Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải - Số 67 (T8/2021)

Tóm tắt Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải - Số 67 (T8/2021): ... xa các vùng cộng hưởng và đảm bảo được thông số nhiễu vòng quay khai thác ±5%. Phần mềm mô phỏng CML trên LabView cho thấy phương pháp huấn luyện máy học SVM đạt độ chính xác cao nhất và véc tơ các giá trị cực tiểu VB cho độ tin cậy chẩn đoán cao hơn mà véc tơ giá trị cực đại VA cung cấ...n xi phông được thực hiện tại phòng thí nghiệm của Viện nghiên cứu Nông nghiệp Hàn Quốc, thành phố Ansan, tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc như thể hiện trên Hình 4. Đường kính trong của ống xi phông (D) là 10cm, độ chênh mực nước thượng lưu - hạ lưu lớn nhất là 75cm (mực nước thượng lưu ngập hoàn...sinh kế nuôi trồng thủy sản, 86% số hộ có đầm nuôi trồng thủy sản được phỏng vấn là hộ có kinh tế khá, 14% số hộ là kinh tế trung bình. Như vậy có thế thấy, nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng ngập mặn là sinh kế mang lại thu nhập khá tốt cho người dân xã Thụy Trường. Tuy nhiên, do còn hạn ...

pdf137 trang | Chia sẻ: Tài Phú | Ngày: 21/02/2024 | Lượt xem: 85 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải - Số 67 (T8/2021), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nghiên 
cứu khoa học, ứng dụng, phát triển, chuyển giao công 
nghệ về xử lý rác thải nhựa đại dương”. Gần đây Thủ 
tướng Chính phủ tiếp tục ban hành chỉ thị Số: 33/CT-
TTg ngày 20/8/2020 về tăng cường quản lý, tái sử 
dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa, giao 
nhiệm vụ cho các Bộ, Ngành, Ủy ban nhân dân các 
địa phương. Trong đó giao Bộ Tài nguyên và Môi 
trường hoàn thiện chế định quản lý chất thải rắn theo 
đề án Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2020 theo 
hướng coi chất thải và chất thải nhựa là tài nguyên, 
nhằm tạo ra mô hình kinh tế tuần hoàn. Đây là một 
trong những điểm mới quan trọng trong Luật Bảo vệ 
môi trường sửa đổi 2020 đã được Quốc hội thông qua 
ngày 17/11/2020 nhằm phòng ngừa ô nhiễm do rác 
thải nhựa. 
Điều 73 Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2020 
đã bổ sung thêm quy định việc “Giảm thiểu, tái sử 
dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa, phòng, chống ô 
nhiễm rác thải nhựa đại dương. Nâng cao vai trò, 
trách nhiệm của các tổ chức cá nhân trong việc hạn 
chế sử dụng, xả thải rác thải nhựa, nhựa khó phân hủy 
ra hệ thống thoát nước, biển và đại dương; khuyến 
khích sử dụng các sản phẩn nhựa dùng một lần, các 
sản phẩm có thể thay thế các loại nhựa khó phân hủy; 
khuyến khích việc thu gom, phân loại và tái chế rác 
thải nhựa đặc biệt xây dựng xử lý rác thải nhựa trôi 
nổi trên biển và đại dương” [7]. 
4. Những bất cập tồn tại trong thực tiễn thi 
hành pháp luật Việt Nam về phòng ngừa ô 
nhiễm môi trường biển từ rác thải nhựa 
Nhìn chung khung pháp lý về quản lý rác thải nhựa 
trên biển ở Việt Nam vẫn trong quá trình xây dựng, 
trong khi Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi 2020 tới 
ngày 01/01/2022 mới có hiệu lực thi hành, nhiều văn 
bản quy phạm pháp luật hiện tại đã bộc lộ hạn chế, 
thiếu sót, bất cập trong thực tiễn thi hành: 
KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ 
131 SỐ 67 (8-2021) 
TẠP CHÍ ISSN: 1859-316X 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 
JOURNAL OF MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 
Thứ nhất: Chưa có các quy định về dán nhãn 
nhựa sinh thái, các sản phẩm nhựa có tỷ lệ tái chế 
cao. Nhựa sinh thái đã được sử dụng trong xây dựng 
ở Việt Nam những năm gần đây, nhưng chưa có các 
quy định, quy chuẩn cụ thể dẫn đến bất cập là không 
khuyến khích được các doanh nghiệp đầu tư sản xuất 
vật liệu này, vừa khó trong quản lý, xử lý các trường 
hợp vi phạm cố tình dán nhãn nhựa sinh thái đánh 
lừa người tiêu dùng. 
Thứ hai: Định hướng quản lý môi trường hiện nay 
theo hướng coi chất thải rắn và chất thải nhựa là tài 
nguyên. Tuy nhiên chúng ta cũng chưa có các văn bản 
quy định chi tiết, cụ thể để triển khai mục tiêu này. Các 
quy định về quản lý rác thải nhựa còn rất sơ sài như: 
định mức hạn chế sản xuất, tiêu dùng một số sản phẩm 
nhựa dùng một lần; khuyến khích sử dụng, phân loại 
rác thải nhựa tại nguồn. Các quy chuẩn về phân loại 
nhựa Việt Nam đang sử dụng theo quy chuẩn của Hiệp 
hội vật liệu và thử nghiệm Hoa Kỳ (American Society 
for Testing and Materials). Các quy chuẩn về quản lý 
và sử dụng nhựa chỉ có QCVN 12-1: 2011/BYT quy 
chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao 
bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với 
thực phẩm và QCVN 32:2018/BTNMT Quy chuẩn kỹ 
thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhựa nhập 
khẩu làm nguyên liệu sản xuất. Có thể thấy các quy 
chuẩn quốc gia về nhựa còn thiếu đặc biệt các quy 
chuẩn, tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật môi trường cho 
các sản phẩm, hàng hóa và túi ni lông có nguồn gốc từ 
nhựa tái chế, các sản phẩm, hàng hóa chứa hạt vi nhựa, 
quy chuẩn về các vật liệu nhựa mới có khả năng tự hồi 
phục [8]. Bởi đây là cơ sở để thực thi đề án coi chất thải 
nhựa là tài nguyên. 
Kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới đã sớm 
ban hành khung pháp lý, đưa ra các chính sách tăng 
cường tái chế để thúc đẩy tiết kiệm tài nguyên, giảm 
thiểu chất thải trong đó có chất thải nhựa như: Hàn 
Quốc có Đạo luật Thúc đẩy tiết kiệm và tái chế tài 
nguyên ban hành năm 1992 và sửa đổi vào năm 2008. 
Nhật Bản có Luật Thúc đẩy sử dụng tài nguyên hiệu 
quả, khuyến khích sử dụng các vật liệu dễ dàng tái chế, 
quy định ghi nhãn để thu gom từng loại chất thải tại 
nguồn và thúc đẩy sử dụng hiệu quả các sản phẩm. Ở 
Úc, năm 2018, Chính phủ Úc đã ban hành “Chính 
sách xử lý chất thải quốc gia - Càng ít rác thải, càng 
nhiều tài nguyên”, chuyển từ ‘lấy, thực hiện, sử dụng” 
thành cách tiếp cận theo vòng đời, chu trình, mục tiêu 
duy trì giá trị tài nguyên càng lâu càng tốt. 
 Thứ ba: Về trách nhiệm của nhà sản xuất để 
hướng tới kinh tế tuần hoàn. Khái niệm EPR đã xuất 
hiện ở Việt Nam từ hơn 15 năm nay nhưng tới nay vẫn 
chưa hoàn thiện. Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi 2020 
đã bước đầu đưa ra các nguyên tắc cơ bản của cơ chế 
EPR với việc yêu cầu các nhà sản xuất phải có trách 
nhiệm tái chế bao bì đã qua sử dụng với tỷ lệ bắt buộc 
dựa vào khối lượng hoặc đơn vị bao bì đóng gói sản 
phẩm mà nhà sản xuất đưa ra thị trường và phải tuân 
thủ quy cách tái chế bắt buộc. Nhà sản xuất có thể tự 
mình tổ chức thực hiện tái chế hoặc đóng góp tài chính 
vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái 
chế chất thải. Cơ chế EPR không chỉ tăng trách nhiệm 
của nhà sản xuất trong việc cải tiến công nghệ, hạn 
chế tiến tới thay thế nhựa dùng một lần, điều này 
không chỉ có ý nghĩa nhất định trong việc tạo ra nền 
kinh tế tuần hoàn mà còn tạo ra nguồn tài chính phục 
vụ hoạt động bảo vệ môi trường. Tuy nhiên Luật sửa 
đổi mới chỉ áp dụng trách nhiệm này với sản xuất của 
6 nhóm hàng: Pin và ắc quy; điện và điện tử; săm lốp, 
dầu nhờn, ô tô và xe máy, bao bì. Trong khi đó nhiều 
ngành nghề có tỷ lệ lớn phụ gia nhựa trong quá trình 
sản xuất và sản phẩm hết giá trị sử dụng. Về pháp lý, 
hiện nay chúng ta vẫn sử dụng Quyết định số 
16/2015/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng 
Chính phủ quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải 
bỏ đã không còn phù hợp với yêu cầu mới đặt ra trong 
Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi. 
Thứ tư: Nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi 
trường biển từ rác thải nhựa phần lớn bắt nguồn từ rác 
thải rắn trong sinh hoạt từ đất liền ra biển, Trên thực 
tiễn công tác quản lý, thu gom vận chuyển và xử lý 
rác thải rắn còn bất cập. Rác thải rắn trong sinh hoạt 
chưa được phân loại tại nguồn, việc thu gom chất thải 
nhựa có thể tái chế thường mang tính chất tự phát ở 
quy mô hộ gia đình, người thu gom rác và nhặt phế 
liệu tự do. Cơ sở hạ tầng, thiết bị, phương tiện thiết 
yếu phục vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn 
sinh hoạt chưa được chú trọng đầu tư đồng bộ. Hoạt 
động tái chế chất thải rắn sinh hoạt còn mang tính nhỏ 
lẻ, tự phát. Phương thức xử lý chất thải rắn sinh hoạt 
chủ yếu vẫn là chôn lấp (chiếm tới 71% rác thải thu 
gom). Những bất cập trên thực tiễn thi hành này có 
xuất phát từ việc thiếu các hướng dẫn lựa chọn công 
nghệ, thiếu hướng dẫn kỹ thuật phù hợp về thu gom, 
lưu giữ, xử lý chất thải rắn sinh hoạt; thiếu các quy 
định bắt buộc về phân loại rác thải tại nguồn; thiếu chế 
tài xử phạt các hành vi vi phạm trong quản lý chất thải 
rắn sinh hoạt. 
5. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về 
phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển do rác 
thải nhựa ở Việt Nam 
Trên cơ sở phân tích những quy định của pháp luật 
KINH TẾ - XÃ HỘI 
132 SỐ 67 (8-2021) 
TẠP CHÍ ISSN: 1859-316X 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 
JOURNAL OF MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 
quốc tế và Việt Nam về phòng ngừa ô nhiễm biển do 
rác thải nhựa, chỉ ra được những hạn chế còn tồn tại 
trong khung pháp lý gây ra bất cập trong thực tiễn thi 
hành, nhóm tác giả mạnh dạn đề xuất một số giải pháp 
hoàn thiện pháp luật như sau: 
Thứ nhất: Hợp tác trong xây dựng pháp luật quốc 
tế về bảo vệ môi trường biển, ngăn ngừa rác thải nhựa 
biển. Hiện hệ thống pháp luật quốc tế về rác thải nhựa 
còn chưa hoàn thiện, đặc biệt các quốc gia chưa pháp 
điển hóa công ước về rác thải nhựa đại dương chung 
toàn cầu. Đó là thách thức nhưng cũng là thời cơ cho 
Việt Nam. Việc chủ động đề xuất, khởi xướng và tham 
gia trực tiếp vào việc xây dựng công ước, chuyển tư 
duy từ tham gia tích cực thành chủ động xây dựng, 
định hình luật chơi chung, sẽ nâng cao vị thế Việt Nam 
trên trường quốc tế, rất hợp lý với vị thế kinh tế đang 
lên của nước ta. Hơn nữa chủ động xây dựng trước 
luật chơi chung, tạo điều kiện thuận lợi Việt Nam có 
thể chủ động đồng bộ hóa pháp luật trong nước. 
Thứ hai: Tăng cường hợp tác khu vực trong xử lý 
rác thải nhựa trên biển bởi chúng có đặc tính đặc biệt 
là trôi dạt, do đó đặt ra vấn đề quản lý, xử lý chất thải 
nhựa có nguồn gốc xuất phát từ các nước xung quanh 
hoặc bên ngoài phạm vi vùng biển của quốc gia ven 
biển. Vì vậy cần phải tăng cường hợp tác giữa các 
quốc gia trong việc giám sát, chia sẻ thông tin của các 
dòng chảy, hướng di chuyển xuyên biên giới của rác 
thải nhựa. Nâng cao trách nhiệm của các quốc gia xả 
thải ra biển trong việc gây ra ô nhiễm cho các quốc 
gia khác. Tăng cường hợp tác tài chính, kêu gọi hỗ trợ 
kinh phí từ khu vực, ví dụ như Trung tâm Khu vực về 
Công ước Basel (Basel Convention Regional Centre- 
BCRC). Xây dựng một quỹ toàn cầu hoặc cơ chế hợp 
tác đầu tư trong bảo vệ, xử lý rác thải nhựa trên biển 
và đại dương [9]. 
Thứ ba: Hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước, 
trong bối cảnh Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi sẽ còn 
hơn nửa năm nữa tới khi có hiệu lực vào tháng 
01/2022. Do đó Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi 
trường cần xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành, 
trong đó: (1) ban hành quy định pháp luật để hạn chế 
sản xuất, tiêu dùng và có lộ trình cấm sản xuất, tiêu 
dùng một số sản phẩm nhựa dùng một lần; (2) xây 
dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn làm cơ sở để phân loại 
quản lý nhựa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu gom, 
tái chế rác thải nhựa; (3) ban hành quy định pháp luật 
về nhãn sinh thái, đặc biệt là đối với túi ni lông thân 
thiện môi trường và các sản phẩm nhựa có hàm lượng 
tái chế cao; (4) ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn, 
quy định kỹ thuật môi trường cho các sản phẩm, hàng 
hóa nhựa tái chế hoặc sử dụng nhựa tái chế bảo đảm 
yêu cầu bảo vệ môi trường; (5) xây dựng hàng rào kỹ 
thuật môi trường đối với các sản phẩm, hàng hóa chứa 
hạt vi nhựa, nano nhựa và túi ni lông để phòng ngừa 
các tác động xấu đến sức khỏe con người, môi trường 
sinh thái và lộ trình cấm sử dụng hạt vi nhựa trong sản 
xuất hóa mỹ phẩm, may mặc, phân bón....; ban hành 
quy định pháp luật yêu cầu tái xuất hoặc trả lại phế 
liệu nhựa nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu bảo vệ 
môi trường. 
Thứ tư: Đề xuất sửa đổi Quyết định số 
73/2014/QĐ-TTg về danh mục phế liệu được phép 
nhập khẩu theo hướng chỉ cho phép nhập khẩu phế 
liệu nhựa sạch, có giá trị tái chế cao, không nhập khẩu 
phế liệu nhựa sử dụng một lần. 
Thứ năm: Đề xuất ban hành Nghị định về chế tài 
xử phạt đối với các hành vi xả thải nhựa ra môi trường 
biển và đại dương. Để thực hiện được điều này, cần 
phải bổ sung trong Luật Bảo vệ môi trường và các văn 
bản pháp quy các quy chuẩn, riêng đánh giá mức độ 
vi phạm, tác động môi trường của các hành vi xả thải 
nhựa ra biển. Lập bản đồ, tính toán hướng di chuyển 
của nhựa trên biển để có cơ sở, căn cứ đánh giá trách 
nhiệm của các tổ chức, cá nhân, địa phương gây ra ô 
nhiễm biển. 
Thứ sáu: Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm 
pháp luật trong đó quy định các doanh nghiệp sản xuất, 
kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm thu hồi, tái chế, tái 
sử dụng các sản phẩm thải bỏ nhằm ràng buộc trách 
nhiệm của nhà sản xuất (Extended Producer 
Responsibility - EPR) đối với rác thải nhựa. Giải pháp 
này có thể thực hiện thông qua quy định mức tỷ lệ tái 
chế tối thiểu có tại các đơn vị sản xuất. Điều này có 
nghĩa các doanh nghiệp phải sử dụng nguyên liệu tái 
chế làm đầu vào cho quá trình sản xuất thay thế cho 
nguyên liệu thô khai thác từ tự nhiên. Cách làm này 
tạo ra nhu cầu đáng kể về nguyên liệu cho ngành công 
nghiệp tái chế chất thải. Mặt khác, cũng cần xây dựng 
cơ chế, chính sách để thúc đẩy việc tiêu thụ các sản 
phẩm từ tái chế chất thải. Đối với các sản phẩm tái chế 
đều được gắn nhãn xanh hoặc logo, biểu tượng đặc 
trưng giúp người tiêu dùng dễ nhận biết. Bên cạnh đó 
các chính sách khuyến khích, ưu đãi về thuế,... sẽ giúp 
các sản phẩm tái chế có nhiều hơn cơ hội thâm nhập 
thị trường. 
Cuối cùng, nhằm khắc phục những bất cập tồn tại 
hiện hành trong thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải 
rắn trong sinh hoạt (trong đó có rác thải nhựa) thì cần 
bổ sung trong Luật bảo vệ môi trường các tiêu chuẩn, 
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế kỹ 
thuật liên quan đến hoạt động quản lý chất thải rắn 
trong sinh hoạt, trang thiết bị thu gom, vận chuyển và 
KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ 
133 SỐ 67 (8-2021) 
TẠP CHÍ ISSN: 1859-316X 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 
JOURNAL OF MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 
xử lý chất thải rắn sinh hoạt, khoảng cách vệ sinh an 
toàn môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh 
hoạt, có cơ chế thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp 
xử lý chất thải rắn sinh hoạt, hướng tới phương pháp 
tiên tiến trong xử lý chất thải thúc đẩy tái chế, thu hồi 
năng lượng và giảm tối đa lượng chất thải rắn sinh 
hoạt phải chôn lấp. 
6. Kết luận 
Để giải quyết bài toán rác thải nhựa đại dương đòi 
hỏi sự nỗ lực chung tay của các quốc gia trên toàn cầu. 
Mỗi quốc gia có biển hay không có biển cần phải ý 
thức vai trò, trách nhiệm chung. Những năm gần đây 
Việt Nam đã thể hiện trách nhiệm của mình khi tích 
cực tham gia đóng góp ý kiến, kêu gọi sự đồng thuận 
của thế giới, ban hành hàng loạt chỉ thị, kế hoạch, 
chương trình hành động,... Đặc biệt việc thông qua 
Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi 2020 thể hiện quyết 
tâm, hoàn thiện khung pháp lý. Tuy nhiên thời gian 
còn lại trước khi Luật có hiệu lực không còn nhiều, 
trong khi các văn bản hướng dẫn thi hành vẫn còn 
thiếu, đòi hỏi nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ 
quan có thẩm quyền. Hơn hết, việc ngăn chặn bảo vệ 
sự bền vững của biển và đại dương, là trách nhiệm 
chung của toàn xã hội. 
Lời cảm ơn 
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Trường Đại học 
Hàng hải Việt Nam trong đề tài mã số: DT 20-21.04. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Royer S-J, Ferro´n S, Wilson ST, Karl DM. 
Production of methane and ethylene from plastic 
in the environment. PLOS ONE 13(8), 2018. 
 https://doi.org/10.1371/journal.pone.0200574. 
[2] Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo hiện trạng 
môi trường quốc gia 2019 - quản lý chất thải rắn 
sinh hoạt. 
[3] International Union for Conservation of Nature 
(IUCN), Marine plastics, May 2018. 
https://www.iucn.org/sites/dev/files/marine_plastics_
issues_brief_final_0.pdf. 
[4] Viet Nam One UN Results Report 2018. 
[5] Lê Thị Thu Hằng, Họp báo thường kỳ Bộ Ngoại 
giao ngày 25/7/2019. 
 https://environment.asean.org/statements-and-
declararations-2011-2019/. 
[6] Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 Nghị 
quyết Hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hành Trung 
Ương Đảng khóa XII về chiến lược phát triển bền 
vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm 
nhìn đến năm 2045. 
[7] Luật số: 72/2020/QH14, Luật Bảo vệ môi trường 
sửa đổi, Quốc hội khóa 14, thông qua ngày 
17/11/2020. 
[8] Keivan Davami, Mehrdad Mohsenizadeh, Morgan 
Mitcham, Praveen Damasus, Quintin Williams & 
Michael Munther, Additively Manufactured Self 
Healing Structures with Embedded Healing Agent 
Reservoirs. Scientific reports 7474. 2019. 
https://doi.org/10.1038/s41598-019-43883-3 
[9] Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) 
- Báo cáo Tổng kết Hội thảo - Giải quyết Ô nhiễm 
Nhựa Đại dương - Các Thành tố tiềm năng cho 
một thỏa thuận toàn cầu, tháng 7/2020. 
[10] Nguyễn Hoàng Nam, Nguyễn Thế Chinh, and 
Trần Văn Ý. Mối quan hệ giữa Tăng trưởng xanh, 
Kinh tế xanh, Kinh tế tuần hoàn và Phát triển bền 
vững. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Tập 502, Số 4. 
2020, doi: 10.13140/RG.2.2.35704.75528/1. 
[11] Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (United 
Nations Convention on Law of the Sea - 
UNCLOS) 1982. 
[12] Công ước London về ngăn ngừa ô nhiễm biển do 
hoạt động đổ chất thải và các vật chất khác 1972 
và Nghị định thư 1996. 
[13] Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm biển do 
tàu gây ra năm 1973 (MARPOL) và nghị định thư 
1978. 
[14] Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên 
biên giới chất thải nguy hại và việc tiêu huỷ 
chúng năm 1989. 
Ngày nhận bài: 08/3/2021 
Ngày nhận bản sửa: 23/3/2021 
Ngày duyệt đăng: 06/4/2021 
THỂ LỆ VIẾT BÀI GỬI ĐĂNG 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 
1. Tạp chí “Khoa học Công nghệ Hàng hải” đăng các thông tin, phổ biến các định hướng nghiên 
cứu khoa học và đào tạo của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, công bố và phổ biến kết quả các 
công trình nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thuộc các chuyên ngành đào tạo của Nhà 
trường, phục vụ các lĩnh vực thuộc ngành Hàng hải mà các thông tin này chưa đăng trên bất kỳ một ấn 
phẩm nào. 
2. Quy định về hình thức trình bày một bài báo gửi đăng trên Tạp chí: 
Bài gửi đăng trên Tạp chí được đánh máy vi tính theo font Unicode (Times New Roman), cỡ chữ 
10pt trên khổ giấy A4 (Lề trái: 2,8 cm; Phải: 2,5cm; Trên: 3,0cm; Dưới: 2,5cm - được chia làm 02 cột) 
gồm 01 bản in dài không quá 05 trang và kèm theo file bản thảo được gửi về Ban biên tập Tạp chí qua 
địa chỉ Email: jmst@vimaru.edu.vn. 
Quy cách trình bày được đăng trên Website  
+ Tên bài báo viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh (Times New Roman in hoa, đậm cỡ chữ 12pt); 
+ Họ và tên tác giả (Times New Roman in hoa, đậm cỡ chữ 10pt); 
+ Tên đơn vị (Times New Roman thường, nghiêng cỡ chữ 10pt); 
+ Bài báo cần có đầy đủ tóm tắt, từ khóa, tóm tắt nội dung bài báo bằng tiếng Việt và tiếng Anh tối 
thiểu 100 từ, tối đa 300 từ phải nêu được nội dung chính, đóng góp mới của công trình (Times New 
Roman thường, nghiêng cỡ chữ 10pt); 
+ Nội dung bài báo cần có hành văn rõ ràng, súc tích, cách dùng thuật ngữ khoa học và đơn vị đo 
lường hợp pháp do Nhà nước ban hành hoặc đã dùng thống nhất trong chuyên môn hẹp và cần phải 
được phân rõ phần, mục, tiểu mục có đánh số thứ tự; 
+ Công thức được viết theo Equation Editor, viết rõ theo kí hiệu thông dụng và đánh số thứ tự công 
thức về phía bên phải. Hình và ảnh minh họa là hình đen trắng, rõ nét và cần được chú thích đầy đủ 
(font in thường, đậm, nghiêng cỡ chữ 9pt); 
+ Danh mục tài liệu tham khảo được đặt ngay sau phần kết luận của bài báo được ghi theo trình tự: 
thứ tự tài liệu trong [ ]; Với tài liệu tham khảo là sách thì tên tác giả chữ thường, tên sách chữ nghiêng, 
nhà xuất bản, năm xuất bản; Với tài liệu tham khảo là Tạp chí thì tên tác giả chữ thường, tên bài chữ 
nghiêng, tên tạp chí, số tạp chí, năm xuất bản. 
+ Bản thảo bài báo không đánh số trang. 
3. Bài gửi đăng cần được viết cẩn thận, đúng văn phạm (đặc biệt là tiếng Anh), đánh máy rõ ràng và có 
ý kiến cho phép công bố của đơn vị chủ quản trực tiếp. Bài báo gửi đăng sẽ được ít nhất 02 phản biện của 
bài báo đọc, góp ý sửa chữa và cho ý kiến có thể công bố trên Tạp chí “Khoa học Công nghệ Hàng hải”. 
4. Tạp chí “Khoa học Công nghệ Hàng hải” chỉ đăng các bài đáp ứng các yêu cầu trên. Bài không 
đăng không trả lại bản thảo cho người gửi. 
5. Tác giả có bài được đăng trên Tạp chí “Khoa học Công nghệ Hàng hải” được biếu 01 cuốn Tạp 
chí đăng bài đó và được hưởng mọi quyền lợi theo quy định. 
Thư góp ý kiến và bài gửi đăng xin gửi theo địa chỉ: 
Tòa soạn Tạp chí “Khoa học Công nghệ Hàng hải” 
Phòng KH-CN, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, 484 Lạch Tray - Lê Chân - Hải Phòng 
Tel: 0225 3829111; Email: jmst@vimaru.edu.vn 
Ghi chú: Theo Quyết định số 18/QĐ-HĐGSNN, ký ngày 30/6/2020 của Hội đồng Giáo sư Nhà nước có quy định 
những bài báo đăng trên Tạp chí "Khoa học Công nghệ Hàng hải" của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, được 
tính từ 0 đến 0,75 điểm công trình khoa học quy đổi khi xét công nhận các chức danh GS, PGS. 
 In 300 cuốn tại Xưởng In Nhà xuất bản Hàng hải, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam 
In xong và nộp lưu chiểu tháng 7 năm 2021 

File đính kèm:

  • pdftap_chi_khoa_hoc_cong_nghe_hang_hai_so_67_t82021.pdf
Ebook liên quan