tồn tại và hoạt động với tư cách là một cá nhân thực thụ. Cũng như đối với 
sự hình thành dân tộc, chủ nghĩa tư bản ra đời đã tạo những điều kiện cần thiết cho 
sự hình thành cá nhân. Xã hội sẽ vận động tới một trình độ, nơi mà sự phát triển của 
mỗi người là điều kiện cho sự phát triển của mọi người, cho sự phát triển tự do và 
toàn diện của xã hội. Cần tránh những sai lầm chỉ thấy cá nhân mà không thấy xã 
hội, đòi hỏi xã hội, sao nhãng nghĩa vụ đối với xã hội- biểu hiện của chủ nghĩa cá 
nhân. Chỉ thấy xã hội mà không thấy cá nhân- biểu hiện của chủ nghĩa bình quân, 
không thấy sự phát triển của xã hội là do đóng góp của các cá nhân 
Lãnh tụ là những cá nhân có nhân cách, có tài năng, trí tuệ xuất chúng, phản 
ánh được xu hướng phát triển của xã hội; có đầy đủ quyết tâm và đạo đức tiêu biểu 
của thời đại, đề ra đường lối đúng đắn, biết tổ chức và động viên quần chúng hoạt 
động thực tiễn, phát huy được tính sáng tạo của quần chúng. Cá nhân kiệt xuất (lãnh 
tụ) là người đáp ứng cao nhất được yêu cầu của lịch sử. Bất kỳ một dân tộc nào, 
trong từng giai đoạn lịch sử của mình, khi nhiệm vụ của dân tộc đó được đặt ra và 
điều kiện giải quyết nhiệm vụ đó đã chín muồi, khi phong trào quần chúng rộng lớn 
 Thạc sĩ, Trần Quốc Hoàn, khoa LLCT& KTĐC trường ĐHVH TP. HCM 
 124 
đòi hỏi, thì sớm hay muộn, những con người kiệt xuất, những lãnh tụ với tài năng và 
nhân cách cần thiết sẽ xuất hiện. Vai trò của lãnh tụ gắn liền với tính lịch sử, tính thời 
đại. Điều kiện lịch sử quy định vai trò, phạm vi hoạt động của lãnh tụ. Vai trò của 
lãnh tụ chỉ có thể có được trong mối quan hệ mật thiết với quần chúng nhân dân 
trong lịch sử. Không có lãnh tụ chung cho mọi thời đại lịch sử. Mỗi thời đại có 
những lãnh tụ riêng với nhân cách và khả năng riêng để giải quyết những nhiệm vụ 
riêng trong mỗi thời đại đặt ra. 
 Lãnh tụ của giai cấp vô sản. Mục tiêu của cách mạng vô sản là giải phóng giai 
cấp vô sản và các giai cấp khác khỏi áp bức, bóc lột do vậy lãnh tụ của cách mạng vô 
sản khác với lãnh tụ của các giai cấp khác. C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I. Lênin là những 
lãnh tụ của giai cấp vô sản thế giới. Hồ Chí Minh là lãnh tụ của nhân dân Việt Nam 
Những đức tính cơ bản của lãnh tụ giai cấp vô sản là 1) Yêu nước, trung thành 
với lý tưởng cộng sản. 2) Hoạt động trên cơ sở nhận thức sâu sắc quy luật phát triển 
khách quan của xã hội; biết kết hợp lý luận với thực tiễn, định ra đường lối, sách 
lược, chiến lược đúng đắn; có năng lực tổ chức và lãnh đạo quần chúng. 3) Gắn bó 
với quần chúng, được quần chúng tin tưởng, yêu mến, kính phục. 4) Không mắc 
bệnh sùng bái cá nhân, không đặt mình trên nhân dân, trên nhà nước 
Trong sự phát triển của xã hội, quan hệ giữa quần chúng với lãnh tụ là quan hệ 
biện chứng 1) Sự thống nhất giữa quần chúng với lãnh tụ thể hiện ở việc lãnh tụ xuất 
hiện trong phong trào cách mạng của quần chúng, là sản phẩm của thời đại, là nhân 
tố thúc đẩy sự phát triển của phong trào quần chúng. Quần chúng với lãnh tụ thống 
nhất trong mục tiêu, lợi ích và hành động là cầu nối, là nội lực liên kết quần chúng và 
lãnh tụ với nhau thành khối thống nhất. 2) Sự khác nhau giữa quần chúng với lãnh tụ 
thể hiện ở vai trò của mỗi yếu tố đối với sự phát triển của xã hội. Lãnh tụ là người 
định hướng, dẫn dắt phong trào; nhưng quần chúng mới là lực lượng quy định sự 
phát triển của xã hội. 
Bệnh sùng bái cá nhân là thần thánh hoá vai trò của lãnh tụ, coi lãnh tụ là 
người duy nhất quyết định lịch sử, quyết định đường lối chính sách phát triển của dân 
tộc, coi quần chúng nhân dân chỉ là người tuân theo, thực hiện. Tệ sùng bái lãnh tụ 
 Thạc sĩ, Trần Quốc Hoàn, khoa LLCT& KTĐC trường ĐHVH TP. HCM 
 125 
gây ra những tác hại như xa rời và coi nhẹ vai trò của quần chúng, quyền làm chủ của 
nhân dân; trù dập, gạt bỏ những người trung thực; chia rẽ nội bộ, phá hoại sự thống 
nhất trong nhân dân; làm cho quần chúng nhân dân không nhận thấy vai trò của mình 
trong lịch sử. 
Câu hỏi ôn tập 
1. Sản xuất vật chất và vai trò của nó đối với sự tồn tại, phát triển của xã hội? 
(định nghĩa sản xuất vật chất, phương thức sản xuất; bốn vai trò của sản xuất vật chất 
đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội) 
2. Phân tích nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển 
của lực lượng sản xuất? (vị trí, vai trò của quy luật trong lý luận hình thái kinh tế-xã 
hội; các khái niệm; mối quan hệ biện chứng giữa các khái niệm; ý nghĩa phương 
pháp luận rút ra từ quy luật) 
3. Phân tích nội dung quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng 
với kiến trúc thượng tầng? (vị trí, vai trò của quy luật trong lý luận hình thái kinh tế-
xã hội; các khái niệm; mối quan hệ biện chứng giữa các khái niệm; ý nghĩa phương 
pháp luận rút ra từ quy luật) 
4. Tồn tại xã hội, ý thức xã hội và mối quan hệ biện chứng giữa chúng? (tồn tại 
xã hội; ý thức xã hội; mối quan hệ biện chứng giữa chúng) 
5. Hình thái kinh tế-xã hội (định nghĩa, cấu trúc, quá trình lịch sử-tự nhiên của 
sự thay thế nhau giữa các hình thái kinh tế-xã hội trong lịch sử)? 
6. Giai cấp và đấu tranh giai cấp? (khái niệm giai cấp, định nghĩa giai cấp, 
định nghĩa đấu tranh giai cấp, vai trò của đấu tranh giai cấp đối với sự vận động, phát 
triển của xã hội) 
 7. Cách mạng xã hội? (khái niệm cách mạng xã hội, hình thức và vai trò của 
cách mạng xã hội đối với sự vận động, phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp) 
8. Vấn đề con người trong chủ nghĩa duy vật lịch sử? (khái niệm con người và 
bản chất con người; khái niệm quần chúng nhân dân, vai trò sáng tạo lịch sử của 
quần chúng nhân dân; cá nhân và vai trò của nó trong lịch sử). 
 Thạc sĩ, Trần Quốc Hoàn, khoa LLCT& KTĐC trường ĐHVH TP. HCM 
 126 
 Thạc sĩ, Trần Quốc Hoàn, khoa LLCT& KTĐC trường ĐHVH TP. HCM 
 127 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Những Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-
Lênin. Nxb. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009; 
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Chương trình môn học Những nguyên lý cơ bản 
của chủ nghĩa Mác-Lênin, ban hành theo Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT ngày 
18/9/ 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; 
 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Dự thảo 5 Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của 
chủ nghĩa Mác-Lênin, tháng 9/2008 (Tài liệu Tập huấn tháng 10 năm 2008); 
 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 
(Tài liệu phục vụ dạy và học Chương trình các môn Lý luận chính trị trong các 
trường đại học, cao đẳng). Nxb. Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2008; 
5. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn Giáo trình quốc gia các bộ môn 
khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: Giáo trình Triết học Mác-Lênin. Nxb. 
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999; 
6. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn Giáo trình quốc gia các bộ môn 
khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin. 
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; 
7. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn Giáo trình quốc gia các bộ môn 
khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học. 
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; 
8. Hồ Chí Minh: Toàn tập. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. Trọn bộ 12 tập 
9. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. 
Trọn bộ 50 tập; 
 10. V.I.Lênin: Toàn tập. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005. Trọn bộ 55 
tập 
 11. Các nghiên cứu và bài giảng của các đồng nghiệp 

File đính kèm:

  • pdftap_bai_giang_nhung_nguyen_ly_co_ban_cua_chu_nghia_mac_lenin.pdf
Ebook liên quan