Thực trạng việc ứng dụng web 2.0 trong các thư viện đại học Việt Nam và đề xuất trang web 2.0 mẫu cho trung tâm học liệu trường đại học cần thơ và thư viện đại học

Tóm tắt Thực trạng việc ứng dụng web 2.0 trong các thư viện đại học Việt Nam và đề xuất trang web 2.0 mẫu cho trung tâm học liệu trường đại học cần thơ và thư viện đại học: ... có 1 là nữ. Phần đông trong số CBQLW có xu hướng hướng nội hơn (10/12 người). 3.2 Trang web TV có ứng duṇg công nghệ Web 2.0? Để tı̀m hiểu về tı̀nh hı̀nh ứng duṇg Web 2.0 trong các TV, vấn đề đầu tiên là tı̀m hiểu xem ở phương diêṇ BĐ, ho ̣ có nhâṇ biết đươc̣ sư ̣ h...ịnh của CBTV, CBQLW cũng đồng tình khi khẳng định lợi điểm của Web 2.0 ở phương diện thu hút BĐ. Hình 3: Lợi ích của Web 2.0 trong TV – so sánh giữa 3 đối tượng khảo sát Ngoài ra, CBQLW rất tâm đắc khía cạnh tiết kiệm thời gian của các công nghệ hữu ích này. Các nghiên cứu trên thế giới ...ần được giải thích và nêu rõ mục đích sử dụng trên trang web. (Hình 4). 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Kết quả khảo sát 448 BĐ, CBTV, CBQLW cho thấy những thiện cảm, những lạc quan của khách hàng TV dành cho công nghệ Web 2.0. Các ứng dụng Web 2.0 phổ biến trong TV là Facebook, Google Apps, C...

pdf10 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Thực trạng việc ứng dụng web 2.0 trong các thư viện đại học Việt Nam và đề xuất trang web 2.0 mẫu cho trung tâm học liệu trường đại học cần thơ và thư viện đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 kết quả 
ghi nhận được (khoảng 60%) từ CBTV và 
CBQLW đều cho rằng TV của họ chưa triển khai 
chương trình tập huấn về công nghệ này cho BĐ. 
3.6 Mức độ đóng góp ý kiến cho các hoạt 
động của TV qua Web 2.0 của BĐ? 
Đề tài đã thu được 313 câu trả lời cho câu hỏi 
mức độ BĐ đóng góp ý kiến cho hoạt động của 
TV, với các ví dụ gợi ý như: chọn chức năng 
“comment” để góp ý cho các dịch vụ của TV, điền 
phiếu yêu cầu đặt mua sách mới, hay trả lời phiếu 
khảo sát trực tuyến của TV, thông qua các ứng 
dụng Web 2.0. Kết quả cho thấy, “thỉnh thoảng” là 
mức độ được chọn nhiều nhất với 120 BĐ (đạt 
38.34%). Mức độ được 86 BĐ chọn tiếp theo là 
“hiếm khi” (“HK”) (đạt 27.48%) và 56 BĐ 
“thường xuyên” (“TX”) đóng góp ý kiến (đạt 
17.89%). Trong khi đó ở hai cực trả lời là “rất 
Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 39 (2015): 64-73 
 68 
thường xuyên” và “không bao giờ” được ít BĐ 
chọn hơn. Chỉ có 27 BĐ (8.63%) rất thường đóng 
góp ý kiến cho hoạt động sử dụng công nghệ 2.0 
của TV và 24 BĐ (7.67%) là không bao giờ đưa ra 
ý kiến của mình cho các hoạt động không có tính 
bắt buộc này. Kết quả cho thấy, số lượng người 
dùng có xu hướng hướng ngoại hơn tích cực đóng 
góp ý kiến cho các dịch vụ 2.0 của TV không khác 
biệt với số lượng người dùng này nhưng ở xu 
hướng hướng nội hơn. (65.80% và 63.33%). 
3.7 Hiệu quả của việc triển khai các ứng dụng 
Web 2.0 theo đánh giá của CBTV và CBQLW 
Đa số CBTV (80%) và CBQLW (92.31%) đã 
cho rằng các ứng dụng Web 2.0 có hiệu quả hoặc 
rất có hiệu quả trong hoạt động TV. Cá biệt có 2 
CBTV (5.71%) cho rằng Web 2.0 hoàn toàn không 
hiệu quả trong khi không có CBQLW nào chọn 
nhận xét mang tính phủ định hoàn toàn ý nghĩa của 
thành tựu công nghệ này. 
Hình 2: Hiệu quả của việc triển khai các ứng dụng Web 2.0 theo đánh giá của CBTV và CBQLW 
3.8 Lợi ích của triển khai các ứng dụng 
Web 2.0 
Trong khi lợi ích của việc triển khai các ứng 
dụng Web 2.0 được đánh giá theo cách nhìn của 
BĐ chiếm tỷ lệ phần trăm chưa nhiều (đối với câu 
hỏi có nhiều sự chọn lựa) thì theo CBTV và 
CBQLW, tỷ lệ các biến được chọn đều trên hơn 
65%. Lợi ích theo tiêu chí công sức cán bộ bỏ ra và 
thu hút BĐ được CBTV đặc biệt quan tâm. Tương 
tự như nhận định của CBTV, CBQLW cũng đồng 
tình khi khẳng định lợi điểm của Web 2.0 ở 
phương diện thu hút BĐ. 
Hình 3: Lợi ích của Web 2.0 trong TV – so sánh giữa 3 đối tượng khảo sát 
Ngoài ra, CBQLW rất tâm đắc khía cạnh tiết 
kiệm thời gian của các công nghệ hữu ích này. Các 
nghiên cứu trên thế giới chỉ ra lợi ích của việc ứng 
dụng Web 2.0 vào TV ở mức độ tổng quan hơn 
như Web 2.0 có thể sử dụng để đổi mới và phát 
triển tốt hơn các dịch vụ TV (Bradley, 2007; 
Huffman, 2006; King và Porter, 2007). Hay nghiên 
Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 39 (2015): 64-73 
 69 
cứu của Manorama và Sunil (2010) trên các TV 
Đại học lớn tại Úc, Canada, Anh và Mỹ cho thấy 
các TV này đều sử dụng Web 2.0 cũng với cùng 
mục đích là cải tiến các dịch vụ TV nhằm phục vụ 
người dùng được tốt hơn. Tương tự, Chua và Goh 
(2010) chỉ ra rằng sự có mặt của Web 2.0 đã làm 
tăng chất lượng phục vụ của TV nói chung và chất 
lượng dịch vụ của trang web nói riêng. 
3.9 Những khó khăn gặp phải khi ứng dụng 
Web 2.0 trong TV 
Ý kiến của BĐ nhiều nhất cho rằng khả năng 
thao tác với chương trình ứng dụng còn hạn chế, 
các ƯD Web 2.0 thường rất chậm, thời gian của họ 
không có, và không nhiều BĐ cho rằng Web 2.0 
khó sử dụng. CBTV cũng cho rằng khả năng thao 
tác với chương trình ứng dụng còn hạn chế, Web 
2.0 khó sử dụng, tốc độ chậm và ít người trong số 
đó cho rằng họ không có thời gian. CBQLW cho 
thấy vấn đề của họ ở chỗ công nghệ thay đổi quá 
nhanh, không được người dùng quan tâm, Web 2.0 
khó sử dụng, và họ cho rằng khó khăn cuối cùng là 
TV không có đủ nhân sự để quản lý khi triển khai 
hoạt động này. 
3.10 Đề xuất cải tiến các dịch vụ có ứng dụng 
Web 2.0 của TV 
Đề tài đã ghi nhận tổng cộng 51 lượt đề xuất 
của cả 3 đối tượng. Đa phần các đề xuất đều mang 
tính xây dựng cao, có ích cho việc triển khai các 
ứng dụng Web 2.0 trong TV. Ý kiến của ba đối 
tượng gặp nhau ở chỗ TV nên tập huấn cho người 
dùng về các kỹ năng sử dụng Web 2.0. Ngoài ra 
BĐ đã đề xuất cải thiện tốc độ truy cập của các 
ứng dụng, chương trình ứng dụng nên có các tài 
liệu hướng dẫn sử dụng kèm theo, TV cần tích hợp 
nhiều công cụ 2.0 để hỗ trợ học tập hơn là công cụ 
giải trí, đẩy mạnh quảng bá các dịch vụ này đến 
BĐ một cách rộng rãi, thành lập diễn đàn về sử 
dụng Web 2.0 giữa các TV trường Đại học để BĐ 
chia sẻ kinh nghiệm sử dụng công nghệ này đạt 
hiệu quả. cán bộ TV và CBQLW cho rằng TV nên 
quảng bá các ứng dụng Web 2.0 rộng rãi đến cộng 
đồng người sử dụng, đào tạo CBTV sử dụng Web 
2.0 đạt hiệu quả, TV nên cân nhắc xem nên triển 
khai ứng dụng Web 2.0 nào để mang lại hiệu quả 
thiết thực nhất, TV nên qui định rõ văn hóa 
comment / reply đối với BĐ; và lãnh đạo TV cần 
quan tâm và ủng hộ TV triển khai hoạt động này. 
3.11 Các kết quả đạt được khác 
BĐ biết các ứng dụng Web 2.0 trên trang web 
thông qua bạn bè, qua Google và tập huấn sử dụng 
TV, giảng viên/môn học và email. Về phía trường 
và TV, đa số các đơn vị đều giới thiệu ứng dụng 
này qua các kênh mà họ đã cung cấp. Các đối 
tượng người dùng hiện tại đều truy cập web qua 
máy tính và các thiết bị di động thông minh. 
Những rào cản (nếu có) của BĐ khi đóng góp ý 
kiến cho TV là BĐ đa phần chưa nghĩ đây là kênh 
giao tiếp hiệu quả, BĐ không có thời gian. Thiết 
nghĩ TV cần thể hiện mình lắng nghe ý kiến của 
BĐ như thế nào và phản hồi lại ý kiến đó một cách 
tích cực. Trong 13 TV, chỉ có 2 TV chỉ sử dụng 
Google Analytics để đánh giá các dịch vụ Web 
của TV. Khi được hỏi về sự cần thiết của Web 2.0 
trong TV thì đa số BĐ đồng tình. Trong khi đó, 
CBTV & CBQLW thì đánh giá sự cần thiết ở mức 
cao hơn, đặc biệt không CBQLW nào cho rằng 
Web 2.0 hoàn toàn không cần thiết. Hình thức của 
các ứng dụng Web 2.0 được người dùng đề xuất là 
nên kết hợp giữa nghe và nhìn để đạt hiệu quả cao 
nhất. Trong khi BĐ cho rằng tốc độ truy cập là tiêu 
chí quan trọng nhất để đánh giá chất lượng trang 
web có ứng dụng Web 2.0 (quan trọng hơn cả nội 
dung, giao diện và cách tổ chức) thì CBTV và 
CBQLW –những người có vẻ am hiểu về cách 
đánh giá trang web có ứng dụng Web 2.0 hơn, cho 
rằng nội dung là quan trọng nhất (đến cách quản lý, 
tốc độ và giao diện). Cuối cùng, 13 CBQLW của 
13 TV trường Đại học được khảo sát đều rất đồng 
tình trả lời “có” khi được hỏi “Nếu có mô hình Web 
2.0 cho các TV Đại học, Anh/Chị có sẵn sàng ứng 
dụng vào TV của mình không?” Điều này khẳng 
định một lần nữa vai trò, lợi ích và sự cần thiết của 
thế hệ Web nhiều ưu việt trong môi trường TV. 
3.12 Đề xuất mô hình Web 2.0 cho TV các 
trường đại học 
Căn cứ vào kết quả khảo sát các đối tượng 
người dùng chính của TV đại học Việt Nam và dựa 
vào kiến thức, kinh nghiệm về lĩnh vực thiết kế 
web, nhóm tác giả đề xuất mô hình mẫu cho trang 
web TV có ứng dụng Web 2.0. Trang web này bao 
gồm đa dạng các ứng dụng Web 2.0 ứng dụng cho 
các dịch vụ cơ bản của TV đại học ví dụ như diễn 
đàn đề xuất dùng Joomla Extension JFusion Bridge 
và PHPBB3; các TV nhánh là các liên kết đến TV 
của các khoa - viện, kết hợp các ứng dụng lịch để 
hiển thị giờ hoạt động; giới thiệu Sự kiện và hội 
thảo của TV có thể dùng Spider Calendar, Google 
Form để đăng kí tham dự hội thảo, Google Map để 
xác định địa điểm tham dự; Trao đổi với chuyên 
gia TV, dùng Spider Contact Lite trong Joomla 
extension; Hẹn gặp chuyên gia sử dụng Breezing 
Forms Lite của Joomla extension; Đăng kí mượn 
các dịch vụ của TV, dùng Google Form; Hướng 
dẫn sử dụng các dịch vụ của TV có thể dùng 
Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 39 (2015): 64-73 
 70 
Screencast-O-Matic, upload lên Youtube; Tin tức 
và blog dùng Blogger để tạo trang blog và 
FeedBurner để nhúng RSS vào trang blog; Chat 
dùng Zopim; Phản hồi BĐ dùng Google Form; Hỗ 
trợ người dùng sử dụng phần mềm trích dẫn và các 
ứng dụng nguồn mỡ hữu ích trong học thuật 
khác Ngoài ra, người dùng sẽ được tạo không 
gian riêng qua “Không gian của tôi” ứng dụng 
phần mềm nguồn mở BS MyJSpace – Joomla 
extension. Người dùng cần cung cấp một số TT cơ 
bản như họ tên, email, mật khẩu, giới tính và ảnh 
đại điện để tạo một tài khoản mới. Sau khi tài 
khoản được tạo, BĐ cần được điều chỉnh profile 
theo ý thích của mình. Đây là một môi trường TT 
một cổng cho từng cá nhân người dùng chọn lọc và 
đưa vào trang các công cụ công nghệ yêu thích, 
chỉnh sửa trang giao diện của cá nhân và cho hiển 
thị các công cụ Web 2.0 (như chat, email, blog, 
wiki, video, hình ảnh,...), và các liên kết khác trên 
trang cá nhân này. Đây còn là nơi cho phép lưu trữ 
các lệnh tìm kiếm, các nguồn tài nguyên yêu thích 
theo chủ đề và có thể chia sẻ với người khác. Tính 
thẩm mỹ của trang web cũng đặc biệt cần chú trọng 
để dễ dàng thu hút người sử dụng. Trang web hạn 
chế tối đa việc sử dụng nhiều chữ viết mà thay vào 
đó là các biểu tượng tương ứng với các liên kết 
đến các công cụ Web 2.0 hữu ích được ứng dụng 
trong TV. Các công cụ Web 2.0 này cần được giải 
thích và nêu rõ mục đích sử dụng trên trang web. 
(Hình 4). 
4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 
Kết quả khảo sát 448 BĐ, CBTV, CBQLW cho 
thấy những thiện cảm, những lạc quan của khách 
hàng TV dành cho công nghệ Web 2.0. Các ứng 
dụng Web 2.0 phổ biến trong TV là Facebook, 
Google Apps, Chat và Youtube. Các ứng dụng 
Web 2.0 trong TV được cho là hiệu quả liên quan 
đến tính tương tác cao với người dùng, hiệu quả 
hơn so với các ứng dụng TV tự phát triển, là xu 
hướng công nghệ mới, làm thay đổi hành vi tìm tin. 
Các ứng dụng Web 2.0 trong TV được cho là hiệu 
quả liên quan đến tính tương tác cao với người 
dùng, hiệu quả hơn so với các ứng dụng TV tự phát 
triển, là xu hướng công nghệ mới, làm thay đổi 
hành vi tìm tin. 
Hình 4: Mô hình ứng dụng Web 2.0 cho TV các trường đại học 
Các ứng dụng Web 2.0 trong TV chủ yếu để 
cung cấp và giới thiệu nguồn TT, cung cấp dịch vụ 
tham khảo và hướng dẫn KNTT, quảng bá dịch vụ 
TV, thu thập ý kiến BĐ và chia sẻ tin tức. 50% BĐ 
sẵn sàng đóng góp cho các dịch vụ TV qua Web 
2.0. Việc ứng dụng Web 2.0 vào trang web của TV 
có hiệu quả nhất định đều được CBTV và CBQLW 
công nhận thể hiện qua phần đông chọn “rất hiệu 
quả” và “hiệu quả” trên các phương diện tiết kiệm 
thời gian, công sức, chi phí và thu hút BĐ cũng 
như xây dựng hình ảnh TV hiện đại. Mặc dù, có 
một số khó khăn nhất định trong sử dụng các công 
nghệ này nhưng trên hết đa số người dùng đều nhất 
trí rằng Web 2.0 cần thiết cho TV. Từ các kết luận 
Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 39 (2015): 64-73 
 71 
của khảo sát, nhóm nghiên cứu đã thiết kế trang 
web ứng dụng các công nghệ 2.0 có tên là LRC2.0 
– Nơi người dùng tạo ra giá trị TV. Trang Web có 
ứng dụng đa đạng các công cụ Web 2.0 như mô 
hình và ứng dụng đã đề xuất ở mục 3.12 nhằm đáp 
ứng đa số các hoạt động cơ bản của một TV ĐH. 
Do khuôn khổ của bài báo, nhóm nghiên cứu 
không trình bày chi tiết nội dung trang web 
LRC2.0 ở đây (vui lòng xem trang web thông qua 
địa chỉ:  
4.1 Đề xuất 
Về phía trường ĐH: 
Các trường cần tạo điều kiện tốt nhất cho việc 
ứng dụng các CN mới (như Web 2.0, và Web 3.0 
trong tương lai) vào hoạt động của TV nói riêng 
cũng như cả trường nói chung: như nâng cấp 
đường truyền, kiểm tra tính hữu ích của các ứng 
dụng mới để từ đó có quyết định đúng đắn trong 
việc chặn hay không các ứng dụng mới này, có 
chính sách kiểm soát hoạt động của người sử dụng 
tốt nhất. 
Liên kết chặt chẽ với CB làm công tác CNTT 
của TV trong việc triển khai các chính sách sử 
dụng mạng, sử dụng các ứng dụng nhằm đảm bảo 
cho hệ thống máy tính công của toàn trường được 
sử dụng chính sách thống nhất. 
Trung tâm TT (hay bộ phận quản lý CNTT) của 
trường cần tập huấn cho CB phụ trách CNTT của 
TV khi trường triển khai CN mới. 
Mở rộng việc ứng dụng Web 2.0 (và Web 3.0 
trong tương lai) đến các TV nhánh của các khoa, 
viện, các tổ chức trực thuộc trường. 
Các trường cần có chính sách khen thưởng cho 
các cá nhân và tập thể có hoạt động hiệu quả hoặc 
đi đầu trong việc ứng dụng các CN mới vào hoạt 
động giảng dạy, nghiên cứu, quản lý, 
Về phía TV: 
Ở mỗi TV nên thành lập một nhóm (bao gồm 
cán bộ CNTT hoặc CBTV có kỹ năng CNTT) để 
nghiên cứu CN mới và áp dụng thí điểm CN mới 
đó vào các hoạt động TV. Nếu CN đó chứng tỏ 
những ưu việt trong tổ chức của họ, nhóm này sẽ là 
bộ phận triển khai các CN này cho TV. 
Người quản lý các TV ĐH cần có tầm nhìn xa, 
thường xuyên nắm bắt sự phát triển của CN mới để 
thúc đẩy và tạo điều kiện cho cán bộ mạnh dạn ứng 
dụng CN mới vào TV. 
Các TV cần tạo điều kiện cho nhân viên tham 
gia các khóa đào tạo, tập huấn về việc ứng dụng 
CN vào TV. 
Các TV ĐH cần thay đổi quan điểm phục vụ 
BĐ kiểu truyền thống mà thay vào đó là xem BĐ là 
trung tâm trong môi trường CNTT, từ đó ứng dụng 
sự phát triển mới của ngành, của CN vào các dịch 
vụ của TV và tạo một môi trường lý tưởng cho BĐ 
học tập, nghiên cứu và giải trí. 
Các khoa của trường ĐH có đào tạo ngành 
QT TTTV/Khoa học TTTV/ TT học: 
Chương trình học ngành QT TTTV/ Khoa học 
TTTV/ TT học cần được thiết kế có đa dạng các 
môn CNTT ứng dụng trong các lĩnh vực hoạt động 
của TV. 
Thầy Cô trong ngành cần tích cực hơn nữa 
trong việc nắm bắt CN mới và ứng dụng vào việc 
giảng dạy, quản lý và hướng sinh viên đến việc tiếp 
cận với những CN này. 
Cán bộ giảng dạy ngành liên kết chặt chẽ với 
với bộ làm công tác TV nhằm giúp cho nghiên cứu 
lý thuyết về ứng dụng CNTT trong TV gắn liền với 
thực tế. 
Hướng cho sinh viên ngành cần năng nổ trong 
việc tìm tòi và tham gia các khóa đào tạo về CN 
mới để vận dụng tích cực vào việc học tập, làm 
việc nhóm, dự án, giải trí 
Giảng viên phụ trách các môn CNTT của ngành 
kết hợp với các bộ TV trường cần có thêm những 
nghiên cứu tiếp nối như ứng dụng Web 3.0 trong 
các hoạt động của TV. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Abdul Aziz, R., Arif, Z., Ramly, R., 
Abdullah (Hj), C. Z., & Husaini, H. (2011). 
The implications of library 2.0 tools in 
Malaysian academic libraries towards 
reference services / Rafidah Abdul Aziz, 
Zuraidah Arif, Ruzita Ramly... [et.al]. Truy 
cập từ  
2. Alton Y. K. Chua, D. H. G., & H Goh, D. 
(2010). A study of Web 2.0 applications in 
library websites. Library and Information 
Science Research, (3), 203–211. 
3. Aharony N.(2009). Web 2.0 use by 
librarians. Library & information science 
research, 31 (1), 29-37. 
Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 39 (2015): 64-73 
 72 
4. Awang N. H. & Abidin M. I. (2013). Web 
2.0 on Academic libraries in Southeast Asia. 
Proceedings of the IATUL Conferences. 
Truy cập qua: 
45/ (tháng 3, 2014). 
5. Burhanna, K. J., Seeholzer, J., & Salem Jr., 
J. (2009). No Natives Here: A Focus Group 
Study of Student Perceptions of Web 2.0 
and the Academic Library. The Journal of 
Academic Librarianship, 35(6), 523–532. 
6. Chua, A. Y. K., & Goh, D. H. (2010). A 
study of Web 2.0 applications in library 
websites. Library & Information Science 
Research, 32(3), 203-211. 
7. Detlor B., & Lewis V. (2006). Academic 
Library Web Sites: Current Practice and 
Future Directions. Academic Librarianshi, 
32(3), 251–58. 
8. Han, Z., & Liu, Y. Q. (2009). Web 2.0 
applications in top Chinese university 
libraries. Library Hi Tech, 28(1), 41 - 62. 
9. Hangsing, P., & Sinate, L. (2012). Use of 
Web 2.0 in academic libraries in India: A 
survey of Central University library websites. 
10. Harinarayana, N. s., & Vasantha Raju, N. 
(2010). Web 2.0 features in university 
library web sites. The Electronic Library, 
28(1), 69–88. 
doi:10.1108/02640471011023388. 
11. Hazidah Awang, N., & Abidin, M. I. 
(2013). Web 2.0 on academic libraries in 
Southeast Asia. Proceedings of the IATUL 
Conferences. Truy cập từ 
45 (tháng 6, năm 2014). 
12. Hoàng Thị Thu Hương (2009). Web 2.0 với 
thư viện trường đại học. Truy cập từ 
56/bai-viet/443-w2.html, (6/2014). 
13. Huffman, K. (2006). Web 2.0: Beyond the 
concept: Practical ways to implement RSS, 
podcasts, and wikis. Education Libraries, 
29(1), 12-19. 
14. Jack M. Maness (2006). Library 2.0 Theory: 
Web 2.0 and Its Implications for Libraries. 
Webology, 3(2). Truy cập từ: 
l (6/2014) 
15. Kataria, S., & Anbu, K. (2009). 
Applications of Web 2.0 in the 
Enhancement of Services and Resource in 
Academic Libraries: An Experiment @ JIIT 
University Noida, India. Truy cập từ: 
(6/2014) 
16. King, D. L., & Porter, M. (2007). 
Collaborating with wikis. Public Libraries, 
46(2), 32- 35. 
17. Liu S. (2008). Engaging Users: The Future 
of Academic Library Web Sites. College & 
Research Libraries, 69(1), 6–10. 
18. Mahmood, K., & Richardson, J. V. (2011). 
Adoption of Web 2.0 in US academic 
libraries: a survey of ARL library websites. 
Program, 45(4), 365–375. 
19. Mahmood, K., & Richardson Jr, J. V. 
(2013). Impact of Web 2.0 technologies on 
academic libraries: A survey of ARL 
libraries. Electronic Library, 31, 508-520. 
20. Needleman M. (2007). Web 2.0/Lib 2.0 - 
What is It? (If It's Anything at All). Serials 
Review, 33(3), 202–3. 
21. Nguyễn Cương Lĩnh, (2008). A survey of the 
application of Web 2.0 in Australasian university 
libraries. Library Hi Tech, 26(4), 630 – 653. 
22. Nguyễn Cương Lĩnh. (2013). “Thư viện 
tham gia”: Thư viện của tương lai? Tạp chí 
TT và Tư liệu, 0(1), 14. 
doi:10.3125/vjiad.v0i1.9858. 
23. Noa, A. (2009). Librarians and information 
scientists in the blogosphere: An 
exploratory analysis. Library & Information 
Science Research, 31, 174-181. 
24. O’Reilly, T. (2005). What Is Web 2.0. Truy 
cập từ 
what-is-web-20.html (tháng 6, năm 2014) 
25. Pandya, J. D., Patel, S. S., & Poluru, L. 
(2012). Current content alerts through RSS 
feeds: A Web 2.0 approach. International 
Journal of Information Dissemination & 
Technology, 2(4). 
26. Redden, C.S. (2010). Social bookmarking in 
academic libraries: trends and applications. 
Journal of Academic Librarianship, 36(3), 
219 - 227. 
27. Sandars, J., & Schroter, S. (2007). Web 2.0 
technologies for undergraduate and 
postgraduate medical education: an online 
survey. Postgraduate Medical 
Journal, 83(986), 759–762. 
Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 39 (2015): 64-73 
 73 
28. Serantes, L. C. (2009). Untangling the 
relationship between libraries, young adults 
and Web 2.0: The necessity of a critical 
perspective. Library Review, 58(3), 237–
251. doi:10.1108/00242530910942081. 
29. Thanuskodi S. (2012). Awareness of 
Library 2.0 Applications among Library and 
Information Science Professionals at 
Annamalai University, India. International 
Journal of Library Science. 1(5), 75-83. 
30. Techataweewan, W. (n.d.). Perceptions and 
use of Web 2.0 of Thai academic librarians. 
Truy cập từ 
per/FINAL%20Full%20 paper_Wawta.pdf 
(tháng 3, 2014). 
31. Thomas C. & Robert H. M. (2005). 
Millennial Net Value(s): Disconnects 
Between Libraries and the Information Age 
Mindset” Truy cập từ: 
(tháng 7, 2013). 
32. Tripathi, M., & Kumar, S. (2010). Use of 
Web 2.0 tools in academic libraries: A 
reconnaissance of the international 
landscape. The International Information & 
Library Review, 42(3), 195–207. 
doi:10.1080/10572317.2010.10762864. 
33. Xu, C., Ouyang, F., & Chu, H. (2009). The 
academic library meets Web 2.0: 
applications and implications. The Journal 
of Academic Librarianship, 35(4), 324–331. 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_viec_ung_dung_web_2_0_trong_cac_thu_vien_dai_hoc.pdf
Ebook liên quan