Thực trạng và giải pháp cải thiện việc ra đề, thẩm định đề kiểm tra định kì môn Tiếng Việt ở tiểu học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt Thực trạng và giải pháp cải thiện việc ra đề, thẩm định đề kiểm tra định kì môn Tiếng Việt ở tiểu học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: ... tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học. Giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kĩ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen r...ột nội dung kiểm tra cụ thể, bỏ qua TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Hoàng Trường Giang _____________________________________________________________________________________________________________ 157 các nội dung trọng tâm khác... Nguyên nhân chính của vấn đề này là: + Người ra đề chưa nghi...ày với lớp khác. Các bảng tóm tắt này được lưu giữ và sử dụng suốt cho công tác ra đề, thẩm định đề trong những năm tiếp theo, người ra đề chỉ cần điều chỉnh một số quy định nếu có văn bản hướng dẫn mới. - Bước 2. Lập bảng tóm tắt nội dung chương trình học của một cấp lớp theo từng...

pdf8 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 144 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Thực trạng và giải pháp cải thiện việc ra đề, thẩm định đề kiểm tra định kì môn Tiếng Việt ở tiểu học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hức kĩ năng và phục vụ được cho 
quá trình dạy học đã thực sự là một thách 
thức đối với giáo viên, cán bộ quản lí các 
trường. Điều này là do đa phần cán bộ 
quản lí, giáo viên chưa quen với trách 
nhiệm ra đề, chưa có kĩ năng ra đề, phản 
biện và thẩm định đề. Tình trạng đề ra 
vượt chuẩn, không đúng nội dung kiến 
thức trọng tâm, không đúng cấu trúc vẫn 
xảy ra dù Phòng Giáo dục - Đào tạo các 
quận, huyện vẫn tổ chức các lớp tập huấn 
bồi dưỡng hàng năm. Từ cái nhìn của 
người trong cuộc, bài viết hướng đến việc 
đánh giá sơ bộ thực trạng ra đề kiểm tra 
định kì môn Tiếng Việt ở cấp tiểu học, 
đồng thời qua đó đề ra những giải pháp 
cải thiện kĩ năng ra đề, thẩm định đề 
kiểm tra, giúp cán bộ quản lí và giáo viên 
hiểu được trách nhiệm và ý nghĩa của 
việc ra đề kiểm tra định kì môn Tiếng 
Việt, nắm được những yêu cầu cơ bản 
trong việc tóm tắt nội dung chương trình, 
lập ma trận ra đề cũng như áp dụng được 
quy trình thẩm định, phản biện đề trong 
công tác duyệt đề, hạn chế các sai sót 
trong quá trình ra đề kiểm tra... 
2. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc 
ra đề, thẩm định đề kiểm tra định kì 
môn Tiếng Việt ở tiểu học 
2.1. Cơ sở lí luận 
2.1.1. Vị trí và tầm quan trọng của môn 
Tiếng Việt ở tiểu học 
Theo quy định của Chương trình 
giáo dục phổ thông ban hành kèm theo 
Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT 
ngày 05-5-2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo 
dục và Đào tạo, Tiếng Việt là tên gọi 
dùng ở cấp tiểu học của một môn học 
chung cho cả ba cấp học gọi là Ngữ văn. 
Theo đó, mục tiêu của môn Tiếng Việt ở 
tiểu học là: 
- Hình thành và phát triển ở học sinh 
các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (đọc, viết, 
nghe, nói) để học tập và giao tiếp trong 
các môi trường hoạt động của lứa tuổi. 
Thông qua việc dạy học tiếng Việt, góp 
phần rèn luyện các thao tác tư duy. 
- Cung cấp cho học sinh những kiến 
thức sơ giản về tiếng Việt; về tự nhiên xã 
hội và con người; về văn hóa và văn học 
của Việt Nam và nước ngoài. 
- Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và 
hình thành thói quen giữ gìn sự trong 
sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần 
hình thành nhân cách con người Việt 
Nam mới. 
Với những mục tiêu quan trọng của 
mình, môn tiếng Việt ở tiểu học được 
dành một thời lượng học tập rất lớn. 
Bảng kế hoạch dạy học các môn ở tiểu 
học dưới đây cho thấy so với một môn 
cũng rất quan trọng là môn Toán, số giờ 
dành cho Tiếng Việt lớn gấp 2,5 lần ở lớp 
1; 1,8 lần ở lớp 2 và 1,6 lần ở các lớp còn 
lại. So với các môn học khác, số giờ dành 
cho Tiếng Việt lớn gấp từ 8 đến 10 lần. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Hoàng Trường Giang 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
155 
Môn học và hoạt động giáo dục Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 
Tiếng Việt 10 9 8 8 8 
Toán 4 5 5 5 5 
Đạo đức 1 1 1 1 1 
Tự nhiên và Xã hội 1 1 2 
Khoa học 2 2 
Lịch sử và Địa lí 2 2 
Âm nhạc 1 1 1 1 1 
Mĩ thuật 1 1 1 1 1 
Thủ công 1 1 1 1 1 
Kĩ thuật 1 1 
Thể dục 1 2 2 2 2 
Giáo dục tập thể 2 2 2 2 2 
Giáo dục ngoài giờ lên lớp 4 tiết/ tháng 
Tổng số tiết/ tuần 22 23 23 25 25 
Các mục tiêu giáo dục và thời 
lượng phân bố của môn Tiếng Việt ở tiểu 
học đã trình bày ở trên hoàn toàn phù hợp 
với những quy định trong Luật Giáo dục 
về mục tiêu chung của giáo dục tiểu học 
là “giúp học sinh hình thành những cơ sở 
ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu 
dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ 
và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục 
học trung học cơ sở” và về nội dung giáo 
dục “phải đảm bảo tính phổ thông, cơ 
bản, toàn diện; hướng nghiệp và có hệ 
thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù 
hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh, 
đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp 
học. Giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho 
học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết 
về tự nhiên, xã hội và con người; có kĩ 
năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và 
tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, 
giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về 
hát, múa, âm nhạc, mĩ thuật”. 
2.1.2. Ý nghĩa của việc ra đề kiểm tra 
định kì ở tiểu học 
Trước năm học 2014-2015, giáo 
viên thường không ý thức rõ trách nhiệm 
của mình trong việc tổ chức kiểm tra, 
đánh giá học sinh, chưa hiểu rõ tầm quan 
trọng, tính tương hỗ giữa việc đánh giá 
học sinh và việc lên kế hoạch giảng dạy, 
điều chỉnh phương pháp dạy học, giáo 
dục. Căn nguyên của vấn đề nằm ở chỗ 
các cấp quản lí, trong nhiều năm liền, 
thường ra đề và tổ chức kiểm tra đánh giá 
học sinh với lí do đảm bảo mặt bằng 
chung và lo ngại giáo viên thực hiện 
không hiệu quả, khách quan hoặc không 
đủ năng lực ra đề, kiểm tra đánh giá 
người học. 
Bắt đầu từ năm học 2014-2015, 
thực hiện theo Thông tư 30/2014/TT-
BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về 
“ban hành quy định đánh giá học sinh 
tiểu học”, Sở Giáo dục và Đào tạo và 
Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, 
huyện trên địa bàn TPHCM đã hướng 
dẫn các trường tự tổ chức thực hiện ra đề 
kiểm tra, đánh giá người học. Quy định 
Ý kiến trao đổi Số 6(71) năm 2015 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
156 
này cũng khuyến khích các trường từng 
bước giao quyền chủ động cho giáo viên 
ra đề kiểm tra định kì và hướng dẫn thầy 
cô sử dụng kết quả kiểm tra các kì để 
điều chỉnh kế hoạch, nội dung dạy học. 
Trên thực tế, việc ra đề kiểm tra 
định kì đúng định hướng, đúng chuẩn 
kiến thức kĩ năng và phục vụ được cho 
quá trình dạy học đã thực sự là một thách 
thức đối với giáo viên, cán bộ quản lí các 
trường. Điều này là do đa phần đội ngũ 
quản lí, giáo viên chưa quen với trách 
nhiệm ra đề, chưa có kĩ năng ra đề, phản 
biện và thẩm định đề. Tình trạng đề ra 
vượt chuẩn, không đúng nội dung kiến 
thức trọng tâm, không đúng cấu trúc vẫn 
xảy ra dù Phòng Giáo dục - Đào tạo các 
quận, huyện vẫn tổ chức các lớp tập huấn 
bồi dưỡng hàng năm. Từ cái nhìn của 
người trong cuộc, bài viết hướng đến việc 
đánh giá sơ bộ thực trạng ra đề kiểm tra 
định kì môn Tiếng Việt ở cấp tiểu học 
đồng thời qua đó đề ra những giải pháp 
cải thiện kĩ năng ra đề, thẩm định đề 
kiểm tra, giúp cán bộ quản lí và giáo viên 
hiểu được trách nhiệm và ý nghĩa của 
việc ra đề kiểm tra định kì môn Tiếng 
Việt, nắm được những yêu cầu cơ bản 
trong việc tóm tắt nội dung chương trình, 
lập ma trận ra đề cũng như áp dụng được 
quy trình thẩm định, phản biện đề trong 
công tác duyệt đề, hạn chế các sai sót 
trong quá trình ra đề kiểm tra... 
Hiện nay, sự quan tâm của gia đình 
và xã hội đối với giáo dục ngày càng lớn, 
việc ra đề không đúng chuẩn, có sai sót 
sẽ tạo dư luận xã hội không tốt, cha mẹ 
học sinh và địa phương sẽ mất niềm tin 
vào đội ngũ giáo viên. Tình trạng ra đề 
kiểm tra không đúng trọng tâm chương 
trình, không đánh giá được các kiến thức 
cơ bản của từng giai đoạn cũng sẽ làm 
giáo viên không nắm chắc được chất 
lượng học tập của học sinh - kết quả quá 
trình giảng dạy của bản thân. Từ đó, thầy 
cô sẽ không thể có biện pháp điều chỉnh 
kế hoạch dạy học, nội dung và phương 
pháp dạy học phù hợp với tình hình học 
sinh của lớp. Hậu quả là người học không 
được bổ sung, hướng dẫn học tập phù 
hợp để đạt được chuẩn kiến thức kĩ năng 
của từng khối lớp hoặc của cả cấp học. 
2.2. Cơ sở thực tiễn 
Dù Sở và các Phòng Giáo dục - 
Đào tạo thường tổ chức các lớp tập huấn 
bồi dưỡng định kì nhưng những chệch 
choạc, sơ suất trong các khâu ra đề, thẩm 
định đề kiểm tra định kì môn Tiếng Việt 
tại TPHCM vẫn chưa dứt điểm. Trong 
quá trình công tác tại Sở Giáo dục và Đào 
tạo, qua việc chỉ đạo chuyên môn môn 
Tiếng Việt, kết hợp phân tích nguyên 
nhân gây ra những hạn chế của giáo viên, 
cán bộ quản lí trong quá trình ra đề, thẩm 
định đề kiểm tra định kì, chúng tôi nhận 
thấy những vấn đề nổi cộm dưới đây: 
- Một số ít giáo viên không nắm chắc 
mục tiêu hướng đến của ngành, không ý 
thức được trách nhiệm và tầm quan trọng 
của việc kiểm tra đánh giá học sinh đối 
với quá trình giáo dục, giảng dạy. 
- Mặc dù cán bộ quản lí, giáo viên rất 
cẩn thận, dành nhiều thời gian cho việc ra 
đề kiểm tra định kì nhưng đề kiểm tra 
vẫn có những sai sót như vượt chuẩn kiến 
thức kĩ năng, sai kiến thức, không đúng 
trọng tâm, quá dàn trải hoặc quá tập trung 
vào một nội dung kiểm tra cụ thể, bỏ qua 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Hoàng Trường Giang 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
157 
các nội dung trọng tâm khác... Nguyên 
nhân chính của vấn đề này là: 
+ Người ra đề chưa nghiên cứu kĩ 
các quy định về cấu trúc, tỉ lệ mức độ tư 
duy, nội dung trọng tâm của từng giai 
đoạn, chưa xác định được bản thân giáo 
viên cần biết học sinh đã nắm vững kiến 
thức kĩ năng nào, kiến thức kĩ năng nào 
chưa vững... 
+ Trong quá trình ra đề, giáo viên 
đã thụ động tiếp thu quá nhiều sách tham 
khảo, chủ quan sử dụng đề trong các loại 
sách đó mà không kiểm tra lại các yêu 
cầu về chuẩn, mức độ nhận thức, tính 
chính xác của văn bản được sử dụng. 
+ Chưa nắm được quy trình ra đề, 
không xây dựng bảng hai chiều (ma trận). 
Các câu hỏi được thực hiện một cách chủ 
quan, chọn ngẫu nhiên một nội dung, 
kiến thức theo cảm tính mà không tính 
toán theo hệ thống, mức độ tư duy, có 
thói quen lấy sách giáo khoa làm căn cứ 
thay vì phải là chuẩn kiến thức kĩ năng. 
+ Việc phản biện đề, thẩm định đề 
phần lớn chỉ dừng ở mức độ sửa lỗi chính 
tả, góp ý những sai sót dễ thấy như đáp 
án sai, câu hỏi chưa rõ mà bỏ qua các yếu 
tố khác như cấu trúc, số lượng câu hỏi, tỉ 
lệ mức độ tư duy, tỉ lệ giữa trắc nghiệm 
và tự luận, nội dung trọng tâm của môn 
học trong một giai đoạn, kiến thức kĩ 
năng trải đều hay tập trung, kĩ năng đặt 
câu hỏi phù hợp với đặc trưng bộ môn 
với dạng câu hỏi trắc nghiệm hay tự 
luận... 
3. Một số giải pháp trọng tâm nhằm 
cải thiện chất lượng ra đề, thẩm định 
đề kiểm tra định kì môn Tiếng Việt ở 
TPHCM 
Từ những phân tích thực trạng trên, 
để cải thiện kĩ năng ra đề, phản biện và 
thẩm định đề cho cán bộ quản lí, giáo 
viên tiểu học, chúng tôi đề xuất các giải 
pháp sau: 
3.1. Nâng cao nhận thức của giáo viên 
về vai trò, trách nhiệm trong việc ra đề, 
thẩm định đề kiểm tra định kì 
Để thực hiện giải pháp này, các đơn 
vị quản lí giáo dục cần triển khai đầy đủ 
các nội dung được thể hiện tại Điều 34, 
Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT, Điều 
3 và Điều 15, Thông tư số 30/2014/TT-
BGDĐT, đồng thời hướng dẫn giáo viên 
phân tích ý nghĩa, mục tiêu hướng đến 
của các quy định trên. Điều tối quan 
trọng là giúp thầy cô nhận thức được việc 
ra đề đúng chuẩn sẽ thúc đẩy, hỗ trợ cho 
quá trình tổ chức giảng dạy của mình, 
nhờ đó hoạt động dạy học sẽ nhẹ nhàng 
hơn do giáo viên biết rõ cần phải dạy gì, 
ôn gì, điều chỉnh gì để đạt chất lượng tốt 
nhất. Ngoài ra, nhằm giúp giáo viên thấy 
rõ hơn tầm quan trọng của việc ra đề đối 
với quá trình tổ chức dạy học của cá 
nhân, Phòng Giáo dục – Đào tạo cần chỉ 
đạo và hướng dẫn các trường làm tốt 
công tác tư vấn để người dạy phân tích 
kết quả bài kiểm tra định kì và dựa vào 
kết quả phân tích để lập kế hoạch điều 
chỉnh nội dung và phương pháp giảng 
dạy trong giai đoạn tiếp theo. 
3.2. Bồi dưỡng kĩ năng ra đề, thẩm 
định đề 
Việc bồi dưỡng kĩ năng ra đề, thẩm 
định đề cần được phòng Giáo dục – Đào 
tạo tiến hành hàng năm theo từng bước 
phát triển của đội ngũ, cụ thể: 
3.2.1. Triển khai, phân tích nội dung các 
Ý kiến trao đổi Số 6(71) năm 2015 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
158 
văn bản, quy định hướng dẫn việc ra đề, 
tổ chức kiểm tra định kì cho đội ngũ: 
- Bộ tài liệu Đề kiểm tra học kì cấp 
tiểu học của từng khối lớp của Bộ Giáo 
dục và Đào tạo, 
- Bộ chuẩn kiến thức kĩ năng từng 
cấp lớp của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 
- Các công văn 2162/GDĐT-TH 
ngày 02-10-2008, 2929/GDĐT-TH ngày 
29-11-2010 của Sở Giáo dục và Đào 
tạo... 
3.2.2. Hướng dẫn và tổ chức thực hành 
quy trình, kĩ năng ra đề 
Sở Giáo dục và Đào tạo kết hợp với 
các Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, 
huyện tổ chức các lớp tập huấn cho cán 
bộ quản lí chuyên trách và giáo viên cốt 
cán với nội dung mang tính thực hành 
các bước trong quy trình ra đề như sau: 
- Bước 1. Lập bảng tóm tắt những 
quy định cần lưu ý của bộ môn theo từng 
giai đoạn GHI, CHKI, GHII, cuối năm 
học theo từng cấp lớp, ví dụ tốc độ đọc, 
số chữ trong văn bản đọc hiểu, chính tả, 
số lượng câu trong đề, tỉ lệ mức độ tư 
duy... Để lập được bảng này, giáo viên 
phải dựa vào các văn bản quy định của 
ngành và chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ 
Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vì các quy định 
về cấu trúc đề được hướng dẫn ở rất 
nhiều văn bản nên việc tổng hợp các văn 
bản để lập bảng tóm tắt sẽ giúp người ra 
đề có cái nhìn tổng quan về các quy định 
cơ bản của một đề kiểm tra, không nhầm 
lẫn giữa môn này với môn khác, lớp này 
với lớp khác. Các bảng tóm tắt này được 
lưu giữ và sử dụng suốt cho công tác ra 
đề, thẩm định đề trong những năm tiếp 
theo, người ra đề chỉ cần điều chỉnh một 
số quy định nếu có văn bản hướng dẫn 
mới. 
- Bước 2. Lập bảng tóm tắt nội dung 
chương trình học của một cấp lớp theo 
từng giai đoạn GHI, CHKI, GHII, cuối 
năm học. Sắp xếp những nội dung trọng 
tâm cần phải kiểm tra ở từng giai đoạn 
(theo chuẩn kiến thức kĩ năng), các nội 
dung có số tiết học chiếm phần lớn trong 
chương trình theo thứ tự giảm dần, đánh 
dấu những nội dung mà chuẩn kiến thức 
kĩ năng quy định là cần tập trung kiểm tra 
theo từng giai đoạn. Việc lập bảng tóm 
tắt nội dung sẽ giúp người ra đề hệ thống 
được toàn bộ chương trình trong một giai 
đoạn, chọn đúng các nội dung cần phải 
kiểm tra và nội dung kiểm tra trong một 
bộ đề sẽ bao quát hơn, không xảy ra tình 
trạng kiểm tra lệch nội dung trọng tâm 
hoặc có quá nhiều câu hỏi chỉ để kiểm tra 
một nội dung, kĩ năng. Các bảng tóm tắt 
này được lưu giữ và sử dụng suốt cho 
công tác ra đề, thẩm định đề trong những 
năm tiếp theo mà không cần phải điều 
chỉnh nếu không có sai sót. 
- Bước 3. Lập bảng 2 chiều (ma trận) 
cho một đề kiểm tra, với các thao tác lần 
lượt là: 
+ Dựa vào bảng tóm tắt những quy 
định cần lưu ý để quyết định số câu hỏi, 
tỉ lệ trắc nghiệm – tự luận, mức điểm cho 
từng nội dung kiểm tra, tỉ lệ câu hỏi ở các 
mức độ tư duy. 
+ Dựa vào bảng tóm tắt nội dung 
chương trình để chọn các nội dung cần 
kiểm tra, nội dung cần tập trung kiểm tra 
sẽ được ưu tiên chọn trước, các nội dung 
khác sẽ được cân nhắc chọn lựa sau cùng. 
+ Đối chiếu từng nội dung chương 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Hoàng Trường Giang 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
159 
trình với bảng tiêu chí quy định các mức 
độ tư duy trong bộ đề kiểm tra học kì của 
Bộ Giáo dục và Đào tạo và chuẩn kiến 
thức kĩ năng của từng nội dung để quyết 
định câu hỏi ở mức độ tư duy nào. 
+ Kiểm tra lại toàn bộ các thông số 
của của bảng hai chiều (ma trận) để đảm 
bảo đúng cấu trúc, đủ lượng câu hỏi, 
đúng tỉ lệ điểm cho các mức độ tư duy... 
- Bước 4. Xây dựng bộ câu hỏi kiểm 
tra 
 Trong bảng hai chiều (ma trận) đã 
có đầy đủ các thông tin như: nội dung, kĩ 
năng cần cần kiểm tra, mức độ tư duy, 
mức điểm nên người ra đề chỉ cần dựa 
theo bảng này để xây dựng dựng bộ câu 
hỏi mà không cần tham khảo thêm bất kì 
tài liệu nào. Trong qua trình đặt câu hỏi, 
người ra đề cần chú ý kết hợp xây dựng 
ngay đáp án để có thể dự đoán trước các 
cách hiểu đề và làm bài của học sinh để 
đảm bảo câu hỏi phải rõ ràng, chính xác, 
không bị hiểu theo nhiều hướng khác 
nhau. 
- Bước 5. Kiểm tra lại toàn bộ bộ đề 
và bảng hướng dẫn chấm: đối chiếu lại 
với bảng hai chiều (ma trận) để đảm bảo 
đúng về quy định, nội dung, cấu trúc; 
kiểm tra lỗi ngữ nghĩa, ngữ pháp, chính 
tả. 
3.2.3. Hướng dẫn và tổ chức thực hành 
quy trình và kĩ năng thẩm định đề thông 
qua việc tổ chức phản biện và tổ chức 
thẩm định đề chung toàn quận, huyện ở 
các kì kiểm tra định kì 
Việc thực hành thẩm định đề được 
tổ chức mẫu chung trên phạm vi toàn 
quận, huyện theo từng giai đoạn GHI, 
CHKI, GHII trên các đề cụ thể do giáo 
viên tham dự tự thực hiện. Quy trình 
thẩm định đề được chia nhỏ, kết hợp tập 
huấn dần từng bước ở mỗi kì thẩm định 
như sau: 
- Bước 1. Thẩm định bảng hai chiều 
(ma trận): Người thẩm định sẽ đối chiếu 
bảng hai chiều với bảng tóm tắt các quy 
định cần lưu ý và bảng tóm tắt nội dung 
chương trình để xem xét: 
+ Cấu trúc, số lượng câu hỏi, các tỉ 
lệ về mức độ tư duy, tỉ lệ trắc nghiệm – 
tự luận, tỉ lệ điểm. 
+ Tính bao quát chương trình của 
bảng hai chiều (ma trận)? Nội dung, kĩ 
năng kiểm tra có đúng trọng tâm, có thiếu 
không? Mức độ nhận thức ở từng câu có 
đúng với quy định chuẩn kiến thức của 
từng khối lớp? 
- Bước 2. Đối chiếu bộ đề với bảng 
hai chiều (ma trận) để xem xét về số 
lượng câu hỏi, nội dung kiểm tra của bộ 
đề, mức độ tư duy ở từng câu hỏi có đúng 
như bảng hai chiều (ma trận) đã tính 
toán. 
- Bước 3. Đối chiếu đề với hướng 
dẫn chấm để đảm bảo hướng dẫn chấm 
chính xác, phù hợp với đề, kiểm tra lỗi kĩ 
thuật, lỗi chính tả, lỗi ngữ nghĩa trong đề 
và hướng dẫn chấm. 
- Bước 4. Dự trù cách phản biện đề 
và góp ý chỉnh sửa bộ đề. 
Đây là một bước rất quan trọng 
trong quá trình thẩm định đề. Nếu người 
thẩm định đề không dự trù được các câu 
hỏi phản biện đề, không hiểu được ý 
tưởng của người ra đề để góp ý trên chính 
ý tưởng đó thì việc phản biện, góp ý đề sẽ 
rơi vào các tình huống sau: 
+ Góp ý chủ quan trên ý kiến cá 
Ý kiến trao đổi Số 6(71) năm 2015 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
160 
nhân, không có sức thuyết phục, người ra 
đề sẽ không sẵn sàng điều chỉnh hoặc 
điều chỉnh cho có mà không tham gia 
tranh luận để làm rõ vấn đề. 
+ Chỉ góp ý được phần lỗi chính tả, 
lỗi ngữ pháp. 
Chính vì thế người phản biện đề 
phải chuẩn bị được các câu hỏi, nội dung 
cần trao đổi để giúp người ra đề trao đổi 
được ý tưởng của mình, khơi gợi để 
người ra đề tự nhìn ra các vướng mắc 
trong bộ đề của mình trước khi đưa ra ý 
kiến góp ý chỉnh sửa. Để làm tốt phần 
này, người thẩm định đề cũng phải chuẩn 
bị trước một bảng tóm tắt các quy định 
cần chú ý, bảng tóm tắt nội dung chương 
trình. Ngoài ra, người thẩm định đề phải 
nắm vững chuyên môn, có kĩ năng phân 
tích, đặt câu hỏi, gợi ý để thuyết phục 
được người ra đề. 
4. Kết luận 
Việc bồi dưỡng, chia sẻ kinh 
nghiệm về kĩ năng ra đề, thẩm định đề 
kiểm tra định kì môn Tiếng Việt cấp tiểu 
học cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên 
đứng lớp sẽ đem lại những hiệu quả nhất 
định. Cụ thể là: 
- Cán bộ quản lí, giáo viên hiểu được 
trách nhiệm và ý nghĩa của việc giao cho 
giáo viên chủ nhiệm ra đề kiểm tra nên 
thực hiện tốt tất cả các khâu của quy 
trình, hạn chế tối đa các sai sót, tiêu cực 
trong quá trình đánh giá học sinh. 
- Đa số cán bộ quản lí, giáo viên sẽ 
bước đầu nắm được các kĩ năng lập 
bảng tóm tắt nội dung chương trình, 
bảng hai chiều (ma trận) trước khi ra đề 
kiểm tra. 
- Cán bộ quản lí bước đầu biết áp 
dụng quy trình thẩm định, phản biện đề 
để duyệt đề cho giáo viên, hạn chế được 
các sai sót về cấu trúc, vượt chuẩn...
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, 
Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học, Nxb 
Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Phương pháp dạy học các môn học ở Tiểu học, Nxb 
Giáo dục, Hà Nội. 
4. Hoàng Hòa Bình, Nguyễn Minh Thuyết (2012), Phương pháp dạy học tiếng Việt - 
nhìn từ Tiểu học, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 15-4-2015; ngày phản biện đánh giá: 20-5-2015; 
ngày chấp nhận đăng: 05-6-2015) 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_giai_phap_cai_thien_viec_ra_de_tham_dinh_de_ki.pdf