Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia - Tên nghề: Kiểm soát không lưu

Tóm tắt Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia - Tên nghề: Kiểm soát không lưu: ... đầy đủ và chính xác các điều khỏan hiệp đồng trong thỏa hiệp thư - Quan sát và đối chiếu với các điều khoản thỏa thuận trong thỏa hiệp thư. - Sớm phát hiện ra những bất thường và nhanh chóng xử lý - Quan sát trực tiếp tại vị trí làm việc và đối chiếu với qui định. 80 TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN ... hành bay, Phương thức kiểm soát các chuyến bay IFR v à VFR có kiểm soát; các hình thức phân cách giữa các tàu bay, phân cách tối thiểu; Phương thức hiệp đồng (thỏa hiệp thư); phương thức xử lý tình huống khẩn cấp; phương thức đặt khí áp đồng hồ độ cao ; - Hiểu và áp dụng được các qui định , yêu... THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Thực hiện quy trình xử lý tình huống mất liên lạc vô tuyến. Đảm bảo ưu tiên số 1 cho tàu bay mất liên lạc vô tuyến được an toàn và thực hiện theo kế hoạch bay. - Quan sát các biện pháp xử lý cụ thể và đối chiếu với quy định trong...

pdf267 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 105 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia - Tên nghề: Kiểm soát không lưu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hiểu và áp dụng được các thuật ngữ chuẩn đáp ứng tiêu chuẩn quy định
trình độ 4 (level 4) của ICAO.
255
IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
- Phòng học phải có đủ diện tích, ánh sáng, thiết bị nghe, nh ìn và các thiết
bị khác phục vụ cho việc học tập;
- Có mô hình giả định và phần mềm giảng dạy về kiểm soát tại sân, kiểm
soát tiếp cận, kiểm soát đường dài bằng ra đa và không ra đa;
- Thiết bị đầu cuối thực hiện chức năng của mạng viễn thông cố định h àng
không (AFTN) và chức năng máy chủ (Server) ;
- Phòng thực tập phải có diện tích và không gian phù hợp với thiết bị, máy
móc được sử dụng;
- Phòng luyện nghe tiếng Anh (phòng LAB) đáp ứng tiêu chuẩn quy định;
- Thư viện kỹ thuật phải có đủ sách, giáo tr ình, tài liệu phục vụ cho việc
nghiên cứu, giảng dạy và học tập;
 Tập AIP Việt Nam, bản đồ/ sơ đồ bay, tài liệu nghiệp vụ không lưu và
các tài liệu khác
 Tài liệu hướng dẫn khai thác của cơ sở điều hành bay (ATC Operation
Manual)
 Tài liệu về tính năng tàu bay
 Các văn bản hiệp đồng liên quan
256
V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Thể hiện khả năng kiểm soát tàu
bay trong các tình hướng phức tạp
an toàn đủ phân cách, không vi
phạm tiêu chuẩn phân cách an toàn
tối thiểu, điều hòa, hiệu quả.
- Theo dõi trên màn hình ra-đa, kiểm tra xem có
các báo động Cảnh báo xung đột tạm thời (Short
Term Conflict Alert - STCA) không? hoặc phân
cách giữa tàu bay với chướng ngại vật; giữa tàu
bay với địa hình (thông qua hệ thống MSAW)
và đối chiếu với các hình thức phân cách tối thiểu
qui định;
- Canh nghe trên tần số liên lạc, kiểm tra xem tổ
bay có báo cáo sự cố không lưu bao gồm vi
phạm quy định về phân cách an to àn giữa tàu
bay với nhau (thông qua hệ thống TCAS/ACAS
trên tàu bay), giữa tàu bay với vùng khí tượng
phức tạp, hoặc vi phạm do thực hiện sai
phương thức điều hành bay, gây mất phân cách
an toàn giữa tàu bay với nhau dẫn đến uy hiếp
an toàn bay;
- Hoàn thành bài tập đúng thời gian quy định .
- Nhanh chóng phát hiện các nguy
cơ xung đột và xứ lý kịp thời
- Quan sát các biện pháp xử lý cụ thể và đối
chiếu với quy định trong "Ph ương thức không
lưu hàng không dân dụng".
- Áp dụng đúng phân cách tối
thiểu cho một vùng trời cụ thể
- Thành thạo trong việc áp dụng
chính xác các phương thức, qui
trình đã được huấn luyện.
- Đối chiếu việc lựa chọn phân cách tối thiểu
với những quy định trong t ài liệu nghiệp vụ
"Phương thức không lưu hàng không dân
dụng", quy chế bay trong khu vực sân bay,
phương thức điều hành bay;
- Quan sát trình tự thực hiện nhiệm vụ v à đối
chiếu với các phương thức điều hành bay,
phương thức kiểm soát các chuyến bay IFR &
VFR có kiểm soát theo quy định của đơn vị và
khuyến cáo và thực hành của ICAO.
- Cấp chỉ thị, huấn lệnh chuẩn xác,
rõ ràng, mạch lạc
- Đối chiếu với thuật ngữ quy định của đ ơn vị và
trong các tài liệu DOC 9432, DOC 4444 khuyến
cáo và thực hành của ICAO.
- Tác phong và thái độ làm việc cẩn
thận, hiệu quả
- Quan sát tác phong làm việc và đối chiếu với
qui định.
257
TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Tên Công việc: Huấn luyện chuyên ngành
Mã số Công việc: L03
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC
Khi có các thay đổi về phương thức quản lý và điều hành bay do các nhà
chức trách qui định hoặc các thay đổi khác về mặt chuyên môn , kiểm soát viên
không lưu phải thực hiện việc đào tạo huấn lu yện chuyên ngành được tổ chức và
kiểm tra bởi Cục Hàng không Việt Nam hoặc nước ngoài tổ chức . Các bước
thực hiện công việc như sau:
- Nhận thông tin và yêu cầu từ các cơ sở đào tạo nghiệp vụ hàng không của
Việt Nam hoặc nước ngoài;
- Sắp xếp kế hoạch làm việc;
- Lên kế hoạch tham gia đào tạo huấn luyện chuyên ngành ;
- Xác định mục tiêu của khóa huấn luyện chuyên ngành ;
- Chuẩn bị các nguồn lực cần thiết để đạt được mục tiêu huấn luyện ;
- Tham gia đầy đủ các hoạt động của khóa huấn luyện chuyên ngành;
- Ghi nhận những điểm yếu và điểm mạnh của bản thân liên quan đến công
việc được đào tạo;
- Lập kế hoạch khắc phục những yếu điểm ;
- Theo dõi sự tiến bộ của bản thân .
II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN
- Tham gia đầy đủ 100% thời gian;
- Chủ động trong quá trình tham gia ;
- Phải có lòng yêu nghề và quan tâm đến sự phát triển nghề nghiệp, ý thức
về an toàn bay;
- Có tính kỹ luật cao trong công việc ;
- Các tài liệu nghiệp vụ chuyên ngành trang bị đầy đủ;
- Thể hiện khả năng tích hợp và áp dụng được kiến thức chuyên môn và kỹ
năng thực hành đã học vào tình huống không lưu thực tế trong phòng thực tập
mô hình giả định (simulator);
- Áp dụng chính xác các phương thức điều hành bay để duy trì nền không
lưu an toàn, điều hòa và hiệu quả.
258
III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU
1. Kỹ năng
- Sử dụng thành thạo các trang thiết bị sẵn có như máy vi tính, phần mềm
văn phòng, phòng thực tập giả định kiểm soát không lưu;
- Tự học, tư duy sáng tạo, tự nghiên cứu hiệu quả, tự đánh giá sự tiến bộ
của bản thân;
- Trình bày vấn đề logic ngắn gọn dễ hiểu ;
- Làm việc theo nhóm;
- Giải quyết được vấn đề, xác định được vấn đề cần giải quyết, xác định
cách thức tiếp cận vấn đề, đưa ra các phương án giải quyết vấn đề, lựa chọn
phương án tối ưu;
- Thu thập, ghi lại, phân tích và tổng hợp các thông tin.
2. Kiến thức
- Hiểu được cấu trúc hệ thống không lưu mới, khái niệm mới về quản lý
không lưu;
- Đọc và phân tích được các sơ đồ, bản đồ liên quan của vùng thông báo
bay, vùng thông báo bay tần cao, khu vực kiểm soát trung tận ;
- Hiểu được vùng trời kiểm soát (ATS), kích thước của khu vực kiểm soát
và các dịch vụ không lưu được cung cấp, cấu trúc đường hàng không (đường
bay ATS, đường bay ATS tầng cao, đường bay dẫn đường khu vực (RNAV),
đường bay trực thăng, các đường bay khác, khu chờ trên đường bay);
- Có kiến thức về tính năng của tàu bay liên quan hoạt động đi và đến sân
bay trong vùng trách nhiệm (loại tàu bay; tỉ tốc bay lên, bay xuống; tốc độ bay
đường dài; tính năng hạ cánh);
- Hiểu được các loại điện văn khí tượng, điện văn NOTAM có ảnh hưởng
đến các hoạt động an toàn bay của tàu bay ;
- Vận dụng được phương thức không lưu hàng không dân dụng, quy chế
bay trong khu vực sân bay, phương thức điều hành bay, Phương thức kiểm soát
các chuyến bay IFR và VFR có kiểm soát; các hình thức phân cách giữa các tàu
bay, phân cách tối thiểu; Phương thức hiệp đồng (thỏa hiệp thư); phương thức
xử lý tình huống khẩn cấp; phương thức đặt khí áp đồng hồ độ cao ;
- Hiểu và áp dụng được các qui định , yêu cầu của đơn vị và các khuyến cáo
của ICAO;
- Hiểu và áp dụng được các thuật ngữ chuẩn đáp ứng tiêu chuẩn quy định
trình độ 4 (level 4) của ICAO.
259
IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
- Phòng học phải có đủ diện tích, ánh sáng, thiết bị nghe, nh ìn và các thiết
bị khác phục vụ cho việc học tập
- Có mô hình giả định và phần mềm giảng dạy về kiểm soát tại sân, kiểm
soát tiếp cận, kiểm soát đường dài bằng ra đa và không ra đa
- Phòng thực tập phải có diện tích và không gian phù hợp với thiết bị, máy
móc được sử dụng
- Phòng luyện nghe tiếng Anh (phòng LAB) đáp ứng tiêu chuẩn quy định
- Thư viện kỹ thuật phải có đủ sách, giáo tr ình, tài liệu phục vụ cho việc
nghiên cứu, giảng dạy và học tập
 Tập AIP Việt Nam, bản đồ/ sơ đồ bay, tài liệu nghiệp vụ không lưu và
các tài liệu khác
 Tài liệu hướng dẫn khai thác của cơ sở điều hành bay (ATC Operation
Manual)
 Tài liệu về tính năng tàu bay
 Các văn bản hiệp đồng liên quan
260
TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Thể hiện khả năng kiểm soát tàu
bay trong các tình hướng phức tạp
an toàn đủ phân cách, không vi
phạm tiêu chuẩn phân cách an toàn
tối thiểu, điều hòa, hiệu quả theo
thiết bị hoặc phương thức, qui trình
mới.
- Theo dõi trên màn hình ra-đa, kiểm tra xem có các
báo động Cảnh báo xung đột tạm thời (Short Term
Conflict Alert - STCA) không? hoặc phân cách giữa
tàu bay với chướng ngại vật; giữa tàu bay với địa
hình (thông qua hệ thống MSAW) và đối chiếu với
các hình thức phân cách tối thiểu qui định;
- Canh nghe trên tần số liên lạc, kiểm tra xem tổ bay
có báo cáo sự cố không lưu bao gồm vi phạm quy
định về phân cách an to àn giữa tàu bay với nhau
(thông qua hệ thống TCAS/ACAS trên tàu bay),
giữa tàu bay với vùng khí tượng phức tạp, hoặc vi
phạm do thực hiện sai ph ương thức điều hành bay,
gây mất phân cách an toàn giữa tàu bay với nhau
dẫn đến uy hiếp an toàn bay;
- Hoàn thành bài tập đúng thời gian quy định .
- Nhanh chóng phát hiện các nguy
cơ xung đột và xứ lý kịp thời
- Quan sát các biện pháp xử lý cụ thể và đối chiếu
với quy định trong "Phương thức không lưu hàng
không dân dụng".
- Áp dụng đúng phân cách tối
thiểu cho một vùng trời cụ thể
- Thành thạo trong việc áp dụng
chính xác các phương thức, qui
trình đã được huấn luyện.
- Đối chiếu việc lựa chọn phân cách tối thiểu với
những quy định trong tài liệu nghiệp vụ "Phương
thức không lưu hàng không dân dụng", quy chế
bay trong khu vực sân bay, phương thức điều hành
bay;
- Quan sát trình tự thực hiện nhiệm vụ v à đối
chiếu với các phương thức điều hành bay, phương
thức kiểm soát các chuyến bay IFR & VFR có kiểm
soát theo quy định của đơn vị và khuyến cáo và thực
hành của ICAO.
- Cấp chỉ thị, huấn lệnh chuẩn xác,
rõ ràng, mạch lạc
- Đối chiếu với thuật ngữ quy định của đ ơn vị và
trong các tài liệu DOC 9432, DOC 4444 khuyến cáo
và thực hành của ICAO.
- Tác phong và thái độ làm việc cẩn
thận, hiệu quả
- Quan sát tác phong làm việc và đối chiếu với qui
định.
261
TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Tên Công việc: Huấn luyện bay làm quen (bay cảm giác)
Mã số Công việc: L04
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC
Do yêu cầu đặc thù của công việc, hàng năm kiểm soát viên không lưu phải
thực hiện huấn luyện bay làm quen (bay cảm giác), cùng ngồi trong buồng lái
với tổ lái để Hiểu biết rõ tính năng các trang thiết bị trên tàu bay, đồng thời là
dịp để tổ lái và kiểm soát viên không lưu tăng cường sự Hiểu được lẫn nhau và
hiệp đồng tốt hơn trong dịch vụ điều hành bay. Các bước thực hiện công việc
như sau:
- Nhận yêu cầu thông tin từ Cán bộ kíp trực , hoặc bộ phận đào tạo nội bộ ;
- Sắp xếp kế hoạch làm việc ;
- Lên kế hoạch tham gia huấn luyện bay làm quen (bay cảm giác);
- Xác định mục tiêu huấn luyện bay làm quen (bay cảm giác);
- Chuẩn bị các câu hỏi có liên quan và ngắn gọn cần thiết để trao đổi với tổ
lái khi thích hợp;
- Tuân thủ các qui định của Hãng Hàng không về giờ giấc, đồng phục, an
toàn bay khi tham gia cùng tổ bay trong buồng lái;
- Ghi nhận đầy đủ qui trình của một chuyến bay , từ khi nổ máy để lăn ra,
cất cánh cho đến khi hạ cánh lăn vào sân đỗ;
- Viết báo cáo tổng kết các kiến thức, thông tin v à sự Hiểu được thu được
sau chuyến bay cảm giác về qui tr ình thực hiện huấn lệnh kiểm soát không l ưu
của tổ bay;
- Theo dõi sự tiến bộ của bản thân .
II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN
- Phải có lòng yêu nghề và quan tâm đến sự phát triển nghề nghiệp, ý thức
về an toàn bay;
- Có tính kỹ luật cao trong công việc;
- Nâng cao khả năng Hiểu được các trang thiết bị trên tàu bay;
- Tăng cường sự Hiểu được lẫn nhau giữa kiểm soát viên không lưu và tổ
lái;
- Trao đổi những vấn đề chuyên môn, ý kiến đề nghị của tổ lái nhằm đảm
bảo an toàn, hiệu quả cho hoạt động bay dân dụng;
262
- Hợp tác và chia sẽ kinh nghiệm với tổ lái ;
- Đoàn kết, khiêm tốn học hỏi, biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến tổ lái.
III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU
1. Kỹ năng
- Giao tiếp, lắng nghe và lắng nghe hiệu quả;
- Thu thập, ghi lại, phân tích và tổng hợp các thông tin, xử lý thông tin
nhanh chóng;
- Trình bày vấn đề logic ngắn gọn dễ hiểu ;
- Thuyết phục trong giao tiếp, luôn trung thực, tạo l òng tin, sự tin tưởng khi
giao tiếp;
- Có tinh thần sẵn sàng cộng tác và chia sẽ kinh nghiệm với tổ lái, đoàn kết,
khiêm tốn học hỏi, biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến tổ lái ;
- Phát âm chuẩn, rõ ràng, mạch lạc;
- Giao tiếp tốt tiếng Anh.
2. Kiến thức
- Hiểu được vùng trời kiểm soát (ATS), kích thước của khu vực kiểm soát
và các dịch vụ không lưu được cung cấp, cấu trúc đường hàng không (đường
bay ATS, đường bay ATS tầng cao, đường bay dẫn đường khu vực (RNAV),
đường bay trực thăng, các đường bay khác, khu chờ trên đường bay);
- Phân biệt được tính năng của các loại tàu bay liên quan (loại, tốc độ tàu
bay, tỉ tốc bay lên, xuống);
- Hiểu được thiết bị hàng không và hệ thống dẫn đường trên tàu bay;
- Vận dụng được phương thức không lưu hàng không dân dụng, phương
thức điều hành bay, Phương thức kiểm soát các chuyến bay IFR v à VFR có
kiểm soát; các hình thức phân cách giữa các tàu bay, phân cách tối thiểu;
phương thức hiệp đồng (thỏa hiệp thư); phương thức xử lý tình huống khẩn cấp;
phương thức đặt khí áp đồng hồ độ cao ;
- Hiểu và áp dụng được các qui định , yêu cầu của đơn vị và các khuyến cáo
của ICAO;
- Tiếng Anh đáp ứng tiêu chuẩn quy định trình độ 4 (level 4) của ICAO .
IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
- Tham gia bay cùng tổ bay;
- Được tham dự các khóa giới thiệu về trang thiết bị trên tàu bay.
263
V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Thể hiện khả năng hiểu được
về các chức năng của thiết bị trên
tàu bay.
- Quan sát sự trình bày các chức
năng của các trang thiết bị trên tàu
bay của kiểm soát viên và đối
chiếu với tài liệu khai thác của tàu
bay liên quan.
- Nghe và hiểu được các cuộc
đàm thoại giữa tổ lái và kiểm
soát viên không lưu.
- Yêu cầu kiểm soát viên không
lưu:
 trình bày tóm tắt lại nội dung
chính của cuộc đàm thoại.
 Phân loại: Thuật ngữ nào
được nói chuẩn chính xác,
thuật ngữ nào không chuẩn,
thuật ngữ nào được nói kịp
thời
- Hiểu được môi trường làm việc
của tổ lái khi đang bay.
- Quan sát sự mô tả công việc của
tổ lái trong các giai đoạn của
chuyến bay và đối chiếu với quy
định.
- Tinh thần học hỏi. - Quan sát trực quan sự tập trung,
lắng nghe tiếp thu ý kiến của tổ
lái.
264
TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Tên Công việc: Tự rèn luyện tay nghề
Mã số Công việc: L05
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC
Kiểm soát viên không lưu thường xuyên phải tự rèn luyện tay nghề, học hỏi
kinh nghiệm cách giải quyết các tình huống phức tạp. Các bước thực hiện công
việc như sau:
- Phân tích ưu, khuyết điểm về kỹ năng nghề cuả bản thân ;
- Lên kế hoạch tự học tập, rèn luyện;
- Thu thập các tài liệu liên quan qua các phương tiện thông tin đại chúng;
- Nghiên cứu tài liệu thu thập được để học hỏi kinh nghiệm;
- Trao đổi với các đồng nghiệp khác ;
- Xây dựng kế hoạch thực hành cho riêng mình;
- Trao đổi với huấn luyện viên;
- Thực hiện kế hoạch thực hành;
- Theo dõi sự tiến bộ của bản thân .
II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN
- Có lòng yêu nghề và quan tâm đến sự phát triển nghề nghiệp, ý thức về an
toàn bay;
- Có tính kỹ luật cao trong công việc ;
- Các tài liệu nghiệp vụ chuyên ngành trang bị đầy đủ.
III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU
1. Kỹ năng
- Sử dụng thành thạo các trang thiết bị sẵn có như máy vi tính, phần mềm
văn phòng, phòng thực tập giả định kiểm soát không lưu;
- Tự học, tư duy sáng tạo, tự nghiên cứu hiệu quả;
- Lập kế hoạch học tập;
 Quản lý thời gian
 Liên hệ việc học hiện tại với mục tiêu lâu dài
 Xác định cách thức học phù hợp với bản thân
 Sử dụng nhiều phương pháp học
265
 Đánh giá sự tiến bộ của bản thân
- Trình bày vấn đề logic ngắn gọn dễ hiểu ;
- Làm việc theo nhóm;
- Giải quyết được vấn đề, xác định được vấn đề cần giải quyết, xác định
cách thức tiếp cận vấn đề, đưa ra các phương án giải quyết vấn đề, lựa chọn
phương án tối ưu;
- Thu thập, ghi lại, phân tích và tổng hợp các thông tin;
- Học tập một cách tích cực, kiên nhẫn.
2. Kiến thức
- Hiểu được cấu trúc hệ thống không lưu mới, khái niệm mới về quản lý
không lưu;
- Hiểu được kiểm soát tại sân, kiểm soát tiếp cận, kiểm soát đ ường dài bằng
ra đa và không ra đa;
- Đọc và phân tích được các sơ đồ, bản đồ liên quan của vùng thông báo
bay, vùng thông báo bay tần cao, khu vực kiểm soát trung tận ;
- Hiểu được vùng trời kiểm soát (ATS), kích thước của khu vực kiểm soát
và các dịch vụ không lưu được cung cấp, cấu trúc đường hàng không (đường
bay ATS, đường bay ATS tầng cao, đường bay dẫn đường khu vực (RNAV),
đường bay trực thăng, các đường bay khác, khu chờ trên đường bay);
- Có kiến thức về tính năng của tàu bay liên quan hoạt động đi và đến sân
bay trong vùng trách nhiệm (loại tàu bay; tỉ tốc bay lên, bay xuống; tốc độ bay
đường dài; tính năng hạ cánh);
- Hiểu được các loại điện văn khí tượng, điện văn NOTAM có ảnh hưởng
đến các hoạt động an toàn bay của tàu bay ;
- Vận dụng được phương thức không lưu hàng không dân dụng, quy chế
bay trong khu vực sân bay, phương thức điều hành bay, Phương thức kiểm soát
các chuyến bay IFR và VFR có kiểm soát; các hình thức phân cách giữa các tàu
bay, phân cách tối thiểu; Phương thức hiệp đồng (thỏa hiệp thư); phương thức
xử lý tình huống khẩn cấp; phương thức đặt khí áp đồng hồ độ cao ;
- Hiểu và áp dụng được các qui định , yêu cầu của đơn vị và các khuyến cáo
của ICAO;
- Hiểu và áp dụng được các thuật ngữ chuẩn đáp ứng tiêu chuẩn quy định
trình độ 4 (level 4) của ICAO.
IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
- Thiết bị nghe, nhìn và các thiết bị khác phục vụ cho việc học tập ;
- Máy tính nối mạng internet;
266
- Sách, giáo trình, tài liệu phục vụ cho việc tự nghiên cứu, tự học tập;
 Tập AIP Việt Nam, bản đồ/ sơ đồ bay, tài liệu nghiệp vụ không lưu và
các tài liệu khác;
 Tài liệu hướng dẫn khai thác của cơ sở điều hành bay (ATC Operation
Manual);
 Tài liệu về tính năng tàu bay ;
 Các văn bản hiệp đồng liên quan.
V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Khả năng tổ chức thực hiện
công tác tự học.
- Kiểm tra kế hoạch học tập và
quan sát việc tuân thủ kế hoạch
học tập đã đề ra.
- Trình độ chuyên môn của
người học được nâng lên, khả
năng Hiểu được rộng hơn về lĩnh
vực hàng không.
- Đánh giá kết quả học tập qua các
kỳ thi năng định, nâng bậc.
- Đánh giá được các qui trình,
phương thức đang áp dụng.
- Quan sát và đối chiếu với quy
định trong "Phương thức không
lưu hàng không dân dụng".
- Sáng kiến mang lại hiệu quả
trong công việc.
- Quan sát quá trình làm việc và
so sánh hiệu suất làm việc hiện tại
với trước đó.
267
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006).
2. Nghị định của Chính phủ về quản lý hoạt động bay d ân dụng tại Việt Nam
(2007).
3. Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm h ành chính trong lĩnh vực
HKDD và Thông tư của Cục trưởng cục HKVN hướng dẫn thi hành Nghị
định này.
4. Quy chế khai thác máy bay vận tải thương mại (xuất bản năm 1998) .
5. Quy định báo cáo vi phạm an toàn hàng không và sự cố trong hoạt động bay
(xuất bản năm 1997).
6. Quy tắc về bay, quản lý và điều hành bay trong vùng trời nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam (xuất bản năm 2004).
7. Quy chế không lưu Hàng không dân dụng Việt Nam (xuất bản năm 2007).
8. Quy chế Khí tượng Hàng không dân dụng (xuất bản năm 2007) .
9. Quy chế Tìm kiếm, Cứu nạn Hàng không dân dụng (xuất bản năm 2007) .
10.Quy chế Thông báo tin tức Hàng không (xuất bản năm 2007).
11.Quy chế Thông tin, Dẫn đường, Giám sát Hàng không dân dụng (xuất bản
năm 2007).
12. Tài liệu 4444: Quản lý không lưu (Doc 4444: ATM - Air Traffic
Management)
13. Tài liệu 7030: Các phương thức bổ sung khu vực (Doc 7030: Regional
Supplementary Procedures)
14. Tài liệu 8168: Khai thác tàu bay (Doc 8168: OPS - Aircraft Operations)
15. Phụ ước 2 - Quy tắc bay (Annex 2 - Rules of the Air)
16. Phụ ước 11 - Dịch vụ không lưu (Annex 11 - Air Traffic Services)
17. Phụ ước 12 - Dịch vụ Tìm kiếm và Cứu nạn ( Annex 12 - Search and
Rescue)
18. Phụ ước 14 - Sân bay ( Aerodromes)
19. Phụ ước 15 - Dịch vụ thông báo tin tức hàng không (Annex 15 -
Aeronautical Information Services )
20. Phụ ước 6 - Khai thác tàu bay (Annex 6 - Operation of aircraft)
21. Phụ ước 10 - Thông tin hàng không (Annex 10 - Aeronautical
Telecommunications)

File đính kèm:

  • pdftieu_chuan_ky_nang_nghe_quoc_gia_ten_nghe_kiem_soat_khong_lu.pdf