Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

Tóm tắt Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính: ...nh chính trong lĩnh vực giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Bên cạnh đó, trong nhiều văn bản khác cũng có quy định về vấn đề này. Điều chúng tôi muốn nhấn mạnh là ở thời kì này HĐND các cấp cũng có thẩm quyền quy định hành vi vi phạm hành chính và việc xử phạt hành chính cho nên trong hệ ...hính, phổ biến là những hành vi vi phạm mang tính đặc thù của những đô thị lớn trong những lĩnh vực như văn hoá thông tin, vệ sinh môi trường, nếp sống văn minh, mĩ quan đô thị, phòng chống tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự 3. Giải quyết mâu thuẫn giữa quy định pháp luật và thực t...uộc nhóm biện pháp cưỡng chế nào vẫn là vấn đề còn để ngỏ. Từ góc độ thực tiễn thì nhiều ý kiến cho rằng có thể coi đó là hình thức xử phạt bổ sung nhưng từ góc độ pháp lí thì không thể coi đó là hình thức xử phạt bổ sung vì Chính phủ không có thẩm quyền quy định hình thức xử phạt. Xếp...

pdf8 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 405 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p dụng loại chế 
tài nào (có văn bản còn quy định khả năng áp 
dụng nhiều loại chế tài). Cũng không có căn 
cứ để xác định đâu là hình thức xử phạt, đâu 
là biện pháp khắc phục hậu quả Điển hình 
là quy định tại Điều 43 Luật đi đường bộ 
ngày 13/12/1955: “Phạm vào luật đi đường 
này sẽ bị trừng phạt như dưới đây: 
- Phê bình cảnh cáo; 
- Phạt tiền từ 0,4 đồng đến 1 đồng (cho 
người, xe không động cơ và súc vật). Từ 1 
đồng đến 2 đồng (cho xe có động cơ); 
- Thu hồi giấy phép chạy xe, giấy phép 
kinh doanh trong một thời gian hay vĩnh viễn; 
- Thu hồi bằng lái xe trong một thời gian 
hoặc vĩnh viễn; 
- Truy tố trước toà án. 
Tuỳ trường hợp nặng nhẹ có thể áp dụng 
một hay hai, ba cách trừng phạt trên”. 
Cách quy định như vậy chứa đựng khả 
năng tiềm tàng cho việc thực hiện theo cảm 
tính; hiện tượng xâm phạm quyền, lợi ích hợp 
pháp của cá nhân, tổ chức là khó tránh khỏi. 
Cùng với sự ra đời của Nghị định số 143/CP 
ngày 27/5/1977, Điều lệ xử phạt vi cảnh được 
ban hành. Có thể nói đây là văn bản đầu tiên 
quy định một cách tập trung về xử phạt vi 
phạm hành chính. Tuy nhiên, nó mới chỉ quy 
định về vi phạm hành chính và xử phạt vi 
phạm hành chính trong lĩnh vực giữ gìn trật 
tự, an toàn xã hội. Bên cạnh đó, trong nhiều 
văn bản khác cũng có quy định về vấn đề 
này. Điều chúng tôi muốn nhấn mạnh là ở 
thời kì này HĐND các cấp cũng có thẩm 
quyền quy định hành vi vi phạm hành chính 
và việc xử phạt hành chính cho nên trong hệ 
thống văn bản hàm chứa rất nhiều mâu thuẫn 
và việc quy định khá tuỳ tiện. 
Ví dụ: Nghị quyết số 4 của HĐND thành 
phố Hải Phòng ngày 14/7/1982 “Về một số 
biện pháp trước mắt đối với công tác giữ gìn 
an ninh trật tự thành phố” đặt ra những biện 
pháp xử lí hành chính như buộc cả hộ gia 
đình phải rời khỏi nơi cư trú thường xuyên 
đến cư trú nơi khác trong trường hợp họ có 
hành vi đồng loã với người trong gia đình 
gây mất trật tự trị an, phạm pháp nghiêm 
trọng hoặc bắt buộc ngủ tập trung đối với 
những phần tử lưu manh chuyên nghiệp, bọn 
côn đồ gây rối trật tự xã hội 
Thực tế cho thấy ở nhiều nơi uỷ ban 
hành chính (UBHC) các cấp (sau đó đổi tên 
là UBND) cũng ban hành văn bản quy phạm 
pháp luật về xử lí vi phạm hành chính bởi 
khi đó UBHC - UBND đồng thời kiêm luôn 
chức năng cơ quan thường trực của HĐND 
(cho đến năm 1989). 
Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính 
được Hội đồng nhà nước (HĐNN) thông qua 
ngày 30/11/1989 và có hiệu lực từ ngày 
Nghiªn cøu - trao §æi 
20 T¹p chÝ luËt häc sè 5/2005 
1/1/1990 đánh dấu bước phát triển quan 
trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện chế 
định pháp luật về trách nhiệm hành chính. 
Lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật Việt 
Nam, việc quy định những vấn đề cơ bản, 
mang tính nguyên tắc về xử phạt vi phạm 
hành chính được thể hiện tập trung trong một 
văn bản làm cơ sở để xây dựng những văn 
bản quy định cụ thể hành vi vi phạm hành 
chính, hình thức và mức xử phạt trong các 
lĩnh vực quản lí nhà nước. Trên cơ sở Pháp 
lệnh, Chính phủ đã ban hành một số nghị 
định quy định về xử phạt vi phạm hành 
chính trong một số lĩnh vực như an ninh trật 
tự, kế toán thống kê, hải quan, thuế, y tế, 
quản lí và bảo vệ rừng, quản lí và bảo vệ 
nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ và kiểm dịch thực 
vật, thú y. Bên cạnh đó, trong một số nghị 
định khác cũng có một phần quy định về xử 
phạt vi phạm hành chính như Nghị định về 
việc thi hành Pháp lệnh đo lường, Nghị định 
về việc thi hành Pháp lệnh chất lượng hàng 
hoá, Nghị định quy định về kiểm tra, xử lí 
việc sản xuất, buôn bán hàng giả... 
Sau hơn 5 năm thực hiện, Pháp lệnh xử 
phạt vi phạm hành chính được thay thế bởi 
Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính do 
UBTVQH thông qua ngày 6/7/1995 và có 
hiệu lực từ ngày 1/8/1995. Để thi hành Pháp 
lệnh này, Chính phủ đã ban hành 45 nghị 
định quy định cụ thể về xử phạt vi phạm hành 
chính trong các lĩnh vực quản lí nhà nước và 
5 nghị định ban hành các quy chế quy định 
chi tiết trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp 
xử lí hành chính khác. Ngoài ra, còn một số 
lượng lớn thông tư, chỉ thị của các bộ hướng 
dẫn chỉ đạo thực hiện các nghị định nói trên. 
Trong hệ thống các văn bản pháp luật về xử lí 
vi phạm hành chính được ban hành ở thời kì 
này có nhiều quy định chồng chéo, mâu thuẫn 
hoặc trái với quy định của Pháp lệnh. Do đó, 
công tác rà soát văn bản phải được tiến hành 
thường xuyên để kịp thời sửa đổi, bổ sung, 
bãi bỏ nhằm bảo đảm sự thống nhất của pháp 
luật trong xử lí vi phạm hành chính. Mặt 
khác, một số quy định của luật, pháp lệnh 
không thống nhất với các quy định của Pháp 
lệnh xử lí vi phạm hành chính cũng đặt ra vấn 
đề phải kịp thời sửa đổi để khắc phục tình 
trạng thiếu thống nhất trong hoạt động áp 
dụng pháp luật về xử lí vi phạm hành chính. 
Ngày 2/7/2002, UBTVQH khoá X đã 
thông qua Pháp lệnh xử lí vi phạm hành 
chính mới (có hiệu lực từ ngày 1/10/2002). 
Theo quy định tại Điều 2 Pháp lệnh thì 
Chính phủ là cơ quan duy nhất có thẩm 
quyền quy định hành vi vi phạm hành chính 
và chế độ áp dụng các biện pháp xử lí hành 
chính khác. Đến nay Chính phủ đã ban hành 
trên 50 nghị định quy định chi tiết và hướng 
dẫn thi hành các quy định của Pháp lệnh. 
Một số dự thảo nghị định đang trong quá 
trình chuẩn bị trình Chính phủ ban hành. 
Tuy Pháp lệnh chỉ trao cho Chính phủ 
quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật 
về xử lí vi phạm hành chính nhưng khảo sát 
thực tiễn triển khai thực hiện Pháp lệnh 
những năm qua, chúng ta gặp khá nhiều văn 
bản của UBND cấp tỉnh quy định về vi phạm 
hành chính và xử lí vi phạm hành chính. Nói 
cách khác là hiện tượng vi phạm thẩm quyền 
ban hành văn bản quy phạm pháp luật về xử 
lí vi phạm hành chính vẫn tiếp diễn. Tại 
thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27/6/2003 
UBND thành phố ban hành 3 quyết định về 
xử lí vi phạm hành chính;(1) UBND thành 
Nghiªn cøu - trao §æi 
T¹p chÝ luËt häc sè 5/2005 21 
phố Hà Nội cũng vi phạm thẩm quyền ban 
hành văn bản quy phạm pháp luật về xử lí vi 
phạm hành chính khi cho ra đời Quyết định 
số 114/2003/QĐ-UB và Quyết định số 
53/2005/QĐ-UB;(2) UBND thành phố Đà 
Nẵng cũng ban hành một số văn bản quy 
phạm pháp luật về xử lí vi phạm hành chính 
để áp dụng trên địa bàn thành phố.(3) 
Một trong những nguyên nhân dẫn đến 
vi phạm thẩm quyền ban hành văn bản quy 
phạm pháp luật về xử lí vi phạm hành chính 
là do trong một số lĩnh vực có những hành vi 
vi phạm pháp luật về quản lí nhà nước 
nhưng Chính phủ chưa quy định (hoặc chậm 
quy định) nên chưa bị coi là vi phạm hành 
chính, phổ biến là những hành vi vi phạm 
mang tính đặc thù của những đô thị lớn trong 
những lĩnh vực như văn hoá thông tin, vệ 
sinh môi trường, nếp sống văn minh, mĩ 
quan đô thị, phòng chống tệ nạn xã hội, giữ 
gìn an ninh trật tự 
3. Giải quyết mâu thuẫn giữa quy định 
pháp luật và thực tiễn ban hành và thực 
hiện văn bản quy phạm pháp luật về xử lí 
vi phạm hành chính 
 Nghiên cứu thực tiễn ban hành và thực 
hiện văn bản quy phạm pháp luật về xử lí vi 
phạm hành chính những năm gần đây cho 
thấy có nhiều mâu thuẫn nảy sinh và việc xử 
lí, giải quyết mâu thuẫn trong các trường hợp 
khác nhau được thực hiện dưới những hình 
thức và mức độ khác nhau. 
Trước hết đó là mâu thuẫn do quy định 
pháp luật chưa đầy đủ mà thực tiễn quản lí 
hành chính đòi hỏi phải có quy định để điều 
chỉnh. Cho đến nay vẫn còn một số lĩnh vực 
chưa có nghị định quy định chi tiết và hướng 
dẫn thi hành Pháp lệnh và trong những lĩnh 
vực đã có văn bản thì không phải lĩnh vực 
nào các quy định cũng hoàn toàn đầy đủ và 
đáp ứng được nhu cầu điều chỉnh. Đa phần 
các cơ quan chức năng của Nhà nước đã tích 
cực kiến nghị cơ quan có thẩm quyền ban 
hành và bổ sung các quy định còn thiếu; 
những cơ quan được giao soạn thảo văn bản 
đã rất cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ 
không dễ dàng này. Điều đáng tiếc là một số 
cơ quan đã ban hành văn bản quy định về 
hành vi vi phạm hành chính và biện pháp xử 
lí hành chính để áp dụng ở địa phương mặc 
dù không được trao thẩm quyền. 
Một loại mâu thuẫn khác là quy định 
không phù hợp với đặc điểm của lĩnh vực 
hoặc vấn đề cần điều chỉnh, nếu tuân thủ 
triệt để quy định trong Pháp lệnh thì việc xử 
phạt không thể tiến hành được. Chẳng hạn, 
Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 
1995 và năm 2002 quy định thời hiệu xử 
phạt vi phạm hành chính trong một số lĩnh 
vực đặc biệt (trong đó có lĩnh vực tài chính) 
là hai năm nhưng thực tế cho thấy, riêng 
trong lĩnh vực thuế, ở nhiều doanh nghiệp 
sau 2 năm cơ quan thuế mới tiến hành thanh 
tra quyết toán thuế nên khi phát hiện vi 
phạm thì thời hiệu xử phạt đã hết. 
Trong trường hợp quy định của Pháp 
lệnh không phù hợp thực tế như đã nêu trong 
ví dụ trên đây, về nguyên tắc các cơ quan 
chức năng cần kiến nghị sửa đổi Pháp lệnh 
cho phù hợp. Tuy nhiên, đã có trường hợp 
người ta chọn phương án dễ dàng hơn là đưa 
vào nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn 
thi hành quy định phù hợp với thực tế nhưng 
không phù hợp với Pháp lệnh. Điều 12 Nghị 
định số 22/CP ngày 17/4/1996 về xử phạt vi 
phạm hành chính trong lĩnh vực thuế quy 
định riêng đối với hành vi khai man, trốn 
thuế thì thời hiệu xử phạt là 3 năm kể từ 
Nghiªn cøu - trao §æi 
22 T¹p chÝ luËt häc sè 5/2005 
ngày hành vi vi phạm được phát hiện trong 
khi Pháp lệnh quy định thời hiệu xử phạt là 2 
năm kể từ khi vi phạm được thực hiện. 
Mâu thuẫn cũng có thể xuất hiện do ý 
muốn chủ quan của các chủ thể có thẩm quyền 
ban hành văn bản hướng dẫn thi hành. Điển 
hình trong trường hợp này là một số văn bản 
hướng dẫn thi hành đặt ra các quy định về sử 
dụng tiền thu được từ xử phạt vi phạm hành 
chính để thưởng cho người thi hành công vụ 
trong khi Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính 
năm 1995 chỉ quy định về xử lí vi phạm mà 
không hề quy định về việc trích thưởng và 
Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 
nghiêm cấm việc sử dụng tiền thu được từ xử 
phạt vi phạm hành chính hoặc từ bán tang vật, 
phương tiện bị tịch thu để trích thưởng. 
Những quy định loại này đã vi phạm nghiêm 
trọng thẩm quyền ban hành văn bản, dẫn đến 
sự không thống nhất trong sử dụng tiền thu 
được từ xử phạt vi phạm hành chính, gây 
khó khăn cho việc quản lí đối với nguồn thu 
này và tạo nên sự không thống nhất trong 
chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức 
hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau của 
quản lí hành chính nhà nước. 
Một vấn đề khác cũng cần đề cập là 
Chính phủ - thông qua việc ban hành nghị 
định - có thể đặt ra những hình thức, biện 
pháp cưỡng chế mới để áp dụng trong xử lí 
vi phạm hành chính. Có thể lấy làm ví dụ 
quy định tại Nghị định số 15/2003/NĐ-CP 
phủ ngày 19/2/2003 quy định xử phạt vi 
phạm hành chính về giao thông đường bộ. 
Điều 3 của Nghị định với tiêu đề “Nguyên 
tắc xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng 
biện pháp khác” gồm 7 khoản thì 6 khoản (từ 
khoản 1 đến khoản 6) có nội dung hoàn toàn 
phù hợp với Pháp lệnh. Riêng khoản 7 với 
nội dung quy định biện pháp “đánh dấu số 
lần vi phạm pháp luật về giao thông đường 
bộ trên giấy phép lái xe” là biện pháp được 
quy định tại Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP 
ngày 19/11/2002 của Chính phủ về các giải 
pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần 
tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông nhằm 
quản lí người điều khiển phương tiện giao 
thông cơ giới đường bộ. Hậu quả của việc bị 
áp dụng biện pháp này là khá nghiêm trọng: 
Nếu giấy phép lái xe bị đánh dấu 3 lần vi 
phạm thì hết giá trị sử dụng, nếu bị đánh dấu 
2 lần thì phải thi lại luật giao thông đường bộ 
khi đổi giấy phép lái xe. Việc áp dụng biện 
pháp này trên thực tế được đánh giá cao bởi 
nó đem lại hiệu quả thiết thực có tác dụng 
răn đe nên có nhiều ý kiến đề nghị quy định 
bổ sung biện pháp này trong Pháp lệnh. Hiện 
nay, việc xác định biện pháp “đánh dấu số 
lần vi phạm pháp luật về giao thông đường 
bộ trên giấy phép lái xe” thuộc nhóm biện 
pháp cưỡng chế nào vẫn là vấn đề còn để 
ngỏ. Từ góc độ thực tiễn thì nhiều ý kiến cho 
rằng có thể coi đó là hình thức xử phạt bổ 
sung nhưng từ góc độ pháp lí thì không thể 
coi đó là hình thức xử phạt bổ sung vì Chính 
phủ không có thẩm quyền quy định hình 
thức xử phạt. Xếp vào nhóm biện pháp khắc 
phục hậu quả của vi phạm hành chính cũng 
không được vì bản chất của nó không phải là 
khắc phục hậu quả (Chính phủ được quyền 
quy định “các biện pháp khác nhằm khắc 
phục hậu quả”). Giải pháp trong trường hợp 
này có thể là kiến nghị UBTVQH quy định 
trong Pháp lệnh biện pháp này trong nhóm 
các hình thức xử phạt bổ sung hoặc trao cho 
Chính phủ thẩm quyền quy định “các hình 
thức xử phạt khác”. 
Nghiªn cøu - trao §æi 
T¹p chÝ luËt häc sè 5/2005 23 
4. Xu hướng xác định thẩm quyền ban 
hành văn bản quy phạm pháp luật về xử lí 
vi phạm hành chính trong điều kiện có Bộ 
luật điều chỉnh 
Xác định thẩm quyền ban hành văn bản 
quy phạm pháp luật về xử lí vi phạm hành 
chính trong điều kiện có Bộ luật điều chỉnh 
là vấn đề đang gây nhiều tranh luận. Có ý 
kiến cho rằng nếu xây dựng Bộ luật xử lí vi 
phạm hành chính thì không cần thiết phải 
ban hành nghị định quy định chi tiết và 
hướng dẫn thi hành. Bộ luật phải bao hàm 
quy định về mọi vấn đề trong xử lí vi phạm 
hành chính để đảm bảo sự thống nhất trong 
điều chỉnh pháp luật đối với một loại hình 
hoạt động quan trọng của bộ máy nhà nước - 
hoạt động cưỡng chế hành chính - có tác 
động trực tiếp đến tự do, quyền và lợi ích 
của cá nhân, tổ chức. Ý kiến khác cho rằng 
Bộ luật không thể quy định về mọi vấn đề 
bởi mỗi một lĩnh vực của quản lí hành chính 
nhà nước có những đặc thù riêng nên vẫn cần 
có nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn 
thi hành để đảm bảo tính khả thi và sự phù 
hợp của các quy định với đặc điểm của từng 
lĩnh vực. Một vấn đề khác cũng được đặt ra là 
trong điều kiện có Bộ luật điều chỉnh thì các 
bộ có cần ban hành thông tư hướng dẫn hay 
không? Có nên trao cho UBND cấp tỉnh thẩm 
quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật 
về xử lí vi phạm hành chính đối với những 
vấn đề của địa phương hay không? 
Trước hết, liên quan đến thẩm quyền ban 
hành văn bản quy phạm pháp luật của 
UBND, theo chúng tôi thì không nên quy 
định cho UBND cấp tỉnh thẩm quyền ban 
hành văn bản quy phạm pháp luật về xử lí vi 
phạm hành chính vì thực tiễn nhiều năm qua 
đã cho thấy khi được trao (và cả khi không 
được trao) thẩm quyền thì UBND cấp tỉnh đã 
ban hành nhiều quy định không phù hợp với 
văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực 
pháp lí cao hơn. Thực tế đó đã phần nào phá 
vỡ tính thống nhất của hệ thống văn bản quy 
phạm pháp luật về xử lí vi phạm hành chính. 
Trong điều kiện văn bản có hiệu lực 
pháp lí cao nhất điều chỉnh hoạt động này là 
Bộ luật thì các bộ cũng không cần phải ban 
hành thông tư hướng dẫn. Có chăng là ban 
hành chỉ thị để đôn đốc, tổ chức thực hiện 
văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên. Xác 
định rõ như vậy để khắc phục tình trạng cơ 
quan và người có thẩm quyền trông chờ và ỷ 
lại vào thông tư hướng dẫn, kể cả trong 
trường hợp các quy định tại nghị định đã rất 
cụ thể và có tính khả thi. 
Theo quan điểm của chúng tôi thì Bộ luật 
cần quy định chi tiết về hầu hết các vấn đề 
của xử lí vi phạm hành chính, trong đó dành 
sự quan tâm đặc biệt cho quy định những vấn 
đề chung, những vấn đề có tính nguyên tắc. 
Riêng đối với việc quy định hành vi vi phạm 
hành chính cụ thể trong từng lĩnh vực thì cần 
cân nhắc các phương án khác nhau. Các hành 
vi vi phạm hành chính rất đa dạng, trong mỗi 
một lĩnh vực chúng có những biểu hiện khác 
nhau, nếu quy định tất cả trong Bộ luật thì sẽ 
có một Bộ luật rất đồ sộ. Mặt khác, trong quản 
lí hành chính nhà nước luôn luôn xuất hiện 
những nội dung mới, vấn đề mới, nhân tố mới. 
Không nằm ngoài quy luật đó, các hành vi vi 
phạm hành chính cũng có thể có những biến 
thể, có thể có những hành vi vi phạm mới nảy 
sinh đòi hỏi bổ sung, sửa đổi các quy định 
một cách thường xuyên mà điều đó Quốc hội 
không thể làm được nên việc bổ sung sẽ 
chậm, không đáp ứng nhu cầu của quản lí. 
Nếu xác định rằng cần có nghị định quy 
Nghiªn cøu - trao §æi 
24 T¹p chÝ luËt häc sè 5/2005 
định chi tiết về hành vi vi phạm hành chính 
thì có thể chọn một trong hai phương án sau 
đây: Phương án thứ nhất là trao toàn bộ thẩm 
quyền quy định hành vi vi phạm hành chính 
trong các lĩnh vực cho Chính phủ, các vấn đề 
còn lại sẽ được cơ quan quyền lực nhà nước 
cao nhất quy định trong Bộ luật; phương án 
thứ hai là Quốc hội quy định về các vấn đề và 
quy định các nhóm hành vi trong Bộ luật, dành 
quyền quy định cụ thể về từng hành vi trong 
các lĩnh vực cho Chính phủ (trong nghị định). 
Cho dù cơ quan có thẩm quyền lựa chọn 
phương án này hay phương án khác thì nội 
dung các nghị định của Chính phủ quy định 
chi tiết cũng không thể theo mô hình hiện 
nay vì những lí do sau đây: 
Thứ nhất, trong các nghị định quy định 
chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh hiện 
hành có rất nhiều quy định nhắc lại nguyên 
văn hoặc gần như nguyên văn quy định của 
Pháp lệnh, đặc biệt là những vấn đề chung 
như nguyên tắc, thẩm quyền, hình thức, biện 
pháp xử lí Các nghị định sẽ được ban hành 
nhằm cụ thể hoá quy định của Bộ luật cần 
được xây dựng theo hướng đi thẳng vào quy 
định hành vi vi phạm hành chính, hình thức 
xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả áp 
dụng đối với từng hành vi vi phạm mà không 
nhắc lại những quy định chung của Bộ luật để 
khắc phục tình trạng quy định trùng lặp. 
Thứ hai, căn cứ vào nội dung, các nghị 
định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành 
Pháp lệnh hiện hành có thể chia thành 3 
nhóm. Đó là: Các nghị định quy định về xử 
phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực 
quản lí nhà nước; các nghị định quy định chi 
tiết một số nội dung của Pháp lệnh (nghị định 
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một 
số điều của Pháp lệnh, nghị định quy định thủ 
tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành 
quyết định xử phạt vi phạm hành chính); 
các nghị định quy định về chế độ áp dụng các 
biện pháp xử lí hành chính khác. 
Các nghị định thuộc nhóm thứ hai và 
nhóm thứ ba quy định về những vấn đề chung 
trong xử lí vi phạm hành chính nên những nội 
dung đó hoàn toàn có thể đưa vào Bộ luật và 
như vậy chỉ nên ban hành các nghị định có 
nội dung quy định về xử phạt vi phạm hành 
chính trong các lĩnh vực (nhóm thứ nhất). 
Tóm lại, trong điều kiện có Bộ luật điều 
chỉnh hoạt động xử lí vi phạm hành chính thì 
vẫn cần có các nghị định của Chính phủ quy 
định về hành vi vi phạm hành chính trong 
các lĩnh vực của quản lí nhà nước./. 
(1).Quyết định số 105/2003/QĐ-UB quy định mức 
phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong 
lĩnh vực vệ sinh và môi trường trên địa bàn thành phố 
Hồ Chí Minh; Quyết định số 106/2003/QĐ-UB về áp dụng 
một số biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong 
lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ tại thành phố Hồ 
Chí Minh; Quyết định số 107/2003/QĐ-UB về quyền hạn 
và trách nhiệm của chủ tịch uỷ ban nhân dân phường, 
xã, thị trấn trong việc xử phạt vi phạm hành chính về 
quản lí trật tự xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh. 
(2).Quyết định số 114/2003/QĐ-UB ban hành quy 
định tạm thời về quản lí và sử dụng các khoản thu 
phạt vi phạm hành chính trong quản lí trật tự xây 
dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định số 
53/2005/QĐ-UB về việc giao cho uỷ ban nhân dân 
phường, xã, thị trấn xử phạt vi phạm hành chính trong 
lĩnh vực thu phí vệ sinh. 
(3).Quyết định số 79/2003/QĐ-UB về việc xử phạt vi 
phạm hành chính của lực lượng thanh niên xung kích 
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; Quyết định số 
20/2004/QĐ-UB về việc xử lí các hành vi vi phạm về 
trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị và vệ sinh môi 
trường tại một số tuyến đường trọng điểm trên địa bàn 
thành phố Đà Nẵng; Quyết định số 008/2005/QĐ-UB 
về việc xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp 
kiềm chế tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn 
thành phố Đà Nẵng. 

File đính kèm:

  • pdftham_quyen_ban_hanh_van_ban_quy_pham_phap_luat_ve_xu_ly_vi_p.pdf