Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở các trường tiểu học thuộc vùng sâu vùng xa huyện Đạ Tẻh – tỉnh Lâm Đồng

Tóm tắt Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở các trường tiểu học thuộc vùng sâu vùng xa huyện Đạ Tẻh – tỉnh Lâm Đồng: ...2.49: Thỉnh thoảng, lưỡng lự, chú trọng thực hiện nhưng chưa tốt, ít ảnh hưởng;  Trung bình cộng từ 2.5 đến 3.0: Thường xuyên, tốt, thực hiện tốt, ảnh hưởng. 3.3. Mẫu nghiên cứu Tổng cộng 28 CBQL và 69 GV thuộc 5 trường TH: Mỹ Đức, Quảng Trị, Hương Lâm, Quốc Oai, Xuân Thành. 4. ... ghép vào HĐGD NGLL 3,00 2,86 2,84 2,77 0,025 0,360 Kiểm tra – đánh giá 2,06 2,06 2,37 2,22 Tư liệu tham khảo Số 1(79) năm 2016 _____________________________________________________________________________________________________________ 176 Xây dựng, phổ biến quy trình KT-ĐG 2,04 1,82 2,2...nh thực hiện hoạt động; và một điều không thể thiếu đó là KT - ĐG việc thực hiện hoạt động để nắm bắt tình hình hoạt động và thu được những thông tin phản hồi ngược phục vụ cho việc đánh giá và điều chỉnh những biện pháp QL và phương án chưa phù hợp với thực tế tổ chức. Đối với HĐGD KN...

pdf11 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở các trường tiểu học thuộc vùng sâu vùng xa huyện Đạ Tẻh – tỉnh Lâm Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CBQL tại 5 trường TH 
thuộc vùng sâu vùng xa huyện Đạ Tẻh – 
tỉnh Lâm Đồng. 
3.1.2.2. Phương pháp quan sát 
Trước khi xây dựng phiếu thăm dò 
ý kiến, chúng tôi tiến hành quan sát các 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Bích Hồng và tgk 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
173 
HĐGD của nhà trường có liên quan đến 
HĐGD KNS cho HS, tham dự các cuộc 
họp hội đồng sư phạm, quan sát cơ sở 
vật chất (CSVC) – phương tiện giáo dục 
(PTGD) và khung cảnh nhà trường. 
3.1.2.3. Phương pháp phỏng vấn 
Sau khi phân tích số liệu thu thập 
được từ hai phiếu khảo sát và kết quả 
quan sát, để khẳng định lại một lần nữa 
kết quả nghiên cứu và độ tin cậy của 
thông tin, chúng tôi tiến hành soạn thảo 
câu hỏi phỏng vấn và tiến hành phỏng vấn 
một số CBQL, GV các trường tham gia 
khảo sát và một số CBQL phòng GD&ĐT 
huyện Đạ Tẻh – tỉnh Lâm Đồng. 
3.1.2.4. Phương pháp xin ý kiến chuyên 
gia 
Phương pháp này được thực hiện 
nhằm lấy ý kiến chuyên gia về các yếu tố 
ảnh hưởng đến công tác QL HĐGD KNS 
cho HS trong nhà trường TH; các biện 
pháp nhằm nâng cao hiệu quả QL HĐGD 
KNS cho HS ở các trường TH thuộc 
vùng sâu vùng xa huyện Đạ Tẻh - tỉnh 
Lâm Đồng. Đối tượng xin ý kiến là một 
số chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh 
vực QLGD cấp TH, một số chuyên gia 
giảng dạy và nghiên cứu về giáo dục học 
và QLGD. 
3.1.2.5. Phương pháp thống kê 
Xử lí thống kê làm cơ sở bình luận 
số liệu thu được từ phương pháp điều tra 
bằng bảng hỏi. Sử dụng phầm mềm SPSS 
17.0 xử lí kết quả thống kê đưa ra kết 
luận định lượng làm cơ sở cho các kết 
luận định tính. 
3.2. Công cụ nghiên cứu 
Gồm 2 phiếu khảo sát dành cho 
CBQL và GV của 5 trường TH thuộc 5 
xã vùng sâu vùng xa của huyện Đạ Tẻh – 
tỉnh Lâm Đồng. 
Quy ước cách đánh giá mức độ 
khảo sát về thực trạng như sau: 
+ Thang 4 mức: 
 Trung bình cộng từ 1.0 đến 1.49: 
Không quan trọng; 
 Trung bình cộng từ 1.50 đến 
2.49: Ít quan trọng; 
 Trung bình cộng từ 2.50 đến 
3.49: Quan trọng; 
 Trung bình cộng từ 3.50 đến 4.0: 
Rất quan trọng. 
+ Thang 3 mức: 
 Trung bình cộng từ 1.0 đến 1.49: 
Không bao giờ, chưa tốt, thực hiện sơ sài, 
không ảnh hưởng; 
 Trung bình cộng từ 1.5 đến 2.49: 
Thỉnh thoảng, lưỡng lự, chú trọng thực 
hiện nhưng chưa tốt, ít ảnh hưởng; 
 Trung bình cộng từ 2.5 đến 3.0: 
Thường xuyên, tốt, thực hiện tốt, ảnh 
hưởng. 
3.3. Mẫu nghiên cứu 
Tổng cộng 28 CBQL và 69 GV 
thuộc 5 trường TH: Mỹ Đức, Quảng Trị, 
Hương Lâm, Quốc Oai, Xuân Thành. 
4. Kết quả nghiên cứu 
4.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ 
quản lí về mức độ cần thiết của công tác 
quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống 
đối với các chủ thể quản lí trường tiểu 
học (xem bảng 1) 
Tư liệu tham khảo Số 1(79) năm 2016 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
174 
Bảng 1. Đánh giá của cán bộ quản lí và giáo viên các trường tiểu học thuộc vùng sâu 
vùng xa huyện Đạ Tẻh – tỉnh Lâm Đồng về mức độ cần thiết của công tác quản lí 
hoạt động giáo dục kĩ năng sống đối với các chủ thể quản lí nhà trường 
Các chủ thể 
quản lí 
Ý kiến 
Đánh giá mức độ cần thiết (%) 
TB ĐLC Rất cần 
thiết Ít cần thiết 
Không cần 
thiết 
QL GV QL GV QL GV QL GV QL GV 
Hiệu trưởng 
(HT) 100,0 89,9 0 10,1 0 0 3,00 2,90 0,00 0,30 
Phó HT 
chuyên môn 89,3 87,0 10,7 13,0 0 0 2,89 2,87 0,32 0,34 
Phó HT phong 
trào 78,6 71,0 14,3 15,9 7,1 13,0 2,71 2,58 0,60 0,71 
Khối trưởng 71,4 84,1 28,6 15,9 0 0 2,71 2,84 0,46 0,37 
Tổ trưởng bộ 
môn 53,6 68,1 35,7 29,0 10,7 2,9 2,43 2,65 0,69 0,54 
Bảng 1 cho thấy đánh giá của CBQL và GV ở mức rất cần thiết và đều ở tỉ lệ rất 
cao cùng với điểm trung bình (ĐTB) ở mức cao, trong đó đáng chú ý là có tới 100% 
CBQL và 89,9% GV đánh giá công tác QL HĐGD KNS cho HS là rất cần thiết đối với 
HT, với ĐTB là 3,00 theo đánh giá của CBQL và 2,90 theo đánh giá của GV, cùng với 
ĐLC thấp ở cả CBQL và GV. Điều này cho thấy, phần lớn CBQL và GV các trường 
TH thuộc vùng sâu vùng xa huyện Đạ Tẻh - tỉnh Lâm Đồng đã có nhận thức đúng đắn 
về mức độ cần thiết của công tác QL HĐGD KNS của các chủ thể QL trường TH, đặc 
biệt là HT. Đa số các tổ khối trưởng (TKT) chưa coi trọng đúng mức vai trò của bản 
thân trong công tác này, điều này phản ánh thực trạng phần lớn BGH các trường còn 
“ôm đồm” trong công tác QL hoạt động này, phần lớn BGH các trường chưa chú trọng 
phân công trách nhiệm QL hoạt động này cho các TKT. 
4.2. Thực trạng các điều kiện của nhà trường cho hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở 
các trường tiểu học thuộc vùng sâu vùng xa huyện Đạ Tẻ–tỉnh Lâm Đồng (xem bảng 2) 
Bảng 2. Đánh giá của cán bộ quản lí và giáo viên về các điều kiện của nhà trường 
cho hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh 
Điều kiện 
Đánh giá (%) 
Có Không 
QL GV QL GV 
Nhà trường có phòng học dành riêng cho HĐGD KNS 3,6 2,9 96,4 97,1 
PTGD đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH nhằm phát huy tính 
tích cực, chủ động và sáng tạo của HS 39,3 46,4 60,7 53,6 
GV đã được bồi dưỡng về HĐGD KNS cho HS 96,4 89,9 3,6 10,1 
CBQL được bồi dưỡng về công tác QL HĐGD KNS 57,1 76,8 42,9 23,2 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Bích Hồng và tgk 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
175 
Bảng 2 cho thấy phần lớn các trường chưa có các điều kiện về CSVC – PTGD 
cho HĐGD KNS cho HS. Đặc biệt là phần lớn đội ngũ GV và CBQL nhà trường chưa 
được tập huấn, bồi dưỡng về HĐGD KNS và công tác QL hoạt động này. Đây là một 
khó khăn rất lớn cho HĐGD KNS và công tác QL hoạt động này ở các trường TH 
thuộc vùng sâu vùng xa huyện Đạ Tẻh - tỉnh Lâm Đồng. 
4.3. Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở các trường tiểu học 
thuộc vùng sâu vùng xa huyện Đạ Tẻh – tỉnh Lâm Đồng (xem bảng 3) 
Bảng 3. Đánh giá của cán bộ quản lí và giáo viên về công tác quản lí hoạt động giáo dục 
kĩ năng sống của cán bộ quản lí các trường tiểu học thuộc vùng sâu vùng xa 
huyện Đạ Tẻh – tỉnh Lâm Đồng 
Chức năng quản lí 
Ý kiến T– test của CBQL và GV 
CBQL GV Sig 
BGH TKT BGH TKT Đánh 
giá 
BGH 
Đánh 
giá 
BGH 
ĐTB ĐTB ĐTB ĐTB 
Xây dựng kế hoạch 2,51 2,52 2,34 2,29 
Thảo luận xây dựng KH năm học, học 
kì 2,54 2,57 2,42 2,29 0,306 0,016 
Phổ biến KH năm học, học kì 2,71 2,71 2,45 2,38 0,034 0,005 
Thảo luận GV trong khối, tổ xây dựng 
KH 2,11 2,32 2,20 2,22 0,531 0,515 
Xây dựng và phổ biến KH phối hợp 
giữa các lực lượng giáo dục (LLGD) 2,48 2,46 2,29 2,26 0,193 0,145 
Tổ chức thực hiện 2,20 1,90 2,22 2,08 
Xây dựng và phổ biến cơ cấu QL 2,32 2,00 2,38 2,35 0,730 0,031 
Phân công các LLGD nhiệm vụ và 
công việc cụ thể 2,21 1,86 2,28 2,00 0,724 0,397 
Xây dựng bộ máy chuyên trách QL 1,61 1,29 1,78 1,67 0,365 0,023 
Xây dựng nội quy, quy chế phối hợp 
nội bộ công tác QL 2,11 1,79 2,26 2,00 0,390 0,227 
Tổ chức các LLGD nhà trường phối 
hợp với nhau 2,71 2,57 2,42 2,36 0,075 0,205 
Chỉ đạo thực hiện 2,90 2,81 2,83 2,75 
Lồng ghép vào sinh hoạt chào cờ 2,93 2,71 2,88 2,74 0,519 0,814 
Sử dụng PPDH tích cực, thiết kế bài 
dạy theo hướng đổi mới 2,86 2,82 2,77 2,71 0,331 0,261 
Lồng ghép vào sinh hoạt chủ nhiệm 2,86 2,82 2,77 2,75 0,331 0,475 
Lồng ghép vào bài dạy 2,89 2,86 2,88 2,80 0,903 0,496 
Lồng ghép vào HĐGD NGLL 3,00 2,86 2,84 2,77 0,025 0,360 
Kiểm tra – đánh giá 2,06 2,06 2,37 2,22 
Tư liệu tham khảo Số 1(79) năm 2016 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
176 
Xây dựng, phổ biến quy trình KT-ĐG 2,04 1,82 2,28 2,03 0,170 0,214 
Xây dựng tiêu chí đánh giá GV 2,00 1,89 2,26 1,99 0,151 0,597 
Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch của 
GV 2,32 2,14 2,46 2,35 0,338 0,157 
Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của 
GV 2,39 2,11 2,45 2,39 0,705 0,051 
Tổ chức dự giờ, đánh giá rút kinh 
nghiệm các tiết dạy, các HĐGD 2,43 2,29 2,57 2,46 0,245 0,153 
Đánh giá, rút kinh nghiệm cuối học kì 
và năm học 2,25 2,11 2,28 2,19 0,867 0,553 
Điều chỉnh KH 2,25 2,07 2,30 2,19 0,716 0,494 
Bảng 3 cho thấy trong bốn chức 
năng QL của công tác QL HĐGD KNS 
cho HS thì phần lớn CBQL các trường 
TH thuộc vùng sâu vùng xa huyện Đạ 
Tẻh - tỉnh Lâm Đồng đã chú trọng thực 
hiện chức năng chỉ đạo, còn các chức 
năng QL như xây dựng kế hoạch, tổ chức 
thực hiện và kiểm tra – đánh giá (KT – 
ĐG) HĐGD KNS chưa được ban giám 
hiệu (BGH) và TKT chú trọng, đặc biệt 
là chức năng KT - ĐG. 
Cụ thể, trong công tác xây dựng kế 
hoạch (KH), phần lớn BGH và TKT các 
trường đã chú trọng thảo luận xây dựng 
KH năm học, học kì và phổ biến KH tới 
các LLGD nhà trường; tuy nhiên, phần 
lớn BGH và TKT chưa chú trọng tổ chức 
cho các GV trong khối, tổ thảo luận và 
xây dựng KH GDKNS cho tổ và khối. 
Trong chức năng tổ chức thực hiện, đa số 
CBQL các trường chỉ mới thực hiện tốt 
công tác tổ chức cho các LLGD nhà 
trường phối hợp với nhau nhưng chưa 
chú trọng xây dựng nội quy, quy chế phối 
hợp nội bộ trong công tác QL và chưa có 
điều kiện về nhân sự để xây dựng bộ máy 
chuyên trách QL HĐGD KNS cho HS. Ở 
chức năng chỉ đạo thực hiện, phần lớn 
BGH và TKT các trường đã chú trọng chỉ 
đạo các LLGD nhà trường lồng ghép GD 
KNS vào các bài dạy, các HĐGD ngoài 
giờ lên lớp (NGLL) và sinh hoạt chào cờ 
đầu tuần; tuy nhiên việc chỉ đạo GV đổi 
mới PPDH, sử dụng PTDH hiện đại 
nhằm phát huy tính tích cực, chủ động 
của HS và lồng ghép GD KNS vào các 
tiết sinh hoạt chủ nhiệm chưa được chú 
trọng. Trong công tác KT - ĐG, phần lớn 
BGH và TKT các trường chưa chú trong 
thực hiện nhiều biện pháp nhằm KT - ĐG 
chính xác và hiệu quả hoạt động này. 
Hầu hết các trường chưa xây dựng, phổ 
biến quy trình KT - ĐG và tiêu chí đánh 
giá việc thực hiện hoạt động này tới GV; 
việc tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm và 
điều chỉnh KH vào cuối học kì và năm 
học cũng chưa được chú trọng. 
Kết quả kiểm nghiệm T – test cho 
thấy, phần lớn các biện pháp với sig > 
0,05 nên có thể khẳng định, không có sự 
khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê giữa 
đánh giá của CBQL và GV các trường 
TH thuộc vùng sâu vùng xa huyện Đạ 
Tẻh – tỉnh Lâm Đồng về việc thực hiện 
các biện pháp QL trong công tác QL 
HĐGD KNS cho HS của cả BGH và 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Bích Hồng và tgk 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
177 
TKT các trường. Nhưng điều cần chú ý 
là, trong công tác xây dựng KH cho 
HĐGD KNS, 2 biện pháp có sự khác biệt 
ý nghĩa về mặt thống kê giữa đánh giá 
của CBQL và GV về việc thực hiện của 
TKT, đó là “thảo luận xây dựng KH 
GDKNS cho HS theo năm học và học kì” 
với sig = 0,016 < 0,05 và biện pháp “phổ 
biến KH GDKNS cho HS theo năm học 
và học kì tới các LLGD” với sig = 0,005 
< 0,05. Trong công tác tổ chức thực hiện, 
có biện pháp “xây dựng và phổ biến cơ 
cấu QL” với sig = 0,031 < 0,05 và biện 
pháp “xây dựng bộ máy chuyên trách QL 
HĐGD KNS” với sig = 0,023 < 0,05 
cũng cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa về 
mặt thống kê giữa đánh giá của CBQL và 
GV các trường về việc thực hiện của 
TKT đối với 2 biện pháp này. Còn đối 
với công tác KT – ĐG hoạt động này, chỉ 
có biện pháp “chỉ đạo lồng ghép GDKNS 
cho HS vào HĐGD NGLL” với sig = 
0,025 < 0,05 cho thấy có sự khác biệt ý 
nghĩa về mặt thống kê giữa đánh giá của 
CBQL và GV các trường đối với việc 
thực hiện của BGH. 
Tóm lại, số liệu khảo sát việc thực 
hiện bốn chức năng QL và kết quả phỏng 
vấn cho thấy, trong công tác QL HĐGD 
KNS cho HS thì đa số CBQL các trường 
TH thuộc vùng sâu vùng xa huyện Đạ 
Tẻh - tỉnh Lâm Đồng đã chú trọng chỉ 
đạo các LLGD thực hiện hoạt động này, 
còn công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức 
thực hiện và KT – ĐG HĐGD KNS chưa 
được phần lớn BGH và TKT các trường 
chú trọng thực hiện thường xuyên các 
biện pháp QL, đặc biệt là công tác KT - 
ĐG. Đây là một hạn chế trong công tác 
QL HĐGD KNS cho HS ở các trường 
TH thuộc vùng sâu vùng xa huyện Đạ 
Tẻh – tỉnh Lâm Đồng, đồng thời ảnh 
hưởng tới hiệu quả QL hoạt động này ở 
các trường. Bởi vì, lí luận và thực tế 
chứng minh rằng, bất cứ một hoạt động 
nào muốn QL hiệu quả và đồng bộ thì 
CBQL cần chú trọng từ khâu đầu tiên rất 
quan trọng đó là xây dựng kế hoạch cho 
hoạt động, tiếp theo là cần tổ chức về 
nhân sự, quy trình thực hiện hoạt động; 
và một điều không thể thiếu đó là KT - 
ĐG việc thực hiện hoạt động để nắm bắt 
tình hình hoạt động và thu được những 
thông tin phản hồi ngược phục vụ cho 
việc đánh giá và điều chỉnh những biện 
pháp QL và phương án chưa phù hợp với 
thực tế tổ chức. Đối với HĐGD KNS cho 
HS trong nhà trường TH cũng vậy, cũng 
cần CBQL nhà trường thực hiện trình tự 
và khoa học từng chức năng QL để đảm 
bảo QL hiệu quả HĐGD KNS cho HS, 
góp phần thực hiện hiệu quả hoạt động 
này ở nhà trường. 
4.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng 
đến công tác quản lí hoạt động giáo dục 
kĩ năng sống ở các trường tiểu học 
thuộc vùng sâu vùng xa huyện Đạ Tẻh 
– tỉnh Lâm Đồng (xem bảng 4 ở phụ lục) 
Bảng 4 cho thấy tỉ lệ đánh giá cao, 
ĐTB khá cao và ĐLC thấp ở cả đánh giá 
của CBQL và GV đối với các yếu tố ảnh 
hưởng đến công tác QL HĐGD KNS cho 
HS. Điều này cho thấy đa số các yếu tố 
trên đều ảnh hưởng đến công tác QL 
HĐGD KNS của CBQL các trường TH 
thuộc vùng sâu vùng xa huyện Đạ Tẻh – 
tỉnh Lâm Đồng. 
Tư liệu tham khảo Số 1(79) năm 2016 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
178 
Kết quả kiểm nghiệm Anova về sự 
khác biệt trong đánh giá của CBQL và 
GV giữa 5 trường cho thấy có 4 yếu tố là 
“năng lực của CBQL nhà trường”, “sự 
quan tâm và tạo điều kiện của các cấp 
QLGD đối với HĐGD KNS cho HS” , 
“CBQL nhà trường được bồi dưỡng về 
công tác QL HĐGD KNS cho HS” và 
yếu tố “sự chỉ đạo và KT- ĐG của các 
cấp QLGD đối với HĐGD KNS” có sự 
khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê giữa 
đánh giá của CBQL và GV giữa 5 
trường, với sig < 0,05. 
Xét về mặt thống kê, có sự khác 
biệt ý nghĩa trong đánh giá của CBQL và 
GV giữa 3 nhóm trình độ chuyên môn 
(TĐCM) là trung cấp chuyên nghiệp, cao 
đẳng – đại học và trên đại học đối với 
yếu tố “sự chỉ đạo và KT – ĐG của các 
cấp QLGD đối với HĐGD KNS cho HS 
trong nhà trường TH”, với sig = 0,038 < 
0,05. 
Như vậy có thể khẳng định, có 
nhiều yếu tố ảnh hưởng tới công tác QL 
HĐGD KNS cho HS ở các trường TH 
thuộc vùng sâu vùng xa huyện Đạ Tẻh – 
tỉnh Lâm Đồng, bao gồm các yếu tố về 
năng lực QL của CBQL nhà trường, yếu 
tố về nhận thức của CBQL và các LLGD 
trong nhà trường về tầm quan trọng cũng 
như mức độ cần thiết của công tác QL 
HĐGD KNS, các yếu tố về việc các 
LLGD và CBQL nhà trường được bồi 
dưỡng về hoạt động và công tác QL hoạt 
động này, cho tới các yếu tố về sự phối 
hợp trong công tác QL của các chủ thể 
QL nhà trường, cơ sở pháp lí của hoạt 
động và công tác chỉ đạo, KT – ĐG của 
các cấp QLGD. Đặc biệt là các yếu tố về 
vai trò của người CBQL trong nhà trường 
TH. 
5. Kết luận 
Kết quả khảo sát cho thấy, đa số 
CBQL và GV các trường TH thuộc vùng 
sâu vùng xa huyện Đạ Tẻh – tỉnh Lâm 
Đồng đã có nhận thức đúng đắn về mức 
độ cần thiết của công tác QL HĐGD 
KNS cho HS đối với các chủ thể QL nhà 
trường. Đây là một thuận lợi đối với 
HĐGD KNS cho HS ở các trường, bởi vì 
nhận thức đúng đắn sẽ là cơ sở cho việc 
chú trọng thực hiện hoạt động và QL hoạt 
động. 
Phần lớn CBQL các trường đã thực 
hiện đầy đủ bốn chức năng QL trong 
công tác QL HĐGD KNS cho HS. Trong 
đó, đặc biệt chú trọng chức năng chỉ đạo 
thông qua việc thực hiện nhiều biện pháp 
chỉ đạo các LLGD trong nhà trường thực 
hiện hoạt động này; tuy nhiên, chức năng 
KT – ĐG chưa được chú trọng đúng 
mức, phần lớn CBQL các trường chưa 
thực hiện thường xuyên nhiều biện pháp 
nhằm KT – ĐG HĐGD KNS cho HS của 
nhà trường. 
Các điều kiện về CSVC – PTGD 
cho HĐGD KNS còn khó khăn, đặc biệt 
là các PTGD đáp ứng yêu cầu đổi mới 
PPDH. Đa số đội ngũ GV chưa được bồi 
dưỡng về HĐGD KNS cho HS, do đó có 
những khó khăn trong việc thực hiện lồng 
ghép GD KNS vào các HĐGD trong nhà 
trường. CBQL nhà trường phần lớn chưa 
được bồi dưỡng về công tác QL HĐGD 
KNS cho HS, vì vậy còn gặp nhiều khó 
khăn trong công tác QL hoạt động này. 
Do đó, sở GD&ĐT tỉnh Lâm Đồng, đặc 
biệt là phòng GD&ĐT huyện Đạ Tẻh cần 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Bích Hồng và tgk 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
179 
chú trọng đầu tư trang bị CSVC – PTGD, 
bồi dưỡng đội ngũ GV và CBQL nhà 
trường về HĐGD KNS cho HS và công 
tác QL hoạt động này để HĐGD KNS và 
công tác QL hoạt động này ở các trường 
TH thuộc vùng sâu vùng xa trong huyện 
đạt hiệu quả, nhằm GD toàn diện nhân 
cách HS, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ 
của trường TH. 
Có nhiều yếu tố được CBQL và GV 
các trường TH thuộc vùng sâu vùng xa 
huyện Đạ Tẻh – tỉnh Lâm Đồng đánh giá 
ảnh hưởng đến công tác QL HĐGD KNS 
cho HS. Trong đó đáng chú ý là các yếu 
tố về vai trò của CBQL nhà trường. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Luật Giáo dục năm 2009 (sửa đổi, bổ sung một số 
điều của Luật Giáo dục 2005). 
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Điều lệ trường tiểu học, ban hành kèm theo quyết 
định số 51/2007/QĐ - BGDĐT ngày 31/8/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
3. Hoàng Hòa Bình (2009), “Giáo dục kĩ năng sống trong môn Tiếng Việt ở tiểu học”, 
Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 47, tháng 8/2009. 
4. Hoàng Hòa Bình (2010), Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở tiểu học, (tài 
liệu dành cho giáo viên), Nxb Giáo dục. 
5. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lí giáo dục - một số vấn đề lí luận và thực tiễn, 
Nxb Giáo dục. 
6. Đào Thị Oanh (2007), Vấn đề nhân cách trong tâm lí học ngày nay, Nxb Giáo dục. 
7. Nguyễn Quang Uẩn (2008), “Khái niệm kĩ năng sống xét theo góc độ tâm lí học”, 
Tạp chí Tâm lí học, số 6, tháng 6 - 2008. 
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 16-9-2014; ngày phản biện đánh giá: 20-9-2014; 
ngày chấp nhận đăng: 30-9-2014) 
Tư liệu tham khảo Số 1(79) năm 2016 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
180 
PHỤ LỤC 
Bảng 4. Đánh giá của cán bộ quản lí và giáo viên các trường tiểu học thuộc vùng sâu vùng xa huyện Đạ Tẻh – tỉnh Lâm Đồng 
 về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh 
Các yếu tố 
Đánh giá mức độ ảnh hưởng (%) 
TB ĐLC Kiểm nghiệm ANOVA Ảnh hưởng Ít ảnh 
hưởng 
Không 
ảnh hưởng 
QL GV QL GV QL GV QL GV QL GV 
Giữa 5 
trường 
Giữa 3 
nhóm 
TĐCM 
Sig 
Nhận thức của CBQL về sự cần thiết của công tác 
QL hoạt động GDKNS cho HS 100 88,4 0 10,1 0 1,4 3,00 2,87 0 0,38 0,043 0,594 
Nhận thức của CBQL và các LLGD nhà trường về 
tầm quan trọng của hoạt động, 96,4 82,6 3,6 14,5 0 2,9 2,96 2,80 0,19 0,47 0,297 0,854 
Năng lực của CBQL nhà trường, 96,4 79,7 3,6 20,3 0 0 2,96 2,80 0,19 0,41 0,000 0,677 
CBQL nhà trường được bồi dưỡng về công tác 
QL hoạt động GDKNS cho HS 92,9 92,8 7,1 4,3 0 2,8 2,93 2,93 0,27 0,32 0,036 0,925 
Các LLGD nhà trường được bồi dưỡng về hoạt 
động GDKNS 92,9 73,9 7,1 24,6 0 1,4 2,93 2,72 0,26 0,48 0,522 0,309 
Sự phối hợp trong công tác QL hoạt động 
GDKNS của các chủ thể QL 89,3 62,3 10,7 34,8 0 2,9 2,89 2,59 0,32 0,55 0,134 0,216 
Sự quan tâm và tạo điều kiện của các cấp QLGD 
đối với hoạt động GDKNS 78,6 79,7 21,4 18,8 0 1,4 2,79 2,78 0,42 0,45 0,010 0,746 
Cơ sở pháp lí của hoạt động GDKNS 71,4 65,2 28,6 34,8 0 0 2,71 2,65 0,46 0,48 0,239 0,559 
Chỉ đạo và kiểm tra – đánh giá của các cấp QLGD 
đối với hoạt động GDKNS 64,3 69,6 35,7 29,0 0 1,4 2,64 2,68 0,49 0,50 0,068 0.038 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Bích Hồng và tgk 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
181 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_quan_li_hoat_dong_giao_duc_ki_nang_song_o_cac_tru.pdf