Thực trạng thu hút vốn FDI vào bất động sản tại TP Hồ Chí Minh từ sau khi gia nhập WTO đến nay - Dự báo và khuyến nghị

Tóm tắt Thực trạng thu hút vốn FDI vào bất động sản tại TP Hồ Chí Minh từ sau khi gia nhập WTO đến nay - Dự báo và khuyến nghị: ...bất động sản tại TPHCM giai đoạn 2016-2020; a, b: tham số được tính theo công thức ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ Y: nhu cầu thực tế quá khứ; n: số năm trong quá khứ; X: trị số công thức của mô hình (cách cho giá trị X: sắp xếp tăng dần và cùng một bậc nhảy; điều kiện: ∑X ≠ 0, ∆X = hằn... Hình 1. Tổng vốn FDI đầu tƣ vào bất động sản TP.HCM giai đoạn 2007-2020 Nguồn: Tính toán của tác giả theo số liệu của Cục Thống kê TP.HCM Năm 2000, Việt Nam ký Hiệp định thương mại Việt - Mỹ; đây được xem là nền tảng quan trọng để Việt Nam đàm phán gia nhập WTO sau này; và đây cũng là gi...013) cho rằng: những năm tới sẽ chứng kiến sự gia tăng khá mạnh mẽ các hoạt động dịch chuyển các dòng vốn quốc tế cả trực tiếp và gián tiếp, các hoạt động M&A quốc tế. Các quỹ đầu tư nước ngoài đang tích cực điều chỉnh định hướng đầu tư của mình theo hướng gia tăng nguồn vốn đổ vào các ...

pdf16 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 263 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Thực trạng thu hút vốn FDI vào bất động sản tại TP Hồ Chí Minh từ sau khi gia nhập WTO đến nay - Dự báo và khuyến nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
% tổng vốn đầu tư 
FDI. 
1.452,08 
1.972,76 
2.616,88 
3.384,44 
4.275,44 
0.00
1000.00
2000.00
3000.00
4000.00
5000.00
Tổng vốn FDI đầu tƣ vào bất động sản TP.HCM 
giai đoạn 2007-2020 
Tổng Vốn 
đầu tư  
9 
 0 
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 19, SỐ Q4 - 2016 
Trang 137 
Giai đoạn 2004 - 2006: quy mô và tỷ trọng 
vốn đầu tư của dự án FDI lĩnh vực bất động sản 
có xu hướng trầm lắng xuống, tuy nhiên số lượng 
dự án FDI lĩnh vực bất động sản có xu hướng 
tăng lên; cụ thể, năm 2004, có 04 dự án FDI thuộc 
lĩnh vực bất động sản được cấp phép với tổng vốn 
đầu tư là 191,80 triệu USD, chiếm tỷ trọng 
41,79% tổng vốn đầu tư FDI; tỷ trọng này giảm 
xuống còn 31,90% vào năm 2005 và còn 28,50% 
vào năm 2006. 
Tóm lại, trước khi gia nhập WTO, mặt dù 
Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại Việt-Mỹ, 
nhưng tỷ trọng vốn đầu tư FDI vào lĩnh vực bất 
động sản giai đoạn 2000 - 2006 vẫn thấp hơn so 
với giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập WTO 
đến nay. Điều này minh chứng các cam kết trong 
WTO có thể được coi là mức trần khi chúng ta 
tiến hành đàm phán trong các Hiệp định song 
phương cũng như đa phương trong tương lai. 
(Bắc Việt Luật, 2011) 
Xu hướng thu hút vốn đầu tư FDI vào lĩnh 
vực bất động sản tại TP. HCM giai đoạn 2007-
2011 tăng vọt về số lượng dự án, nhưng tổng số 
vốn đầu tư có xu hướng giảm từ năm 2009 - 2013 
(Bảng 1). Chi tiết theo từng giai đoạn như sau: 
Năm 2007: đánh dấu bước ngoặt Việt Nam 
gia nhập WTO, tuy nhiên, đây cũng là năm thị 
trường bất động sản Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế 
giới - lâm vào tình trạng rơi tự do, dẫn đến tình 
trạng khủng hoảng kinh tế thế giới; và bất động 
sản Việt Nam cũng chịu chung số phận (Nguyễn 
Thị Mỹ Linh, 2012; Lê Tấn Lam Anh, 2013). Dù 
vậy, Việt Nam đã thực hiện tốt cam kết minh 
bạch hóa, và cam kết xoá bỏ các rào cản về đầu tư 
bất động sản nhằm tạo được tính hấp dẫn, thông 
thoáng và minh bạch của môi trường đầu tư nước 
ngoài tại Việt Nam. Kết quả, các dự án FDI lĩnh 
vực bất động sản tại TP. HCM không ngừng tăng 
lên về số lượng, cũng như về quy mô và tỷ trọng 
vốn đầu tư; cụ thể, trong năm 2007, có 24 dự án 
FDI thuộc lĩnh vực bất động sản được cấp phép 
với tổng vốn đầu tư là 1.530,40 triệu USD, chiếm 
tỷ trọng 65,54% tổng vốn đầu tư FDI. 
Giai đoạn 2008 - 2009: Nguyễn Thị Mỹ Linh 
(2012) ghi nhận: thị trường bất động sản 
TP.HCM vẫn trong tình trạng đóng băng, giá cả 
hầu hết các sản phẩm bất động sản đều sụt giảm 
mạnh. Tuy nhiên, các nhà đầu tư ngoại vẫn lạc 
quan đối với thị trường bất động sản TP. HCM 
nhờ Việt Nam đã ban hành và sửa đổi kịp thời các 
biện pháp thương mại, và đã triển khai tốt việc rà 
soát chính sách thương mại; vì vậy, trong năm 
2008, vẫn có đến 45 dự án FDI thuộc lĩnh vực bất 
động sản được cấp phép với tổng vốn đầu tư là 
2.953 triệu USD, (vốn đầu tư trung bình là 65,62 
triệu USD/ dự án). Đáng chú ý, vào cuối năm 
2009, do giá vàng tăng mạnh và thông tin Chính 
Phủ tiếp tục hỗ trợ lãi suất đến hết ngày 
31/03/2010, nên mặc dù thị trường bất động sản 
TP.HCM vẫn tiếp tục trong tình trạng đóng băng, 
nhưng thị trường bất động sản vẫn có tăng nhẹ 
hàng tháng. Vì vậy, các nhà đầu tư ngoại vẫn tiếp 
tục lạc quan đối với thị trường bất động sản TP. 
HCM, nhưng có sự điều chỉnh về quy mô đầu tư; 
cụ thể, có đến 181 dự án FDI thuộc lĩnh vực bất 
động sản được cấp phép với tổng vốn đầu tư là 
721,14 triệu USD, (vốn đầu tư trung bình là 3,98 
triệu USD/ dự án). Xu hướng này cho ta thấy các 
nhà đầu tư ngoại bắt đầu quan tâm đến các dự án 
bất động sản với quy mô nhỏ. 
Giai đoạn 2010 - 2011: Việt Nam vẫn thực 
hiện nghiêm chỉnh cam kết minh bạch hóa thông 
tin. Cụ thể, Ngân hàng Nhà Nước nâng lãi suất cơ 
bản từ 7%/ năm lên 8%/ năm, rồi lên 9%/ năm; và 
thông tin Chính Phủ không tiếp tục hỗ trợ lãi suất 
đã khiến thị trường bất động sản chững lại. Tuy 
nhiên, các nhà đầu tư ngoại vẫn lạc quan đầu tư 
mạnh hơn vào các dự án bất động sản với quy mô 
nhỏ (Nguyễn Thị Mỹ Linh, 2012). Cụ thể, có đến 
154 dự án FDI thuộc lĩnh vực bất động sản được 
cấp phép với tổng vốn đầu tư là 1.376,55 triệu 
USD, (vốn đầu tư trung bình là 8,94 triệu USD/ 
dự án), chiếm tỷ trọng 73,09% tổng vốn đầu tư 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No Q4 - 2016 
Trang 138 
FDI trong năm 2010. Đây cũng chính là tỷ trọng 
vốn đầu tư FDI cao nhất vào lĩnh vực bất động 
sản được cấp phép tại TP. HCM trong vòng 10 
năm kể từ khi Việt Nam ký Hiệp định chung về 
thương mại dịch vụ khi gia nhập WTO. Hơn thế, 
trong năm 2011, xu hướng đầu tư vào các dự án 
quy mô nhỏ tại TP. HCM được các nhà đầu tư 
ngoại đẩy lên đỉnh điểm với 191 dự án FDI thuộc 
lĩnh vực bất động sản với tổng vốn đầu tư là 
1.026,92 triệu USD, (vốn đầu tư trung bình là 
5,38 triệu USD/ dự án). Năm 2011 có thể được 
xem là năm có số dự án FDI thuộc lĩnh vực bất 
động sản được cấp phép nhiều nhất tại TP.HCM 
trong vòng 10 năm kể từ khi Việt Nam gia nhập 
WTO. 
Giai đoạn từ năm 2010 đến 2013: bất động 
sản trong tình trạng “đóng băng, nhưng chưa phục 
hồi”, tuy nhiên vẫn có giao dịch thành công chủ 
yếu ở các dự án có giá trung bình và rẻ 
(VnExpress, 2013). Trong giai đoạn này, Việt 
Nam đã thực hiện nghiêm chỉnh cam kết về mở 
của thị trường dịch vụ (Trịnh Thị Thúy Hằng, 
2013). Đây cũng chính là lý do vì sao mặt dù thị 
trường bất động sản tại TP. HCM bị đóng băng, 
nhưng nhiều nhà đầu tư ngoại vẫn ồ ạt đầu tư vào 
các dự án quy mô nhỏ trong giai đoạn 2010 - 
2011. Mặt khác, bởi vì các nhà đầu tư ngoại đồng 
loạt đầu tư quá nhiều dự án bất động sản quy mô 
nhỏ trong giai đoạn năm 2010 - 2011 tại 
TP.HCM; nên trong giai đoạn năm 2012 - 2013, 
các dự án FDI thuộc lĩnh vực bất động sản được 
cấp phép tại TP. HCM có xu hướng giảm mạnh 
về số lượng, tuy nhiên về quy mô vốn đầu tư 
trung bình trên một dự án lại có xu hướng cao 
hơn gấp đôi so với giai đoạn năm 2010 - 2011. Cụ 
thể, trong năm 2012, có 08 dự án FDI thuộc lĩnh 
vực bất động sản được cấp phép với tổng vốn đầu 
tư là 117,60 triệu USD, (vốn đầu tư trung bình là 
14,70 triệu USD/ dự án), và trong năm 2013, có 
09 dự án FDI thuộc lĩnh vực bất động sản được 
cấp phép với tổng vốn đầu tư là 147 triệu USD, 
(vốn đầu tư trung bình là 16,33 triệu USD/ dự án). 
Xét về quy mô vốn đầu tư trung bình trên một dự 
án, xu hướng đầu tư trong giai đoạn 2012 - 2013 
có quy mô vốn cao hơn gần gấp đôi so với năm 
2010, và cao gần gấp ba lần so với năm 2011. 
Giai đoạn 2013 - 2014, Việt Nam đã tiếp tục 
ban hành và sửa đổi kịp thời các biện pháp 
thương mại, và đã triển khai tốt việc rà soát chính 
sách thương mại. Đây là những nội dung trong 
cam kết minh bạch hóa của Việt Nam. Cụ thể 
Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ 
khó khăn cho thị trường bất động sản trong năm 
2013 và thực tế trong năm 2014 đã cho thấy hiệu 
quả tích cực của các giải pháp (Thời Báo Kinh tế 
Việt Nam, 2014). Cụ thể, năm 2014 đã có 13 dự 
án FDI thuộc lĩnh vực bất động sản được cấp 
phép với tổng vốn đầu tư là 634,40 triệu USD, 
(vốn đầu tư trung bình là 48,80 triệu USD/ dự án). 
Đây là tín hiệu phục hồi khi các nhà đầu tư ngoại 
quay trở lại đầu tư với quy mô lớn hơn trong các 
dự án FDI thuộc lĩnh vực bất động sản tại TP. 
HCM nhằm đón đầu chu kỳ tăng trưởng mới của 
bất động sản sau một thời gian dài trầm lắng. Tuy 
nhiên, Nguyễn Minh Phong (2013) cho rằng: 
những năm tới sẽ chứng kiến sự gia tăng khá 
mạnh mẽ các hoạt động dịch chuyển các dòng 
vốn quốc tế cả trực tiếp và gián tiếp, các hoạt 
động M&A quốc tế. Các quỹ đầu tư nước ngoài 
đang tích cực điều chỉnh định hướng đầu tư của 
mình theo hướng gia tăng nguồn vốn đổ vào các 
thị trường Đông - Nam Á. Đây cũng là xu hướng 
tháo gỡ khó khăn tài chính cho các doanh nghiệp 
bất động sản nội. 
Giai đoạn từ năm 2014 đến nay: trong những 
năm qua, Việt Nam đã thực hiện nghiêm các cam 
kết WTO, và đây được xem là nền tảng quan 
trọng để năm 2014 đánh dấu sự kiện Việt Nam 
tham gia đàm phán và chuẩn bị ký kết Hiệp định 
đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình 
Dương (TPP). Theo Lương Xuân Quỳ (2014): 
hiệp định TPP có thể gián tiếp tác động thu hút 
vốn đầu tư FDI vào thị trường bất động sản 
TP.HCM. Kết quả, năm 2015 cũng có 13 dự án 
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 19, SỐ Q4 - 2016 
Trang 139 
FDI thuộc lĩnh vực bất động sản được cấp phép, 
nhưng tổng vốn đầu tư là 1.497,60 triệu USD, 
(vốn đầu tư trung bình là 115,20 triệu USD/ dự 
án, có quy mô vốn đầu tư cao hơn gấp đôi so với 
năm 2014). Ngoài ra, tuy mới 06 tháng đầu năm 
2016, nhưng đã có 07 dự án FDI thuộc lĩnh vực 
bất động sản được cấp phép với tổng vốn đầu tư 
là 236 triệu USD, chiếm tỷ trọng 49,04% tổng 
vốn đầu tư FDI tất cả các lĩnh vực đầu tư. 
Dự báo tổng vốn đầu tư FDI vào lĩnh vực bất 
động sản tại TP.HCM trong năm 2016 là 1.452,08 
triệu USD, giảm nhẹ hơn so với năm 2015; tuy 
nhiên con số này sẽ tăng mạnh và đều hàng năm 
lên 1.972,76 triệu USD vào năm 2017; lên 
2.616,88 triệu USD vào năm 2018; lên 3.384,44 
triệu USD vào năm 2019; và lên 4.275,44 triệu 
USD vào năm 2020 (bảng 10). 
5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
5.1. Khuyến nghị đối với Nhà nƣớc 
Kết quả dự báo cho thấy tổng vốn đầu tư FDI 
vào lĩnh vực bất động sản tại TP. HCM trong năm 
2018 và năm 2020 tương ứng sẽ đạt gấp 1,7 lần 
và 2,8 lần so với tổng vốn đầu tư FDI vào lĩnh 
vực bất động sản tại TP. HCM trong năm 2015. 
Để thu hút được vốn đầu tư FDI vào lĩnh vực bất 
động sản như những con số dự báo này, Nhà 
nước nên có chính sách ưu đãi đầu tư hơn vào 
lĩnh vực bất động sản bởi vì tỷ trọng vốn đầu tư 
FDI vào lĩnh vực bất động sản trong 10 năm qua 
(2007-2016) trung bình chiếm 43,98% của tổng 
vốn FDI đầu tư trên tất cả các lĩnh vực tại TP. 
HCM. Hơn thế, Nhà nước cần tiếp tục xoá bỏ các 
rào cản về đầu tư bất động sản, thường xuyên rà 
soát các chính sách thương mại và sửa đổi kịp 
thời các biện pháp thương mại nhằm tạo được 
tính hấp dẫn, thông thoáng và minh bạch của môi 
trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bởi vì đây 
là những biện pháp hữu hiệu thu hút được vốn 
FDI vào bất động sản tại TP. HCM ngay khi 
trong thời kỳ bất động sản đóng băng trong giai 
đoạn 2008 - 2013. 
Lãi suất cho vay trên thị trường Việt Nam có 
nhiều biến động trong giai đoạn 2010 - 2011. Tuy 
nhiên, nhờ Việt Nam thực hiện nghiêm chỉnh cam 
kết minh bạch hóa thông tin, nên các nhà đầu tư 
ngoại vẫn an tâm đầu tư mạnh hơn vào các dự án 
bất động sản với quy mô nhỏ. Đây là bài học kinh 
nghiệm để Việt Nam tiếp tục công khai và minh 
bạch hóa thông tin trong các hoạt động của thị 
trường bất động sản, chẳng hạn như công khai các 
thông tin về qui hoạch và sử dụng đất, bởi vì đây 
chính là hành động thiết thực thể hiện cam kết 
“minh bạch hóa” của Việt Nam đối với thế giới. 
5.2. Khuyến nghị đối với các doanh 
nghiệp bất động sản 
Khi phát triển sản phẩm bất động sản, các 
doanh nghiệp cần chú ý đến nhu cầu thị trường, 
tập trung vào những phân khúc thị trường phù 
hợp với những khả năng chi trả của đông đảo 
người dân, nhất là đối tượng người có thu nhập 
trung bình và thấp. Cụ thể, các doanh nghiệp cần 
nhanh chóng điều chỉnh, chuyển đổi các dự án 
nhà ở thương mại, nhà ở cao cấp sang nhà ở xã 
hội, nhà ở giá thấp, vì phân khúc nhà ở xã hội, 
nhà ở thu nhập thấp đang thiếu, chẳng hạn: trong 
giai đoạn bất động sản đóng băng từ năm 2010-
2013, nhưng vẫn có giao dịch thành công ở các 
dự án có giá trung bình và rẻ. 
Hơn thế, trong giai đoạn 2013 đến nay, Nhà 
nước đã kiện toàn và minh bạch Luật mua bán, 
sáp nhập doanh nghiệp. Như vậy, nhằm để giảm 
bớt gánh nặng tài chính, các chủ đầu tư bất động 
sản đang còn gánh chịu “nợ xấu” nên nhanh 
chóng đẩy mạnh hoạt động M&A để tận dụng sự 
phục hồi của thị trường. Cụ thể, các doanh nghiệp 
nên chủ động mời gọi hợp tác đối với các chủ đầu 
tư nước ngoài thông qua các hội nghị và hội thảo 
đầu tư bởi vì một số nhà đầu tư ngoại, đặc biệt là 
các nhà đầu tư đến từ khu vực Châu Á, cũng đang 
khá quan tâm đến các hoạt động mua bán và sáp 
nhập nhắm đến những dự án phát triển các khu 
dân cư. 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No Q4 - 2016 
Trang 140 
The practice of FDI capital attraction in the 
real estate sector in Ho Chi Minh City since 
the accession into WTO – Predictions and 
recommendations 
 Le Thanh Tung 
Bac Lieu University - Email: pineblu1884@gmail.com 
ABSTRACT 
Based on the theoretical framework of 
commitments in the field of real estate that 
Vietnam made to WTO, the author aims to 
provide investors with an understanding about 
the practice of FDI capital attraction in the 
real estate sector in Ho Chi Minh City (HCMC) 
since the accession into WTO. Multiple 
methods are used, including estimating the 
proportions of projects, investment capital and 
average capital per project so as to assess the 
trend in FDI capital attraction in the real 
estate sector in HCMC from Jan 2007 to May 
2016. Besides, the author also applies three 
statistical methods, namely linear regression, 
ordinary least square and parabolic and 
compared them using the smallest standard 
deviation, thereby forecasting the FDI 
investment in the real estate sector in HCMC 
between 2016 and 2020. Results show that the 
total FDI capital in real estate in HCMC in 
2018 and 2020 will be from 1.7 to 2.8 times 
compared with 2020 respectively. Based on the 
results, the author offers suggestions to the 
relevant authorities and enterprises to grasp 
the market and investment opportunities. 
Key words: WTO, FDI capital, real estate in HCMC. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Bắc Việt Luật. Các cam kết về minh bạch 
hóa của Việt Nam trong WTO (2011). 
Truy cập ngày 20/8/2014, từ: 
minh-bach-hoa-cua-viet-nam-trong-
wto.html 
[2]. Bộ Xây Dựng. Tóm tắc cơ bản về cam kết 
gia nhập WTO của Việt Nam (2006). Truy 
cập ngày 20/8/2014, từ: 
s/viewcontent.asp?id=82&langid=1 
[3]. Bộ Xây Dựng. (không ngày). Hiệp định 
chung về thương mại dịch vụ (GATS) quy 
định gì?. Truy cập ngày 21/8/2014, từ: 
s/viewcontent.asp?id=115&langid=1 
[4]. Chu Văn Cấp.. 28 năm hội nhập kinh tế 
quốc tế của Việt Nam (2014): Tiến trình, 
Thành tựu và Giải pháp thúc đẩy. Truy 
cập ngày 30/7/2014, từ: 
content/uploads/2014/03/28-nam-hoi-
nhap-kinh-te.pdf 
[5]. Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh. Niên 
Giám Thống Kê TP. Hồ Chí Minh năm 
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 19, SỐ Q4 - 2016 
Trang 141 
2000. TP. Hồ Chí Minh: Nhà Xuất Bản 
Thống kê (2001). 
[6]. Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh. Niên 
Giám Thống Kê TP. Hồ Chí Minh năm 
2001. TP. Hồ Chí Minh: Nhà Xuất Bản 
Thống kê (2002). 
[7]. Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh. Niên 
Giám Thống Kê TP. Hồ Chí Minh năm 
2002. TP. Hồ Chí Minh: Nhà Xuất Bản 
Thống kê (2003). 
[8]. Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh. Niên 
Giám Thống Kê TP. Hồ Chí Minh năm 
2003. TP. Hồ Chí Minh: Nhà Xuất Bản 
Thống kê (2004). 
[9]. Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh. Niên 
Giám Thống Kê TP. Hồ Chí Minh năm 
2004. TP. Hồ Chí Minh: Nhà Xuất Bản 
Thống kê (2005). 
[10]. Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh. (2006). 
Niên Giám Thống Kê TP. Hồ Chí Minh 
năm 2005. TP. Hồ Chí Minh: Nhà Xuất 
Bản Thống kê. 
[11]. Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh. Niên 
Giám Thống Kê TP. Hồ Chí Minh năm 
2006. TP. Hồ Chí Minh: Nhà Xuất Bản 
Thống kê (2007). 
[12]. Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh. Niên 
Giám Thống Kê TP. Hồ Chí Minh năm 
2007. TP. Hồ Chí Minh: Nhà Xuất Bản 
Thống kê (2008). 
[13]. Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh. Niên 
Giám Thống Kê TP. Hồ Chí Minh năm 
2008. TP. Hồ Chí Minh: Nhà Xuất Bản 
Thống kê (2009). 
[14]. Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh. Niên 
Giám Thống Kê TP. Hồ Chí Minh năm 
2009. TP. Hồ Chí Minh: Nhà Xuất Bản 
Thống kê (2010). 
[15]. Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh. 04.12 
Dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài cấp 
phép mới năm 2010 (2011). Truy cập 
ngày 01/9/2014, từ: 
ocument_library/get_file?uuid=c5c991a8-
6df1-4b94-894a-
e0395a94bee7&groupId=18 
[16]. Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh. 04.12 
Dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài cấp 
phép mới năm 2011 (2012). Truy cập 
ngày 01/9/2014, từ: 
ocument_library/get_file?uuid=54125503
-32ef-4187-bba5-
cee160fbeed2&groupId=18 
[17]. Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh. Tình 
hình kinh tế xã hội tháng 12 và năm 2012 
(2013). Truy cập ngày 01/9/2014, từ: 
ocument_library/get_file?uuid=fe1d862f-
b0a9-48a1-904c-
739263d7612f&groupId=18 
[18]. Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh. Tình 
hình kinh tế xã hội tháng 12 và năm 2013 
(2014). Truy cập ngày 01/9/2014, từ: 
ocument_library/get_file?uuid=c3023d2a-
b4e4-43e3-a1c0-
6a900c7b8fda&groupId=18 
[19]. Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh. Tình 
hình kinh tế xã hội tháng 12 và năm 2014 
(2015). Truy cập ngày 23/5/2016, từ: 
ocument_library/get_file?uuid=b08b2f90-
64f6-4533-9e9f-
12bdb4d68981&groupId=18 
[20]. Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh. Tình 
hình kinh tế xã hội tháng 12 và năm 2015 
(2016). Truy cập ngày 23/5/2016, từ: 
ocument_library/get_file?uuid=bc338a14-
996c-497a-a5f6-
12d903d5c5b7&groupId=18 
[21]. Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh. Tình 
hình kinh tế xã hội tháng 5 và 5 tháng 
năm 2016 (2016). Truy cập ngày 
23/5/2016, từ: 
ocument_library/get_file?uuid=8086713a-
69fb-4f90-930f-
635ead1c903c&groupId=18 
[22]. Lương Xuân Quỳ. Việt Nam và Hiệp định 
Thương mại xuyên Thái Bình Dương 
(TPP) (2014).. Truy cập ngày 22/8/2014, 
từ: 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No Q4 - 2016 
Trang 142 
content/uploads/2014/03/Viet-Nam-va-
hiep-dinh-thuong-mai.pdf 
[23]. Lê Tấn Lam Anh. Nhiều nước không cứu 
bất động sản. Truy cập ngày 10/8/2014 
(2013), từ: 
tuc/cong-dong/nhieu-nuoc-khong-cuu-bat-
dong-san-2632607.html 
[24]. Nguyễn Minh Phong. Những xu hướng 
kinh tế thế giới năm 2013 nhìn từ năm 
2012. Truy cập ngày 01/8/2014 (2013), 
từ:
-nhap/item/347902-nh%E1%BB%AFng-
xu-h%C6%B0%E1%BB%9Bng-kinh-
t%E1%BA%BF-th%E1%BA%BF-
gi%E1%BB%9Bi-n%C4%83m-2013-
nh%C3%ACn-t%E1%BB%AB-
n%C4%83m-2012.html 
[25]. Nguyễn Thị Mỹ Linh. Chính sách Thuế 
đối với phát triển thị trường bất động sản 
Việt Nam (2012). Truy cập ngày 
23/8/2014,từ:
es/Chinh%20sach%20thue%20doi%20voi
%20phatt%20rien%20thi%20truong%20b
at%20dong%20san%20Viet%20Nam.pdf 
[26]. Phước Minh Hiệp. (không ngày). Tài liệu 
hướng dẫn học tập Thiết lập và thẩm định 
dự án. Truy cập ngày 10/6/2014, từ: 
thuvien.due.udn.vn:8080/dspace/bitstream
/TVDHKT/16457/1/TL223.pdf 
[27]. Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - 
Xã hội Quốc gia. (không ngày). Tác động 
của gia nhập WTO đối với phát triển kinh 
tế Việt Nam. Truy cập ngày 20/8/2014, từ: 
acdongcuagianhapwto-nd-2138.html 
[28]. Trịnh Thị Thúy Hằng. Điều kiện đầu tư, 
kinh doanh ở Việt Nam đối với các nhà 
đầu tư nước ngoài trong bối cảnh gia 
nhập WTO. (2013. Truy cập ngày 
20/8/2014,từ:
rl?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&frm=1&sourc
e=web&cd=7&ved=0CEUQFjAG&url=ht
tp%3A%2F%2Fdlib.vnu.edu.vn%2Fiii%2
Fcpro%2Fapp%3Fid%3D2134470775921
222%26itemId%3D1043161%26lang%3
Deng%26service%3Dblob%26suite%3Dd
ef&ei=gTT0U86ODNfs8AXD1YGIDg&
usg=AFQjCNEyB0Yo43RQEsPghSQIZjl
PDsIN4g 
[29]. Thời báo kinh tế Việt Nam. Tình hình bất 
động sản. Truy cập ngày 10/8/2014 
(2014),từ:
pot.com/2014/01/thi-truong-bat-ong-san-
ang-am-dan.html 
[30]. Ủy ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc 
tế. Toàn cầu hóa –Khu vực hóa và Tiến 
trình hội nhập của Việt Nam (2005). Truy 
cập ngày 29/7/2014, từ: 
[31]. Vũ Anh Thư. Áp dụng nguyên tắc không 
phân biệt đối xử trong các cam kết về 
thương mại dịch vụ của Việt Nam khi gia 
nhập WTO (2007). Truy cập ngày 
20/8/2014, từ: 
am/123456789/7823/1/nghiencuuquocte1
1.pdf 
[32]. Việt Báo (theo Tuổi Trẻ). Những nguyên 
tắc, luật lệ, quy định cơ bản của WTO 
(2006). Truy cập ngày 20/8/2014, từ: 
tac-luat-le-quy-dinh-co-ban-cua-
WTO/40178259/87/ 
[33]. VnExpress. Khả năng phục hồi của thị 
trường bất động sản:Đừng ảo tưởng!. 
(2013). Truy cập ngày 10/8/2014, từ: 
nh-doanh/bat-dong-
san/2013/06/1074549/kha-nang-phuc-hoi-
cua-thi-truong-bds-dung-ao-tuong/

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_thu_hut_von_fdi_vao_bat_dong_san_tai_tp_ho_chi_mi.pdf
Ebook liên quan