Tiêu chuẩn nghề du lịch Việt nam - Nghề: Phục vụ trên tàu thủy du lịch

Tóm tắt Tiêu chuẩn nghề du lịch Việt nam - Nghề: Phục vụ trên tàu thủy du lịch: ...G ANH Ở CẤP ĐỘ GIAO TIẾP CƠ BẢN  10 COS6 THỰC HIỆN SƠ CỨU CƠ BẢN  11 GES1 CHUẨN BỊ LÀM VIỆC  12 GES2 TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ PHÀN NÀN  13 GES4 XỬ LÝ CÁC GIAO DỊCH TÀI CHÍNH  14 GES5 ĐẶT HÀNG VÀ NHẬN HÀNG MỚI VÀO KHO  15 GES8 DUY TRÌ VỆ SINH VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM  16 GES9 PHÁT TRIỂN MỐI QUAN ...hi chuẩn bị đồ gia vị K5. Mô tả quy trình trải và xếp nếp khăn trải bàn K6. Xác định gia vị phù hợp cho từng loại món ăn K7. Mô tả các cách bày bàn khác nhau K8. Liệt kê các loại đồ dùng cần thiết tại khu vực phục vụ K9. Giải thích lý do tại sao phải kiểm hai tra lại khi việc chuẩn bị nh... và bên mạn tàu 2. Đưa ra bằng chứng về việc áp dụng các quy trình phù hợp tại nơi làm việc, bao gồm: • Các quy định hàng hải phù hợp • Các quy định về an toàn và sức khỏe cũng như các chính sách và quy trình về phòng tránh nguy hiểm • Các quy trình vận hành tiêu chuẩn để kiểm soát vi...

pdf53 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 170 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tiêu chuẩn nghề du lịch Việt nam - Nghề: Phục vụ trên tàu thủy du lịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHIẾU VỚI TIÊU CHUẨN ASEAN 
DEFSU011B - Sinh tồn trên biển TDMMF1107B - Sinh tồn trên biển trong trường hợp 
rời bỏ tàu
SỐ THAM CHIẾU VỚI CƠ QUAN ĐÀO TẠO HÀNG HẢI ÔXTRÂYLIA
TIÊU CHUẨN NGHỀ DU LỊCH VIỆT NAM: NGHỀ PHỤC VỤ TRÊN TÀU THỦY DU LỊCH
© 2015 Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội 
do Liên minh châu Âu tài trợ46
TBS2.1. TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: PHÒNG TRÁNH, KIỂM SOÁT VÀ CHỮA CHÁY 
TRÊN TÀU DU LỊCH
MÔ TẢ CHUNG
Đơn vị năng lực này liên quan đến các kỹ năng và kiến thức cần thiết để phòng tránh, kiểm soát và chữa cháy trên tàu du 
lịch, bao gồm các biện pháp phòng cháy và chữa cháy. Các hoạt động này sẽ được thực hiện với sự phối hợp chặt chẽ với 
các nhân viên hàng hải trên tàu.
E1. Quản lý phòng cháy và các quy trình kiểm 
soát 
P1. Xác định các mối nguy hiểm có thể gây hỏa 
hoạn trên tàu và thực hiện hành động để loại 
bỏ hay giảm thiểu các mối nguy này
P2. Tổ chức các hoạt động đào tạo phù hợp cho 
nhân viên phục vụ trên tàu để giúp họ hiểu 
biết về sự nguy hiểm của lửa, cách phòng tránh 
và các hành động phải làm khi phát hiện hỏa 
hoạn
P3. Giúp nhân viên phục vụ trên tàu nhận biết 
được các quy trình xử lý khẩn cấp cần phải 
tuân theo khi có đám cháy xảy ra và thực hành 
xử lý hỏa hoạn
E2. Xử lý hỏa hoạn trên tàu
P4. Chữa cháy theo yêu cầu, sử dụng các trang 
thiết bị và kỹ thuật phù hợp
P5. Đảm bảo lựa chọn và sử dụng các trang thiết bị 
chữa cháy phù hợp để chữa các loại đám cháy 
khác nhau
P6. Đảm bảo sử dụng chăn chữa cháy đúng cách, 
phù hợp với loại đám cháy được xác định 
P7. Luôn luôn đảm bảo an toàn cho bản thân khi 
chữa cháy 
P8. Đảm bảo thực hiện các hành động giảm thiểu 
nguy cơ hư hại tàu và tránh gây thương tích 
cho người khác 
THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN
K1. Giải thích các nguyên tắc cô lập và dập tắt sự 
lây lan của đám cháy
K2. Mô tả các loại đám cháy khác nhau và các trang 
thiết bị cần thiết để dập lửa
K3. Liệt kê các hình thức báo cháy, các trang thiết 
bị và hệ thống chữa cháy được sử dụng trên 
tàu du lịch
K4. Giải thích các kỹ thuật chữa cháy phù hợp với 
các loại đám cháy khác nhau trên tàu du lịch
K5. Thảo luận các quy định liên quan đến việc kiểm 
soát và sử dụng các thiết bị phát hiện đám 
cháy và các trang thiết bị chữa cháy trên tàu du 
lịch
K6. Giải thích các quy trình chữa cháy trên tàu du 
lịch
K7. Mô tả các vấn đề có thể xảy ra với trang thiết bị 
báo cháy, các trang thiết bị và cách thức chữa 
cháy trên tàu cũng như các hành động và biện 
pháp khắc phục phù hợp
K8. Liệt kê các nguồn thông tin về phòng cháy và 
chữa cháy trên tàu du lịch
YÊU CẦU KIẾN THỨC
Công việc phải được thực hiện phù hợp với các quy 
định cụ thể trong Luật An toàn Hàng hải Việt Nam.
Công việc được thực hiện với tư cách cá nhân là 
thành viên trong nhóm, chịu trách nhiệm và có 
quyền hạn nhất định đối với bản thân và những 
người khác để cùng nhau đạt được kết quả đã xác 
định. 
Công việc liên quan đến việc áp dụng các nguyên tắc 
và quy định đã được thừa nhận về phòng cháy và 
chữa cháy trên tàu thủy du lịch.
1. Tàu thủy có thể bao gồm:
• Tàu thủy du lịch đi trong ngày và/hoặc tàu thủy 
du lịch có nghỉ đêm
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁC YẾU TỐ THAY ĐỔI
© 2015 Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội 
do Liên minh châu Âu tài trợ
TIÊU CHUẨN NGHỀ DU LỊCH VIỆT NAM: NGHỀ PHỤC VỤ TRÊN TÀU THỦY DU LỊCH
47
2. Hỏa hoạn trên tàu có thể xảy ra tại thời 
điểm:
• Ban ngày hay ban đêm trong cả hai tình huống 
khẩn cấp và bình thường
• Trong bất kỳ điều kiện thời tiết và trọng lượng 
chuyên chở nào
• Tàu đang chạy
• Khi tàu cập bến hay rời bến
• Đang thả neo đậu hay đang bỏ neo 
• Ở tại bến tàu
• Tàu đã buộc cố định hay neo đậu cố định
3. Hệ thống báo cháy và chữa cháy có thể bao 
gồm:
• Hệ thống và trang thiết bị báo cháy
• Bình cứu hỏa cầm tay, bao gồm các loại bình 
bọt, nước, khí CO2, bột khô hay bọt nước (nếu 
có)
• Chăn chữa cháy
• Hệ thống đầu phun nước 
• Hệ thống bơm dập lửa - bơm chính và bơm 
khẩn cấp
• Vòi chữa cháy, vòi nước
4. Các trang thiết bị và quần áo bảo hộ cá nhân 
có thể bao gồm:
• Mặt nạ và kính mắt
• Quần áo bảo hộ, bao gồm cả mũ, găng tay và 
giầy
5. Tài liệu và hồ sơ có thể bao gồm:
• Hướng dẫn sử dụng và bảo trì các trang thiết bị 
báo cháy, chữa cháy và an toàn, quy trình theo 
khuyến nghị
• Hướng dẫn cách bảo trì và bảo dưỡng các trang 
thiết bị và hệ thống báo cháy, chữa cháy và an 
toàn
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁC YẾU TỐ THAY ĐỔI
Việc đánh giá phải xác nhận rằng ứng viên có 
được các kiến thức và kỹ năng để:
1. Quản lý và thực hiện các biện pháp và quy trình 
phòng cháy trên tàu thủy du lịch
2. Xác định các thiết bị báo cháy và chữa cháy liên 
quan, tiến hành các hoạt động bảo dưỡng hoặc 
báo cáo theo yêu cầu
3. Sử dụng các trang thiết bị chữa cháy khác nhau 
trên tàu thủy du lịch
4. Tuân thủ các quy tắc và chính sách an toàn và 
sức khỏe lao động khi thực hiện các nhiệm vụ 
phòng cháy và chữa cháy 
5. Thông tin hiệu quả với những người liên quan 
theo quy định trong khi thực hiện các hành 
động phòng cháy và trong các trường hợp hỏa 
hoạn khẩn cấp
• Việc đánh giá kiến thức phải được tổ chức 
thông qua các bài kiểm tra vấn đáp/viết
• Đánh giá thực hành phù hợp phải diễn ra tại 
các công ty tàu thủy đã có đăng ký; và/hoặc trên 
tàu thủy đang hoạt động hoặc tàu thủy có chức 
năng đào tạo
• Ứng viên phải thực hiện nhiều bài đánh giá kiến 
thức và thực hành mô phỏng phù hợp để thể 
hiện được các kỹ năng và kiến thức thực hiện 
các phương pháp phòng cháy và tham gia vào 
đội chữa cháy trên tàu thủy nhỏ; và/hoặc hỗ trợ 
khi thực hiện quy trình phòng cháy hay trong 
bài tập chữa cháy trên tàu thủy du lịch
Chú ý: Các bài kiểm tra chữa cháy mô phỏng có thể 
yêu cầu phải có các trang thiết bị đào tạo và tiện 
nghi đánh giá về chữa cháy đủ khả năng mô phỏng 
được các hoạt động chữa cháy trên biển. Việc đánh 
giá phải được thực hiện tuân theo các quy định liên 
quan về an toàn và sức khỏe lao động. Quần áo bảo 
hộ phải được mặc theo đúng quy định hàng hải hiện 
hành.
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
Tất cả các nhân viên phục vụ trên tàu thủy du lịch Không có
CÁC CHỨC DANH NGHỀ LIÊN QUAN SỐ THAM CHIẾU VỚI TIÊU CHUẨN ASEAN 
TIÊU CHUẨN NGHỀ DU LỊCH VIỆT NAM: NGHỀ PHỤC VỤ TRÊN TÀU THỦY DU LỊCH
© 2015 Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội 
do Liên minh châu Âu tài trợ48
TBS2.2. TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: ỨNG PHÓ VỚI TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP 
NGHIÊM TRỌNG TRÊN TÀU THỦY DU LỊCH
MÔ TẢ CHUNG
Đơn vị năng lực này bao gồm các năng lực cần thiết để xác định và xử lý các trường hợp khẩn cấp nghiêm trọng trên tàu 
thủy du lịch.
E1. Xử lý ban đầu các tình huống khẩn cấp
P1. Xác định nguyên nhân của tình huống khẩn cấp
P2. Báo động kịp thời, sử dụng biện pháp phù hợp 
nhất
P3. Thực hiện hành động phù hợp để nhận biết 
các dấu hiệu báo động kèm theo các quy trình 
xử lý tình huống khẩn cấp
P4. Kịp thời thông báo chính xác các thông tin tới 
những người có liên quan
E2. Tiến hành các quy trình xử lý tình huống 
khẩn cấp
P5. Hỗ trợ tiến hành các quy trình sơ tán cần thiết, 
bao gồm tập trung khách và sơ tán nhân viên
P6. Thực hiện sơ cứu theo yêu cầu 
P7. Hỗ trợ chữa cháy theo yêu cầu, sử dụng các 
trang thiết bị và kỹ thuật phù hợp
P8. Sử dụng các vật liệu chữa cháy phù hợp, tuân 
theo các hướng dẫn của nhà sản xuất và/hoặc 
các quy trình của đơn vị
P9. Luôn luôn đảm bảo sự an toàn của cá nhân 
trong khi chữa cháy
E3. Rời bỏ tàu
P10. Tiến hành các hành động phù hợp khi xác định 
‘rời bỏ tàu’ theo đúng mức độ trách nhiệm của 
mình
P11. Hỗ trợ chuẩn bị và thả xuồng cứu hộ
P12. Áp dụng các kỹ năng sinh tồn nhằm đảm bảo 
an toàn cao nhất cho bản thân và những người 
khác theo đúng quy trình đã được định sẵn
THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN
K1. Mô tả các loại tình huống khẩn cấp có thể xảy 
ra, như va chạm, hỏa hoạn, đắm tàu, nước tràn 
vào tàu
K2. Giải thích cách tuân thủ các quy trình xử lý tình 
huống khẩn cấp
K3. Mô tả việc sử dụng hệ thống thông tin nội bộ 
và các hình thức thông báo hiệu quả
K4. Mô tả cách sử dụng các loại trang thiết bị cứu 
sinh thông thường được trang bị trên tàu
K5. Mô tả các trang thiết bị trên xuồng cứu hộ và 
cách sử dụng
K6. Giải thích các nguyên tắc liên quan đến vấn đề 
sinh tồn
K6. Giải thích các nguyên tắc liên quan đến vấn đề 
sinh tồn
K7. Giải thích cách giảm thiểu rủi ro hỏa hoạn và 
duy trì trạng thái sẵn sàng ứng phó với các tình 
huống khẩn cấp liên quan tới hỏa hoạn
K8. Giải thích cách chữa cháy và dập lửa
K9. Mô tả các cảnh báo nhằm phòng tránh ô 
nhiễm môi trường biển
K10. Liệt kê các hành động cần thực hiện khi gặp tai 
nạn hay các tình huống y tế khẩn cấp khác
YÊU CẦU KIẾN THỨC
© 2015 Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội 
do Liên minh châu Âu tài trợ
TIÊU CHUẨN NGHỀ DU LỊCH VIỆT NAM: NGHỀ PHỤC VỤ TRÊN TÀU THỦY DU LỊCH
49
1. Các loại tình huống khẩn cấp có thể xảy ra 
bao gồm:
• Va chạm
• Hỏa hoạn
• Đắm tàu
• Nước tràn vào tàu
• Các tình huống khẩn cấp khác
2. Các quy trình xử lý tình huống khẩn cấp có 
thể được áp dụng cho:
• Hỏa hoạn trên tàu thủy
• Va chạm
• Đắm tàu, nước tràn vào tàu 
• Sơ tán người trên tàu
3. Hệ thống thông tin và các hình thức thông 
tin hiệu quả bao gồm:
• Phát sóng vô tuyến truyền thanh (radio) vào bờ
• Thông tin cho các đồng nghiệp
• Thông tin cho khách trên tàu
• Đèn hiệu cảnh báo và pháo sáng 
• Thiết bị tạo âm thanh (chuông, tù và, còi,...)
4. Các loại trang thiết bị cứu sinh thường được 
sử dụng trên tàu có thể bao gồm:
• Xuồng cứu hộ
• Phao hỗ trợ như áo phao
• Các trang thiết bị chữa cháy
• Dây cột an toàn hay các trang thiết bị để giữ ổn 
định người
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁC YẾU TỐ THAY ĐỔI
Những năng lực này có thể sẽ được đánh giá trong 
môi trường mô phỏng, đóng vai hay các hoạt động 
khác tùy theo bản chất của vấn đề được đánh giá.
Đánh giá đơn vị năng lực này không thể được thực 
hiện thông qua quan sát. Các phương pháp đánh giá 
có thể là môi trường mô phỏng tình huống khẩn cấp 
hoặc kiểm tra vấn đáp ứng viên để xác định sự hiểu 
biết của họ về các năng lực trong đơn vị này.
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
Nhân viên làm công việc cung cấp dịch vụ tàu thủy 
du lịch và tất cả những người hỗ trợ họ trên các tàu 
thủy du lịch
Không có
CÁC CHỨC DANH NGHỀ LIÊN QUAN SỐ THAM CHIẾU VỚI TIÊU CHUẨN ASEAN 
MSA A11: Tiến hành các hành động xử lý tình huống 
khẩn cấp trên tàu thủy
MSA A12: Đối phó với các tình huống khẩn cấp trên 
tàu
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁC YẾU TỐ THAY ĐỔI
TIÊU CHUẨN NGHỀ DU LỊCH VIỆT NAM: NGHỀ PHỤC VỤ TRÊN TÀU THỦY DU LỊCH
© 2015 Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội 
do Liên minh châu Âu tài trợ50
FBS2.1. TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: ĐIỀU HÀNH QUẦY BAR
MÔ TẢ CHUNG
Đơn vị năng lực này cung cấp những năng lực cần thiết để điều hành một quầy bar từ thời điểm mở cửa, cung cấp các dịch 
vụ đồ uống cho đến thời điểm quầy bar đóng cửa.
E1. Chuẩn bị và bổ sung đồ cho quầy bar
P1. Bật công tắc điện tất cả các thiết bị cần thiết 
trong quầy bar
P2. Làm sạch các máy móc, thiết bị, các đồ dùng 
kèm theo và các dụng cụ ăn uống
P3. Kiểm tra mức hàng hóa trong kho lưu trữ và 
bổ sung đầy đủ các hàng hóa còn thiếu theo 
nguyên tắc “nhập trước - xuất trước” 
E2. Phục vụ các loại đồ uống có cồn và không 
có cồn
P4. Phục vụ đồ uống theo đúng tiêu chuẩn chất 
lượng và dịch vụ
P5. Đảm bảo sử dụng đúng đồ kèm theo cho các 
loại đồ uống khác nhau
P6. Quan sát biểu hiện hành vi của khách hàng khi 
sử dụng đồ uống có cồn để tiên lượng bất cứ 
vấn đề nào có thể xảy ra
P7. Giải quyết các yêu cầu phát sinh hoặc các vấn 
đề khác theo đúng quy định của đơn vị
P8. Đảm bảo để đúng vỏ chai và lon đã sử dụng 
hết vào đúng thùng rác quy định
P9. Xử lý các giao dịch thanh toán 
E3. Đóng cửa quầy bar
P10. Làm sạch và xếp gọn gàng quầy bar
P11. Hoàn thành báo cáo kiểm kê hằng ngày 
P12. Ghi lại bất kỳ vụ việc nào xảy ra trong sổ nhật 
ký để bàn giao lại cho ca sau
P13. Thông báo cho giám sát viên hoặc quản lý bộ 
phận nếu có sự cố hay vấn đề gì xảy ra
P14. Tắt các thiết bị
THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN
K1. Giải thích quy trình nhập bổ sung các đồ còn 
thiếu cho quầy bar
K2. Trình bày các tiêu chuẩn, quy trình và quy định 
phục vụ đồ uống có cồn
K3. Liệt kê một số loại bia thông dụng của đơn vị
K4. Xác định các loại rượu vang, rượu mùi, rượu 
mạnh có trong đơn vị
K5. Mô tả các loại đồ uống pha chế có cồn và 
không có cồn phục vụ trong đơn vị
K6. Giải thích cách thức xử lý khách hàng có hành 
vi say rượu và những vấn đề liên quan
K7. Giải thích cách giải quyết các yêu cầu bổ sung 
của khách hàng hoặc các tình huống phát sinh
K8. Mô tả quy trình đóng cửa quầy bar
K9. Giải thích quy trình “nhập trước - xuất trước”
YÊU CẦU KIẾN THỨC
© 2015 Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội 
do Liên minh châu Âu tài trợ
TIÊU CHUẨN NGHỀ DU LỊCH VIỆT NAM: NGHỀ PHỤC VỤ TRÊN TÀU THỦY DU LỊCH
51
1. Phục vụ đồ uống theo đúng tiêu chuẩn chất 
lượng và dịch vụ có thể bao gồm:
• Đảm bảo đồ uống được phục vụ đúng định 
lượng 
• Đảm bảo đồ uống được sử dụng trong đúng ly 
và nhiệt độ thích hợp
• Xác nhận lại yêu cầu của khách để đảm bảo 
phục vụ đúng đồ uống họ yêu cầu
2. Đảm bảo sử dụng phù hợp các đồ kèm theo 
khi phục vụ đồ uống có thể bao gồm:
• Cung cấp các đồ kèm theo trong suốt quá trình 
sử dụng đồ uống của khách hàng
• Sử dụng cách trang trí đồ uống như một lát hoa 
quả cho đồ uống pha chế có cồn
3. Quan sát biểu hiện hành vi của khách hàng 
để tiên lượng các vấn đề có liên quan đến 
rượu có thể bao gồm:
• Quan sát những khách hàng gây ồn ào, mất trật 
tự và tiên lượng những hành động thích hợp để 
xử lý tình huống
• Quyết định thời điểm thích hợp để ngăn chặn 
hoặc nói chuyện với khách hàng hoặc cần sự 
can thiệp của những bộ phận khác
4. Giải quyết các nhu cầu và tình huống phát 
sinh của khách hàng có thể bao gồm:
• Phàn nàn về việc phục vụ chậm
• Phàn nàn về chất lượng, số lượng, cách trình 
bày và hương vị của đồ uống
• Phàn nàn về việc phục vụ sai yêu cầu của khách
• Phàn nàn về việc thanh toán hoặc hóa đơn
• Phàn nàn về chất lượng dịch vụ
• Phàn nàn về vệ sinh bàn và bày biện bàn
• Phàn nàn về những khách hàng khác (ồn ào, say 
rượu, lăng mạ,)
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁC YẾU TỐ THAY ĐỔI
Các chứng cứ đánh giá sau cần phải được cung 
cấp:
1. Hai lần chuẩn bị và nhập thêm hàng cho quầy 
bar chính xác theo quy trình
2. Bốn lần pha chế đồ uống có cồn và không có 
cồn chính xác theo quy trình
3. Ba lần phục vụ rượu vang, bia và rượu mạnh 
chính xác theo quy trình
4. Hai lần xử lý các khách hàng có biểu hiện tiêu 
cực vì đồ uống hay các vấn đề phát sinh/phàn 
nàn của khách hàng
5. Hai báo cáo bàn giao cho ca làm việc sau hoặc 
cho giám sát viên/quản lý bộ phận
Đơn vị năng lực này có thể được đánh giá trong lúc 
hoặc ngoài giờ làm việc. Đánh giá có thể bao gồm 
các bài tập thực hành tại nơi làm việc hoặc thông 
qua hoạt động mô phỏng được hỗ trợ bởi các 
phương pháp khác nhau để đánh giá kiến thức nền 
tảng. Đánh giá phải liên quan đến lĩnh vực công việc 
hay phạm vi trách nhiệm của ứng viên.
Các phương pháp đánh giá sau có thể được sử 
dụng cho đơn vị năng lực này:
• Các nghiên cứu tình huống
• Quan sát ứng viên thực hiện công việc 
• Bài tập thực hành liên quan đến việc sử dụng 
các phương tiện và thiết bị làm việc
• Kết quả kiểm tra vấn đáp và/hoặc kiểm tra viết
• Báo cáo khách quan do giám sát viên thực hiện
• Công việc và dự án được giao 
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
Nhân viên phục vụ quầy bar, nhân viên phụ pha chế 
đồ uống, nhân viên phục vụ đồ uống
D1.HBS.CL5.04-08
CÁC CHỨC DANH NGHỀ LIÊN QUAN SỐ THAM CHIẾU VỚI TIÊU CHUẨN ASEAN 
TIÊU CHUẨN NGHỀ DU LỊCH VIỆT NAM: NGHỀ PHỤC VỤ TRÊN TÀU THỦY DU LỊCH
© 2015 Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội 
do Liên minh châu Âu tài trợ52
FBS2.2. TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: PHỤC VỤ RƯỢU VANG
MÔ TẢ CHUNG
Đơn vị năng lực này đưa ra những năng lực cần thiết để bán và phục vụ rượu vang cho khách hàng tại bàn ăn.
E1. Giới thiệu danh mục rượu vang
P1. Đưa danh mục rượu vang cho khách hàng xem
P2. Cung cấp thông tin chính xác về các loại rượu 
vang để khách hàng lựa chọn loại phù hợp
P3. Gợi ý cho khách hàng loại rượu vang phù hợp 
với món ăn của khách
P4. Chuyển cho người có trách nhiệm cao hơn trả 
lời thắc mắc của khách hàng nếu bạn không 
thể trả lời được 
E2. Phục vụ khách hàng
P5. Thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng 
và duy trì mối quan hệ đó trong suốt quá trình 
phục vụ khách hàng
P6. Tận dụng cơ hội để gia tăng doanh thu bán 
hàng (up-selling) nhằm tối đa hóa doanh thu 
P7. Tiếp nhận yêu cầu đặt đồ uống của khách hàng 
theo đúng quy trình quy định của đơn vị
E3. Phục vụ rượu vang
P8. Chuẩn bị ly, dụng cụ mở rượu vang và xô đá 
nếu có yêu cầu
P9. Phục vụ rượu vang một cách chuyên nghiệp 
theo đúng tiêu chuẩn, quy trình và quy định 
của đơn vị
THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN
K1. Phân biệt đặc điểm và hương vị của các loại 
vang trắng và vang đỏ cơ bản
K2. Liệt kê những hãng sản xuất rượu vang lớn và 
kể tên một số loại rượu vang cơ bản được phục 
vụ tại đơn vị
K3. Giải thích các loại rượu vang phù hợp với các 
món ăn khác nhau
K4. Mô tả quy trình mở và rót rượu vang
K5. Mô tả cách thức duy trì mối quan hệ với khách 
hàng và tối đa hóa doanh thu bằng cách gia 
tăng doanh thu bán hàng
YÊU CẦU KIẾN THỨC
1. Mở rượu vang bao gồm các bước sau:
• Đưa cho khách hàng xem chai rượu để đảm 
bảo đúng loại rượu khách hàng đã yêu cầu 
trước khi phục vụ
• Đặt chai rượu lên bàn và cắt phần nắp bọc xung 
quanh cổ chai (nếu có đóng nút bần)
• Quấn chắc khăn phục vụ xung quanh cổ chai 
một cách an toàn
• Một tay cầm chắc vào cổ chai trong khi tay kia 
kẹp vào nút bần
• Ấn mở nút, sau đó xoay về phía tay phải một 
cách dứt khoát và chắc chắn
• Bật nút bần lên khoảng vài độ cho đến khi nó tự 
đẩy lên được
2. Phục vụ rượu vang bao gồm:
• Rót một chút rượu vào ly cho người chủ tiệc hay 
chủ bữa ăn
• Phục vụ phụ nữ trước rồi sau đó phục vụ những 
người khác theo chiều kim đồng hồ
• Phục vụ chủ tiệc hay chủ bữa ăn sau cùng
• Đặt chai rượu lên bàn và hướng mặt có nhãn 
chai rượu đối diện với khách hàng
• Đặt rượu vang trắng hoặc sâm banh vào xô đá 
(có chân đỡ nếu cần thiết)
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁC YẾU TỐ THAY ĐỔI
© 2015 Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội 
do Liên minh châu Âu tài trợ
TIÊU CHUẨN NGHỀ DU LỊCH VIỆT NAM: NGHỀ PHỤC VỤ TRÊN TÀU THỦY DU LỊCH
53
Các chứng cứ đánh giá sau cần phải được cung 
cấp:
1. Ba lần giới thiệu thực đơn rượu vang và giới 
thiệu loại rượu vang phù hợp với đồ ăn của 
khách hàng
2. Bốn lần chuẩn bị và phục vụ rượu vang
3. Hai lần tận dụng cơ hội bán hàng gia tăng nhằm 
tối đa hóa doanh thu
Đơn vị năng lực này có thể được đánh giá trong lúc 
hoặc ngoài giờ làm việc. Đánh giá có thể bao gồm 
các bài tập thực hành tại nơi làm việc hoặc thông 
qua hoạt động mô phỏng được hỗ trợ bởi các 
phương pháp khác nhau để đánh giá kiến thức nền 
tảng. Đánh giá phải liên quan đến lĩnh vực công việc 
hay phạm vi trách nhiệm của ứng viên .
Các phương pháp đánh giá sau có thể được sử 
dụng cho đơn vị năng lực này:
• Quan sát ứng viên thực hiện công việc 
• Bài tập thực hành liên quan đến việc sử dụng 
các phương tiện và thiết bị tại nơi làm việc
• Kết quả kiểm tra vấn đáp và/hoặc kiểm tra viết
• Báo cáo khách quan do giám sát viên thực hiện
• Công việc và dự án được giao
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
Nhân viên phục vụ rượu vang, trưởng bộ phận, giám 
sát viên nhà hàng, nhân viên phục vụ nhà hàng 
D1.HBS.CL5.15
CÁC CHỨC DANH NGHỀ LIÊN QUAN SỐ THAM CHIẾU VỚI TIÊU CHUẨN ASEAN 

File đính kèm:

  • pdftieu_chuan_nghe_du_lich_viet_nam_nghe_phuc_vu_tren_tau_thuy.pdf
Ebook liên quan