Thực trạng giáo dục giới tính ở trường tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt Thực trạng giáo dục giới tính ở trường tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh: ...ương Thế Vinh Thủ Đức 2 2 2 3 3 0 10 18 TH Tân Phú Trung Củ Chi 3 3 3 3 3 1 13 19 TH Thái Mỹ Củ Chi 3 3 3 3 3 2 13 20 TH Lâm Văn Bền Nhà Bè 2 2 2 3 3 0 12 21 TH Tạ Uyên Nhà Bè 2 2 2 3 3 0 12 22 TH Quốc tế Canada 7 2 2 2 2 2 0 10 23 TH Quốc tế AIS 5 2 2 2 2 2 0 10 Tổng 63 63 63 66 66 ...rực quan, vấn đáp, giải thích và thảo luận nhóm. Phương tiện sử dụng trong dạy học GDGT là SGK và hình vẽ. Hai trường tiểu học quốc tế có chương trình GDGT dành riêng cho HSTH. Nội dung bao gồm kiến thức về GDGT theo chương trình bắt buộc giống như trường tiểu học công lập và nhiều n... không nên dạy ở tiểu học, bao gồm: “Bạo lực tình dục”; “Xúc cảm giới tính”; “Thủ dâm là gì? Cách hạn chế?”; “Quấy rối tình dục”; “Các biện pháp tránh thai”; “Hậu quả của quan hệ tình dục sớm”; “Quan hệ tình dục là gì?”. Kết quả cho thấy GV mong muốn triển khai rất nhiều nội dung GDG...

pdf8 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 243 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Thực trạng giáo dục giới tính ở trường tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ra yêu cầu phải đưa nội dung giáo dục giới tính (GDGT) vào chương trình tiểu học. 
Hầu hết các trường tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) đã bước đầu quan tâm 
đến vấn đề này. Kết quả khảo sát giáo viên (GV) ở 23 trường tiểu học cho thấy đa số giáo 
viên tiểu học (GVTH) mong muốn học sinh (HS) được học nhiều hơn kiến thức liên quan 
đến GDGT và kĩ năng bảo vệ bản thân. Nhưng trong thực tế, hầu hết các nội dung GDGT 
chỉ được triển khai theo chương trình bắt buộc của HSTH, với phương tiện dạy học chủ 
yếu là sách giáo khoa (SGK) và sử dụng phương pháp thảo luận nhóm hoặc thuyết trình. 
Từ khóa: giáo dục giới tính, tiểu học. 
ABSTRACT 
The reality of sex education in primary schools in Ho Chi Minh City 
The accelerated growth and psychological development of primary school students 
have created the demand of introducing sex education to primary education syllabus. Most 
primary schools in Ho Chi Minh have expressed initial concerns about this issue. Results 
from the survey of teachers in 23 primary schools show that most primary school teachers 
want their students learn more about sex education and self-protection skills. However, in 
reality, most sex education contents are only implemented as part of the obligatory 
primary education syllabus, via means of textbook, group discussion and presentation. 
Keywords: sex education, primary education. 
* ThS, Trường Đại học Sư phạm TPHCM; Email: gdthgiang@gmail.com 
1. Đặt vấn đề 
Giáo dục giới tính là vấn đề được 
hầu hết các quốc gia trên thế giới quan 
tâm. Tình trạng trẻ em bước vào tuổi dậy 
thì sớm hơn thường lệ đang gia tăng 
nhanh chóng ở nhiều nước, trong đó có 
Việt Nam. Nghiên cứu công bố năm 2011 
của Mĩ cho thấy 15% bé gái tại quốc gia 
này bước vào giai đoạn dậy thì khi lên 7 
tuổi [8]. Dậy thì sớm cũng đồng nghĩa 
với việc nhu cầu được tìm hiểu và khám 
phá về giới tính sẽ tăng lên. Để thỏa mãn 
nhu cầu đó, nếu gia đình và nhà trường 
không trang bị đủ kiến thức cần thiết, trẻ 
sẽ tự tìm hiểu thông qua sự “cởi mở” của 
các phương tiện thông tin mà người lớn 
khó mà tầm soát được. Trong thực tế, dậy 
thì sớm đang làm cho trẻ phải đối mặt với 
rất nhiều nguy cơ bị xâm hại cơ thể, bạo 
hành tình dục và mang thai ngoài ý 
muốn... 
Khi tuổi dậy thì của trẻ em đến 
ngày một sớm hơn thì việc trang bị các 
kiến thức về giới tính là rất cần thiết. 
Tăng cường GDGT ở nhà trường là điều 
ai cũng thấy cần thiết, nhưng vẫn còn 
nhiều tranh cãi về việc dạy nội dung gì, 
dạy đến mức độ nào, cách thức và 
Tư liệu tham khảo Số 10(88) năm 2016 
____________________________________________________________________________________________________________ 
162 
phương pháp dạy ra sao cho phù hợp với 
từng đối tượng HS ở các cấp học khác 
nhau. Để tìm hiểu về các nội dung, cách 
thức và phương pháp thực hiện GDGT 
trong trường tiểu học tại TPHCM, chúng 
tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng 
GDGT ở một số trường tiểu học tại 
TPHCM”. Từ kết quả nghiên cứu này, 
bước đầu tìm hiểu những khó khăn và 
mong muốn của GV khi triển khai các 
nội dung GDGT. 
2. Giải quyết vấn đề 
2.1. Cách thức nghiên cứu 
Chúng tôi tiến hành khảo sát để tìm 
hiểu thực trạng dạy học của GV và HS về 
các nội dung liên quan đến GDGT cho 
HSTH. Số lượng trường được khảo sát 
gồm 23 trường, trong đó có 21 trường 
công và 2 trường quốc tế. Phiếu khảo sát 
1 được thiết kế để khảo sát việc có triển 
khai dạy học GDGT cho HS hay không 
và nếu có thì cụ thể bao gồm những nội 
dung gì, cách thức triển khai và phương 
pháp dạy học các nội dung đó. Phiếu 
khảo sát này tiến hành khảo sát cán bộ 
quản lí và GV giảng dạy từ lớp 1 đến lớp 
5. Phiếu khảo sát 2 sẽ tìm hiểu việc đưa 
các nội dung GDGT vào nhà trường tiểu 
học có cần thiết hay không; những nội 
dung GDGT nào nên dạy cho từng giai 
đoạn ở tiểu học. Chúng tôi khảo sát chủ 
yếu là các nội dung gắn với chương trình 
môn Khoa học lớp 4, 5 và một số nội 
dung GDGT không đề cập trực tiếp trong 
SGK nhưng có liên quan đến bài học. 
Sau khi khảo sát, chúng tôi tiến hành 
phân tích các số liệu và rút ra các kết luận 
đánh giá thực trạng GDGT trong trường 
tiểu học tại TPHCM hiện nay. Bên cạnh 
việc khảo sát bằng phiếu hỏi, chúng tôi 
còn tiến hành phỏng vấn trực tiếp cả GV 
và phụ huynh HS. 
2.2. Kết quả và thảo luận 
Chúng tôi tiến hành khảo sát bằng 
phiếu đối với cán bộ quản lí và GV đứng 
lớp trực tiếp của 23 trường tiểu học ở hầu 
hết các quận, huyện tại TPHCM về việc 
nên hay không nên dạy GDGT ở giai 
đoạn HSTH; các nội dung đang và nên 
triển khai về GDGT ở giai đoạn lớp 1, 2, 
3 và lớp 4, 5. 
Phiếu khảo sát 1 được thiết kế để 
khảo sát về việc nên hay không nên dạy 
GDGT cho HSTH và các nội dung đã 
triển khai trong trường tiểu học. 
Bảng 1. Số lượng GV và các trường khảo sát 
STT Trường Quận 
Số lượng GV khảo sát Nam Nữ 
Lớp 
1 
Lớp 
2 
Lớp 
3 
Lớp 
4 
Lớp 
5 
1 TH Nguyễn Bỉnh Khiêm 1 5 5 5 3 3 0 15 
2 TH Hòa Bình 1 3 3 3 3 3 0 15 
3 TH Lê Chí Trực 3 2 2 2 3 3 0 12 
4 TH Trần Quốc Thảo 3 2 2 2 3 3 0 12 
5 TH Bàu Sen 5 3 3 3 3 3 0 15 
6 TH Nguyễn Đức Cảnh 5 2 2 2 2 2 2 8 
7 TH Châu Văn Liêm 6 3 3 3 3 3 0 15 
8 TH Lương Thế Vinh 7 3 3 3 3 3 1 14 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn MinhGiang 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
163 
9 TH Nguyễn Thị Định 7 2 2 2 3 3 0 12 
10 TH Phước Bình 9 3 3 3 3 3 0 15 
11 TH Võ Trường Toản 10 2 2 2 3 3 0 12 
12 TH Triệu Thị Trinh 10 2 2 2 3 3 0 12 
13 TH Trưng Trắc 11 3 3 3 3 3 0 15 
14 TH Nguyễn Văn Trỗi Tân Bình 3 3 3 3 3 1 14 
15 TH Cách Mạng Tháng 8 Tân Bình 3 3 3 3 3 0 15 
16 TH Đặng Văn Ngữ Phú Nhuận 3 3 3 3 3 1 14 
17 TH Lương Thế Vinh Thủ 
Đức 2 2 2 3 3 0 10 
18 TH Tân Phú Trung Củ Chi 3 3 3 3 3 1 13 
19 TH Thái Mỹ Củ Chi 3 3 3 3 3 2 13 
20 TH Lâm Văn Bền Nhà Bè 2 2 2 3 3 0 12 
21 TH Tạ Uyên Nhà Bè 2 2 2 3 3 0 12 
22 TH Quốc tế Canada 7 2 2 2 2 2 0 10 
23 TH Quốc tế AIS 5 2 2 2 2 2 0 10 
Tổng 63 63 63 66 66 8 295 
Các khảo sát này được thực hiện 
trực tiếp tại các trường tiểu học và tùy 
vào sự cộng tác của GV, số lượng lớp 
học và đặc biệt là sự hỗ trợ của lãnh đạo 
các trường mà số lượng dao động từ 2 
đến 5 GV/khối lớp/trường. Trong nghiên 
cứu này, chúng tôi khảo sát ở hầu hết các 
quận huyện khác nhau trên địa bàn 
TPHCM. Trong số 303 GV được khảo 
sát, có 8 GV nam, chiếm tỉ lệ 2,6% (do 
đặc thù của giai đoạn tiểu học nên số 
lượng GV nam ở mỗi trường rất ít) và 
295 GV nữ. Tổng số GV khảo sát ở lớp 
1, 2, 3 là 63 GV/khối và lớp 4, 5 là 66 
GV/khối. 
Khi khảo sát về việc có hay không 
nên triển khai dạy học GDGT cho HS 
trong trường tiểu học đang làm việc cho 
kết quả có 22/23 trường đều triển khai 
dạy học nội dung này (trừ Trường Tiểu 
học Tân Phú Trung ở Củ Chi không triển 
khai). Trên cơ sở kết quả này, chúng tôi 
tiến hành phỏng vấn Hiệu trưởng Trường 
Tiểu học Tân Phú Trung để tìm hiểu 
nguyên nhân tại sao không triển khai 
GDGT và đã nhận được câu trả lời “nội 
dung rất tế nhị, khó mang ra dạy công khai, 
rõ ràng và nếu dạy sẽ là ‘vẽ đường cho 
hươu chạy’”. Trong khi đó, hầu hết các 
trường tiểu học đều quan tâm đến việc dạy 
nội dung GDGT cho HS. Ý kiến của GV 
đều đồng tình với việc đưa nội dung 
GDGT vào chương trình dạy học ở lứa tuổi 
tiểu học. Vì “hiện nay tuổi dậy thì đến sớm 
hơn trước, nếu hiểu được tầm quan trọng 
của hiện tượng sinh sản, các em sẽ có ý 
thức chăm sóc, giữ gìn bản thân một cách 
tốt hơn”. Hay ý kiến “Giúp HS hiểu rõ đặc 
điểm về giới tính của mình, từ đó biết cách 
giữ vệ sinh cơ thể cũng như biết tự vệ nếu 
Tư liệu tham khảo Số 10(88) năm 2016 
____________________________________________________________________________________________________________ 
164 
bị xâm hại hoặc lạm dụng tình dục”. Đây 
là hai ý kiến được GV đề cập nhiều nhất, 
qua đó cho thấy GVTH đã nhận thấy sự 
dậy thì rất sớm ở HSTH và việc GDGT là 
rất cần thiết. 
Nội dung GDGT được khảo sát chủ 
yếu dựa trên cơ sở nội dung chương trình 
môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3 và 
Khoa học lớp 4, 5 có đề cập trong phần 
“Con người và sức khỏe” (xem Bảng 2). 
Đồng thời, qua tìm hiểu thực tế, chúng 
tôi được biết ở một số trường tiểu học có 
triển khai các buổi nói chuyện của bác sĩ, 
các buổi tư vấn của chuyên gia tâm lí, để 
cung cấp các kiến thức về giới tính cho 
HSTH. 
Bảng 2. Kết quả khảo sát các nội dung đã được triển khai ở trường tiểu học 
ST
T NỘI DUNG 
Lớp 
1 
Lớp 
2 
Lớp 
3 
Lớp 
4 
Lớp 
5 
1 “Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào?” (lớp 5) X 
2 Phân biệt sự khác nhau trên cơ thể nam và nữ (lớp 5) X 
3 Sự thay đổi sinh lí trong giai đoạn dậy thì (lớp 5) X 
4 Sự thay đổi tâm lí ở tuổi dậy thì (lớp 5) X 
5 Thế nào là kinh nguyệt và thụ tinh (lớp 5) X 
6 Vệ sinh tuổi dậy thì (lớp 5) X 
7 Không ở nhà một mình (lớp 1) X 
8 Không đi vào đường vắng (lớp 1) X 
9 Phòng tránh bị xâm hại (lớp 5) X 
10 Không cho người lạ khác giới vào nhà (lớp 1) X X X X X 
11 Phòng chống HIV/AIDS (lớp 5) X 
12 Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe (lớp 5) X 
Theo kết quả khảo sát thì hầu hết 
các nội dung GDGT trong trường tiểu 
học công lập chỉ thực hiện khi HS học 
lớp 5 theo chương trình SGK Khoa học 
5, riêng có kiến thức về “không cho 
người lạ khác giới vào nhà” được triển 
khai ở tất cả các khối lớp. Đây hầu hết là 
những kiến thức có trong chương trình 
học tập bắt buộc của HSTH. Khi tìm hiểu 
về cách thức triển khai các nội dung trên 
thì tất cả GV đều trả lời đó là giảng dạy 
trên lớp theo chương trình môn Khoa học 
5. Một số nội dung được GV thực hiện 
trong hoạt động ngoài giờ lên lớp hay tiết 
sinh hoạt chủ nhiệm. Phương pháp chính 
được GV sử dụng để triển khai các nội 
dung dạy học trên là phương pháp trực 
quan, vấn đáp, giải thích và thảo luận 
nhóm. Phương tiện sử dụng trong dạy 
học GDGT là SGK và hình vẽ. Hai 
trường tiểu học quốc tế có chương trình 
GDGT dành riêng cho HSTH. Nội dung 
bao gồm kiến thức về GDGT theo 
chương trình bắt buộc giống như trường 
tiểu học công lập và nhiều nội dung được 
thiết kế riêng cho hai giai đoạn lớp 1, 2, 3 
và lớp 4, 5. 
 Thông qua kết quả điều tra về nội 
dung, phương pháp và phương tiện sử 
dụng để GDGT cho HSTH giữa trường 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn MinhGiang 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
165 
học công lập và trường quốc tế có sự 
khác nhau. Trong thực tế GVTH trong 
trường công lập chủ yếu dạy những nội 
dung GDGT có trong SGK của HS. Việc 
sử dụng phương tiện dạy học GDGT chỉ 
có ở SGK sẽ không lôi cuốn và tạo hứng 
thú cho HS học tập. Trong khi GV có thể 
sử dụng dữ liệu điện tử để kết hợp việc 
dạy nội dung GDGT với kĩ năng bảo vệ 
bản thân khá hiệu quả. [2] 
Sau khi thu được kết quả như trên, 
chúng tôi tiếp tục khảo sát GV về sự phù 
hợp của nội dung GDGT đã được đưa 
vào trong chương trình Khoa học 5. Kết 
quả được thể hiện ở Bảng 3 sau đây: 
Bảng 3. Đánh giá của GV về sự phù hợp của các nội dung GDGT 
trong chương trình khoa học lớp 5 
Mức độ Tần số Tỉ lệ (%) 
Phù hợp 105 80% 
Không phù hợp 27 20% 
Bảng 3 cho thấy có 20% GV lớp 4, 5 cho rằng một số nội dung không phù hợp để 
đưa vào chương trình môn Khoa học lớp 5, như “Cơ thể chúng ta được hình thành như 
thế nào?”, “Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe”. Theo GV, những kiến thức về 
sinh sản và sử dụng các thuật ngữ khoa học là quá khó để giải thích cho HS hiểu. Điều 
này cho thấy các nội dung GDGT đã đưa vào chương trình SGK nhưng vẫn còn nhiều 
tranh luận về tính phù hợp với từng giai đoạn phát triển của HS. 
Từ kết quả về đánh giá mức độ phù hợp của các nội dung GDGT đã thiết kế, tiến 
hành khảo sát GV ở một số nội dung GDGT nên hay không nên triển khai ở từng khối 
lớp. Kết quả được trình bày ở Bảng 4 dưới đây: 
Bảng 4. Kết quả khảo sát các nội dung GDGT nên hay không nên triển khai 
ở trường tiểu học 
STT Nội dung Lớp 1 
Lớp 
2 
Lớp 
3 
Lớp 
4 
Lớ
p 5 
Không 
nên 
dạy 
1 Tên gọi các bộ phận trên cơ thể người X X X X X 
2 
Con người có thể mang thai để tạo ra thế hệ 
sau X 
3 Con được sinh ra từ đâu X 
4 
Phân biệt được sự khác nhau trên cơ thể 
người nam và người nữ X 
5 Vai trò của từng giới X 
6 Sự thay đổi sinh lí trong giai đoạn dậy thì X 
7 Sự thay đổi về mặt tâm lí ở tuổi dậy thì X 
8 Thế nào gọi là kinh nguyệt và xuất tinh X 
9 Vệ sinh tuổi dậy thì X 
10 Sự thụ tinh, sự sinh sản ở người X 
11 Quan hệ tình dục là gì? X 
Tư liệu tham khảo Số 10(88) năm 2016 
____________________________________________________________________________________________________________ 
166 
12 Hậu quả của quan hệ tình dục sớm X 
13 Các biện pháp tránh thai X 
14 Xúc cảm giới tính X 
15 Quấy rối tình dục X 
16 Thủ dâm là gì? Cách hạn chế? X 
17 Phòng tránh bị xâm hại khi đi trên đường vắng X X 
18 Kĩ năng ở nhà một mình X X 
19 Phòng chống HIV – AIDS X 
20 Bạo lực tình dục X 
21 Cách phòng ngừa lạm dụng tình dục trẻ em X 
Phiếu khảo sát từng nội dung cho 
kết quả như sau: Trong số 23 nội dung 
được khảo sát thì nội dung “tên gọi các 
bộ phận trên cơ thể” được GV cho rằng 
nên dạy từ lớp 1, 2, 3, 4, 5; “kĩ năng ở 
nhà một mình” nên dạy ở lớp 1, lớp 5; 
“phòng tránh xâm hại” dạy ở lớp 4 và 5. 
11 nội dung chỉ dạy cho HS khối lớp 5 
bao gồm: “Con người có thể mang thai 
để tạo ra thế hệ sau”; “Con được sinh ra 
từ đâu?”; “Phân biệt được sự khác nhau 
trên cơ thể người nam và người nữ”; “Vai 
trò của từng giới”; “Sự thay đổi sinh lí 
trong giai đoạn dậy thì”; “Sự thay đổi về 
mặt tâm lí ở tuổi dậy thì”; “Thế nào gọi 
là kinh nguyệt và xuất tinh”; “Vệ sinh 
tuổi dậy thì”; “Sự thụ tinh, sự sinh sản ở 
người”; “Cách phòng ngừa lạm dụng tình 
dục trẻ em”; “Phòng chống HIV-AIDS”. 
Theo kết quả khảo sát, có 7 nội dung 
không nên dạy ở tiểu học, bao gồm: “Bạo 
lực tình dục”; “Xúc cảm giới tính”; “Thủ 
dâm là gì? Cách hạn chế?”; “Quấy rối 
tình dục”; “Các biện pháp tránh thai”; 
“Hậu quả của quan hệ tình dục sớm”; 
“Quan hệ tình dục là gì?”. 
Kết quả cho thấy GV mong muốn 
triển khai rất nhiều nội dung GDGT cho 
HSTH chứ không chỉ dừng lại ở các nội 
dung có trong SGK. Hầu hết GV đều rất 
quan tâm đến việc giáo dục toàn diện cho 
HS. Ngoài những kiến thức sách vở, HS 
cần được trang bị thêm những kiến thức 
về kĩ năng sống, đặc biệt là kiến thức về 
GDGT. Tuy nhiên, đa số GV đều cho 
rằng việc trang bị các kiến thức về giới 
tính chỉ nên triển khai nhiều ở giai đoạn 
lớp 5. Lí do được GV đưa ra là: “HSTH 
còn quá nhỏ để GDGT. Vốn lứa tuổi này 
rất hay tò mò; thích khám phá và hay 
chọc ghẹo nên rất sợ kiến thức GV đưa 
ra không có lợi mà còn phản tác dụng”. 
Chúng tôi rất ngạc nhiên về kết quả khảo 
sát nội dung “bạo hành tình dục trẻ em” 
và “quấy rối tình dục” mà một số GV lại 
cho rằng không nên dạy. Trong thực tế, 
đây là vấn đề được đề cập rất nhiều trong 
suốt một thời gian dài trên các phương 
tiện truyền thông, đặc biệt ngày càng 
nhiều vụ xâm hại, lạm dụng, mua bán 
tình dục trẻ em đang được đưa ra trước 
công luận. Đi tìm đáp án cho vấn đề này, 
chúng tôi đã phỏng vấn một số GV và 
nhận được câu trả lời “chúng tôi rất muốn 
dạy nội dung này cho HS, nhưng chúng 
tôi không bị bắt buộc phải dạy và thời 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn MinhGiang 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
167 
gian chỉ đủ cho việc học các môn học 
theo chương trình, do đó rất khó triển 
khai thêm các nội dung khác. Mặt khác, 
việc truyền thụ quá nhiều kiến thức về 
mặt trái của xã hội này sẽ làm các em 
luôn phải lo sợ và ảnh hưởng đến tâm lí 
của HS. Nội dung “Xúc cảm giới tính” 
đang là vấn đề nóng trong HS đặc biệt là 
với HSTH. HS ngày nay do ảnh hưởng 
của phim ảnh, mạng xã hội nên thường 
có những suy nghĩ lệch lạc khi ngộ nhận 
những rung động thích một ai đó là tình 
yêu. Các em có các biểu hiện “thất tình” 
như chán nản, học hành sa sút Tuy 
nhiên, GV cho rằng tình trạng này xảy ra 
không nhiều, các em đều có thể tự điều 
chỉnh bản thân và gia đình phải có trách 
nhiệm giải quyết các vấn đề này. Một số 
GV e ngại việc giải quyết của mình 
không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến HS. Do 
đó, đa số GV chọn cách im lặng quan sát 
và theo dõi, nhưng thường tránh nói tới 
để HS khỏi tò mò. Các nội dung còn lại 
như: “Thủ dâm là gì? Cách hạn chế?”; 
“Các biện pháp tránh thai”; “Hậu quả của 
quan hệ tình dục sớm”; “Quan hệ tình 
dục là gì?” đều được cho rằng không nên 
triển khai ở giai đoạn HSTH vì còn quá 
sớm. Theo quan điểm của đa số GV, nếu 
dạy các nội dung này thì “lợi bất cập 
hại”. 
Kết quả khảo sát trên cho thấy việc 
GDGT trong trường tiểu học hiện nay 
chưa thực sự bài bản, tài liệu còn ít, được 
lồng ghép hoặc đưa vào một số tiết học 
chuyên biệt về vấn đề này. Trong thực tế, 
vấn đề GDGT và sự thiếu phổ biến kiến 
thức này trong nhà trường đã được nhắc 
đến nhiều lần. Trước đây, khi nói về 
GDGT thì cả thầy cô và HS đều ngại, 
nhưng về sau thì đã cởi mở hơn. Khi 
phỏng vấn nhanh các bậc phụ huynh có 
con đang học tiểu học, chúng tôi nhận 
thấy hầu hết phụ huynh luôn có tâm lí 
chờ đợi cũng như giao phó việc GDGT 
cho nhà trường, trong khi thầy cô ở 
trường cũng e ngại. Điều này dễ dẫn đến 
việc HS có khuynh hướng chia sẻ, gần 
gũi hơn với thế giới bên ngoài, rất dễ bị 
ảnh hưởng bởi những trào lưu, ngộ nhận 
sai lệnh trong quan niệm về giới tính, 
cuộc sống, tình yêu Nhiều HS dậy thì 
sớm đã bắt đầu có hiện tượng kinh 
nguyệt từ những năm cuối của giai đoạn 
tiểu học. Vì vậy, trước đó HS cần được 
biết đây là hiện tượng sinh lí bình thường 
của con gái khi bước vào tuổi dậy thì để 
tránh những hoang mang, bỡ ngỡ. Đồng 
thời, các em cũng cần được cung cấp 
những kiến thức về vệ sinh, cũng như khả 
năng thụ thai, các biện pháp phòng tránh 
thai và tránh bị xâm hại tình dục. Đã đến 
lúc GV và phụ huynh phải nhanh chóng 
thay đổi nhận thức, phải hiểu được rằng: 
GDGT là một môn khoa học có đầy đủ 
kiến thức về cơ thể học, tâm lí học, kĩ 
năng tự bảo vệ Những kiến thức này 
cần được trang bị cho HS ngay từ lứa 
tuổi tiểu học. 
3. Kết luận 
Sự tăng tốc trong sinh trưởng và 
phát triển tâm sinh lí HSTH đã đặt ra yêu 
cầu phải đưa nội dung GDGT vào trong 
chương trình tiểu học. Hầu hết các trường 
tiểu học tại TPHCM đã quan tâm đến 
việc thực hiện GDGT cho HS theo 
chương trình môn học. Tuy nhiên, trong 
thực tế còn rất nhiều tranh cãi về việc dạy 
Tư liệu tham khảo Số 10(88) năm 2016 
____________________________________________________________________________________________________________ 
168 
nội dung gì, dạy như thế nào và sử dụng 
các phương tiện gì cho HSTH. Hiện nay 
mặc dù có một số trường tiểu học đã 
bước đầu xây dựng một số nội dung 
nhằm trang bị kiến thức và kĩ năng liên 
quan đến giới tính, nhưng đa số các 
trường chỉ triển khai các nội dung GDGT 
theo chương trình bắt buộc có trong SGK 
của tiểu học, vì vậy nội dung rất nghèo 
nàn, phương tiện dạy học ít ỏi, đơn điệu. 
Bên cạnh đó, tâm lí ngại dạy GDGT cũng 
làm cho việc dạy học nội dung này trở 
nên kém hiệu quả. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Minh Giang, Phạm Tường Yến Vũ (2015), “Giải pháp hỗ trợ giáo viên trong 
dạy học nội dung giáo dục giới tính cho học sinh lớp 4 và 5”, Tạp chí Khoa học 
Trường Đại học Sư phạm TPHCM, tháng 6 năm 2015. 
2. Bùi Phương Nga (chủ biên) (2011), Tự nhiên và xã hội 1, 2, 3, Nxb Giáo dục. 
3. Bùi Phương Nga, Lương Việt Thái (2011), Khoa học 4, 5, Nxb Giáo dục. 
4. Phan Lê Đông Phương (2010), Nói chuyện giới tính với con trẻ, Nxb Đồng Nai. 
5. Bùi Ngọc Sơn, Trần Thị Thu Hương (2008), Giáo dục giới tính tuổi vị thành niên, 
Nxb Giáo dục. 
6. www.giaoducgioitinh.org.vn 
7.  
8. 
20160321115108862.htm 
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 29-11-2015; ngày phản biện đánh giá: 20-6-2016; 
ngày chấp nhận đăng: 16-10-2016) 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_giao_duc_gioi_tinh_o_truong_tieu_hoc_tai_thanh_ph.pdf
Ebook liên quan